Home Blog Page 191

Hoa hạnh phúc

0

Ở cửa hàng hoa, có 1 người đàn ông trung niên đang đứng lựa hoa hồng, sau khi chọn được ba bông, ông liền bảo bà bán hàng: “Mấy bông hoa này là để gửi cho vợ tôi nhân kỷ niệm ngày cưới. Bà hãy đính kèm vào đây, mỗi cây một dải băng lụa thật đẹp, ghi vài dòng chữ: ‘Mỗi bông hoa này đánh dấu một năm anh được hưởng hạnh phúc vợ chồng'”.

Bà bán hàng tỏ vẻ xúc động:

– Ông mới lấy vợ 3 năm thôi hả?

– Không, 30 năm.

Ưu Đàm (Sưu tầm)

Nhầm chỗ

0

1. Nhầm chỗ

Một cụ bà cao tuổi thấy mình hưởng d­ươ­ng đã nhiều, cũng chẳng còn ham muốn gì thêm nơi trần thế nữa. Thôi thì đi theo ông nhà cho nó vui vẻ có đôi. Sau khi viết lại chúc thư dặn dò con cháu một cách cẩn thận, cụ tắm giặt sạch sẽ và mặc cho mình một bộ quần áo model nhất. Cụ rút khẩu súng ra, chĩa vào ngực trái và bóp cò. “Đoàng” một cái, thôi thế là xong.
Không, cụ tỉnh dậy trong bệnh viện thấy đầu gối mình băng bó trắng toát. ối trời ơi ! cái gì thế này? Các bác sĩ giải thích rằng: Cụ không thăng được vì bây giờ ngực cụ dài đến tận đầu gối lận.

Nghe xong, cụ ngã lăn ra bất tỉnh rồi đi luôn.

2. Không nhai được.

Một cậu thanh niên cùng ở với một ông cụ. Một tuần ông ấy ra ngoài, anh chàng lấy ống đựng hạt đậu phộng của ông ra và chén ngon lành. Nhưng sau khi ông cụ trở về anh lấy làm ân hận và tự thú.

Ông cụ vỗ vai thông cảm:

– Không sao đâu.Từ khi tôi không còn răng, tôi chỉ liếm socola bên ngoài được thôi.

Ưu Đàm (Sưu tầm)

Lời trăn trối cuối cùng

0

Cụ Fred là 1 con chiên trung thành của Chúa, trong lúc đang hấp hối tại phòng bệnh. Gia đình cụ gọi Mục sư, họ muốn ông cùng đứng bên cụ trong những giây phút cuối cùng ấy.

Vị mục sư đã tới, đứng bên giường bệnh, tình trạng của cụ Fred lúc này đột nhiên xấu đi và cụ liên tục ú ớ, ra hiệu muốn được viết điều gì đó.

Nhẹ nhàng, một cách trìu mến, mục sư đưa cho cụ bút của mình và 1 mẩu giấy. Cụ Fred gắng gượng, dùng chút sức tàn cuối cùng của bản thân viết lên tờ giấy, rồi … trút hơi thở cuối cùng.

Mục sư nghĩ “tốt nhất là mình không nên đọc ngay lúc này”, vì vậy, ông đã để nó vào trong túi áo khoác của mình.

Tại đám tang, sau khi kết thúc bài diễn văn đưa tiễn cụ ông Fred, mục sư nhận ra mình vẫn còn mặc cái áo khoác vào hôm cụ Fred mất. Ông nói “Các bạn, cụ Fred, trước khi ra đi, đã đưa cho tôi một mảnh giấy mà tôi chưa hề mở ra. Biết cụ khá rõ, tôi chắc rằng cụ đã viết những lời chân tình cuối cùng cho chúng ta.”

Rồi mục sư mở tờ giấy ra và đọc “Làm ơn đứng tránh sang một bên….ông đang đứng trên … ống dẫn oxy của tôi !

Ưu Đàm (Sưu tầm)

Muốn được yêu

0

Ông già với bà già kết thúc một ngày đầy ý nghĩa trên cái giường của họ, họ vừa qua đám cưới vàng một trong hạnh phúc và hãnh diện. Ông già tự hào vì mình đã sống được với bà già tới 50 năm, điều mà 90% gã khác tuổi ông bằng cách này hay cách khác đã chịu thua. Với cái thở dài mãn nguyện ông bắt đầu thiu thiu vào giấc ngủ sau cả ngày trời tiệc tùng…

Ngay lúc đó bà vợ chợt có cảm hứng lãng mạn nói lên tiếng : “Ông có nhớ ngày xưa không, ông thường nắm tay tôi mọi lúc, ngay cả khi đi ngủ”. Ông già giật mình tỉnh và cười mệt mỏi, nhưng không muốn làm mếch lòng bà vợ yêu ông nắm nhẹ vào tay bà rồi quay lưng lại cố kiếm lấy một giấc ngủ vốn rất qúy giá ở vào cái tuổi của ông.

