Home Blog Page 9

Dù theo kiểu Việt hay kiểu Âu cũng đừng quên thêm rau xanh vào bữa sáng

0

Rau xanh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong buổi sáng và chúng ta dường như quên mất điều này.

Ăn sáng như thế nòa là tốt cho cơ thể? Các chuyên gia y tế khuyến cáo, một bữa ăn sáng tốt nên đáp ứng, bổ sung đủ  4 nhóm dưỡng chất cho cơ thể bao gồm: Chất đường bột, protein, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Bữa ăn dù món Á hay món Âu, chúng ta cần thiết nên bổ sung các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là rau xanh.

Trăm nghìn lợi ích khi bữa sáng có rau xanh

Chúng ta thường chú trọng cung cấp nhiều calo, protein từ thịt, cá, trứng cho cơ thể trong bữa sáng nhưng lại quên mất rằng đôi khi việc cung cấp quá nhiều năng lượng cơ thể cần cũng chưa hẳn là điều tốt. Chúng ta cần nhớ rằng, cơ thể người trưởng thành cần khoảng 2.000-2.500 kcal/ ngày. Việc bổ sung quá nhiều calo vào bữa sáng có thể khiến bạn bị dư thừa lượng calo thông qua thức ăn còn lại nạp vào cơ thể trong ngày. Theo đó, lượng calo phù hợp cho bữa sáng nên rơi vào khoảng 300-500 kcal.

Bên cạnh việc bổ sung quá nhiều calo cho bữa sáng, “bỏ quên mất rau xanh” cũng là thực trạng thường gặp của nhiều người Việt trong bữa sáng. Rau xanh là thực phẩm cung cấp chất xơ, vi chất quan trọng cho cơ thể, nhưng mọi người thường “quên” trong bữa sáng. Đặc biệt là những người có thói quen ăn sáng ở hàng quán với xôi, bánh mì, bún phở thì việc không bổ sung rau xanh trong bữa sáng diễn ra rất thường xuyên.

Bổ sung rau xanh cho bữa sáng mỗi ngày có thể mang lại nhiều lợi ích vượt trội

Rau xanh giàu các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là các loại vitamin nhóm B như vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B12, biotin, choline, axit folic và vitamin C. Đây là những loại vitamin tan trong nước, không thể lưu trữ trong cơ thể, do vậy cần bổ sung mỗi ngày.

Rau xanh cũng góp phần cải thiện sức khỏe thị lực của bạn khi chứa hàm lượng lutein và zeaxanthin cao, bảo vệ các điểm vàng, ngăn chặn thiệt hại do ánh sáng xanh. Hàm lượng chất xơ có trong rau xanh cũng đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, phòng ngừa táo bón,…

Một số lưu ý cho bữa sáng từ chuyên gia dinh dưỡng

  • Không có công thức hay bữa sáng tiêu chuẩn nào phù hợp với mọi người, bởi mỗi người là một cá thể. Lựa chọn bữa sáng như thế nào là phụ thuộc vào sở thích, tuổi tác, giới tính, vùng miền và khả năng kinh tế của mỗi người. Dẫu vậy, nếu có thể, chúng ta cần bổ sung các nhóm chất cơ thể cần cho bữa sáng như đã nêu ở trên.
  • Món Âu hay món Á, khô hay nước đều tốt nếu nó cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể trong một ngày
  • Trẻ nhỏ, người cao tuổi nên ăn sáng bằng các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa.
  • Người có bệnh lý nền kèm theo như tiểu đường, béo phì, ung thư dạ dày…thì cần có chế độ cụ thể, riêng biệt theo chỉ định của bác sĩ để xây dựng chế độ ăn phù hợp.

