Home Blog Page 11

Phụ nữ độc lập không tìm một người đàn ông để dựa vào: họ tìm người đồng hành yêu thương

0

Người ta thường lầm tưởng “phụ nữ độc lập không cần đàn ông”, trên thực tế người phụ nữ nào cũng cần 1 người đàn ông cho mình, bao gồm người phụ nữ độc lập. Tuy vậy tiêu chí lựa chọn đàn ông của người phụ nữ độc lập cũng có đôi chút đặc biệt. Khác với phụ nữ thông thường, người phụ nữ độc lập không tìm người đàn ông để nương tựa, người đàn ông họ tìm phải là người đáng tin cậy, là người đồng hành và luôn trao gửi yêu thương.

Phụ nữ độc lập biết họ cần gì, muốn gì

Xã hội hiện đại giúp người phụ nữ có tiếng nói hơn và sống trọn vẹn cuộc đời của mình. Độc lập không còn là khái niệm dành riêng cho đàn ông mà ngày nay còn dành cho cả phụ nữ. Bởi độc lập chính là phương thức quan trọng nhất để con người tìm thấy được tự do và hạnh phúc, và phụ nữ cũng hướng đến điều tương tự.

Phụ nữ độc lập là một người phụ nữ tự do kể cả trong tinh thần và thể chất. Người phụ nữ độc lập về tư tưởng là khi gặp ý kiến của người khác, cô ấy xem đó như một sự tham khảo, cân nhắc, quyết định cuối cùng sẽ dựa vào suy ngẫm, lựa chọn vào những gì mình tin tưởng. Độc lập về tinh thần là khi niềm vui và hạnh phúc của cô ấy không bao giờ phụ thuộc vào một người hoặc hoàn cảnh bên ngoài. Cô ấy có thế giới riêng, niềm vui – nỗi buồn đến là từ chính cô ấy, những lựa chọn cô ấy đưa ra. Người phụ nữ độc lập thường có khả năng tự tạo niềm vui và hạnh phúc cho bản thân, đôi khi giản đơn chỉ là được thả mình trong những sở thích cá nhân: đọc sách, vẽ tranh, thể thao,…Người phụ nữ độc lập hầu như nhận ra được giá trị của bản thân và trân trọng chính mình. Có lẽ cũng chính vì lẽ đó mà họ là thỏi nam châm cực mạnh thu hút những người khác giới, bởi họ không lệ thuộc, tự do, có một chút hoang dã nhưng đầy bí ẩn để khám phá.

Độc lập chính là vì bản thân của mình mà sống, thỏa nguyện ước mơ, nguyện vọng của bản thân bằng năng lực tự có. Không dựa vào ai, sống bình an, vui vẻ trọn vẹn mỗi ngày chính là ý nghĩa của từ độc lập.

Người phụ nữ độc lập không tìm một người đàn ông để dựa vào…

Phụ nữ độc lập hiểu bản thân và chủ động lựa chọn con đường riêng mình muốn hướng tới. Song điều đó không có nghĩa rằng họ mất tính nữ, không cần sự gần gũi, không cần một người đàn ông ở bên cạnh sẻ chia.

Phụ nữ độc lập không phải không cần đàn ông mà là họ cần tìm người phù hợp. Một người trưởng thành, đủ tin tưởng để đồng hành, vừa là một người bạn, một người chồng, một người ủng hộ. Với người phụ nữ bình thường, họ tìm một người đàn ông để nương tựa, để lấp đầy những thiếu xót của bản thân. Đối với người phụ nữ hiện đại, họ tìm một người đàn ông có quan điểm, giá trị sống tương đồng và yêu thương cô ấy. Người đó có thể giống hoặc khác tính cách với cô ấy nhưng họ tôn trọng khoảng không gian riêng của nhau, biết lắng nghe cảm xúc, hỏi giúp đỡ khi cần thiết và học cách hòa hợp. Họ sẽ cùng nhau chia sẻ, tận hưởng, trải nghiệm cuộc sống theo cách mà cả hai mong muốn.

Tu miệng chính là tu thân, 3 việc không được nói với người khác

0

Người Do Thái có câu: “Thứ tốt nhất trong thiên hạ là miệng lưỡi mà thứ xấu xa nhất cũng chính là miệng lưỡi”. Vậy nên nếu có thể hãy nói những điều ý nghĩa!

Cuộc đời này rất nhiều điều có thể nói, duy chỉ 3 việc tuyệt nên cẩn trọng, không nên nói với người khác nếu không muốn phiền lòng, họa rước vào thân.

Lấy khuyết điểm của người khác để chế nhạo

Đã là con người, không một ai có thể hoàn hảo, kể cả chính bạn – người đang đọc những dòng này. Bản thân mỗi chúng ta đều có những tự ti nhất định về mình, đó có thể là vẻ bề ngoài, trí tuệ, gia cảnh, kiến thức, tài năng,…

Chúng ta, tất cả đều giống nhau ở một điểm đó là không ai hoàn hảo. Cuộc sống là vậy, ai cũng sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Quan trọng là ta hiểu được chính bản thân mình, biết đâu là thế mạnh nên phát huy, đâu là điểm yếu cần cải thiện. 