“Và ông thường hôn tôi trước khi ngủ” bà già vẫn tiếp tục truy lùng trí nhớ cũ kỹ của mình. Ông già bị đánh thức trong trạng thái mơ mơ, hơi bực song rõ ràng là ông không hề muốn cáu gắt trong một ngày như thế này, chạm nhẹ vào má bà vợ, ông trùm chăn lên đầu để khỏi nhìn thấy ánh sáng thành phố vẫn mờ mờ qua lớp rèm mỏng.

Ba phút sau, ông già đã ngủ, trên môi ông nụ cười đã bớt tươi hơn nó đáng có. Bà già vẫn chưa thách thức trí nhớ của mình : “Này” khuých tay “Này ông!”. Ông già bị đánh thức đột ngột, phều phào : “Gì vậy bà?”. Rõ ở cái tuổi ông người ta không thể gào to được, nhất là lúc nửa đêm. “Ông vẫn thường cắn những miếng to ở cô tôi và nói rằng thực sự là thơm và ngon”. Không trả lời ông già tung chăn đứng dậy. Bà già hỏi : “Ông làm gì thế?”. Quên cả chuẩn mực tuổi già, ông cáu kỉnh quát lên : “Đi lấy răng giả chứ còn gì nữa.

Ưu Đàm (Sưu tầm)

Bài toán lương hưu cho người cao tuổi

0

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới. Theo dự báo mới đây của Bộ Lao động – thương binh – xã hội, 50 năm nữa, Việt Nam sẽ có thêm hơn 10 triệu người cao tuổi. Số lượng người cao tuổi tăng đồng nghĩa với các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, những dịch vụ dành cho người già ngày càng lớn. Trong khi đó, bài toán tài chính dành cho đối tượng người cao tuổi luôn là một vấn đề trăn trở. Nhu cầu chi tiêu cho bản thân người cao tuổi lớn hơn so với các lứa tuổi còn lại, trong khi thu nhập chủ động ít. Chưa kể, chi phí lương hưu để chi trả cho người cao tuổi cũng là một thách thức lớn. Phải chăng vì thế mà các quy định mới về cách tính tỷ lệ phần trăm lương hưu cho người cao tuổi được đưa ra, nhằm giảm bớt sức ép tài chính cho các Bộ Ban Ngành?

Ông Trần Dũng Hà, Trưởng phòng Chế độ BHXH TP.HCM, phân tích: Từ năm 2018, với nam giới, tỷ lệ lương hưu 45% tương ứng với số năm đóng BHXH là 16 năm (nghỉ hưu năm 2018; hiện nay là 15 năm); 17 năm (nghỉ hưu năm 2019); 18 năm (năm 2020); 19 năm (năm 2021); 20 năm (từ năm 2022 trở đi). Sau đó cứ thêm 1 năm đóng BHXH thì tính thêm 2%, tối đa mức hưởng hưu trí là 75%. Với nữ giới, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng là 45% tương ứng 15 năm đóng BHXH; tuy nhiên, sau đó cứ thêm 1 năm đóng BHXH thì tính thêm 2% (trước năm 2018 là 3%), tối đa 75%.

Cũng theo ông Trần Dũng Hà, với quy định trên thì cách tính tỷ lệ phần trăm lương hưu đối người lao động, đặc biệt là người nghỉ hưu trước tuổi từ năm 2018 trở đi sẽ ảnh hưởng nhiều đến mức lương hưu. Chưa kể, từ năm 2018, mức đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở tổng thu nhập của người lao động nên mức lương hưu có thể bị chênh lệch đáng kể.

Do đó, nhiều người lao động có tâm lý muốn giám định y khoa, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động để đủ điều kiện nghỉ hưu trước năm 2018, nhằm “né” quy định này và hưởng tỷ lệ phần trăm lương hưu cao hơn.

Do lương hưu là chế độ người lao động được hưởng lâu dài, có khi đến mấy chục năm, nên nếu mức lương hưu khi bắt đầu nghỉ hưu thấp thì sẽ ảnh hưởng suốt cả thời gian về sau.

Giả sử không có những khoản tích lũy từ trước hay nhận được sự hỗ trợ từ con cái thì việc giảm lương hưu sẽ khiến cuộc sống của nhiều người cao tuổi vất vả hơn muôn phần.

Bích Ngọc (Tổng hợp)

Theo Dân trí và Sài Gòn Giải Phóng

 

Bài trí bàn thờ gia tiên đúng cách, không phải ai cũng biết (Phần 2)

0

Nếu nhà nào khá giả, trước di ảnh thường đặt đỉnh đồng để đốt trầm vào mỗi dịp lễ tết, cúng giỗ, đỉnh đồng phổ biến được chạm khắc long, lân, mai, trúc. Hai bên bát nhang phía trước là đôi chân đèn để đốt nến, có ý nghĩa tượng trưng cho đôi vầng nhật nguyệt, cũng để tỏ rỏ quan niệm rằng người chết nhưng linh hồn của họ thì không tắt. Ở một số nơi vị trí đôi chân đèn, người ta dùng hai ngọn đèn dầu để thay thế.

