Home Blog Page 81

Trị ho, đờm bằng nguyên liệu và phương pháp tự nhiên

0

Gừng

Theo nghiên cứu trong gừng tươi có các hoạt chất như tinh dầu zingiberen, chất nhựa, chất cay, tinh bột, axit amin, axit nicotinic… có giá trị dinh dưỡng khá cao và giúp làm sạch các chất độc khỏi cổ họng và đường hô hấp, vì thế giúp giảm ho. Chất gingerols là hợp chất chống sưng viêm trong gừng giúp giảm triệu chứng ho.

Ngoài ra, gừng còn giúp giảm các phản ứng dị ứng trong đường hô hấp vì nó có tính kháng histamin giúp bạn đối phó với bệnh suyễn, hen phế quản.

Gừng giúp kích thích tiết chất nhầy, do đó giúp giảm ho khan, có khả năng ức chế sự co bóp của đường hô hấp. Nếu bị ho lấy 1 củ gừng tươi, rửa sạch. Đem giã nhuyễn, cho vào một cốc nước nóng và cho thêm một vài lát chanh tươi, 1 thìa mật ong.

Chỉ cần ngậm và nuốt nước hỗn hợp này nhiều lần trong ngày sẽ giảm ho và long đờm. Cũng có thể lấy gừng tươi rửa sạch, thái lát mỏng rồi đem ngâm với mật ong. Dùng gừng ngậm hoặc có thể nhai rồi bỏ bã. Thực hiện đều đặn mỗi ngày rất hiệu nghiệm.

Tuy nhiên, không sử dụng gừng cho người mắc bệnh trĩ, xuất huyết hoặc bị các bệnh liên quan đến dạ dày và gan. Phụ nữ mang thai và người có thân nhiệt cao cũng nên hạn chế dùng gừng trong thời gian dài.

Lá hẹ

Nghiên cứu gần đây cho thấy, trong lá và củ hẹ có chất sunfua, saponin, chất đắng và một hoạt chất đặt tên là odorin có tác dụng kháng sinh mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn như Staphylococcus, Salmonella, Shigella, Subtilis… Tính chất kháng sinh này khá bền vững, nhưng nếu đun sôi sẽ hết tác dụng.

Vì vậy, để chữa bệnh người ta chỉ dùng hẹ dưới dạng hấp chín, không được sắc hoặc đun sôi làm thuốc mất tác dụng. Nước hẹ dễ uống, không cay nóng nên có thể dùng chữa bệnh cho trẻ em. Ngoài ra, lá hẹ giã nát, vắt nước uống có thể chữa ho, đờm nhiều.

Để các cách trên hiệu quả nhanh chóng bệnh nhân ho cần giữ ấm, tránh bị lạnh hằng ngày cần giữ vệ sinh miệng họng sạch sẽ bằng chải răng và súc miệng bằng nước muối ấm. Bằng cách hòa tan 1 thìa muối với nước ấm trong 1 chiếc cốc. Súc miệng trong khoảng 10 – 20 giây, nhổ hỗn hợp ra rồi lại lặp lại đến khi hết cốc nước. Phương pháp này có thể áp dụng từ 3 – 5 lần một ngày.

Mật ong

Mật ong là thực phẩm ngọt giúp làm tăng hương vị thực phẩm. Trong mật ong, đường chiếm tỷ lệ 80%; còn lại 20% là nước và các chất khác. Ngoài ra, mật ong còn chứa khoáng chất, sinh tố B, C, các chất amino acid, một ít chất đạm, vài loại men và mấy hợp chất thơm.

Các nghiên cứu cho thấy mật ong có thể được coi là loại thuốc ho tự nhiên. Mật ong có thể làm tan lớp đờm dày và cũng giúp làm dịu cảm giác khó chịu ở cổ họng, làm sạch răng miệng nhờ có chất hydrogene peroxide.

Mật ong có một lượng lớn các chất kháng khuẩn, giúp làm giảm thời gian tác động của vi khuẩn lên cơ thể. Để giảm ho và long đờm chỉ cần một thìa mật ong (nguyên chất) uống 3 lần/ngày. Có thể kết hợp với mật ong và nước ấm cùng vài giọt nước chanh hoặc quất khuấy đều và uống khi còn ấm. Đây là cách ngăn chặn cơn ho có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ em.

Chanh, quất

Ở nước ta có nhiều loại chanh và chanh đào có tác dụng như một vị thuốc quý. Nghiên cứu cho thấy tinh dầu của chanh có thể tăng cường miễn dịch và ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp giảm ho hiệu quả và loãng đờm. Tinh dầu được chứa nhiều ở vỏ, được sử dụng cho đau họng do tính chống viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn.

Có nhiều cách để áp dụng trong việc chữa ho từ chanh đào như: chanh cắt lát ngâm muối dùng để ngậm, chanh đào trộn với mật ong hoặc đường phèn hấp cách thủy (hoặc hấp vào nồi cơm vừa cạn nước)… Cách này chữa ho hiệu quả, đơn giản, được áp dụng nhiều nhất .