Cũng như cách chúng ta nhìn nhận bản thân mình, ưu điểm của người khác là để ngợi khen, khuyết điểm của người khác là để sửa đổi. Dùng lời nói chê trách khuyết điểm của người khác là điều sai trái không nên phạm phải. Bởi cuộc đời này không có một ai đáng phải chịu những lời dèm pha, dè bỉu chỉ vì họ cũng như chúng ta là một con người không hoàn hảo.

Người thích chế giễu người khác sẽ không có được cuộc sống tốt đẹp. Dù trước mắt mọi chuyện thuận buồm xuôi gió thì tương lai cũng khó tránh khỏi những chật vật do hoạ từ chính miệng mình gây ra. 

Nói xấu sau lưng

Tôi và bạn chúng ta chắc hẳn đã từng rơi vào tình cảnh nghe người ta nói xấu ai đó sau lưng hoặc giả chính chúng ta là người tham gia trực tiếp vào những cuộc nói xấu sau lưng dài bất tận. Gọi là nói xấu bởi những lời nói sau lưng này ngợi khen thì ít mà chê trách, đồn đoán lại nhiều. Nghĩ cũng kì bởi chuyện vốn chẳng phải của chúng ta, lại tường tận kể câu chuyện như bản thân là người trong cuộc.

Miệng nói những điều xấu xa, tai ta nghe trước, người làm những điều xấu bản thân chẳng thể có phước lành. Bạn nói xấu người khác, sẽ có người khác nói xấu bạn. Cảm giác bị người khác bới móc đời tư, nói những chuyện không đúng sự thật, đặt điều bạn cảm thấy như thế nào người khác đều có chung cảm nhận.

Có người bao biện đó không phải là nói xấu, chỉ là chỉ ra khuyết điểm thấy, nhìn ra lỗi sai để sửa. Nếu đã có lòng mặt đối mặt, nói rõ ràng, đã là sau lưng đến cuối tất cả đều chỉ là điều xấu. Nếu thực sự muốn góp ý để người khác tiến bộ hơn, nhất định đừng làm điều đó sau lưng.

Hãy tôn trọng người khác theo cách mà mình muốn được mọi người tôn trọng!

Khoe khoang thành tích của bản thân

Người xưa nói rằng, vận may của một người phụ thuộc vào việc người đó khiêm tốn hay kiêu căng. Đừng thao thao bất tuyệt về những gì bạn dự định hay chưa làm được chỉ để khoe khoang. Khi chưa đạt được, đừng nói về cách mình đã thành công thế nào. 

Và kể cả khi bản thân đã đạt được điều gì đó mà bạn cho rằng lớn lao, vẫn luôn nhớ rằng “hãy khiêm tốn” bởi bạn cũng chỉ là hạt cát nhỏ giữa sa mạc mênh mông, bạn giỏi còn có trăm vạn người giỏi hơn bạn. Như cách hoa thơm tự tỏa hương, bản thân giỏi giang, tài năng chẳng cần khoe khoang người đời vẫn tự biết và ngưỡng mộ như ông chủ Facebook, Amazone, Apples,…

Làm người phải biết khiêm tốn, kiệm lời. Trong cuộc sống đừng nói về những chuyện thị phi của người khác, đừng nói sau lưng người ta và đừng khoe khoang thành tích của mình. Nói những lời tử tế chính là cách để bạn tăng cường năng lượng tích cực của mình, đem lại cho cuộc sống những điều tốt đẹp. 

Mắt yếu, mắt kém, uống gì để bổ?

0

Mỗi ngày, đôi mắt chúng ta buộc phải hoạt động hết công suất: 8 tiếng làm việc mỗi ngày, thời điểm giải trí đôi mắt cũng tiếp tục phải làm việc khi tiếp xúc với ti vi, điện thoại,…Tần suất  hoạt động dày đặc, quá tải dễ khiến đôi mắt “sinh bệnh” và không được khỏe mạnh. Do vậy quan tâm đến sức khỏe đôi mắt bằng cách chăm sóc từ bên trong là điều bạn nên làm từ hôm nay. Trong bài viết này, Mùa gió heo may sẽ mách bạn 00 loại thức uống bổ mắt dễ tìm, dễ mua và cực kì hiệu quả cho đôi mắt khỏe đẹp.

Dưới đây là danh sách những thức uống có lợi cho mắt mà bạn nhất định phải biết

Hỗn hợp nước ép cà rốt, táo và củ cải đường

Cà rốt chứa nhiều vitamin A, một loại vitamin rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của mắt. Củ cải đường chứa lutein và zeaxanthin, hỗ trợ sức khỏe điểm vàng và võng mạc. Táo rất giàu bioflavonoid, cũng được biết đến với công dụng tăng cường sức khỏe thị lực. Sự kết hợp của 3 loại nước ép trái cây và rau củ này thực sự là liều thuốc bổ cho mắt. Không chỉ ngon, hỗn hợp nước ép này còn mang trong mình công dụng quan trọng trong việc bảo vệ và cải thiện sức khỏe đôi mắt.