Tường sau không gian bàn thờ ở nhà khá giả là hoành phi và liễn đối bằng Hán tự, có sơn son thếp vàng, nội dung nói lên công đức của người đã khuất. Ở các gia đình bình dân, đó là những tranh thờ, thường là tranh dân gian vẽ ngũ quả, chiếc cuốn thư, cá chép vượt vũ môn hay các chữ khá quen thuộc như Phúc, Lộc, Thọ (viết bằng Hán tự).

Trong việc thờ cúng tổ tiên, có hai ngày quan trọng nhất, đó là ngày giỗ và ngày Tết âm lịch truyền thống. Ngày giỗ cúng đúng vào ngày trước ngày mất (theo âm lịch) của người được thờ tự. Đây là dịp để con cháu tề tựu, tưởng nhớ, bày tỏ lòng hiếu thảo với tổ tiên. Đây cũng chính là dịp để gia chủ có cơ hội đáp nghĩa với dòng họ, bà con láng giềng, những người từng chia sẻ buồn vui, bất hạnh với gia đình mình, nên ngày giỗ theo truyền thống Việt thường được tổ chức tiệc tùng khá linh đình.

Trong ngày Tết cổ truyền, ngoài ý nghĩa đưa năm cũ, đón năm mới, còn là dịp để mọi người ôn cố tri tân và việc cúng kiến ông bà được coi như nghi lễ hàng đầu. Không khí ngày Tết, đặc biệt là trong những ngày giáp Tết, đến với các gia đình người Việt bắt đầu từ việc trang hoàng bàn thờ ông bà. Những đồ thờ được con cháu đem ra lau chùi, đánh bóng, ngày nay thường có các dịch vụ đánh bóng lư đồng, dễ tìm thấy trên các con đường, dịp Tết về.

Mâm cúng dù là ngày giỗ hay ngày Tết, không nên đặt trực tiếp trên bàn thờ mà đặt trên chiếc bàn thấp hơn, được kê trước bàn thờ. Trước khi người chủ trì thờ tự cùng con cháu dâng hương, người ta còn đặt lên bàn thờ ba ly nước, có ý nghĩa tượng trưng cho sự thanh khiết của trời đất và tinh hoa của mùa màng.

Ỷ môn

Ngoài bàn thờ, người ta có che một chiếc màn rèm được gọi là ỷ môn. Khi cúng lễ xong, phải bỏ màn xuống để che khuất bàn thờ, để một lúc sau mới hạ cỗ bàn. ý nghĩa của hành động này, theo quan niệm ông bà ta khi xưa “Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”, kính mời các vị tổ tiên, ông bà về chung hưởng vật phẩm do con cháu dâng cúng. Khi các ngài đương “ăn uống” phải che màn lại, để người ngoài không nhìn thấy, như là phép lịch sự như các vị tổ tiên lúc sinh thời.

Hoành phi

Xưa kia, mỗi khi một nhà ai đó có các việc trọng như: mừng nhà mới, vinh quy bái tổ, chúc thọ thầy, mẹ, người theo Nho học thường tặng nhau đôi câu đôi vàng sơn son thếp vàng hoặc bạc, sang hơn thì tặng cả bức hoành. Còn bức hoành, đương nhiên có bố cục theo chiều ngang thường treo ngay xà ngang gian chính giữa, ở phía trên là câu đối. Hoành phi – Câu đối phải luôn đi thành bộ, thành một chỉnh thể trong lối chơi chữ được người dân trăm họ ưa chuộng từ rất lâu.

Người có của thường trang trí hoành phi câu đối sơn son thếp vàng. Còn nhà nào không đủ ngân lượng để thếp vàng, thì vẫn có nền son, tuy nhiên chỉ thếp bạc thôi. Thứ dân xưa, dù nghèo đến đâu cũng gắng sắm sửa một bức hoành phi trong nhà, thường thì gỗ tạp, hoặc mang cơi trầu, đĩa xôi nhờ thầy đồ viết cho mấy chữ vào giấy, kính cẩn mà treo trên bàn thờ. Những cử chỉ đó nhằm thể hiện lòng thành kính với bậc Thánh hiền. Bức hoành phi là phần đầu tiên, đặt trên cùng của bàn thờ, chủ yếu tập trung vào những nội dung như: Công đức của tổ tiên để lại, chí hướng của tổ tiên, lời căn dặn của tổ tiên với con cháu…

Khám thờ

Bàn thờ Gia Tiên theo phong tục Việt Nam xưa thì có cả Ngai thờKhám thờ.