Tương tự như chanh, quất cũng được sử dụng giảm ho và trừ đờm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh: trướng bụng đau, chán ăn, nôn nấc, ho khạc nhiều đờm và các bệnh ho khác. Nghiên cứu cho thấy, quả quất có chứa nhiều pectin, tinh dầu, đường và các vitamin, có tác dụng chống viêm, long đờm giảm ho, kháng khuẩn và kháng virut.

Dùng quất ngâm với một chút muối để ngậm hoặc uống; hấp cách thủy quất với đường phèn tạo thành dạng siro để uống rất tốt cho chữa ho…

Dùng 1 quả quất rửa sạch, cho vào chén, nghiền nát, chế thêm một chút mật ong rồi đem hấp trong 15 – 20 phút, sau đó lấy ra để nguội, pha thêm một chút nước ấm (nếu cần) rồi chia uống vài lần trong ngày.

Tuy nhiên, người bị nhiệt miệng thì không được dùng chanh đào ngâm mật ong mà nên dùng chanh đào ngâm với muối hoặc đường.

Riêng người viêm loét dạ dày tá tràng hoặc bị chứng ợ nóng hay mắc các bệnh về thận, túi mật hoặc dị ứng với trái cây thuộc họ cam không nên dùng chanh hay chế phẩm của chanh. Nếu ăn vào, vị chua của chanh sẽ càng làm tăng tiết axit trong dạ dày…

Chỉ còn gió heo may

0

Tháng tám đã về rồi đó em ơi
Gió nhẹ đưa trên bầu trời xanh thẳm
Thu đang tới cho lòng ta say đắm
Hạ đã tàn vẫn đằm thắm tương tư

Phương trời xa em có nhớ mùa thu
Gió heo may với lời ru diệu vợi
Cây sấu bên đường xưa anh đứng đợi
Tiếng lá thì thầm muốn nói cùng em

Như mùa thu em duyên dáng dịu hiền
Mắt biếc môi xinh tóc huyền buông xoã
Nụ cười ngọt ngào ôi sao thương quá
Áo em dài nhuộm tím cả hồn anh

Thu đã về bầu trời vẫn trong xanh
Không có em mây trắng thành mây xám
Gió heo may sao thấy sầu ảm đạm
Lá vàng rơi trải thảm dưới chân người

Anh về đây để tìm nhặt nụ cười
Em bỏ lại, anh khôn nguôi thương nhớ
Mùa thu xưa khi tình mình dang dở
Em xa rồi chỉ còn gió heo may.

Khử mùi thực phẩm một cách dễ dàng nhờ các mẹo đơn giản

0

Mỗi loại thịt, cá có mùi hôi tanh đặc trưng gây khó chịu nếu chế biến không khéo và ám mùi khó chịu cho cả gian bếp trong khi nấu. Tuy nhiên, có một số mẹo hay để khử mùi của thực phẩm như cá, thịt lợn lúc chế biến các bà nội trợ có thể áp dụng ngay.

Lúc chọn cá thấy con nào nặng mùi tanh thì không nên mua vì có thể cá đã ươn. Trước khi chế biến cần ngâm cá trong sữa hoặc hỗn hợp nước hòa cốt chanh sẽ hết mùi tanh khi nấu nướng.

Thịt Lợn

Các bà nội trợ cho một củ hành đập dập vào nồi thịt luộc sẽ có tác dụng khử mùi hôi. Trong lúc luộc thịt nên hớt bọt còn giúp thịt sạch và đỡ hôi hơn. Trước khi vớt thịt ra, chị em có thể cho thêm vào vài giọt rượu trắng rồi để ráo nước, miếng thịt sẽ trắng và ăn thơm hơn.

Thịt vịt 

Khi sơ chế thịt vịt cho chút muối, gừng đập dập và rượu trắng, ướp chừng 30 phút rồi rửa sạch. Lúc luộc cho một mẩu gừng vào nồi sẽ làm cho món vịt thơm ngon, hấp dẫn. Một mẹo nhỏ nữa là khi luộc vịt, cho vài củ sả cho vào nước luộc, mùi hôi của vịt cũng hết ngay.

Thịt bò 

Với món thịt bò cuốn lá cải, nhúng lẩu sẽ cần khử mùi gây trước khi ăn. Chị em nướng một củ gừng, cạo lớp vỏ cháy, giã nhuyễn gừng và xát lên thịt bò rồi xả bằng nước lạnh.

Thịt thỏ

Lúc mổ cần cắt bỏ phần xương đuôi nơi tiếp xúc với hậu môn và tuyến sữa là 2 bộ phận hôi nhất của thỏ. Sau khi làm sạch, chặt miếng, ướp thịt với chút rượu và gừng đập nát sẽ làm bay mùi hôi của thịt hiệu quả.