Hỗn hợp nước ép cải bó xôi và cải xoăn

Các loại rau màu xanh thông thường rất giàu chất oxy hóa, không chỉ giúp chống lão hóa, bổ sung dinh dưỡng mà các loại rau màu xanh như: cải bó xôi, cải xoăn còn rất tốt cho mắt. Mang trong mình các hợp chất lutein, zeaxanthin có công dụng hỗ trợ sức khỏe điểm vàng và võng mạc của mắt, đồng thời giúp hấp thụ ánh sáng xanh có hại cho mắt, bảo vệ mắt khỏi tia bức xạ và các tác động từ ánh nắng mặt trời gây hại. Các hợp chất này được bảo toàn trọn vẹn khi người dùng sử dụng chúng lúc còn tươi, do vậy nước ép là sự lựa chọn cực kì phù hợp.

Sinh tố quả mọng

Các loại quả mọng phổ biến bao gồm: dâu tây, việt quất, mâm xôi, cherry, nho đỏ, nho trắng… Các loại quả mọng này đều chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, giúp chống lại stress oxy hóa, điều này vô cùng quan trọng với sức khỏe đôi mắt. Theo tuổi tác, nhiều bộ phận của mắt sẽ bị thoái hóa, nhưng các loại quả mọng có thể làm chậm quá trình này và duy trì sức khỏe tốt cho mắt. Sinh tố làm từ các loại quả mọng cực kỳ hấp dẫn và ngon miệng, lại tăng cường thị lực, chống lại nhiều bệnh về mắt.

Nước ép cam

Vẫn là loại quả quen thuộc với nhiều người Việt, cam mang trong mình nhiều công dụng thiết yếu cho cơ thể từ tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng, cung cấp nguồn vitamin C thiết yếu cho cơ thể, trong đó có mắt. Lượng vitamin C lớn chứa nhiều trong cam giúp giữ cho các mạch máu trong mắt khỏe và ổn định, đồng thời giảm nguy cơ hình thành đục thủy tinh thể.

Nước ép cà chua

Cà chua có màu đỏ nhờ lycopene, một loại carotenoid quan trọng có thể ngăn ngừa các bệnh liên quan đến thị lực và các biến chứng như quáng gà. Uống một ly nước ép cà chua vào buổi sáng không chỉ giúp tăng cường thị lực mà còn giúp làm đẹp da, chống lão hóa, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Nước dừa

Nước dừa là một trong những loại nước lành mạnh và bổ dưỡng nhất, không chỉ chứa đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất, axit amin và chất điện giải cần thiết cho cơ thể mà còn cực kỳ tốt cho sức khỏe đôi mắt và thị lực tối ưu.

Sưu tầm

Tính toán có thể là khởi đầu của sự nghèo nàn

0

Một người luôn có thói quen tính toán sẽ tự khiến bản thân trở thành con người ích kỷ, sống khép kín, chỉ biết lợi ích của bản thân mình. Quy luật của cuộc sống không cho đi làm sao có nhận lại, người sống tính toán đến cuối đời cũng sẽ mãi “nghèo nàn”.

—————–

Câu chuyện 1:

Người đàn ông nọ may mắn nhặt được 1 viên ngọc trai to và đẹp, nhưng anh ta lại không hài lòng vì viên ngọc trai có một chấm đen nhỏ. Anh ta nghĩ rằng nếu có thể loại bỏ được đốm nhỏ này, thì nhất định nó sẽ trở thành bảo vật quý giá nhất trên đời. Vì vậy, anh bắt đầu lấy con dao và cạo bỏ bề mặt của viên ngọc. Dẫu vậy vết đốm vẫn còn, không từ bỏ, anh ta tiếp tục gọt hết lớp này đến lớp khác, cho đến khi loại bỏ được vết đốm. Kết quả là viên ngọc trai không còn nữa.

Câu chuyện 2:

Một người đang khát trên sa mạc bỗng thấy một ngôi nhà nhỏ đổ nát. Bên cạnh có một cái máy hút nước và một cái bình nước, miệng bình được nút chặt bằng một cái nút bằng gỗ cùng một mẩu giấy ghi dòng chữ: “Đầu tiên đổ nước trong bình vào máy hút, sau đó hút nước, nhưng nhất định phải đổ đầy bình nước trước khi bạn đi”.

Anh ta đứng trước một lựa chọn khó khăn: “Nếu đổ nước vào thiết bị hút mà không có nước chảy ra, chẳng phải đã lãng phí ấm nước cứu mạng này một cách vô ích sao? Ngược lại, nếu uống hết chỗ nước này, mình sẽ được cứu sống”.

Anh nghĩ đi nghĩ lại, cân nhắc cẩn thận và cuối cùng quyết định làm theo những gì ghi chú bảo. Thật vui mừng, anh đã có được kết quả đúng với mong đợi của mình. Nước từ máy hút bắt đầu phun. Anh ấy đã uống vui vẻ!