Ngai thờ cao ngang ngực, được đặt trước khám thờ, cao ngang mặt, trên Ngai thờ đặt Ngũ sự hoặc Thất sự. Ngũ sự bao gồm một bát hương đặt ở giữa, hai chân đèn để hai bên, phía sau là độc bình cắm hoa đặt sau chân đèn bên trái và khay quả đặt sau chân đèn bên phải. Thất sự là gồm Ngũ sự cộng thêm đỉnh hương và đèn Thái cực, cách bày biện có khác chút ít là đỉnh hương nằm giữa ngang chân đèn, bát hương đặt trước đỉnh hương và đèn Thái cực đặt sau đỉnh hương.

Khám thờ, có cửa mở ra đóng lại, bên trong đặt các linh vị tổ tiên, ngay chính giữa khám thờ viết hai chữ “Thần Chủ”. Xưa khi lập bàn thờ gia tiên, gia chủ chuẩn bị mọi thứ như trên và viết từ “Thần Chủ” nhưng chữ “Chủ” lại thiếu một nét chấm, rồi sau đó mời một vị quan có uy tín trong vùng, đến dùng son điền thêm nét chấm đó thì chữ Chủ mới đủ, lễ này trong dân gian xưa gọi là khai hoa điểm nhãn.

Ngày nay, phần lớn các gia đình trẻ không lập bàn thờ, tất cả ngai thờ và khám thờ được thay thế bằng một tủ thờ. Tủ thờ thường có độ cao ngang mặt, đặt sát vách, phía trên bày biện đồ thờ tự, phía dưới, trong tủ chứa các vật dụng dành cho việc thờ cúng. Nếu nhà trệt có ít phòng, nên đặt tủ thờ ngay phòng khách đối diện cửa ra vào, trường hợp nếu gia đình có phòng thờ riêng, thì phải bố trí cạnh phòng khách, đối diện tủ thờ nhất định phải có cửa sổ để lấy dương khí. Còn với nhà lầu, nhiều tầng thì đặt trên tầng cao nhất, đối diện tủ thờ cũng phải có cửa. Phần mặt trên của tủ thờ, thường bày biện Ngũ sự hoặc Thất sự, ngay sát vách đặt một ngai cao có bài vị Cửu Huyền Thất tổ, hai bên ngai thì đặt di ảnh của người thân quá cố.

Câu đối

Câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của người viết trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nên lưu ý rằng, từ đối  ở đây có nghĩa là ngang nhau, hợp nhau thành một đôi. Nội dung chính câu đối được treo hai bên bàn thờ là những tâm điều răn dạy, nhắc nhở con cháu sống tốt, thiện lương hoặc thể hiện sự tiếc thương với người đã khuất.

Bàn thờ

Thông thường thì bàn thờ gia tiên được bố trí ở ngay gian chính giữa của ngôi nhà, cũng có thể bố trí một gian ở bên trái từ ngoài sân nhìn vào. Trong những gia đình giàu có, sang trọng thuộc lớp trung lưu, thì đồ thờ gồm một bệ tam sự (có môt cái đỉnh (lư), cặp chân đèn bằng đồng để cắm nến, hay một bộ Ngũ sự có thêm lọ độc bình, chân bệ để đèn. Nếu là bộ “thất sự” thì lại có thêm ống đựng hương, ống cắm đũa và một lư hương để trầm. Tất cả đều được đúc bằng đồng. Những nhà khá giả còn có đôi hạc nhỏ cũng bằng đồng. Đồ thờ, nếu gia đình không có điều kiện sắm bằng đồng, thì làm bằng gỗ tiện và thường sơn đỏ.

Thông thường người ta, chia gian thờ làm ba lớp. Lớp ngoài là bộ phận phản, để mọi người đến làm lễ, không đặt phản thì có thể để trống nền nhà, khi có việc cần cúng bái, có thể bày thêm các bàn ghế, hay chải chiếu để hành lễ. Lớp thứ hai là hương án, trên đặt bộ đồ Tam sự hay Ngũ sự, lớp thứ ba ở trong cùng, trên để một khám sơn son, bài vị, hộp hay ống đựng gia phả, khay đựng vật cúng, đài rượu và có thể có ảnh chân dung người thân quá cố.

Bát hương

Bát hương được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, nhưng tốt nhất vẫn là bằng kim loại: đồng, vàng, bạc. Khi bốc bát hương mới, phải hết sức cẩn thận, nhất tâm nhất niệm, trong lòng thư thái, đừng có ý nghĩ vẩn đục. Trong Bát hương chỉ có cát trắng khô sạch, vàng bạc, đá ngũ sắc, có ghi rõ tổ họ.

