Home Blog Page 51

4 lưu ý đặc biệt khi ăn lươn

0

Lươn có tác dụng bồi bổ khí huyết, trừ phong thấp, chữa suy dinh dưỡng, kiết lỵ, đau nhức xương sống, phong thấp…tuy nhiên nếu không biết cách khi ăn lươn, bạn có thể sẽ bị nhiễm bệnh. Do đó, nên để ý một vài lưu ý sau khi chế biến cũng như khi ăn chúng.

Không ăn lươn chết hoặc ươn

Nhiều người cứ nghĩ, lươn chết hoặc đã ươn chỉ kém tươi ngon một chút so với lươn còn sống. Nhưng bạn không nên tiếc rẻ để ăn những con lươn đã chết hoặc ươn dù cho trong thịt lươn chứa rất nhiều protein, trong đó có hợp chất Histidine tốt cho cơ thể.

Nguyên nhân vì trong khi lươn chết, hợp chất này có thể chuyển hóa thành chất độc Histamine. Bình thường, cơ thể người có thể chịu đựng một hàm lượng chất độc này, nhưng nếu hàm lượng cao hoặc cơ thể yếu, mới bệnh xong hoặc trẻ em có sức đề kháng kém sẽ có nguy cơ bị ngộ độc rất cao.

Xào hoặc hầm lươn phải chín

Bạn có thể chế biến nhiều món lươn khác nhau. Nhưng dù chế biến theo cách nào bạn cũng phải đảm bảo nấu chín thịt lươn. Bởi vì lươn thường chui rúc dưới ao bùn, sình lầy, nước đục… Vì sống trong môi trường bẩn như thế, lại thêm thói ăn tạp, nên hệ tiêu hóa và chính cả thịt lươn có thể nhiễm vi trùng và ký sinh trùng.

Trong thịt lươn có một loại ấu trùng ký sinh rất dai và chịu được nhiệt độ cao. Vì vậy, nếu chỉ xào qua trên lửa, những ấu trùng này sẽ còn sống và theo đường ăn uống đi vào ruột.

Sau khi ăn lươn không ăn các thực phẩm tính hàn

Sau khi ăn lươn chạch không nên ăn các thực phẩm có tính hàn như chuối tiêu, dưa hấu, tôm cua biển vì chúng có thể dễ dàng khiến bạn bị ngộ độc.

Người bệnh gút không nên ăn lươn

Bệnh gút là một bệnh của rối loạn chuyển hóa đạm dẫn đến làm tăng acid uric trong máu. Lươn là thực phẩm giàu chất đạm vì thế những người bị bệnh gút không nên ăn nhiều thịt lươn để tránh tình trạng bệnh tăng nặng.

Tình nghĩa phu thê gắn bó trọn đời

0

Thuở mới yêu nhau bạn chỉ cần sự chân thành, yêu chiều, lời nói ngọt ngào, tin nhắn tình tứ thì ngay khi ký tên vào tờ giấy đăng ký kết hôn, cái bạn cần là sự thấu hiểu lẫn nhau. Cuộc sống ngoài kia vốn đã bộn bề sóng gió, lại thêm những mối quan hệ vòng vo trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp – những áp lực mà mỗi người trưởng thành đều phải đối mặt hàng ngày. Mỗi ngày về nhà, bạn chỉ muốn rũ bỏ mệt mỏi để có giây phút thoải mái bên chồng, mong tìm kiếm sự sẻ chia từ người đầu ấp tay gối để cùng dắt nhau qua những tháng ngày tồi tệ nhất.

Yêu được nhau đã khó, đến với nhau, cùng đắp xây hạnh phúc trăm năm là duyên nợ cuộc đời của hai con người. Người ta nói tình yêu không có tuổi, đạo nghĩa vợ chồng cũng vậy. Đi với nhau tới cuối cuộc đời là điều không dễ dàng, nhưng hạnh phúc của tuổi già, bên người bạn đời tri kỉ là thứ không lấy gì đánh đổi được.