Nghỉ ngơi một lúc, anh lại đổ đầy nước vào ấm, cắm nút và ghi thêm vào tờ giấy: “Tin tôi đi, những lời trên tờ giấy là sự thật. Bạn chỉ có thể dập tắt sự sống nếu không học cách tin tưởng. Hãy cho để nhận lại nhiều hơn.”

——————

2 câu chuyện nhỏ nhưng nó giúp ta rút ra được nhiều bài học ý nghĩa cho cuộc sống. Người đàn ông không biết chấp nhận thực tại, luôn tìm kiếm sự hoàn hảo cho viên ngọc bởi ông ta tin nếu loại bỏ đốm đen ấy, ông ta sẽ có 1 tài sản vô giá. Sự cám dỗ bởi vật chất, của cải đã đẩy ông ta đi quá xa so với niềm vui giản đơn ban đầu: người chưa có gì trong tay nhặt được viên ngọc được xem là hạnh phúc, người có được viên ngọc muốn nó hoàn hảo hơn, có giá trị cao hơn,…lòng tham của con người đã quyết định mức độ hạnh phúc hay nói đúng hơn là mức độ hài lòng của họ đối với cuộc sống. Biết đủ mới chính là hạnh phúc thực thụ.

Cuộc sống luôn cho chúng ta quyền lựa chọn, bạn chọn không bằng lòng như người đàn ông trong câu chuyện 1 hay tin tưởng vào cuộc sống như người đàn ông trong câu chuyện 2? Lựa chọn của chúng ta hôm nay sẽ quyết định hạnh phúc của chúng ta trong tương lai.

Điều quan trọng nhất đối với chúng ta không phải là quan tâm đến thật và giả, được và mất, danh lợi, cao thấp, giàu nghèo, mà là làm sao để sống hạnh phúc và khám phá thi vị của cuộc đời.

Nếu tâm bất ổn thì than phiền ở khắp nơi, còn tâm hồn thoải mái thì luôn luôn là mùa xuân. Cho đi là cách giao tiếp tốt nhất, vì “cho” bao giờ cũng hạnh phúc hơn “nhận”.

7 việc cần học và ghi nhớ suốt đời để bản thân hoàn thiện và vui vẻ hơn mỗi ngày

0

Không học cách đứng lên sau thất bại bạn sẽ mãi gục ngã, không học cách thích nghi bạn sẽ bị loại trừ, không học cách thảnh thơi bạn sẽ mãi đau khổ,…Cuộc đời là chuỗi những ngày khó khăn, hạnh phúc, trở ngại đan xen, nếu không thể học cách thay đổi, bạn sẽ tự tay đẩy cuộc đời mình vào những chuỗi ngày bế tắc không lối thoát, hạnh phúc cũng vì thế cứ mãi xa vời.

Học xin lỗi và nhận trách nhiệm

Một trong hai bài học đầu tiên chúng ta được bố mẹ dạy là học cách nhận lỗi và xin lỗi. Thuở bé lời xin lỗi nói ra thật nhẹ nhàng, lớn dần, ta dường như dần quên mất bài học thuở bé, thay vào đó ta thích đổ lỗi, thích đẩy tội về phía người khác, ai cũng được miễn không phải bản thân mình. Chúng ta sợ hậu quả, sợ gánh trách nhiệm. Trưởng thành khiến chúng ta không còn đủ dũng cảm để nhận trách nhiệm. Lâu dần chúng trở thành một thói quen, tính cách xấu khiến chính bản thân ta không còn nhận ra con người khí phách của ngày đầu, chỉ còn con người hèn nhát đến đáng thương. Học được cách xin lỗi khi sai, nhận trách nhiệm khi cần sẽ khiến bạn trưởng thành, tinh thần thoải mái, quan trọng là tin vào bản thân mình.

Học cách nhu hòa

Nhiều người cho rằng sống thẳng thắn, cứng rắn, không thỏa hiệp, không đầu hàng mới là điều đúng đắn, điều này thuộc về tính cách và hầu như không cần thay đổi. Thế giới có hơn 7 tỉ người nghĩa là hơn 7 nghìn tính cách, tư duy,…chẳng phải là gia đình nhỏ – nơi có thể nuông chiều mọi mong muốn của bạn – vậy nên học cách nhu hòa là điều cần thiết để bạn sống hạnh phúc hơn, kết nối nhiều hơn. Học mềm mỏng, nhu hòa thì mới có thể tồn tại được lâu dài trong cuộc sống. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập.

Học cách nhẫn

Đừng bao giờ nghĩ nhẫn à yếu hèn! Nhẫn một chút sóng yên biển lặng, lùi một bước trời cao biển rộng. Con người muốn tồn tại và phát triển ai cũng như ai đều cần cương nhu đúng thời điểm. Hiểu nhẫn đúng ý nghĩa của nó để hiểu tại sao bạn cần học cách nhẫn suốt cả cuộc đời. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không. Năng lực này tùy ở mỗi người có ít hoặc nhiều, quan trọng là tu dưỡng và việc này nên học tập suốt đời.  