Ngày 23 tháng chạp, sau khi đưa ông Táo thì gõ các chân hương đem ra sân đốt, rồi thả ra sông, sau đó dọn dẹp vệ sinh lại tủ thờ, không được dùng nước rửa, vì bàn thờ mệnh Hỏa, Hỏa khắc Thủy (Điều này ít gia đình nào để ý), đến trưa ngày 30 tháng chạp mới cúng rước ông bà và bắt đầu thắp hương lại.

Điều cần lưu tâm là nếu bày biện Thất sự thì ngọn đèn Thái cực phải luôn để sáng. Khi bát hương tự bốc hỏa, không được vội vàng đổ nước vào, mà từ từ chuyển các vật dụng dễ cháy ra. Khi bát hương đã cháy hết, thì chuyển các vị trí về như cũ. Bát hương cháy có hai loại: Hóa dương, tốc độ cháy nhanh, hóa âm, cháy từ từ. Tuỳ theo mức độ cháy, dựa vào đó có thể dự báo cát hung . Nếu bát hương cháy bị hỏng, cháy lan ra bàn thờ thì tùy theo tình hình kinh tế của gia chủ mà thay bàn thờ và bát hương mới.

Ưu Đàm (Tổng hợp)

Theo Tử vi số mệnh

Bài trí bàn thờ gia tiên đúng cách, không phải ai cũng biết (Phần 1)

0

Bàn thờ gia tiên luôn phải được giữ sạch sẽ, và việc nhang khói tốt nhất nên thường xuyên. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bàn thờ hướng trực tiếp ra cửa chính. Tượng thần, thánh hoặc các vật thể thiêng liêng phải đặt trên bàn kệ cao. Đèn trên bàn thờ luôn bật sáng để thu hút năng lượng dương, làm điều này, có tác dụng tốt hơn là thiết kế treo đèn chùm trong đại sảnh.

Nếu đặt bàn thờ trong nhà, Mùa gió heo may xin chỉ dẫn một vài lưu ý sau để quý anh chị cùng tham khảo:

  • Tượng thần, thánh hoặc các vật thể linh thiêng khác (tranh ảnh hoặc tượng) không được đặt cùng chung tường với nhà vệ sinh.
  • Tượng thần, thánh hoặc các vật thể thiêng liêng không được đặt nằm bên dưới (tầng trệt), hoặc phòng vệ sinh (tầng lầu).
  • Tượng thần, thánh không được đặt đốì diện trực tiếp vối cửa phòng toile (Nhà vệ sinh).
  • Tượng thần, thánh không đặt trực tiếp bên dưới xà nhà (Đây là điều tối kỵ trong phong thủy nhưng ít ai để ý)
  • Tượng thần, thánh không đặt đối diện trực tiếp với cầu thang.
  • Tượng thần, thánh không đặt bên dưới cầu thang. Vì đặt tượng ở những nơi này có nghĩa là người trong nhà thường xuyên bước qua thần, thánh. -Tượng thần, thánh không được đặt trong phòng ngủ, mà đặc biệt là phòng của cặp vợ chồng.
  • Tượng thần, thánh tốt nhất nên đặt bên trong nhà hoặc nơi có mái che.

Người xưa và ngày nay, vẫn quan niệm cho rằng, khi con người chết là chỉ mất đi phần xác, phần hồn của họ vẫn tồn tại, vẫn có thể viếng thăm, phù hộ người thân, cho dù người sống không nhìn thấy. Cũng chính vì vậy, mà việc thờ cúng ông bà là tập tục có từ cổ xưa của truyền thống nước Việt Nam ta, hay có nơi còn gọi là đạo Lương

Nhiều người khi được hỏi về đức tin tâm linh vẫn nói là mình theo đạo thờ ông bà (Hay còn gọi là đạo Lương). Niềm tin ấy, được cụ thể hóa bằng bàn thờ tổ tiên trong mỗi ngôi nhà, không phân biệt giàu nghèo hay địa vị xã hội.

Dù có sự khác nhau đôi chút về hình thức trình bày, nhưng ở bất kỳ nơi đâu, bàn thờ cũng đều được đặt ở vị trí trung tâm, hoặc phải là nơi trang trọng nhất trong mỗi gia đình người Việt. Bàn thờ thường được tạo từ một giá gỗ, gắn ở bức tường trung tâm của ngôi nhà chính, ở tầm cao trên tay với của người lớn, mỗi lần hương khói người ta phải đặt ghế để đứng lên trong tư thế thành kính. Ở một số khu vực địa phương, vị trí ấy là chiếc tủ thờ bằng gỗ, cao gần tầm đầu người lớn, được chế tác công phu. Ở những gia đình khá giả, tủ thờ được làm bằng gỗ quý, chạm khắc khá tinh xảo, còn đối với những gia đình bình dân, chiếc tủ thờ vẫn luôn là vật đẹp nhất trong nhà, thể hiện sự thành kính, lòng hiếu thảo của người đang sống với bậc tiên tổ.