Thịt dê 

Để khử mùi gây của thịt dê, chúng ta cắt thịt dê cắt thành miếng và cho vào nồi nước nóng, thêm ít bã rượu, theo tỷ lệ: 500g thịt dê thêm 500g nước và 25g bã rượu. Khi nước sôi vớt thịt ra không còn thấy mùi gây. Ngoài ra, bạn có thể dùng cách cho vỏ quýt hoặc củ cải trắng vào nồi nước lẩu thịt dê cũng át đi mùi hôi.

Cách khử mùi tự nhiên trong nhà bếp

Sau khi nấu ăn, mùi thực phẩm sẽ lan ra khắp căn bếp. Lúc này, chúng ta pha giấm và nước theo tỉ lệ 1:1, cho thêm quế dạng thanh, dầu oải hương. Đun sôi nước trong vài phút và mở nắp nồi ra để mùi thơm át đi mùi thức ăn, làm không khí trong nhà thơm tho ngay lập tức.

Lúc nấu ăn cần đóng hết cửa phòng ngủ và cả phòng bếp. Sau đó mở tung cửa sổ phòng bếp, bật máy hút để mùi được thoát ra ngoài. Nấu nướng xong cần bỏ túi nilon và rác đi ngay chứ không nên bỏ lâu trong sọt rác nhà bếp.

Sưu tầm

Thịt gà ngon bổ sẽ trở nên độc hại nếu bạn cứ sử chúng theo cách này

0

Quan niệm “nhất phao câu, nhì đầu, cánh” trước đây được hiểu là dùng để chỉ những bộ phận ngon nhất của con gà. Tuy nhiên quan niệm đó đã được các chuyên gia dinh dưỡng thay đổi hoàn toàn dựa trên cách phân tích khoa học và đặc điểm sức khỏe của từng người khi thưởng thức những món đó.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng thịt gà tuy ngon và nhiều chất dinh dưỡng nhưng một số bộ phận của chúng thực sự không tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những bộ phận bạn không nên ăn ở gà nếu muốn có sức khỏe tốt.

Da gà, cổ gà

 

Mặc dù rất ngon nhưng mọi nghiên cứu đều chứng minh rằng da gà không hề tốt cho sức khỏe. Da gà chứa nhiều chất béo, cholestrrol và tiềm ẩn nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. Với vùng da ở cổ, một số tuyến bạch huyết giải độc đều tập trung ở lớp mỡ dưới da của cổ gà, trong những tuyến này có các độc tố gây bệnh và chất tăng trọng trong chăn nuôi còn lưu lại.

Cholesterol có trong da gà khi quay hoặc nướng lên sẽ bị oxy hóa, tạo thành hợp chất rất nguy hại đối với sức khỏe, nếu nhiệt độ quá cao còn có thể sinh ra chất gây ung thư.

Da gà sẽ độc hơn khi kết hợp với cải bẹ xanh. Theo Đông y, cả thịt gà và rau cải, tỏi đều có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe con người, tuy nhiên, thịt gà có tính ôn, cải bẹ xanh cũng có tính ôn, như vậy khi dùng chung thì tính ôn (ấm nóng) sẽ tăng lên gây nhiệt nhiều cho cơ thể.

Nội tạng

“Nhìn chung, nội tạng của bất kỳ loài gia súc gia cầm nào cũng đều không tốt cho sức khỏe. Trong đó, gan gà chứa mầm bệnh tật, tích lũy nhiều kim loại nặng. Mề gà là nơi nhiều chất độc hại còn đọng lại của thức ăn nhiễm độc,” Ngoài ra, hàm lượng cholesterol trong nội tạng gà rất cao. Đây cũng là bộ phận dễ nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn và virus. Vì vậy, phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ hoặc người có cơ địa nhạy cảm không nên ăn nội tạng của gà, trừ phần trứng non.

Phao câu

Phao câu là vị trí mọc lông đuôi của con gà, có thịt rất mềm và ngậy nên nhiều người rất thích ăn. Bộ phận này là nơi tập trung của tuyến dịch bạch huyết, vì đại thực bào trong tuyến dịch bạch huyết có thể ăn các loại vi khuẩn và độc tố gây bệnh. Lâu dần, các chất độc đọng lại phần phao câu trở thành nơi chứa các loại virus, vi khuẩn là mầm bệnh.

Tuy nhiên, nguy cơ gây hại khi ăn những bộ phận đó không đáng kể, trừ trường hợp ăn lượng lớn và ăn trong nhiều ngày. Thịt gà là loại thực phẩm tăng cường chất xơ để cản trở cơ thể hấp thu cholesterol.

Ăn bộ phận nào của gà là bổ dưỡng nhất?