Học cách thấu hiểu

Tất cả chúng ta đều có nhu cầu được thấu hiểu và sẻ chia, bạn cần như thế nào, người đối diện cũng có như cầu tương tự hoặc hơn cả thế. Đừng nghĩ người đàn ông mạnh mẽ, người đã từng trải đời vài chục năm, đứa trẻ sống đơn giản, ông chủ giàu có,… không cần được thấu hiểu. Trên thực tế mỗi chúng ta đều có những nỗi đau, bất hạnh, tuyệt vọng, thất vọng,…dẫu chẳng thể nói ra nhưng trong tâm thức luôn mong cầu được san sẻ và thấu hiểu. Ta không phải là họ, không cảm nhận được nỗi lòng ấy vậy nên đôi khi mới có chuyện thiếu thấu hiểu dẫn đến đổ vỡ một tình bạn, một cuộc hôn nhân,…

Thiếu thấu hiểu lấy đi của chúng ta nhiều thứ, học cách thấu hiểu dù là một chút mỗi ngày sẽ giúp ta giữ và hàn gắn các mối quan hệ tưởng chừng đã đổ vỡ. Đôi khi người ta chỉ lần một câu an ủi thật lòng.

Học cách buông bỏ

Cuộc sống không thể đáp ứng bất cứ điều gì ta mong muốn, bởi con người muốn và mong cầu quá nhiều. Khi được đáp ứng thì vui vẻ hạnh phúc, không được thì phiền não, ủ dột, sầu bi… Con người vốn bé nhỏ, khi chết sẽ ra đi hai tay không, vậy sao phải mong cầu, được mất quá nhiều?

Để không bị phụ thuộc vào những được – mất những vật chất đang biến đổi ngoài xã hội, bạn hãy học cách buông bỏ để giữ cho nội tâm an yên, thong dong thì tự nhiên thấy bình an và hạnh phúc. Hãy coi cuộc đời như chiếc vali, lúc cần thì xách lên và đi, khi không cần dùng nữa thì đặt nó xuống.

Học cách cho đi

Học cách cho đi, nghe dễ mà lại khó bởi con người luôn đặt lợi ích cá nhân làm ưu tiên trong nhận thức. Học cách cho đi chính là khi con người mở rộng được đôi mắt trong tâm trí, cuộc đời đến cuối ta chẳng thể nắm gì trong tay dù chỉ là một hạt cát vậy nên nếu có thể hay cho đi, tặng cho đời nhiều yêu thương và tiếng cười. Bạn gửi cho đời yêu thương, đời gửi lại cho bạn gấp bội, bạn trao đi một tiếng cười, lại được nhận về muôn vàn hạnh phúc.

Ngẫm đến cuối cùng, chúng ta lao động, làm việc, cố gắng thật nhiều đến cùng cũng chỉ mong đổi lại được tiếng cười, sức khỏe như ngày còn thơ? Học cách cho đi là khi bạn nhận lại!

Học cách yêu thương

Yêu thương là điều cơ bản, vốn có sẵn tự nhiên trong mỗi con người dẫu vậy bạn vẫn cần học cách yêu thương mỗi ngày. Tâm hồn con người lại giống như mảnh đất, nếu chẳng được chăm sóc và vun bồi, nó sẽ ngày càng cằn cỗi và thiếu sức sống. Vậy nên yêu thương cũng phải học cả đời này để được trao và nhận yêu thương nhiều hơn, bao dung và mở rộng trái tim mình hơn nữa.

Phòng bệnh đường hô hấp hiệu quả hơn nhờ 7 loại rau củ đặc sản đang vào mùa

0

Chuyển mùa khiến nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp gia tăng. Trong bối cảnh dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu kết thúc, các dấu hiệu bệnh lý của Covid-19 tương đối giống so với bệnh đường hô hấp thông thường, việc phòng ngừa các nguy cơ bệnh đường hô hấp có thể giúp chúng ta giảm thiểu các nhẫm lẫn, lo lắng liệu bản thân có mắc Covid-19 hay không?

Mùa gió heo may gửi đến bạn top 7 loại rau của đặc sản mùa thu đặc biệt hiệu quả trong việc phòng ngừa sớm các nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp. 

Bông cải xanh

Thu đông chính là lúc bông cải xanh vào mùa, đây không chỉ là loại rau ngon mà còn mang trong mình nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Theo đó, bông cảnh xanh chứa lượng lớn các vitamin có lợi cho sức khỏe và hệ miễn dịch như: vitamin A, C. Cứ 100g bông cải xanh chứa 37% lượng vitamin A và 80mg vitamin C cần thiết cho cơ thể. Lượng vitamin C có trong bông cải được chứng minh cao gấp nhiều lần so với bắp cải hay giá đỗ.

Bí đỏ

Bí đỏ được biết đến là loại quả giúp sáng mắt, phát triển tốt hệ trí não và cả tăng sức đề kháng cho cơ thể trước sự xâm nhập của các bệnh lý đường hô hấp. Chứa đến 4 loại vitamin, trong đó có 2 loại vitamin hiếm (K và T), bí đỏ thực sự mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Vitamin K giúp tổng hợp protit của máu và mô xương. 