Tình nghĩa vợ chồng vốn chẳng quá đỗi xa xôi như người ta vẫn nghĩ, chẳng phải làm những việc ghi danh sử sách, chỉ là chúng ta vốn chưa biết cách cùng nhau mà thôi. Hãy nhớ rằng chỉ cần còn thương yêu nhau, vợ chồng đồng cam cộng khổ thì hạnh phúc sẽ luôn ở bên. Ta vẫn thường nghe câu “Con chăm cha không bằng bà chăm ông”, quả thực sợi dây gắn kết cả mấy chục năm cuộc đời khiến những cặp vợ chồng ở tuổi xế bóng có sự gần gũi vô vàn.


Tình nghèo có nhau

0

Gia đình nhỏ luôn chờ đón anh
Dù nghèo vẫn mãi có đôi
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Chúng mình khác họ người dưng
Một lần gặp gỡ như từng đã quen
Bởi anh thân phận nghèo hèn
Tháng năm vất vả da đen chai sần
Bùn lầy quến chặt bàn chân
Đồng trưa ruộng sớm đỡ đần mẹ cha
Còn em rẫy bắp nương cà
Mồ hôi từng giọt mặn mà thấm lưng
Kiếp nghèo chôn chặt tuổi xuân
Phấn son nhung lụa chưa từng dám mơ
Chúng mình một mái tranh sơ
Thầm câu ước hẹn đợi chờ mai sau
Mong ngày trầu thắm duyên cau
Đắp xây hạnh phúc bên nhau trọn đời
Ngọt ngào anh gọi mình ơi
Em cười bẽn lẽn mắt ngời ước mơ
Tình nghèo vẫn đẹp như thơ
Bao nhiêu năm tháng đợi chờ là đây

Người ta nói tình yêu không có tuổi, đạo nghĩa vợ chồng cũng vậy. Đi với nhau tới cuối cuộc đời là điều không dễ dàng, nhưng hạnh phúc của tuổi già, bên người bạn đời tri kỉ là thứ không lấy gì đánh đổi được.

Điểm mặt 3 loại rau dân dã nhưng chống ung thư hiệu quả của người Việt

0

Ung thư sẽ không còn là nỗi lo nếu bạn bổ sung 3 loại rau vừa quen vừa rẻ này mỗi ngày. Cùng Mùa gió heo may điểm mặt 3 loại rau dân dã của người Việt với tác dụng chống ung thư hiệu quả.

Rau hẹ

Hẹ có tác dụng ôn thận tráng dương, tăng cường sinh lực, thanh lọc cơ thể, giải độc gan,…Chứa nhiều vitamin C, A và chất xơ, đồng thời cũng sở hữu hàm lượng canxi, photpho và sắt khá lớn, rau hẹ được chứng minh có khả năng phòng chống ung thư vô cùng hiệu quả.

Nghiên cứu chỉ ra rằng trong rau hẹ có chứa các chất bảo vệ tế bào có chức năng chống oxy hóa gốc tự do, giúp giảm nhẹ, tránh gây tổn thương đến chức năng giữa màng tế bào và gen, tăng cường sức miễn dịch của cơ thể để chống lại căn bệnh nguy hiểm này.

Mặc dù sở hữu công dụng vượt bậc, bạn vẫn cần có 1 số lưu ý nhỏ khi sử dụng rau hẹ trong bữa ăn hàng ngày. Rau hẹ chứa nhiều chất xơ thô do vậy bạn nên chú ý sử dụng ở mức hợp lý để tránh tình trạng khó tiêu do ăn quá nhiều rau hẹ.

Những người có tiền sử mắc các bệnh về đường tiêu hóa cũng nằm trong nhóm cần hạn chế ăn rau hẹ vào buổi tối nếu không muốn dạ dày gặp vấn đề do phải hoạt động vượt năng suất để tiêu hóa quá nhiều chất xơ thô từ rau hẹ.

Hành tây

Hành tây được biết đến với nhiều công dụng cho sức khỏe trong đó có công dụng chống ung thư nổi bật. Người ta tìm thấy trong hành tây hai chất chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ là polyphenol, flavonoid, có tác dụng bảo vệ các tế bào và cơ thể chống lại ung thư. Đặc biệt, chúng có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch và các bệnh viêm nhiễm.