Ưu Đàm (Tổng hợp)

Theo Tử vi số mệnh

Phước phần phải do tự tạo, không thể cưỡng cầu

0

Theo đạo Phật, không có sự may mắn ngẫu nhiên, vì nếu có thì làm sao giải thích tại sao may mắn đến với người này mà không đến với người kế bên, cũng không chắc là do “phước đức ông bà để lại” vì nếu nhìn lại cuộc đời Ông bà cha mẹ tổ tiên của mình, nhiều khi cuộc đời của họ thật khốn khổ bất hạnh, phước của họ không đủ đem lại cho họ chút sung sướng hạnh phúc nào, lấy gì họ để lại cho con cháu về sau dùng..nó cũng như tiền bạc gia sản…chỉ khác nhau hữu hình và vô hình thôi.

Chỉ có duy nhất phước đức chính bản thân mình tích tụ từ bao đời trước, như một cái mền bông khổng lồ bao bọc lấy mình khi hoạn nạn ập tới trong cuộc đời, như thuyền to giữa biển, như áo lạnh cực tốt giữa cơn bão tuyết..hay áo giáp sắt che kín thân trước cung tên giáo mác đạn dược đang phóng tứ tung.

Hoạn nạn từ bên ngoài tới là do những ác nghiệp mình tạo ra đời trước hay đời này, đáo hạn thì nó tới không gì ngăn cản nó được, không tránh đâu thoát nó được, cách duy nhấtlà hứng chịu… vấn đề là hứng chịu với cái áo giáp phước đức dầy hay mỏng, lành lặn hay rách nát thôi

Vậy làm sao tạo đươc chiếc áo giáp vạn năng này?

Phật dậy Phước phải do chính mình tạo nên chứ không thể cầu mà có.

Làm phước thì được phước, cầu phước thì không có phước. Giống như kiến thức phải học mới có, sự no bụng phải ăn mới được chứ không thể cầu xin phép lạ từ ai.

Làm phước là làm những việc nhắm vào sự lợi ích của người khác, dẫu mình không huê hưởng hay thậm chí phải chịu hy sinh, thiệt thòi về thời gian công sức của cải..

Nguyên tắc thật đơn giản nhưng chính xác không hề sai chạy mảy may.

Một việc làm như vậy dẫu nhỏ bé đến mấy cũng sinh phước, còn chỉ nhắm cho lợi ích bản thân thì dẫu tốn kém bao nhiêu cũng không mảy may sinh ra chút phước nào.

Người kém phước dẫu ở giữa người thân thuộc quen biết, cũng vẫn phải vất vả khó nhọc tự lo mọi việc, có cần giúp đỡ cũng phải kêu cầu nhưng cũng chẳng được vừa ý bởi trong quá khứ, ngay những người thân này cũng chưa được mình giúp đỡ nên đời này họ không có ý muốn báo đáp.

Người có phước dẫu một mình ở nơi xa lạ trong hoàn cảnh nào cũng được giúp đỡ tận tình và không gặp khó khăn, được che chở bảo bọc an toàn trong hoạn nạn, hay ở giữa kẻ thù.

“Nay vui, đời sau vui
Làm Phước hai đời vui
Người ấy vui, an vui
Thấy nghiệp tịnh mình làm”.

(Theo kinh Pháp Cú 16)

Ưu Đàm (Tổng hợp)

Theo Thích Tánh Tuệ – Vườn hoa Phật giáo

Mùi hương nào cho tuổi 50?

0

Các nhà khoa học nói rằng mùi hương có thể tăng thêm sự tự tin, giúp ghi điểm trong mắt bạn bè,  và đem lại niềm vui bất cứ đâu bạn đến … và thậm chí còn hơn thế nữa. Liệu pháp trị liệu hương thơm nghe có vẻ kì lạ; thế nhưng, những nghiên cứu cho thấy, mùi hương có thể tạo ra những cảm xúc mãnh liệt và là chìa khóa quyết định môi trường xung quanh.

Nước hoa có rất nhiều mùi và mỗi mùi phù hợp với từng tính cách, từng độ tuổi khác nhau. Hôm nay, Mùa gió heo may sẽ giới thiệu đến các bạn một trong những lọ nước hoa đình đám dành cho phụ nữ ngoài 50 – Chanel No.5 Parfum – thứ được mệnh danh là “Huyền thoại” của làng nước hoa thế giới.

Mặc dù không phải chai nước hoa dùng hương liệu tổng hợp đầu tiên nhưng Chanel No.5 ra đời năm 1984 là bước đột phá trong thế giới của làn hương phụ nữ. Suốt hơn 94 năm ngự trị, Chanel No. 5 luôn nằm trong danh sách mẫu nước hoa đắt đỏ bán chạy nhất, là mùi hương biểu tượng của tầng lớp thượng lưu, nhất là phái đẹp. Chanel ước tính cứ 55 giây trên thế giới lại có một chai Chanel No. 5 được bán ra. Theo số liệu của Independent, chỉ tính riêng tại thị trường Anh năm 2012, Channel đã thu về 460 triệu bảng (tương đương hơn 15,8 nghìn tỷ đồng) từ doanh số bán Chanel No. 5.