Đợi chờ tình hạ

0

Nắng trôi qua vùng cao rực cháy
Em đi về quên tóc tơ riêng
Khép áo giấu làn hương mười bảy
Ta loay hoay gió cuốn lên tìm
Cơn mưa cũ ướt mềm vai áo
Nhớ nhung nào gõ nhịp trong tim
Dốc đường thoảng dư hương mờ ảo
Dã quỳ xanh nép bụi im lìm
Ta khao khát tiếng yêu mùa hạ
Để tắm mình trong mắt em yêu
Môi hôn trao thuở nào vụng dại
Thời gian đưa ngưng đọng trời chiều
Hạ mùa này xác xơ mắt lá
Câu thơ buồn ta viết hôm kia
Cung đàn buông âm trầm rất lạ
Như khóc thương một nỗi chia lìa
Hạ bây giờ riêng ta đứng đợi
Dáng em về gót mịn chân qua
Chợt nhạt nhòa người xa vời vợi
Biết bao giờ kỷ niệm phôi pha?
Chút luyến tiếc còn vương làn tóc
Ta đợi chờ mùa hạ lại sang
Âm vang nào nghe như tiếng khóc
Đêm nay buồn, nặng nửa ta mang.

st

Chuyên gia chỉ ra 6 nhóm người không nên chạy bộ và lí do đặc biệt đằng sau

0

Chạy bộ luôn là một bài tập dễ dàng và cực kì có lợi cho sức khỏe cho mọi người. Tuy vậy trong một vài trường hợp liên quan đến bệnh lý và tình trạng sức khỏe, bài tập chạy bộ tưởng đơn giản, dễ dàng và vô hại lại đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe con người, thậm chí có thể gây tử vong. Trong bài viết dưới đây, Mùa gió heo may sẽ liệt kê 6 nhóm người tuyệt đối không nên chạy bộ để bảo vệ sức khỏe theo lời khuyên của chuyên gia y tế.

Người béo phì

Người béo phì thường lựa chọn bài tập chạy bộ là phương thức giảm cân hiệu bởi cho rằng việc vận động cơ đùi, chân, eo, cánh tay,…nói cách khác là toàn thân vận động sẽ giúp giảm cân thuận lợi. Đây thực ra chỉ là hiểu lầm của những người béo phì, bởi bài tập chạy bộ thực sự không phải là phương thức giảm cân hiệu quả dành cho họ, trong một vài trường hợp xấu còn có thể dẫn đến chấn thương hoặc gãy xương đầu gối. Lý giải về điều này, các chuyên gia y tế cho biết: “Khi chạy bộ, đôi chân của họ sẽ phải chịu một áp lực rất lớn. Nếu duy trì trong thời gian dài thì áp lực từ trọng lượng cơ thể sẽ dồn nén xuống đôi chân, khiến các khớp gối có thể bị mệt mỏi hay thậm chí là gãy xương đầu gối.”

Vậy đâu mới là giải pháp giảm cân cho người béo phì? Thay vì lựa chọn chạy bộ, người béo phì có thể lựa chọn những bài tập tại chỗ cùng chuyên gia thể hình, kết hợp với chế độ ăn, dinh dưỡng hợp lý sẽ cho kết quả như mong đợi.

Người từng bị chấn thương khớp gối

Người từng bị chấn thương khớp gối không phải là đối tượng phù hợp với bộ môn chạy bộ. Lý do được các chuyên gia đưa ra cực kỳ thuyết phục. Bản chất khớp gối ở người bị chấn thương khớp gối đã không được “khỏe” như người bình thường, việc chạy bộ thường xuyên, tần suất cao tạo một áp lực lớn lên khớp gối, khiến chúng quá tải. Chạy bộ có thể khiến khớp gối của bạn tái chấn thương, thậm chí nặng nề thêm khi các khớp liên quan cũng chịu chung cảnh liên lụy, chị phá hủy và chấn thương hoàn toàn.

Lựa chọn các môn thể thao thay thế, ít tác động đến các khớp gối là lời khuyên phù hợp dành cho người bị chấn thương khớp gối.