Flavonoid là chất chống oxy hóa giúp trì hoàn hoặc làm chậm lại các tổn thương tế bào do quá trình oxy hóa diễn ra trong cơ thể. Flavonoid tập trung nhiều nhất ở phần thịt ngoài cùng của hành tây, do vậy khi chế biến lưu ý đừng bỏ đi quá nhiều phần này nhé các bà nội trợ.

Mặc dù có công dụng tốt đối với sức khỏe nhưng vẫn có một số đối tượng không nên sử dụng hành tây, đặc biệt là người đang mắc các bệnh gan, thận, mắt, các bệnh ngoài da và bệnh mạn tính về đường tiêu hóa.

Các chất glycosid có trong hành tây cũng ảnh hưởng nhất định đến các hoạt động của tim, do vậy, người có vấn đề về tim mạch cũng nên hạn chế sử dụng.

Tỏi

Nhiều nghiên cứu khác về sức khỏe đã khẳng định: tỏi có khả năng chống ung thư nhờ tinh dầu trong loại củ này dễ bay hơi và tan trong chất béo, có thể kích hoạt các đại thực bào, cải thiện khả năng chống ung thư của cơ thể.

Tỏi có công dụng đáng kể trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư, nhất là ung thư đường ruột. Bên cạnh đó, tỏi còn có thể ngăn cản sự xâm hại của độc tố, kim loại nặng, chất gây ung thư đối với cơ thể. Thành phần germanium và selen trong tỏi giúp cơ thể chống đột biến tế bào, ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do, hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Các hoạt chất trong tỏi như diallyl disulphide, s-allystein và ajoene có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng của khối u, giảm kích thước của khối u tới 50%. Tỏi có công dụng ngăn ngừa, hỗ trợ kiểm soát sự phát triển của các loại ung thư như: ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư vòm họng, ung thư đại tràng, ung thư thực quản, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư gan, ung thư bàng quang,…

Tỏi tuy tốt, nhưng có tính cay nóng đặc trưng, không thích hợp với những người mắc bệnh về mắt, người bị nóng trong, hư tỳ, đi tả hoặc các đối tượng có tiền sử mắc bệnh gan.

Đặc biệt, tỏi không thích hợp ăn lúc đói, cũng không nên để quá lâu. Cần hạn chế nấu chín tỏi để tránh hao hút chất dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh của loại củ này.

Sưu tầm

Bảo vệ da trẻ khỏi nắng nóng mùa hè, bạn đã biết?

0

Nắng nóng mùa hè không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, khiến trẻ dễ mắc các bệnh cảm, sốt,…mà còn có thể khiến da trẻ bị tổn hại nặng nề bởi tia UV, nguy cơ ung thư da là cực kỳ cao.

Mùa nóng tia UV (cực tím) ảnh hưởng trực tiếp đến người đi đường. Độ bức xạ có thể ở mức cao thì có thể gây hại cho da, mắt. Các tổn thương  hiện tại do tiếp xúc quá nhiều với tia UV có thể phát triển thành ung thư da. Da trẻ em rất mỏng manh và nhạy cảm với tia UV hơn người lớn. Vì vậy, cố gắng tối đa tránh để bé bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, nhất là các bé dưới 6 tháng tuổi vì da dễ bị tổn thương hơn. Ngay cả trong bóng râm, da bé vẫn bị ảnh hưởng bởi các tia UV phản xạ.

Nếu không phải việc cần thiết, cần hạn chế cho trẻ ra ngoài đường trong thời gian từ 11h00 – 15h00 hàng ngày. Trong trường hợp buộc phải ra ngoài, bố mẹ nên trang bị đầy đủ các vật phẩm cần thiết để “chống nắng “ cho bé. Cùng Mùa gió heo may điểm lại những điều bố mẹ cần lưu ý khi để trẻ ra bên ngoài trong tiết trời nắng nóng.