Ức gà

Ức gà có hàm lượng đạm cao. Trong mỗi 100 g ức gà thì có tới 18 g chất đạm, giúp cơ bắp khỏe mạnh. Ngoài ra, ức gà chứa nhiều khoáng chất và vitamin B, giúp ngăn ngừa các bệnh như đục thủy tinh thể và các rối loạn da, tăng cường miễn dịch, điều hòa tiêu hóa, ngăn ngừa chứng rối loạn về tim và ngăn ngừa cholesterol.

Phần thịt của gà được chia thành 2 loại, gồm thịt trắng là phần thịt từ lườn, ức gà, và thịt nâu tức từ cánh, chân và đùi gà. Các vị trí khác nhau của con gà cho giá trị dinh dưỡng khác nhau. “Do đặc trưng giòn, dai, thơm nên đùi gà được nhiều người thích hơn phần thịt ở ức. Thực chất, phần thịt trắng ở ức gà ăn vẫn tốt hơn so với đùi”

Hi vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ biết cách ăn gà một cách đúng nhất!

Không có vợ chồng hợp nhau, chỉ có vợ chồng vì nhau mà nhẫn nhịn

0

Làm gì có ai hợp nhau

Có lẽ điều mà nhiều người trong số chúng ta nhầm tưởng đó là sự phù hợp đối với một người. Rồi sẽ đến ngày có một người hợp với bạn, tính cách giống bạn, sở thích giống bạn, mọi thứ đều chứng minh rằng hai người sinh ra là vì nhau, nhưng không phải.

Có một sự thật rằng trên đời này không ai hợp ai cả, đó chỉ là họ biết yêu nhau theo cách của người trưởng thành. Bởi mỗi người sinh ra đều là một cá tính riêng biệt, làm sao lại có thể hợp nhau? Biết nhẫn nhịn, hy sinh, chịu đựng,… thì tình yêu mới bền vững và lâu dài. Nhìn những cặp đôi yêu nhau lâu dài, 5 năm, 10 năm hay lâu hơn thế nữa, họ vẫn giữ sự gắn bó và lãng mạn lúc ban đầu. Không phải họ may mắn, cũng không phải ngay từ ban đầu họ thực sự hợp nhau, chỉ bởi họ yêu nhau một cách chân thành và bình dị.

Hãy yêu thương nhau như cách ông bà ta đã từng…

Ông bà ta, đừng nói rằng chưa bao giờ họ từng cãi vã. Chắc chắn không thể thiếu những trận to – nhỏ, cũng không thiếu những lần nước mắt rơi, mâu thuẫn xảy ra, nhưng trải qua những điều đó họ lại càng trân trọng nhau hơn, nhẫn nại với nhau hơn. Qua những sóng gió, những lần buồn tủi, đau khổ, họ hiểu đối phương, thông cảm và hòa hợp cùng nhau.

Hai người biết bù đắp cho nhau mỗi ngày, lắng nghe và chia sẻ để hiểu nhau hơn. Cùng nhau sửa đổi những thiếu sót của bản thân để ngày càng phù hợp với đối phương. Đó mới là những điều khiến tình yêu trở nên lâu bền, chứ không phải một tiếng chuông náo nhiệt, hân hoan nào cả.

Nghĩ lại mà xem, ông bà ta về cùng một nhà chỉ sau vài lần gặp mặt, “bố mẹ đặt đâu con ngồi đó” làm gì có cơ hội để biết hợp nhau hay không? Họ vẫn có thể ở bên nhau đến già, đầu bạc răng long, con đàng cháu đống, âu đến cùng cũng nhờ sự nhẫn nại.

Hôn nhân là hành trình thách thức sự nhẫn nại, kiên trì, nhường nhịn nhau từ cả 2 phía, làm được điều này thì hôn nhân mới lâu bền, mái ấm mới vững chãi.

Làm gì có ai sinh ra đã hợp nhau, chỉ có thương nhau khiến chúng ta thay đổi mỗi ngày. Có phải không?

Chúng ta kết hôn vì điều gì?

0

Tại sao chúng ta chỉ mãi muốn dừng lại ở giai đoạn “yêu thôi đừng cưới”

Phụ nữ nói

Tôi muốn ra ngoài gặp mặt bạn bè, không muốn mất đi sự tự do của việc đơn thân.

Tôi thích ăn cái gì thì ăn cái đó, không muốn biến thành “bà lão” chỉ biết nấu cơm.

Tôi muốn mãi là bảo bối của bố mẹ, không muốn thấp tha thấp thỏm liệu mẹ chồng có chán ghét mình không.

Tôi muốn làm người yêu mãi mãi, không muốn khi cố gắng làm một người vợ tốt thì lại trở thành “mẹ” khác của chồng.

Đàn ông nói

Đã kết hôn, đương nhiên phải lấy gia đình làm trọng, không thể rong chơi suốt được.

Đã kết hôn, đương nhiên phải vào bếp, rửa tay rồi làm cơm.

Đã kết hôn, đương nhiên phải vì tương lai của hai đứa mà ra sức làm việc, chia sẻ sinh kế của gia đình.