Người mắc bệnh về tim

Người bệnh tim mạch thường được bác sĩ khuyên nên chạy bộ, vận động nhẹ nhàng để phòng chống và cải thiện sức khỏe tim mạch. Tuy vậy cũng có một vài người bệnh tim mạch đặc biệt không nên chạy bộ. Các chuyên gia y tế chỉ ra cụ thể 3 nhóm người bệnh tim mạch với các biểu hiện bệnh lý không nên chạy bộ bao gồm:

– Những người từng có cơn đau tức tim trong vòng hai tháng trở lại.

– Những người chỉ làm việc nhà nhẹ hoặc lên một tầng cầu thang cũng tức ngực, thở dốc.

– Những người từng có những cơn đau tức tim trong vòng hai tháng trở lại.

Người cao tuổi

Người cao tuổi là đối tượng thường được khuyên phải thường xuyên vận động, tập luyện để các khối cơ được linh hoạt, dẻo dai và tránh thoái hóa. Tuy vậy, người cao tuổi cần cân nhắc và lựa chọn các bài tập phù hợp để bảo vệ sức khỏe. Và bài tập chạy bộ là bài tập đầu tiên cần tránh.

Người từ 60 tuổi trở lên, các hệ thống cơ bắp, dây chằng bị lão hóa khiến chúng không còn tính đàn hồi tốt như thời trai trẻ. Các bài tập đòi hỏi sự vận động liên tục, nhanh, mạnh với cường độ cao như chạy bộ thực sự không phù hợp với sức khỏe của các dây chằng, khớp, cơ bắp,…vốn đã không còn khỏe mạnh. Việc này dễ khiến chúng bị tổn thương và yếu đi, trong nhiều trường hợp có thể ảnh hưởng không tốt tới khớp và xương chân, gây nhiều bệnh tật.

Thay vì chạy bộ, người bệnh nên chọn đi bộ trong khoảng 30-45 phút để tăng tuần hoàn máu, vận động vừa đủ.

Người bị đái tháo đường

Người bị bệnh đái tháo đường đã tiêm insulin thì không được chạy bộ trong trạng thái đói bụng để tránh hạ đường huyết.

Người bị thoát vị đĩa đệm

“Đĩa đệm có tác dụng như một bộ phận giúp giảm xóc. Khi bạn chạy liên tục, toàn bộ trọng lượng trong cơ thể sẽ dồn vào chân và thắt lưng, gây ra căng thẳng tới đĩa đệm. Chạy bộ sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng và triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống lưng của người bệnh.” Đây chính là lời cảnh báo của chuyên gia y tế đến những người bị thoát vị đĩa đệm.

Bài tập chạy bộ thực sự không tốt cho sức khỏe người bệnh thoát vị đĩa đệm, nếu không muốn nói là có thể khiến chúng trầm trọng hơn. Trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh muốn tiếp tục chạy bộ sau bình phục bệnh cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có lời khuyên hợp lý về vận động và các bài tập bổ trợ.

Nắng thu đỏng đảnh

0

Tia nắng Thu quyện mùi thơm sữa cốm
Màu vàng xen trong lốm đốm mắt na
Gió dịu dàng vuốt ve buổi chiều tà
Hoa sen muộn đang ngả màu hồng đậm.
Tia nắng chiều buông từng sợi thật chậm
Sợ đêm về làn sương ngậm lạnh se
Nắng vương vấn ôm ấp từng cành me
Níu gữi lại bên hè tia vàng ấm.
Yêu mùa Thu sáng sớm kia lấm tấm
Giọt sương Thu mỏng mảnh lẫn nắng mai
Nắng đỏng đảnh đổ bóng mình vươn dài
Xua màn sương chạy hoài đâu chẳng biết.
Nắng Mùa thu điệu đà sao đáng ghét
Làm hanh hao từng vệt trên lá non
Tia nắng Thu lay lắt những giận hờn
Chẳng nhẹ nhàng mơn man trên vòm lá.

st

3 điều làm nên con người tích cực: Không khúm núm, Không phàn nàn, Không kiêu ngạo

0

 Cuộc sống mặc nhiên sẽ có đôi lúc tồi tệ, dẫu vậy ta chẳng thể khiến bản thân lao dốc vì những điều ấy. Chúng ta không thể thay đổi những điều sẽ xảy đến nhưng có thể thay đổi chính mình. Luyện tập để trở thành một người tích cực, tâm thái tích cực bạn sẽ thấy cuộc sống thay đổi theo hướng tốt hơn nhiều lần.