Quần áo

Đối với quần áo, bố mẹ nên chọn quần áo có tay dài, có cổ, chất liệu nhẹ, thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt nhưng vẫn cần có độ dày vừa phải để có thể giúp ngăn ngừa tia UV cho bé. Lời khuyên cho bố mẹ là nên chọn trang phục chống nắng có chỉ số chống tia cực tím UPF (Ultraviolet Protection Factor) lớn hơn 15 (cản được 94% tia UV). Chỉ số càng lớn hiệu quả bảo vệ càng cao.

Đội mũ

Sẽ không thừa nếu bé có một chiếc mũ che nắng vừa đủ cho mình. Sẽ có nhiều bé không quen, thậm chí khó chịu với việc đội mũ. Do vậy, bố mẹ cần tập để trẻ quen với việc đội mũ khi còn ở nhà (đặc biệt là với các trẻ sơ sinh). Bố mẹ có thể tập làm quen sớm với những chiếc mũ mềm trước đó. Nên cho bé đội mũ rộng vành khi ra nắng.

Kính râm

Không chỉ có tác dụng chống nắng, bé nhà bạn sẽ cực ngầu khi có 1 chiếc kính râm cho riêng mình. Với các bé lớn nên cho bé đeo kính râm có khả năng chống tia cực tím và có dấu hiệu tiêu chuẩn an toàn được công nhận.

Bù nước

Mất nước là điều hoàn toàn có thể xảy ra khi trẻ ra ngoài trong tiết trời nắng nóng thời gian dài, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Vì vậy các bố mẹ nhớ bổ sung nước hoặc nhắc nhở bé uống nước thường xuyên trong suốt quá trình bé đi ra ngoài trời.

Kem chống nắng

Đừng nghĩ chỉ có người lớn mới cần kem chống nắng, trẻ em cũng rất cần. Sử dụng kem chống nắng tỏ ra cực kỳ cần thiết trong trường hợp trẻ phải tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Bố mẹ có thể sử dụng một lượng nhỏ kem chống nắng trên các khu vực không được bảo vệ hoặc dễ tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời cho trẻ. Luôn luôn sử dụng kem chống nắng đã được đặc chế dành cho trẻ sơ sinh có SPF 25 trở lên và UVA 4 hoặc 5 sao. Nếu da bé có phản ứng bất lợi với kem chống nắng, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức.

Không nên cho trẻ ra ngoài trời lúc nắng nóng, nhiệt độ cao, trời oi bức.  Nếu phải ra ngoài trời cần phải mặc quần áo che kín da và đội nón rộng vành che phủ vùng cổ, gáy.  Không tắm biển hoặc sông, suối vào lúc còn nắng gắt. Cho trẻ uống nước thường xuyên, thêm nước cam vắt, nước chanh càng tốt; hạn chế sử dụng các loại nước đóng chai, nhất là nước có gas.

Trên đây là những điều cần thiết để tránh tổn hại từ ánh nắng ngoài trời cho trẻ. Hy vọng bố mẹ đã có cho mình những kinh nghiệm cần thiết để chăm con tốt hơn mỗi ngày.

Sưu tầm

Nấm tốt cho não bộ: Bạn đã biết

0

Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng những người bổ sung nấm vào bữa ăn hàng ngày dù ít có cơ hội giảm đến 50% nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức nhẹ – một tình trạng điển hình của Alzheimer.

Được xem là thực phẩm từ thực vật nhưng lại không phải là rau, nấm thực sự có một đời sống và thế giới riêng của mình trong thế giới sinh vật và ẩm thực.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong nấm chứa một lượng lớn chất xơ, chất chống oxy hóa, protein cũng như vitamin và khoáng chất. Là một nguyên liệu được sử dụng nhiều trong ẩm thực ở nhiều quốc gia trên thế giới, nấm chứng tỏ được giá trị của mình khi là thực phẩm bổ dưỡng và giàu hương vị. Nấm cũng có đa dạng các loại, người dùng có thể lựa chọn các loại nấm phù hợp với sở thích cá nhân. Mới đây, các nhà khoa học lại đưa ra một xác nhận mới khi chứng minh rằng nấm thực sự có thể góp phần vào việc hạn chế nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức nhẹ ở con người, đặc biệt là người cao tuổi.

