Home Tâm Linh Niềm Tin & Tôn Giáo Phước phần phải do tự tạo, không thể cưỡng cầu

Phước phần phải do tự tạo, không thể cưỡng cầu

Trên báo chí thường thuật lại nhiều tai nạn thảm khốc xảy ra nhưng vẫn có người sống sót hay không hề hấn gì, trong khi tất cả những người chung qunh đều chết hay bị thương nặng. Nhiều người cho đó là may mắn, hay "Phước đức ông bà để lại", hay nói cách khác là ... "Phước 70 đời".

2454
0

Theo đạo Phật, không có sự may mắn ngẫu nhiên, vì nếu có thì làm sao giải thích tại sao may mắn đến với người này mà không đến với người kế bên, cũng không chắc là do “phước đức ông bà để lại” vì nếu nhìn lại cuộc đời Ông bà cha mẹ tổ tiên của mình, nhiều khi cuộc đời của họ thật khốn khổ bất hạnh, phước của họ không đủ đem lại cho họ chút sung sướng hạnh phúc nào, lấy gì họ để lại cho con cháu về sau dùng..nó cũng như tiền bạc gia sản…chỉ khác nhau hữu hình và vô hình thôi.

Chỉ có duy nhất phước đức chính bản thân mình tích tụ từ bao đời trước, như một cái mền bông khổng lồ bao bọc lấy mình khi hoạn nạn ập tới trong cuộc đời, như thuyền to giữa biển, như áo lạnh cực tốt giữa cơn bão tuyết..hay áo giáp sắt che kín thân trước cung tên giáo mác đạn dược đang phóng tứ tung.

Hoạn nạn từ bên ngoài tới là do những ác nghiệp mình tạo ra đời trước hay đời này, đáo hạn thì nó tới không gì ngăn cản nó được, không tránh đâu thoát nó được, cách duy nhấtlà hứng chịu… vấn đề là hứng chịu với cái áo giáp phước đức dầy hay mỏng, lành lặn hay rách nát thôi

Vậy làm sao tạo đươc chiếc áo giáp vạn năng này?

Phật dậy Phước phải do chính mình tạo nên chứ không thể cầu mà có.

Làm phước thì được phước, cầu phước thì không có phước. Giống như kiến thức phải học mới có, sự no bụng phải ăn mới được chứ không thể cầu xin phép lạ từ ai.

Làm phước là làm những việc nhắm vào sự lợi ích của người khác, dẫu mình không huê hưởng hay thậm chí phải chịu hy sinh, thiệt thòi về thời gian công sức của cải..

Nguyên tắc thật đơn giản nhưng chính xác không hề sai chạy mảy may.

Một việc làm như vậy dẫu nhỏ bé đến mấy cũng sinh phước, còn chỉ nhắm cho lợi ích bản thân thì dẫu tốn kém bao nhiêu cũng không mảy may sinh ra chút phước nào.

Người kém phước dẫu ở giữa người thân thuộc quen biết, cũng vẫn phải vất vả khó nhọc tự lo mọi việc, có cần giúp đỡ cũng phải kêu cầu nhưng cũng chẳng được vừa ý bởi trong quá khứ, ngay những người thân này cũng chưa được mình giúp đỡ nên đời này họ không có ý muốn báo đáp.

Người có phước dẫu một mình ở nơi xa lạ trong hoàn cảnh nào cũng được giúp đỡ tận tình và không gặp khó khăn, được che chở bảo bọc an toàn trong hoạn nạn, hay ở giữa kẻ thù.

“Nay vui, đời sau vui
Làm Phước hai đời vui
Người ấy vui, an vui
Thấy nghiệp tịnh mình làm”.

(Theo kinh Pháp Cú 16)

Ưu Đàm (Tổng hợp)

Theo Thích Tánh Tuệ – Vườn hoa Phật giáo

Previous articleMùi hương nào cho tuổi 50?
Next articleBài trí bàn thờ gia tiên đúng cách, không phải ai cũng biết (Phần 1)