Theo đó, tâm thái tiến bộ của một người tích cực nên có trong cuộc sống là: không khúm núm, không phàn nàn, không kiêu ngạo.

Không khúm núm

Khi nào bản thân ta trở nên khúm núm? Phải chăng là khi gặp một người tài giỏi, giàu có, xinh đẹp hơn mình? Chính mặc cảm, tự ti về bản thân khiến chúng ta khúm núm, coi bản thân mình bé nhỏ, vô dụng.

Chúng ta sinh ra đều được bố mẹ ban cho một cơ thể lành lặn, khỏe mạnh, dẫu xuất phát điểm của mỗi người khác nhau, nền tảng gia đình người giàu có, kẻ nghèo khó,…nhưng giá trị bản thân mỗi người thì chỉ có một. Giá trị của bản thân ta cao hay thấp tùy thuộc vào cách ta nhìn nhận bản thân mình. Không đánh giá quá cao người khác cũng không đánh giá thấp chính mình. Tự tin khi sống ở nơi thấp và tôn trọng bản thân, sống ở nơi cao và tôn trọng người khác chính là sự tự tin. Cuộc sống này, điều gì cũng có thể xảy ra. Kẻ mạnh hôm nay có thể là kẻ yếu của ngày hôm qua. Chìa khóa để một người có thể chuyển từ yếu sang mạnh chính là họ không đánh giá quá cao người khác cũng như không đánh giá thấp bản thân và luôn cố gắng làm hết sức mình. 

Tư duy không khúm núm trong bất kì hoàn cảnh nào đều đúng. Sai thì nhận, có lỗi thì sửa với tấm lòng chân thành, trung thực, chăm chỉ sẽ tốt hơn luồn cúi, sợ sệt van nài.

Không phàn nàn

“Lời phàn nàn đầu độc môi trường tư duy giống như hút thuốc lá thứ cấp hủy diệt không gian thở chung. Đứa bạn cùng lớp lười biếng, tay đồng nghiệp amateur nói nhiều làm ít, một cô người yêu hay nhăn nheo, họ không khác nào lũ zombie chuyên ăn sạch tế bào não tích cực của người khác. Ở chung không gian với họ, ánh sáng và niềm vui sống của bạn như bị hút sạch đi.”

Thói quen phàn nàn thực sự ảnh hưởng lớn đến tâm trạng, cuộc sống của bạn và những người xung quanh nhiều hơn bạn tưởng. Phàn nàn thực sự là liều thuốc độc. Có đến nghìn điều không vừa ý trong cuộc sống này khiến ta buộc phải thốt ra lời phàn nàn mỗi ngày ví như: sáng đi làm xe thủng lốp, không may làm mất điện thoại, đối tác làm việc khiến ta muốn chửi bới,…dẫu vậy than phiền mù quáng mà không đưa ra cách giải quyết chẳng thể giúp ta làm được gì. Học cách giải quyết mọi vấn đề khiến ta muốn phàn nàn trong cuộc sống bởi chúng sẽ không ngưng xảy ra chỉ vì ta phàn nàn. Mọi điều không vừa ý đều sẽ đến mỗi ngày bởi hiếm có ngày nào là thực sự hạnh phúc. Học cách đối mặt với các vấn đề bằng tư duy lạc quan, tin vấn đề sẽ có hướng giải quyết sẽ khiến mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn.

Không kiêu ngạo

Người thành đạt hay lãnh đạo thường cho phép kiêu ngạo, coi bản thân là nhất, vô cùng hài lòng với bản thân mình là điều nên có bởi bản thân họ đã thực sự xuất sắc. Trên thực tế khoảng cách giữa kiêu ngạo và tự tin rất mong manh. Người tự tin là người hiểu rõ bản thân mình, tự tin với khả năng của bản thân trên một lĩnh vực nào đó, đồng thời cũng biết bản thân mình ở đâu, còn yếu kém những gì để hoàn thiện. Ngược lại, người kiêu ngạo lại cho rằng bản thân mình là tốt nhất, kiêu căng tự mãn.