Vitamin T giúp làm đông máu và tạo các tế bào máu. 

Củ dền

Loại thực phẩm màu đỏ này chứa nhiều sắt, magie, axit folic, vitamin C, vitamin A, cacbohydrate, kali, photpho… nên không những bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mà còn giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa rất tốt. 

Với hàm lượng vitamin B12 phong phú, củ dền còn giúp thúc đẩy sự hấp thu sắt và tổng hợp hemoglobin, do đó lượng ôxy hemoglobin tăng cao giúp bồi bổ thể lực, nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, củ dền chứa nhiều chất xơ nên có thể trị táo bón rất hiệu quả.

Khoai lang

Củ khoai lang quen mà lạ. Nói quen bởi khoai lang là loại quả dân dã quen mặt trong đời sống hàng ngày, lạ là bởi khoai lang có nhiều lợi ích trong bảo vệ sức khỏe hơn bạn tưởng. Một củ khoai lang có thể mang đến cho cơ thể: vitamin A, B, C, E, protein, tinh bột, chất nhựa, các axit amin và nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khoẻ như canxi, kẽm, sắt, magie,…Việc mang trong mình rất nhiều lượng vi chất và dinh dưỡng thiết yếu khiến việc ăn khoai lang hàng ngày có thể giúp bạn phòng ngừa nhiều chứng bệnh hô hấp khi vào mùa: nghẹt mũi, hen suyễn, viêm phế quản hay thấp khớp… 

Cam

Nói đến loại quả giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa cảm mạo, bệnh hô hấp khó mà không nhắc đến cam. Đây thực sự là loại quả lý tưởng giúp nâng cao sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch. 1 cốc nước cam sau bữa sáng hoặc trước 2 giờ chiều mỗi ngày, bạn có thể giúp cơ thể phòng ngừa một số bệnh thường gặp ở đường hô hấp như: đau họng, hen suyễn,…

Là loại quả mọng nước và giàu vitamin cùng các nguyên tố vi lượng như canxi, phốt pho, sắt, iốt,…lê tỏ ra là loại quả lý tưởng phòng ngừa các bệnh đường hô hấp. Ăn lê thường xuyên có thể làm dịu cơn hanh khô mùa thu, thúc đẩy chất lỏng trong cơ thể và nuôi dưỡng phổi.

Lê Nam Phi

Chuối

Ăn chuối không chỉ để phòng ngừa bệnh táo bón! Có thể bạn chưa biết, trong chuối có chứa đến 8 loại axit amin khác nhau rất tốt cho sức khỏe và đặc biệt là hệ tiêu hóa. Sử dụng 1-2 quả chuối hằng ngày sẽ giúp bạn nâng cao sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch, tiêu hóa của bạn. Ăn chuối còn cải thiện tình trạng thiếu máu, làm đẹp da, giảm béo và cải thiện trí nhớ cho người lớn và trẻ nhỏ.

Chuyển mùa, bệnh hô hấp luôn rình rập, để bảo vệ sức khỏe của người thân và gia đình trước nguy cơ tấn công của bệnh lý đường hô hấp, bổ sung thực phẩm bảo vệ là cách đơn giản và hiệu quả nhất.

Điểm mặt 5 loại rau củ không nên nấu chín vì ăn sống tốt hơn nhiều lần

0

Không phải bất cứ loại rau củ nào cũng nên nấu chín, đối với một số loại rau củ dưới đây, việc ăn chúng lúc còn sống hóa ra lại có ích hơn rất nhiều, vừa bổ dưỡng lại không mắc công nấu nướng.

Tỏi

Là một loại củ có mặt thường xuyên trong căn bếp, bạn thường quen mặt với tỏi như một thành phần không thể thiếu để tẩm ướp các món ăn trong gia đình. Tỏi ngon, thơm và mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe, đặc biệt là khi ăn sống. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng tỏi phát huy được công dụng bảo vệ sức khỏe tốt hơn nhiều lần khi được ăn sống.

Là một loại rau thuộc họ allium có chất chống kết tập tiểu cầu, tỏi mang trong mình đặc tính chống lại bệnh tim mạch hiệu quả. Một nghiên cứu chỉ ra rằng nếu ta đun nóng tỏi ở 392 độ C trong 6 phút hoặc hơn sẽ ngăn chặn hoàn toàn khả năng chống kết tập tiểu cầu tự nhiên ở tỏi. Đun sôi hoặc nướng chín tỏi cũng giảm đáng kể khả năng kháng khuẩn, chống ung thư ở tỏi. Cụ thể, nếu nấu sôi tỏi quá lâu có thể hủy hoại toàn bộ tính kháng khuẩn, nấu tỏi bằng lò vi sóng có thể phá hủy hoàn toàn hoạt chất chống ung thư có trong tỏi. 