“Nhóm nghiên cứu đã sử dụng khẩu phần nấm nấu chín, trung bình mỗi phần nặng khoảng 150g. Để đánh giá mối liên quan giữa việc ăn nấm và nguy cơ mắc MCI, các nhà nghiên cứu cũng đo khả năng nhận thức của mỗi người tham gia thông qua các bài kiểm tra tâm thần kinh tiêu chuẩn cao. Các xét nghiệm về thần kinh là các bước được thiết kế đặc biệt có thể đo lường các khía cạnh khác nhau đối với khả năng nhận thức của 1 người. Phân tích của các nhà nghiên cứu cho thấy rằng ăn nhiều hơn 2 phần nấm nấu chín mỗi tuần có thể giảm nguy cơ mắc MCI hơn 50%.”

Các nhà khoa học tìm thấy trong nấm 1 hợp chất gọi là Ergothioneine – một chất chống oxy hóa và chống viêm độc đáo mà con người không thể tự tổng hợp được có trong nấm. Ergothioneine được chứng minh là có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ suy giảm nhận thức.

Nghiên cứu cũng nhận thấy những người mắc chứng suy giảm nhận thức nhẹ có nồng độ hợp chất Ergothioneine trong máu thấp hơn so với những người cùng tuổi khỏe mạnh. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu lưu ý, nấm có chứa nhiều chất khác mà vai trò chính xác của nó đối với sức khỏe của não vẫn chưa rõ ràng. Chúng bao gồm hericenone, erinacines, scabronine và dictyophorine – một loạt các hợp chất có thể đóng góp vào sự phát triển của tế bào thần kinh (tế bào não).

Các chất có nguồn gốc từ nấm ăn cũng có thể ức chế sản xuất beta-amyloid và phosphorylated tau – 2 loại protein độc hại thường tích lũy quá mức trong não người mắc bệnh Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác.

Ngoài ra, nấm cũng có tác dụng lớn đối với các cơ quan khác trong cơ thể như: chống lão hóa, duy trì lượng đường trong máu ổn định, ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt, chống ung thư, tăng cường miễn dịch, giúp kháng khuẩn, kháng nấm,…

Đáng chú ý là quá trình nấu nấm không làm thay đổi các chất chống oxy hóa vì các hợp chất “rất bền nhiệt”. Đây cũng là khẳng định khiến những người nội trợ, đầu bếp an lòng.

Sưu tầm

Ăn gì để tránh xa loãng xương

0

Một chế độ dinh dưỡng đảm bảo ngay từ những năm đầu đời là điều kiện cần để bạn không phải đối mặt với căn bệnh loãng xương ở những năm tuổi già. Trong trường hợp bạn không chắc những năm đầu đời bản thân có được cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cơ thể cần, bạn có thể bắt đầu xây dựng một chế độ dinh dưỡng tốt cho xương từ gợi ý của Mùa gió heo may.

Việc điều trị bệnh loãng xương khó khăn và tốn kém nên chúng ta cần biện pháp phòng ngừa bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho xương chắc khỏe bằng cách bổ sung lượng canxi và vitamin D phù hợp trong suốt tuổi ấu thơ, tuổi dậy thì và trưởng thành.

Canxi

Canxi là chất cần thiết cho cơ thể trong suốt cuộc đời. Nó đóng vai trò quan trọng, cần thiết cho sự hoạt động của tim, cơ bắp, thần kinh và sự đông của máu. Thiếu canxi là nguyên nhân chính gây ra loãng xương. Một số nghiên cứu cho thấy rằng, chế độ ăn ít hoặc thiếu canxi có thể khiến tăng nguy cơ gãy xương cho con người. Xây dựng thực đơn bổ sung đầy đủ canxi là điều cần thiết để cơ thể phát triển hoàn toàn khỏe mạnh.