Đã kết hôn, đương nhiên phải xem người nhà của chồng cũng như người nhà của mình.

Đã kết hôn, đương nhiên phải làm tốt bổn phận của người vợ, chăm sóc tốt chồng con.

Cho nên người phụ nữ không hiểu… Vậy thì tôi kết hôn rốt cuộc là vì điều gì? Tôi yêu anh, anh cũng nói yêu tôi nhiều như thế, nhưng đã kết hôn, tôi phải thay đổi nhiều như vậy chỉ vì làm vợ anh thôi sao?! Anh đã quen với cuộc sống này, nhưng tôi phải từ bỏ cuộc sống mà tôi đã từng có.

Nhưng người đàn ông cũng than thở: Vì lấy vợ tôi cũng rất vất vả, tôi phải có nhà có xe, còn phải chuẩn bị sính lễ còn phải có nhẫn kim cương. Tôi phải “thắt lưng buộc bụng” cả đời. Vả lại làm vợ vốn là như thế, phải gánh vác công việc nhà, còn phải giúp chồng và dạy con.

Bởi vì hai bên đều vất vả như thế, cho nên ngày càng có nhiều phụ nữ không muốn kết hôn.

Đàn ông à!

Khi bạn hỏi người nữ tại sao không muốn kết hôn, đầu tiên nên suy nghĩ một chút rằng cô ấy kết hôn với bạn liệu có quá vất vả không?

Phụ nữ vì kết hôn mà hầu như phải vứt bỏ mọi thứ, nhưng đàn ông thì sao?

Phụ nữ vì hôn nhân phải rời xa cha mẹ của họ, đến chăm sóc cho cha mẹ chồng nhưng đàn ông thì không như vậy.

Phụ nữ vì hôn nhân, phải mang “bụng” vừa to vừa nặng hơn 9 tháng ròng. Chỉ vì người đàn ông mà sinh hạ con cái đời sau, sau khi sinh thể chất lại thay đổi khá nhiều, nhưng đàn ông không thế.

Phụ nữ vì hôn nhân đôi khi đã phải chôn vùi đi thanh xuân tươi đẹp, nhưng đàn ông lại không quá lo lắng vì điều ấy, trái lại càng lớn tuổi thì càng có giá!

Phụ nữ vì hôn nhân phải đi làm từ sáng sớm, tối đến còn nấu cơm, dọn dẹp, trông con. Cứ cho rằng mỗi người làm 8 tiếng là như nhau đi, thế còn việc nhà cửa con cái thì ai lo đây? Chẳng phải họ gánh vác quá nhiều hay sao?

Phụ nữ vì hôn nhân phải thích nghi với một gia đình hoàn toàn khác, thậm chí đối diện với với sự chỉ trích của bạn bè người thân của chồng.

Nhưng khi phụ nữ cố tìm kiếm sự che chở thì người đàn ông lại không bảo vệ được người phụ nữ của mình, thậm chí còn thêm dầu vào lửa, khiến cô ấy rơi vào hoàn cảnh cô đơn bất lực.

Đàn ông à!

Khi bên bạn có một người phụ nữ, hãy thấu hiểu cô ấy, trân trọng cô ấy, chăm sóc cô ấy!

Đừng quên rằng, họ không phải sinh ra là phải đến để chăm sóc cho cả gia đình từ lớn đến nhỏ của bạn mà là vì họ yêu bạn thôi…

Hãy biết lắng nghe cô ấy nhiều hơn, bảo vệ cô ấy, lau khô những giọt nước mắt của cô ấy lúc tủi thân.

Sưu tầm

Mẹo bảo quản thực phẩm tươi lâu mà không phải ai cũng biết

0

Những mẹo vặt đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn bảo quản thực phẩm được tươi lâu hơn bình thường đấy nhé!

Bảo quản dưa chuột

Tách dưa chuột khỏi những thực phẩm như cà chua và chuối chín do chúng sẽ rất dễ bị hỏng nếu tiếp xúc với ethylene – khí thoát ra từ các loại trái cây chín. Do vậy, nên bảo quản dưa chuột riêng biệt với hộp riêng sẽ là lựa chọn thông minh để dưa tươi lâu hơn trong tủ nhà bạn.

Bảo quản thảo mộc

Bảo quản các loại thảo mộc bằng cách cắt phần gốc hoặc thân dưới của chúng sau đó cắm xuống nước giống như hoa có thể giúp bảo quản các loại thảo mộc đến 2 tuần.

Bảo quản bí ngô (bí đỏ)

Bảo quản bí ngô đơn giản bằng cách để chúng ở nơi khô ráo trong nhiệt độ phòng, lưu ý là không để chung với cái loại thực phẩm khác như lê hoặc táo.

Bảo quản dâu

Bảo quản các loại dâu bằng cách ngâm chúng với dung dịnh nước dấm pha loãng, dấm sẽ giúp loại bỏ và hạn chế sự phát triển của nấm mốc giúp chúng lâu hỏng hơn.