Núi cao còn có núi cao hơn, người tài năng còn có người tài năng hơn gấp bội. Tự tin để phát triển bản thân, tài năng, tiềm lực của bản thân là điều tốt, nhưng tự cao, kiêu ngạo chỉ khiến bản thân thiệt thòi, che mờ mắt vì không biết bản thân đang ở đâu để phát triển. Cũng chính vì vậy, cuộc sống của người kiêu ngạo thường sẽ thường rơi vào bế tắc, cực đoan khi họ mãi sẽ chẳng biết lắng nghe, học hỏi.

Lựa chọn làm con người tích cực là lựa chọn để cuộc sống nhiều niềm vui, màu sắc hạnh phúc hơn. Trở thành con người với tâm thái tích cực là điều có thể thực hiện khi ta học cách thay đổi nhận thức của bản thân mình thông qua những điều tưởng chừng đơn giản: không khúm núm, không phàn nàn, không kiêu ngạo.

Giá trị dinh dưỡng từ quả bí đỏ

0

Bí đỏ được xem là một trong những thực phẩm bổ dưỡng tốt cho cơ thể con người. Vậy bí đỏ có tác dụng gì đối với sức khỏe? Bài viết sau sẽ giúp bạn biết 8 lợi ích của bí đỏ và hướng dẫn cách mua bí đỏ thông minh, tiện lợi.

1. Bảo vệ niêm mạc dạ dày và tốt cho tiêu hóa

Bí đỏ chứa các loại vitamin và pectin giúp cơ thể loại bỏ độc tố, vi khuẩn có hại, đặc biệt là những chất kim loại nặng (chì, thủy ngân…), nguyên tố phóng xạ. Đồng thời, pectin còn bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa của cơ thể, giúp quá trình tiêu hóa thực phẩm diễn ra thuận lợi hơn. Bởi vậy, những người mắc bệnh dạ dày nên thêm ngay bí đỏ vào thực đơn hàng ngày của mình.

2. Hạn chế và kiểm soát bệnh tiểu đường

Không chỉ được dùng làm nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon, bí đỏ còn có tác dụng rất tốt với người có nguy cơ hoặc đang mắc bệnh tiểu đường. Loại thực phẩm này giúp hạ đường huyết trong máu, hạn chế nguy cơ bị tiểu đường. Nếu bạn đang bị tiểu đường thì việc thường xuyên ăn bí đỏ sẽ giúp cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển mạn tính.

3. Phòng chống bệnh tim mạch

Chắc hẳn bạn đã biết chất physterol và axit béo omega 3, omega 6 đều là những chất giúp giảm lượng cholesterol xấu. Bởi vậy, những chất này có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch và tăng huyết áp rất hiệu quả. Và hạt bí đỏ chính là một nguồn cung cấp những chất này mà bạn có thể tìm thấy dễ dàng.

4. Tốt cho xương và mắt

Bí đỏ là thực phẩm giàu carotene. Khi ăn bí đỏ, các chất này vào cơ thể và chuyển hóa thành vitamin A, rất tốt cho mắt của bạn. Mặt khác, bí đỏ chứa chất khoáng, canxi, magie, photpho, sắt và nhiều chất dinh dưỡng khác giúp xương phát triển.

5. Tốt cho não và phụ nữ mang thai

Chất axit glutamine trong bí đỏ rất cần thiết cho hoạt động của não bộ. Thực phẩm này đóng vai trò quan trọng trong trợ giúp phản ứng chuyển hóa ở những tế bào thần kinh và não.