Hành tây

Giống như tỏi, hành tây cũng thuộc họ rau allium, chứa các chất chống tập kết tiểu cầu, phòng ngừa bệnh tim mạch. Nướng hoặc nấu hành tây quá lâu (trên 30 phút) có thể loại bỏ hoàn toàn khả năng này ở hành tây. Điều này thực sự rất lãng phí.

Bên cạnh khả năng bảo vệ tim mạch, hành tây khi ăn sống còn có khả năng chống ung thư nhờ nồng độ cao của quercetin flavonoid. “Khi ăn sống, bạn sẽ phát huy tối đa đặc tính chống ung thư của hành tây. Nấu chín làm giảm lợi ích của các chất phytochemical có trong chúng”.

Bông cải xanh

Bạn chắc hẳn đã nghe rất nhiều lời khuyên về việc đừng luộc, nấu bông cải xanh quá lâu trên lửa, các phương pháp được khuyên dùng bao gồm: chần sơ qua nước, hấp nhanh và ăn sống. Tất cả đều có lí do của nó.

Bông cải xanh có chứa một lượng lớn hợp chất chống oxy hóa gọi là sulforaphane, có thể giúp ngăn ngừa ung thư, tiểu đường loại 2, bệnh tim, viêm nhiễm, trầm cảm và các tình trạng sức khỏe khác. Đó là lí do chúng được liệt vào danh sách các loại rau củ nhiều dinh dưỡng nhất. Khi sử dụng bông cải xanh nên nhớ rằng chúng tốt hơn khi ăn sống bởi cơ thể chúng ta hấp thụ sulforaphane nhanh hơn khi ăn bông cải xanh sống thay vì nấu chín.

Củ cải đường

Một củ cải đường có thể chứa đến 4 loại vitamin cần thiết cho cơ thể như: vitamin C, A, K, B9 và các vi chất thiết yếu như canxi, sắt, kali, chất xơ,… Nhiều bà nội trợ thường bổ sung củ cải đường vào bữa cơm gia đình cũng vì nguyên do ấy, tuy vậy nhiều người không biết rằng, lượng dinh dưỡng thiết yếu này sẽ mất đi khoảng 25% khi nấu chín. Để giữ toàn vẹn lượng dinh dưỡng có trong củ cải đường, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn sống, sử dụng trong các món salad cùng nước sốt để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng đồng thời tăng thêm hương vị cho món ăn.

Ớt chuông đỏ

Trong số các loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch, ớt chuông đỏ là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, chúng chứa gần gấp ba lần lượng vitamin C của quả cam nhưng nhiệt độ cao có thể phá hủy chất dinh dưỡng thiết yếu này. Do đó, ăn sống ớt chuông đỏ sẽ có lợi hơn.

Sau bài viết này, bạn thực sự nên suy nghĩ lại về cách chế biến với các loại thực phẩm nói trên để có thể tối ưu hóa năng lượng cho cơ thể nhé!

Lắng nghe không phán xét

0

Đã là con người, thì sẽ thích bày tỏ quan điểm cá nhân của mình hơn, thích nói hơn, thích người khác lắng nghe mình hơn là dành thời gian lắng nghe người khác. Lắng nghe đã là một kỹ năng khó, vì nó cần quá trình rèn luyện và trái tim bao dung. Lắng nghe không phán xét thì còn khó hơn gấp một vạn lần.

Đã là con người, ai cũng mang theo bên mình một bao tải những hành trang trải nghiệm, niềm tin, định kiến cá nhân mà bạn nhặt nhạnh trong suốt hành trình cuộc sống từ lúc sinh ra đến hôm nay. Trong đó, có rất nhiều niềm tin bị lập trình vào tâm trí, từ qui định của thế giới, của xã hội bên ngoài, từ các bộ luật viết dày cộm đến luật bất thành văn. Nghĩa là, đương nhiên ta đang xây một bức tường cao vun vút của những định kiến hết sức cá nhân. Vậy, rồi sao mà ngồi nghe ai đó nói? Có khi người ta chưa kịp nói, mình đã nhảy vào họng người ta la lối chỉ trích rồi. Nói chi đến chuyện lắng nghe không phán xét. Không thì, mình sẽ chẳng có nghe gì ráo. Chỉ ngồi đó liên hệ với dữ liệu sẵn có trong não, rồi nghĩ cách đối phó, trả lời, chỉ trích, khuyên bảo người ta.

Ủa, nhưng nếu không lắng nghe không phán xét thì làm sao bạn tìm ra sự thật, nghe được câu chuyện nguyên bản, hiểu được những cảm xúc bản nguyên? Mà không hiểu được sự thật, hiểu đủ và hiểu đúng câu chuyện của người ta thì làm sao mà có dữ liệu đúng để mà đối lại? Nghe theo kiểu chọn cái gì liên quan tới mình mới nghe thì đâu phải là nghe. Đó là đi siêu thị kiếm hàng nào hợp với dáng mình thì chọn bỏ vô giỏ hàng. Vậy, thì quá sức biased – thiên kiến theo ý mình rồi chớ nghe gì câu chuyện của người ta? Rồi, với đám dữ liệu chọn lựa, không đủ không đúng đó, bạn phản ứng. Dữ liệu không chính xác thì làm sao phản ứng chính xác? Input – đầu vào không chính xác thì làm sao output – đầu ra chính xác? Vậy thì ngồi đó phí thời gian chi? Khỏi nghe cũng được mà.