Bảo quản chuối

Bạn đã bao giờ rơi vào trường hợp cả nãi chuối chín cùng một lúc khiến bạn không kịp ăn, sau đó là vứt đi vì chúng quá chín? Để tránh trường hợp tương tự xảy ra 1 lần nữa, bạn có làm chậm quá trình chín của chuối bằng cách tách rời các quả ra khỏi một nải to và bảo quản trong tủ lạnh để làm chậm quá trình chín của chúng. Tuy nhiên, vỏ chuối sẽ bị đen nếu bạn bỏ chúng trong tủ lạnh.

Bảo quản bơ

Bơ là một loại quả mà khi chúng chín vừa đủ là thời điểm ăn ngon cũng như hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu chẳng may bạn mua bơ về trong lúc chúng còn sống và muốn sử dụng ngay, bạn có thể để chúng chung với chuối chín, các khí ethylene thoát ra từ trái cây chín sẽ thúc đẩy quá trình chín nhanh của bơ.

Ngược lại, nếu bạn muốn làm chậm quá trình chín của bơ hãy bảo quản chúng trong ngăn mát tủ lạnh.

Bảo quản cà chua

Bảo quản cà chua trong tủ lạnh là cách tiện lợi nhất để ngăn sự chín và khiến chúng tươi lâu hơn. Bạn nên cho cà chua vào trong hộp đựng riêng và cất ngăn nắp vào ngăn đựng rau củ của tủ lạnh. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng giữ cà chua trong tủ lạnh sẽ làm giảm vị ngọt tự nhiên của cà chua.

Bảo quản rau

Giấy báo cũ có thể giữ cho ngăn đựng rau củ trong tủ lạnh khô ráo và không nhiễm những mùi khó chịu. Đơn giản, bạn chỉ cần trải tờ báo cũ xuống đáy ngăn trước khi bỏ rau củ vào hoặc gói giấy báo bên ngoài rau củ để chúng tươi lâu và tránh bị úng.

Tổng hợp

Phụ nữ dù lớn tuổi xin hãy cứ xinh đẹp

0

Tuổi lão niên là quá trình mà mỗi người đều phải trải qua, nhưng trên con đường ấy có người sống mệt mỏi ủ rũ, lại có người sống thoải mái vô tư.

Sinh mệnh quý ở hiện tại, vào thời khắc hiện tại hãy khiến bản thân sống nhẹ nhàng thoải mái, tuy lớn tuổi nhưng vẫn xinh đẹp.

“Xinh đẹp” là một tính từ mang nghĩa tích cực, trong đó có cả rực rỡ, thành công, hạnh phúc, và là sự vui vẻ không nói thành lời.

Xinh đẹp là tâm thái kiên trì với cái đẹp

Chúng ta có thể không có vẻ ngoài xinh đẹp, nhưng vẫn có thể trở thành một người xinh đẹp. Thế giới không có người phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ không muốn làm đẹp.

Xinh đẹp và làm đẹp là một loại thái độ, dù ở độ tuổi nào cũng nên bảo trì hình thể ưu nhã. Ăn mặc hợp cách, trang phục thanh lịch, tâm thái lạc quan… đây không chỉ là tự tôn mà còn là tự trọng của người phụ nữ.

Xinh đẹp là yêu thích trong việc trau dồi khí chất

Vẻ đẹp của người trung niên phần nhiều là đến từ khí chất, tu dưỡng, học thức, và lương tri. Những điều đó đều có yếu tố ở bên trong, có thể thông qua hứng thú yêu thích mà bồi bổ.

Những điều tạo hứng thú có thể là đọc sách, cũng có thể là âm nhạc, mỹ thuật, thể dục. Nếu có thể bồi dưỡng tính tình, rèn luyện nhân cách, nuôi dưỡng tâm linh, thì có thể “tu” ra sự xinh đẹp, “luyện” ra được tinh thần.

Xinh đẹp là trái tim lúc nào cũng thiện đãi bản thân

Hãy cho bản thân thêm một chút thời gian, thưởng thức từng thời khắc của mỗi ngày. Buổi sáng dậy sớm hơn 20 phút để tập dưỡng sinh, cũng có thể tản bộ dưới khí trời trong mát. Buổi chiều thưởng thức một cốc trà xanh, đọc báo hay xem sách và thư giãn. Tối đến có thể vì gia đình mà làm một bữa cơm ấm cúng.

Dù lúc nào thì mỗi cá nhân đều nên có một loại tâm thái: Yêu bản thân và yêu mọi người, khiến bản thân hạnh phúc trong ánh sáng rực rỡ của tình yêu, khiến bản thân sống vui vẻ thoải mái.

Xinh đẹp là một loại vận động để duy trì sức khỏe 

Xinh đẹp lúc thanh xuân là điều đơn giản. Nhưng lớn tuổi mà vẫn xinh đẹp, thì điều đầu tiên là phải có một thân thể khỏe mạnh.