Đặc biệt, với phụ nữ mang thai, việc thường xuyên ăn hạt và hoa bí đỏ không chỉ giúp phát triển tế bào não của thai nhi mà còn ngăn ngừa tăng huyết áp, phù nề…

6. Tăng cân hiệu quả

Nếu bạn đang gầy yếu và muốn tăng cân, hãy tăng cường ăn bí đỏ trong thực đơn của mình. Thực phẩm này chứa nhiều tinh bột và dễ dàng chuyển hóa thành glucose, giúp tăng cân. Hơn nữa, bí đỏ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất xơ, vitamin K, vitamin C, vitamin E… giúp nâng cao sức khỏe.

7. Giảm cân

Tuy chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhưng bí đỏ lại chứa hàm lượng chất béo và calo thấp. Hơn nữa, bí đỏ còn tạo cảm giác no lâu nên sẽ giúp hạn chế sự thèm ăn. Bởi vậy, bí đỏ được xem là “thực phẩm vàng” dành cho những người đang muốn giảm cân.

8. Giúp da đẹp lên từng ngày

Lượng nước trong bí đỏ khá cao nên sẽ giúp chị em bảo vệ da và chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời. Mặt khác, bí đỏ lại chứa vitamin C, giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể, ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa da hiệu quả.

Không chỉ được dùng trong các món ăn, bạn có thể sử dụng bí đỏ để chế biến thành những loại mặt nạ dưỡng da tuyệt vời. Những vitamin A, B, C, K… trong bí đỏ sẽ giúp da bạn đẹp lên từng ngày.

Hà Nội – Mùa thay lá

0

Chẳng phải đợi đến mùa thu “Cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ”, từ cuối tháng 3, nhiều con đường ở Hà Nội đã phủ lên mình những sắc màu rực rỡ và đầy thi vị.

Đầu mùa không thiếu những cơn gió bất chợt, và mỗi khi có gió thổi, lá trên cây lại rơi rụng lả tả, còn lá dưới đất cũng theo gió cuốn bay.

Trên các cung đường, góc phố Hà Nội, cây xanh đua nhau thay áo mới. Sắc xanh, sắc đỏ, sắc vàng trên những cây bàng, lộc vừng, bồ đề, xà cừ, bằng lăng… hòa quyện với nhau tạo nên bức tranh sống động. Người Hà Nội có quyền tự hào, chẳng cần đợi đến mùa thu, ngay xuân này cũng có thể chiêm ngưỡng một mùa lá vàng, đỏ rực khoảng trời.

Đúng là chỉ có ở Hà Nội mùa xuân mới đủ chất chứa vào lòng mùa lá đẹp quyến rũ đến vậy. Cơn gió thoảng qua, những chiếc lá vàng, đỏ lãng đãng rơi xuống, thật nhẹ. Hà Nội mùa thay lá biến những con phố trở nên thơ mộng đến lạ lùng.

ha noi mua cay thay la
Kết quả hình ảnh cho Hà Nội mùa thay lá

Cứ như thế, những mùa hoa nối tiếp nhau đi qua, những mùa lá rụng cũng theo mùa về như một quy luật tất yếu. Mùa nào cũng khiến con người ta phải xao lòng và nhung nhớ, nhất là với những người con xa quê, xa mảnh đất Hà thành đầy kỉ niệm. Hà Nội đó, nơi có tháp Rùa soi bóng mặt hồ, có hương hoa sữa nồng nàn đêm phố cổ và cả màu đỏ, vàng của lá. Tháng 3, lang thang trong cái nắng giòn tan đầu mùa, bàn chân bước qua những vạt lá khô nghe sột soạt, lòng tự hỏi: Hình như Hà Nội mùa nào cũng đẹp và nên thơ như thế, có phải không?

Ăn gì để cho mắt khỏe

0

Một đôi mắt khỏe mạnh điều mà bất cứ ai cũng mong muốn. Tuy nhiên, ngoài việc chăm sóc và bảo vệ mắt đúng cách thì ít ai biết chế độ ăn uống cũng rất quan trọng trong việc mang đến một đôi mắt sáng, không mắc bệnh. Vậy ăn gì để cho mắt khỏe?