Cho nên, hoặc là muốn làm gì làm, khỏi nghe. Hai là, đã nghe thì phải rèn luyện kỹ năng nghe không phán xét. Lỡ nghe rồi thì nghe và thu thập dữ liệu cho đúng, cho chính xác để còn process – xử lý thông tin chính xác và đưa ra phản ứng phù hợp. Bằng không, mọi phản ứng, quyết định, hành động dựa trên câu chuyện bạn vừa nghe là vô căn cứ. Ai rảnh quá thì làm vậy. Còn không rảnh thì tập trung chỉ lắng nghe, đừng cho phép suy nghĩ, liên hệ, định kiến thành kiến gì của mình chen vào hết. Chuyện này rất dễ mà rất khó. Chỉ có người thật sự quan tâm đến người khác, đến câu chuyện nguyên bản của họ, đến tâm thế mong muốn giúp đỡ người khác một cách vô vụ lợi mới có thể lắng nghe không phán xét. Chớ không thì mới nói 3 câu đã rình rập nghĩ cách xử người ta.

Giờ, bạn phản tư đi chút đi. Bạn có lắng nghe không phán xét không? Bạn có hay, người ta chưa nói xong đã phản ứng không? Hay người ta chưa kịp nói vấn đề bạn đã đưa ra giải pháp? Nếu thế, thì 80% tất cả phản ứng, giải pháp, quyết định của bạn đến giờ đều sai cả, vì thông tin đầu vào của bạn có chính xác đâu. Còn nếu bạn lắng nghe không phán xét mà chỉ tiếp nhận thông tin thì, 80% phản ứng của bạn trong đời này sẽ đúng. Đơn giản chỉ vì nó dựa trên sự thật. Chỉ làm 1 chuyện này thôi, lắng nghe không phán xét, bạn sẽ giảm được 80% vấn đề và rắc rối trong đời, tăng 80% thời gian rảnh rỗi để làm nhiều điều có giá trị khiến cho cuộc sống hạnh phúc hơn.

Nguyễn Phi Vân

Chào trần thế ta đi

0

Thôi thế là xong một kiếp người
Bao lần hỷ nộ mấy lần chơi
Hoa trong đáy nước trăng trên sóng
Một thoáng trần gian mộng mấy thời?
Thôi thế là xong họ đã về
Ghế xếp mành buông vở sơn khê
Nhân gian còn mấy lời dang dở
Sân khấu còn bao nỗi ước thề?
Nhấp chén rượu trần mấy cuộc vui
Bao tiết xuân xanh mấy ngậm ngùi
Thương si mấy chén tình bao ngả
Hận sân bao cuộc mấy hên xui
Thôi thế ta về bỏ tham sân
Thôi thế ta đi gác mộng trần
Một giấc điệp hồ thân đã ngộ
Hoại không thành trụ chẳng bâng khuâng
Chào nhé nhân gian vạn kiếp đời
Chào nhé vài ba chuyến dạo chơi
Một đời chớ trụ vào mê tưởng
Ngàn năm bia đá vẫn không lời

Nguyễn Phi Vân

Học buông bỏ và thong dong

0

Buông bỏ trong Phật giáo không phải là buông trách nhiệm mà là buông nỗi khổ niềm đau, buông quá khứ bất hạnh, buông những thứ mà chúng ta không cần ghi giữ trong tâm. Thử hình dung, một người đang đeo ba lô nặng trĩu vai, chỉ cần bỏ ba lô xuống thì sẽ thấy nhẹ nhàng, thảnh thơi biết bao nhiêu!

Buông bỏ khổ đau khác với buông trách nhiệm. Buông trách nhiệm là thiếu trách nhiệm, tức là không màng gì đến người khác, ai chết mặc ai, bản thân mình sống hạnh phúc là được rồi. Đó là sự chai sạn lòng từ bi đối với tha nhân, không phải là buông bỏ.

Ví dụ, một số Phật tử mải đi hộ niệm vãng sinh mà bỏ bê công việc, trách nhiệm gia đình, khiến người thân bắt đầu hoài nghi và có những ý nghĩ tiêu cực về Phật giáo. Tu học Phật đúng nghĩa phải là những người phụng sự chúng sinh, năng động, tích cực, lạc quan, yêu đời, tinh tấn ba la mật.

Thong dong là trạng thái không bị câu thúc bởi nỗi khổ niềm đau, luôn tự tại, thư thái, thoải mái, thảnh thơi. Người tu phải trải nghiệm được sự thong dong này. Được sống trong một môi trường tâm linh tốt, có tùng lâm (tức bóng cây cổ thụ), không gian lớn, chùa to, kiến trúc và trang trí mỹ thuật đẹp thì con người dễ hướng về chánh đạo.