Home Sống Khỏe Bệnh Thường Gặp Khủng hoảng tâm lý tuổi trung niên

Khủng hoảng tâm lý tuổi trung niên

Bước vào độ tuổi ngoài 40, ai cũng phải đối mặt với căn bệnh khủng hoảng tâm lý tuổi trung niên. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh này cũng như biện pháp đối phó.

2775
0

Biểu hiện của khủng hoảng tâm lý độ tuổi trung niên

Khủng hoảng tâm lý là hiện tượng hết sức bình thường đối với nam và nữ giới khi bước vào độ tuổi trung niên, bắt đầu từ ngoài 40. Ở nữ giới, hiện tượng này có thể xảy ra sớm hơn với mốc ngoài 35 tuổi. Đây là giai đoạn hai giới đã trưởng thành và đạt được những thành công trong sự nghiệp cũng như xây dựng được các mối quan hệ xã hội nhất định.

Theo đó, một số dấu hiệu khủng hoảng tâm lý tuổi trung niên đặc trưng đó là:

– Triệu chứng trằn trọc, mất ngủ;

– Cảm giác chán nản, tuyệt vọng, bi quan;

– Bồn chồn, lo lắng, khó chịu;

– Thờ ơ, lãnh cảm với cuộc sống xung quanh;

– Thậm chí có suy nghĩ muốn tự tử hoặc tìm cách tự tử…

Đâu là nguyên nhân của hiện tượng khủng hoảng tâm lý này?

Theo một số nhà nghiên cứu cho biết, khủng hoảng tâm lý tuổi trung niên xảy ra do không tìm thấy ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Trong khi đó, nhiều trường hợp xuất phát từ những thay đổi về thể trạng hay những cú sốc về mặt tinh thần.

Thứ nhất, sự thay đổi về thể trạng

Bước vào tuổi trung niên, sức đề kháng và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể bị giảm đi. Cùng với đó, chức năng hoạt động của các cơ quan, bộ phận cơ thể cũng không còn tốt như trước. Ngoài ra, nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm càng cao như: tiểu đường, tim mạch, loãng xương…

Thứ hai, sự sa sút về mặt tinh thần

Tinh thần sa sút một phần do sự rệu rã của cơ thể. Bên cạnh đó, bệnh tật, sức khỏe, những cú sốc trong cuộc sống gia đình, sự nghiệp… cũng là những yếu tố quan trọng gây ra hiện tượng khủng hoảng tâm lý tuổi trung niên.

Một số biện pháp hạn chế khủng hoảng tâm lý tuổi trung niên

Hiện tượng khủng hoảng tâm lý tuổi trung niên là hoàn toàn bình thường, xảy ra với bất cứ ai trong cuộc đời của họ. Do đó, cả nam và nữ giới đều nên tìm hiểu và chuẩn bị sẵn tinh thần đối phó với căn bệnh tâm lý này.

– Chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên bổ sung thêm canxi tránh loãng xương cũng như các chất bồi bổ sức khỏe khác.

– Thường xuyên vận động cơ thể, tập thể dục thể thao để tinh thần thoải mái mỗi ngày.

– Tăng cường tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động tập thể cùng gia đình, bạn bè, người thân để có cơ hội sẻ chia.

Ngọc Hân

Previous articleVì nụ cười của con là hạnh phúc của ba mẹ
Next articleĐàn bà từng trải…