Rõ ràng, No.5 không dành cho những cô gái nhút nhát. No.5 là tất cả những gì tuyên ngôn mạnh mẽ của phái đẹp, là một trong những nước hoa mà bạn có thể tìm thấy sự đối lập: từ gay gắt chuyển dần sang dịu ngọt. Ngay sau làn hương nồng từ aldehyde, bạn có thể tìm thấy hương mimosa và xen lẫn đâu đó một chút hương cam mandarin quyến rũ.

Những gì sót lại của No.5 là hương vani rất ngọt, pha chút đậu tonka và rất ít mùi hổ phách. Rồi đến một lúc nào đó, bạn cũng sẽ tự hỏi mình, không hiểu sao No.5 chỉ toàn hương liệu từ hoa mà lại có thể gây ấn tượng mạnh đến như vậy. Phải chăng một chút hổ phách từ hạt xạ hương và gỗ labdanum là quá đủ để gây lưu luyến?

Khả năng lưu hương của Chanel No.5 chưa bao giờ đáng để bạn lăn tăn khi quyết định mua lọ nước hoa nay. Bởi giả sử bạn có lỡ quên chiếc măng-tô trên kệ cả tháng thì mùi vani vẫn đọng lại nhẹ nhàng, miên man trên cổ áo. Có lẽ tháng 8-12 là thời điểm hợp lý nhất để xức thứ thơm phức mang tên số 5 này, nhưng tất nhiên, bạn có thể dùng bất cứ lúc nào nếu bạn muốn gây ấn tượng với đối phương.

Ngày nay Chanel No.5 đôi khi làm nhiều người cảm thấy cũ kĩ, nhất là các cô gái tầm 20-35. Nhưng đối với những người đã đi qua bao sóng gió cuộc đời như chúng ta, Chanel No 5 sở hữu chất lượng hòa quyện mà phần lớn các dòng nước hoa khác không đạt được. Tổng thể mùi hương như đang giấu mình ẩn hiện tạo nên một vẽ bí ẩn đầy ma mị, quyến rũ và thu hút.

Chanel No 5 xứng đáng sở hữu một vị trí biểu tượng của riêng mình.

Bích Ngọc (Tổng hợp)

Theo Vnexpress và Skincarepedia

Xem tướng – Đoán được mệnh trời hay chiêu trò tâm lý

0

Bản chất con người vốn tham lam, mà tham lam ắt phạm vào đại Ngũ giới, tham lam làm con người ta mê mụi, và ngay những lúc không tỉnh táo nhất, với các ngón nghề cơ bản trong nắm bắt tâm lý, những người vốn tự xưng mình là thầy, người tiên đoán số mệnh có thể dễ dàng qua mắt những kẻ mê muội, đang thiếu niềm tin, cần một lời tư vấn về mạng kiếp của mình trong một tương lai gần. Trước khi vào nội dung chính, với tư cách là một người nghiên cứu, trong quan điểm cá nhân tôi khẳng định Tử Vi là một môn khoa học, tuy nhiên trong nhiều năm tìm hiểu, tận mục sở thị, ở một vài nơi thì thấy rằng có nhiều kẻ lười nhác, vốn bản chất không phải học giả, nhà nghiên cứu, cũng chẳng có căn cơ hay linh hồn nào hỗ trợ, chỉ thực tâm mong lừa lọc để hòng kiếm tiền mà ít bỏ sức lao động ra, dối lừa những con người nhẹ dạ, những kẻ này thưởng tự xưng là thầy tướng số, nhà tiên tri.

Những kẻ này, thường làm theo một vài nguyên tắc cơ bản sau, dựa vào những biểu hiện trong tâm lý thường thấy ở một con người, tìm ra vấn đề, nắm thót của họ, sau đó sẽ tìm cách phán bừa bãi trong một tương lai xa, để khi 5, hay 10 năm sau nếu có tìm lại ông thầy bói khi xưa mà kiện cáo, hẵn cũng chẳng còn ai.

1. Người xem bói, xem cho chính mình

Khi có người đến xem tướng số cho chính mình, hoặc giả xem cho người khác, thầy bói thường không nói gì, họ lắng nghe người khách trình bày trước đã, họ nói càng nhiều, sẽ càng để lộ ra nhiều thông tin quý báu. Khi đó thầy bói nắm đúng thời cơ, đột nhiên phán một câu lạnh lùng, đánh đúng chỗ hiểm. Nhất thiết không chần chừ ngập ngừng, tạo niềm tin tuyệt đối.