Cá hồi

Cá hồi chứa hàm lượng omega 3 lớn, vì thế, các chuyên gia luôn khuyến cáo nên ăn cá hồi ít nhất 2 lần/tuần để tốt cho mắt. Bên cạnh đó, omega 3 cũng có nhiều trong cá ngừ và các loại hải sản nên bạn có thể lựa chọn để đa dạng trong thực đơn ăn uống. 

Cà rốt 

Nhắc đến “thực phẩm vàng” cho đôi mắt không thể không nói đến cà rốt – một loại củ quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Với hàm lượng vitamin A dồi dào, cùng với thành phần chất lutein cao nên cà rốt vừa tăng cường sức khỏe giác mạc, vừa gia tăng mật độ sắc tố trong võng mạc. Vì thế, đừng quên bổ sung cà rốt trong các bữa ăn để bảo vệ đôi mắt của các thành viên gia đình. 

Khoai lang

Tương tự như cá rốt, khoai lang cũng giàu vitamin A. Vì thế, tăng cường sử dụng khoai lang trong thực đơn ăn uống hàng ngày sẽ giúp phòng tránh và giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như giảm thị lực, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng,… đồng thời, bảo vệ mắt trước các tình trạng viêm nhiễm do virus, vi khuẩn.

Ớt chuông đỏ

Hàm lượng vitamin C dồi dào trong ớt chuông đỏ có khả năng ngăn ngừa hoặc làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể. Cùng với đó, các khoáng chất, đặc biệt là chất chống oxy hóa trong loại quả này cũng giúp đôi mắt được khỏe mạnh hơn nhờ ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình lão hóa.

Cà chua

Những loại củ, quả màu đỏ rất tốt cho mắt, và cà chua cũng không ngoại lệ. Nếu bạn băn khoăn không biết ăn gì để cho mắt khỏe thì cà chua là sự lựa chọn không thể bỏ qua. Bởi chất lycopene cùng vitamin C có trong cà chua sẽ giúp bảo vệ võng mạc của mắt, đồng thời ngăn ngừa sự hình thành các tế bào ung thư hiệu quả. 

Các loại rau lá xanh 

Rau lá xanh (đặc biệt là xanh thẫm) không chỉ tốt cho cơ thể mà còn rất tốt cho mắt. Với hàm lượng lutein và zeaxanthin cao, rau lá xanh sẽ bảo vệ mắt trước tác hại của ánh nắng mặt trời và làm chậm quá trình lão hóa ở mắt. Do đó, hãy thường xuyên bổ sung các loại rau cải, cải xoăn, rau chân vịt,… vào bữa ăn hàng ngày để có đôi mắt khỏe. 

Quả bắp (ngô)

Hai chất beta-carotenoid và folat có trong quả bắp có khả năng ngăn ngừa sự tiêu hủy các sắc tố màu vàng trong mắt và làm giảm tình trạng đục thủy tinh thể hiệu quả. Đặc biệt, quả bắp rất giàu zeaxanthin và lutein nên ăn bắp thường xuyên là cách để bảo vệ mắt toàn diện.

Quả bơ

Bơ được biết là loại trái cây vừa ngon vừa bổ. Nếu muốn sở hữu một đôi mắt khỏe mạnh, bạn đừng bỏ qua loại quả này bởi trong thành phần quả bơ chứa nhiều vitamin (A, B6, C, E) và chất lutein, mang đến một đôi mắt sáng và ít bệnh tật.

Thịt nạc và thịt gia cầm

Thịt từ gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng chứa nhiều kẽm, kali, protein và sắt, trong đó, kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển vitamin A từ gan đến võng mạc. Đó là lý do thay vì ăn nhiều thịt bò, thịt lợn, bạn hãy sử dụng thịt từ gia cầm để tốt hơn cho đôi mắt. 

Chắc hẳn với những thông tin trên, bạn đọc đã biết ăn gì để cho mắt khỏe. Lưu ý là ngoài chế độ ăn uống, bạn cần xây dựng thói quen tốt và tránh xa các thói quen có hại cho mắt như sử dụng máy tính và điện thoại nhiều, đọc sách trong điều kiện thiếu sáng, vệ sinh mắt không đúng cách,… Có như vậy thì mới có thể sở hữu một đôi mắt khỏe và không mắc các bệnh về mắt.