Nghiên cứu phát hiện rằng, người thường vận động so với người ít vận động thì tế bào trẻ hơn 9 năm. Vận động với cường độ hợp lý có thể làm con người bảo trì một cơ thể khoẻ mạnh, giữ gìn thanh xuân, gia tăng tuổi thọ.

Xinh đẹp là sự thanh cao xem nhẹ danh lợi

Có rất nhiều bậc cao niên trong đội biểu diễn trống lưng, mỗi lần đánh trống đều cảm thấy trên gương mặt hiện lên sự phấn khởi, tự do tự tại, sáng đẹp rực rỡ. Những nếp nhăn giống như cánh hoa khai nở, xinh đẹp chính là như thế.

Xinh đẹp là một con đường dài, không phải là một giai đoạn nào đó trong cuộc đời, mà là cả cuộc đời.

Vì mỗi tế bào trên thân họ đều tràn đầy năng lượng của thanh xuân. Vì họ sớm đã coi những vinh nhục chìm nổi và danh lợi địa vị trong cuộc đời là phù phiếm. Điều họ truy cầu là chất lượng cuộc sống, là nội tâm thanh tịnh và thân thể khỏe mạnh.

20 tuổi sống thanh xuân, 30 tuổi sống phong nhã ý vị, 40 tuổi sống trí tuệ, 50 tuổi sống thản nhiên, 60 tuổi sống nhẹ nhàng, 70 tuổi là bảo vật vô giá.

Vậy nên, dù lớn tuổi thì hãy cứ xinh đẹp!

Sưu tầm

Đâu chỉ mỗi con dâu, mẹ chồng cũng có nỗi khổ tâm của riêng mình

0

Mẹ chồng cũng đã từng là nàng dâu, nên hiểu và thương con dâu lắm. Nhưng dù có yêu thương quý mến con dâu như con gái, thì con dâu vẫn mãi không coi mình như mẹ ruột.

Làm mẹ chồng, thỉnh thoảng cằn nhằn quát mắng con trai cũng không sao, nhưng chỉ cần góp ý con dâu đôi ba lời thì sẽ bị mang tiếng là “mẹ chồng khó tính”.

Ví như thấy con dâu dạo này gầy quá, nhận xét vài lời để con chú ý ăn uống bồi dưỡng thêm, thì con lại tưởng rằng mình chê con xấu.

Ví như món ăn con dâu nấu nhạt quá, nói để con lần sau cho thêm muối thì con lại tự ái nghĩ rằng mẹ chồng xét nét từng li.

Làm mẹ chồng, cũng muốn truyền lại cho con dâu kinh nghiệm làm vợ, làm mẹ, nhưng nói ra thì con dâu lại nghĩ rằng mẹ chồng coi thường, không tin tưởng mình. Trong khi mẹ đẻ con dâu nói gì nó cũng nghe.

Làm mẹ chồng, thầm lặng hy sinh vất vả vì con vì cháu, nhưng con dâu cũng chỉ cho rằng đó là điều tất nhiên. Còn nếu trót lỡ lời hay làm sai điều gì đó, thì con dâu sẽ nhớ mãi, có khi ôm hận suốt đời.

Làm mẹ chồng, muốn chăm sóc con dâu lúc sinh nở, thì con dâu lại có ý ngại ngùng, trong tâm mong muốn được mẹ đẻ chăm sóc hơn.

Làm mẹ chồng, muốn con dâu được nghỉ ngơi có thời gian chăm cháu, không phải vất vả bươn chải kiếm tiền, thì lại bị hiểu lầm là “cổ hủ”, không tạo điều kiện cho con dâu phát triển sự nghiệp.

Còn nếu lo lắng cho sự nghiệp của con dâu mà thúc giục con đi làm, thì có khi lại bị hiểu lầm rằng không hiểu nỗi vất vả của con dâu, khinh thường con dâu không kiếm được tiền.

Mẹ chồng muốn sống cùng vợ chồng con trai – con dâu, lại ngại ngùng phiền con phiền cháu, cơm không lành canh chẳng ngọt. Nhớ cháu nội vô cùng mà không thể bên cháu hàng ngày.

Mẹ chồng muốn đỡ đần, quán xuyến việc nhà việc cửa giúp con dâu, thì con dâu lại cảm thấy như bị tước đi tự do, cảm thấy mình không có tiếng nói.

Làm mẹ chồng thật khó!

Mẹ chồng không sinh ra con dâu, không nuôi dưỡng con dâu từ thuở lọt lòng nên chưa hiểu hết tính tình, sở thích… của con dâu. Thế nên đôi khi vô ý làm gì đó, nói gì đó làm con dâu tổn thương hay nổi giận, không phải vì mẹ chồng không thương con dâu, chỉ là cần thêm chút thời gian để hiểu nhau thôi!