2. Người xem bói là cha mẹ xem cho con cái và ngược lại

Chỉ cần cha đến xem tướng số cho con, về cơ bản đều muốn biết tiền đồ của con cái mình thế nào, sau này có thể phát phú phát quý không. Phàm là bậc làm cha mẹ trong thiên hạ, ai mà chẳng hy vọng con cái thành tài, trai thành rồng, gái thành phượng, cho dù bản thân mình chỉ là con gà trụi lông. Dạng người này đến xem tướng số, một khi đã hỏi đến những vấn đề đó, hầu hết con trai hoặc con gái họ đều không có chí tiến thủ, hoặc không hề có một chút biểu hiện gì của phú quý, hoặc ngỗ ngược càn quấy. Cứ bám theo mạch này để phán đoán, đảm bảo không bao giờ sai. Còn hễ con cái xem tướng số cho cha mẹ, chắc chắn cha hoặc mẹ của họ sức khỏe không tốt, hoặc đang bệnh nặng, hoặc sắp quy tiên. Ngoài những điều đó ra, con cái chẳng còn vấn đề gì để hỏi liên quan đến cha mẹ mình cả. Do đó các thầy bói thường cứ trực tiếp phán đoán cha hoặc mẹ của người khách rằng sức khỏe có vấn đề, khẳng định không đúng không lấy tiền.

3. Vợ đến xem cho chồng và ngược lại

Chỉ cần là vợ đến xem tiền đồ và vận thế cho chồng. Nếu người phụ nữ đến với niềm hân hoan vui mừng hiện rõ trên từng cử chỉ nét mặt, điều này chứng tỏ người chồng thời gian gần đây có thể sắp có vận quan chức hoặc vận tài lộc. Tóm lại là việc tốt. Chỉ có điều, việc tốt vẫn chưa đến, hoặc mới chỉ manh nha nảy mầm, người này thường mang tâm lý đón đầu, muốn đến xem một quẻ bói trước. Thường, thầy bói có thể trực tiếp phán đoán rằng chồng của bà (cô) ta có phúc có lộc, sắp hành đại vận đến nơi rồi. Khỏi cần quan tâm kết quả ra sao, khi đó các bà các cô chắc chắn sẽ chớp chớp đôi mắt, mỉm cười như một chú nai ngơ ngác, vung tay thưởng hậu hĩnh cho thầy tướng số. Ngược lại, nếu người phụ nữ này đến với gương mặt lo âu, phiền muộn, chắc chắn chồng của họ gần đây hành vận kém, gặp nhiều điều xui xẻo, hoặc sắp bị mất chức, hoặc sắp phá sản, hoặc tình cảm vợ chồng bất hòa, thậm chí sắp bỏ rơi họ thì ta có thể lập tức phán đoán theo hướng hung họa, chắc chắn sẽ trúng đến tám chín phần. Sau đó đánh mạnh vào tâm lý của người khách nữ, phán rằng nếu không giải hạn, sớm muộn gì hung họa sẽ ngày càng nặng, thậm chí còn liên quan đến tính mạng. Lúc này các vị khách kia sẽ ngoan ngoãn móc tiền ra.

Còn chồng đến xem tướng số cho vợ thì có hai khả năng xảy ra, hoặc đang nghi ngờ vợ không chung thủy, cắm sừng lên đầu mình, hoặc vợ chưa sinh được con. Ngoài những vấn đề này, chồng tuyệt đối không bao giờ đi xem tướng số cho vợ.

4. Người sĩ tử đến xem bói

Sĩ tử là người đọc sách, thường là các bạn sinh viên, sĩ tử đến chắc chắn hỏi về tiền đồ, có thể đỗ đạt cao, làm quan hay không, có thể làm rạng danh tổ tiên hay không. Kẻ lắm tiền nhiều của đến xem bói, chắc chắn để hỏi bản thân mình thọ đến năm bao nhiêu tuổi, hoặc hỏi về đường đời có tai họa, gập ghềnh gì không, vì họ là người không thiếu tiền, điều lo sợ duy nhất đó là không trường thọ. Nắm bắt được tâm lý này, tất cả đều trở nên vô cùng dễ dàng.

Trên đây là đôi điều, mánh lới mà tôi ngẫm ra, tìm hiểu được trong cuộc sống, từ một vài sách vở chỉ lại để dẫn ra một mặt tối khác của những kẻ giả dạng thầy tướng, hành nghề bói toán chỉ hòng mưu lợi cá nhân, gây ảnh hướng đến nhiều người. Riêng môn tướng số mà đặc biệt là Tử Vi, nếu là người nghiên cứu nghiêm túc, có học thức, những điều nói ra dựa trên lá số hoàn toàn có thể tin được. Mong rằng quý anh chị, các bạn sau khi đọc bài này có thêm chút kiến thức để tránh bị lừa gạt cũng nhưng không đánh mất niềm tin vào môn khoa học Tử Vi.

Ưu Đàm

Theo sách “Tôi là thầy tướng số”