Lợi ích của quả sấu trong chữa bệnh

0

Với nhiều lợi ích cho sức khỏe, quả sấu được rất nhiều người ưa chuộng. Cùng MGHM điểm xem những lợi ích nổi bật trong việc chữa bệnh của quả sấu nhé!

Giảm triệu chứng ốm nghén

Quả sấu xanh chúng ta có thể đem ngâm lấy nước uống. Với bà bầu trong thời kì mang thai có thể uống nước sấu để giảm buồn nôn do ốm nghén, đồng thời, giúp thai nhi khỏe mạnh. Tuy nhiên vì nước sấu có đường nên thai phụ không nên uống nhiều.

Chữa nhiệt miệng, trị mụn:

 Quả sấu có tính mát cũng được sử dụng làm thuốc trị nhiệt miệng, giải khát, giải say rượu, trị phong độc nổi khắp mình mẩy, mụn có, sưng lở, ngứa hoặc đau…

Giảm cân

 Quả sấu có tác dụng giảm cân hiệu quả, vì nhờ vào tính axit cao. Sau khi ăn sấu, tính axit này sẽ tác động đến hệ tiêu hóa, giúp cơ hấp thụ canxi tốt hơn, thúc đẩy sự trao đổi chất. Những điều này cũng giúp cơ thể giảm cân hiệu quả.

Canxi hấp thu từ thức ăn và lượng canxi trong quả sấu được lưu trữ trong các tế bào, tế bào chất béo có càng nhiều canxi lưu trữ thì khả năng bị đốt cháy và tiêu hủy càng cao. Các dưỡng chất khác trong quả sấu cũng góp phần giảm cân hiệu quả.

Lưu ý lựa chọn, bảo quản và chế biến sấu

0

Nhiều người chưa có kinh nghiệm thường thích những quả sấu xanh mướt, da mịn, trơn bóng. Thực chất, những quả sấu này còn non, chỉ nên mua một ít về nấu canh hoặc chế biến trong vài ngày.

Sấu non có nhiều thịt nhưng hạt lại mềm nên nếu để ngâm rất dễ bị ủng. Vì thế, để làm sấu ngâm để được lâu, giòn, nhiều thịt mà không bị ủng, chị em nên chọn loại quả vừa đủ già tới, cùi dày, vỏ hơi sần, không nên chọn những quả bầm dập.

Không nên chọn quả sấu quá già, hạt to, thịt sấu mỏng, chỉ gần gọt quả vỏ cũng đã vào gần đến hạt, nên chọn kỹ từng quả một.

Để dự trữ sấu ăn quanh năm, bạn cần bảo quản sấu trong ngăn đá tủ lạnh. Chia sấu ra làm nhiều túi nhỏ, cho tiện sử dụng.

Cách chế biến đối với sấu ngâm, sau khi chọn được những quả tốt nhất, người ta lấy dao bổ quả sấu tách cùi và hạt ra rồi cho vào ngâm với nước vôi trong hoặc nước pha phèn chua. Thời gian ngâm cũng phải hết sức chú ý, nếu ngâm không đủ thời gian thì quả sấu bị thâm và khi ngâm dễ bị ủng hoặc bị chát.

Còn nếu ngâm quá lâu thì cùi sấu lại bị mềm. Ngâm vừa đủ tới thì cùi sấu trắng, dòn khi đem ngâm xong vẫn giữ được hương vị thơm và chua. Vớt ra rửa qua nước sạch, để khô ráo rồi đổ vào lọ. Cứ mỗi một lớp sấu lại rắc lên một lớp muối hoặc lớp đường mỏng nhưng đủ che lấp các chỗ khuyết. Đổ đầy bình thì đậy kín nắp và đem cất. Sau khoảng nửa tháng là có thể đem ra dùng.