Vì con dâu là hình ảnh của mẹ chồng nhiều năm về trước, nên mẹ chồng tự nhiên có tâm lý chở che, chỉ dạy tận tình. Con dâu chỉ cần mở rộng lòng mình, lý giải thiện ý mỗi lời nói hành vi của mẹ, thì sẽ cảm nhận được tình yêu thương chân thành mẹ dành cho mình.

Sưu tầm

Từ câu chuyện bà cụ 80 tuổi đi du lịch một mình – Đừng để tuổi tác ngăn trở bạn

0

Chủ nhân của tài khoản facebook (xin được giấu tên) kể lại: Tình cờ trong chuyến bay về từ Chiangmai bạn gặp một cụ bà nhà ở Phú Quốc. Thấy gia đình bạn nói tiếng Việt thì bà vui lắm nên đến bắt chuyện. Bà nói mấy ngày nay không được nói tiếng việt vì không gặp người Việt nào cả.

Sau khi nghe bà kể là đi du lịch một mình (bà bay từ Phú Quốc lên Sài Gòn bắt chuyến bay đi Chiangmai, tới Chiangmai bà bắt tàu hoả đi Bangkok chơi 2 ngày sau đó về lại Changmai chơi thêm 2 ngày và giờ về lại Sài Gòn), vợ chồng bạn mắt chữ o mồm chữ a vì quá nể cụ!

Bà nói hồi trẻ khổ quá không được đi đâu chơi vì phải lo cho con cho cháu, giờ già rồi phải quyết đi cho biết. Vậy nên, dù các con phản đối nhưng bà vẫn lén đi, tới nơi rồi mới gọi điện về nhà báo cho con biết tin.

Dù tiếng anh chỉ nói được vài từ thông dụng, lại chưa từng một lần tự ra nước ngoài nhưng điều đó cũng không thể ngăn cản được quyết tâm của cụ. Từ việc lên mạng đặt vé máy bay, tìm kiếm chỗ đi chơi, đến dùng google map chỉ đường, cụ đều một mình làm hết.

Cụ hào hứng chia sẻ: “Tuổi trẻ của bà, vì sợ cái này cái kia mà bỏ qua nhiều cơ hội lắm con. Giờ già rồi bà thích đi du lịch thôi, nên quyết tâm để dành tiền để đi; không do dự, sợ sệt cái gì hết. Với lại đi vậy thấy bà già, người ta cũng giúp bà với hướng dẫn bà từ viêc checkin sân bay cho tới làm thủ tục xuất nhập cảnh…”

Quả đúng tuổi tác chỉ là con số. Cụ đã già nhưng tâm hồn và tầm vóc thì không hề già chút nào!

***

Chúng ta có hàng nghìn lí do để ngăn trở sự “đi” của mình. Lí do đó có thể là gia đình, công việc hay thậm chí là tuổi tác. Từ câu chuyện của bà cụ 80 tuổi tự đi du lịch một mình – Xin đừng để tuổi tác ngăn trở mong muốn của bạn.

Xã hội này, lắm lúc bạn sẽ nghe người ta nhắc xéo “già rồi” để ngăn cấm bạn làm một việc gì đó. Đừng để tuổi tác ngăn trở mong muốn của bạn. Ai nói có tuổi rồi thì không thể đi nơi mình muốn, ăn món mình thích, làm việc mình yêu hay thậm chí là bắt đầu một mối quan hệ mới. Luật lệ là do con người đặt ra và không có bất cứ luật lệ nào cấm bạn làm điều mình thích (miễn là không phạm pháp).

Dù bạn đang là bao nhiêu tuổi, bạn cũng nên nhớ rằng tuổi tác chỉ là những con số. Bạn có thể 80 nhưng sống với tâm thế của những người tuổi 20, đừng để thời gian hữu hạn của cuộc đời trở nên vô nghĩa khi không dùng nó để sống một cách đúng nghĩa. Bạn chỉ có một cuộc đời để sống và đừng để những nỗi sợ ngăn trở bạn.

Khi còn bé, chúng ta chưa biết gì để sợ. Nhưng khi lớn lên, áp lực càng nhiều, hiểu biết càng cao thì chúng ta lại càng sợ nhiều thứ:

Khi đi học, ta sợ điểm kém vì sẽ bị thầy cô khiển trách và bố mẹ đánh đòn.

Khi ra trường, ta sợ không kiếm được một công việc để có tiền nuôi bản thân.

Khi đi làm, ta sợ bị sa thải, sợ thất bại, sợ bị chê cười, mang tiếng.

Khi về già, ta sợ cô đơn, sợ bệnh tật, sợ chết…

Nỗi sợ hãi vây quanh khiến chúng ta gần như không còn được sống là chính mình nữa. Không sợ thứ này thì sợ thứ khác, chẳng ai không có cái để mà sợ. Vượt qua nỗi sợ để sống tốt hơn, ý nghĩa hơn là việc mà chúng ta nên làm mỗi ngày.