Vậy ăn gì để bổ sung canxi? Bạn có thể bổ sung thông qua các loại thực phẩm quen thuộc như: sữa và các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, tép (nhất là tôm, cua đồng), ốc, lòng đỏ trứng, rau dền, rau đay, rau mồng tơi, rau ngót, đậu nành, vừng,… Ngoài ra cần chú ý lượng protein (chất đạm) trong khẩu phần nên vừa phải, vì chế độ ăn nhiều đạm làm tăng bài xuất canxi theo nước tiểu.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung canxi thông qua các viên uống bổ sung nếu lượng canxi bổ sung qua thực phẩm không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể cần.

Vitamin D

 Cơ thể cần vitamin D để hấp thụ canxi là điều ai cũng biết. Điều này đúng với tất cả đối tượng: trẻ em và người lớn. Thiếu vitamin D sẽ không thể tạo đủ hormone calcitriol (dạng vitamin D có hoạt tính), dẫn đến không hấp thu đủ canxi từ thức ăn. Trong trường hợp này, cơ thể sẽ lấy canxi từ nơi dự trữ là xương, làm cho xương bị yếu đi và ngăn chặn việc tạo xương mới.

Có 3 cách thu nhận vitamin D: qua da, từ thức ăn và từ thuốc. Vitamin D được hình thành một cách tự nhiên bởi cơ thể sau khi phơi nắng. Phơi nắng trực tiếp 15 phút vài lần trong tuần là đủ để tạo được lượng vitamin D cần thiết. Các chuyên gia y tế khuyến cáo dùng mỗi ngày 400 – 600 IU vitamin D, từ thuốc hay thực phẩm giàu vitamin D như: lòng đỏ trứng, cá biển, gan và sữa bổ sung vitamin D.

Để giúp cơ thể hấp thu canxi tốt hơn, bạn có thể hỗ trợ bằng cách bổ sung nhiều rau và trái cây. Các thức ăn có chứa nhiều oestrogen thực vật như: giá đỗ, đậu nành, bắp cải, cà chua, dưa chuột, tỏi… cũng làm giảm mất xương và làm tăng chất khoáng trong xương.

Bệnh loãng xương có thể được phòng ngừa tốt bằng việc duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện, vận động đầy đủ và hợp lý ngay từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành và trong suốt cuộc đời. Riêng ở phụ nữ sau khi mãn kinh, khi lượng oestrogen giảm loãng xương sẽ được phòng ngừa tốt nhất bằng liệu pháp hormon thay thế (nếu có chỉ định và điều kiện) kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện, vận động đầy đủ và hợp lý.

Sưu tầm

Răng trắng sáng hơn với 6 loại thực phẩm quen thuộc đến không ngờ

0

Răng ố vàng, răng không được trắng sáng là nỗi lo của nhiều người. Làm sao để răng trắng sáng tự tin nở nụ cười tỏa nắng? Ngoài những loại thuốc, kem đánh răng với chức năng làm trắng chuyên dụng, một số loại thực phẩm quen thuộc dưới đây cũng có tác dụng tương tự trong việc giúp răng trắng sáng hơn.

Cà rốt

Không những là nguồn thực phẩm cung cấp vitamin, lipit, gucid hiệu quả mà cà rốt còn có công dụng lớn trong việc giúp răng trắng sáng.

Chứa làm lượng nước, chất xơ tự nhiên cao, sử dụng cà rốt thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày có thể làm sạch các loại thức ăn bám lại trên răng. Bên cạnh đó, cà rốt cũng có tác dụng lớn trong việc giúp giảm tình trạng ố vàng ở răng do thức ăn bám lâu này. Tăng cường sức khỏe khỏe răng miệng, tăng sức mạnh của nướu cũng là khả năng nằm trong lòng bàn tay của cà rốt nhờ khả năng kích thích tiết nước bọt, chống lại các vi khuẩn trong khoang miệng ngăn ngừa sâu răng.

Ăn cà rốt trực tiếp là cách đơn giản và hiệu quả để làm trắng răng. Ăn trực tiếp cà rốt khi còn sống giúp khiến các mảng bám dễ bị loại bỏ hơn mà không cần phải xúc miệng hay sử dụng hóa chất để làm sạch. Tương tự như cách bạn chải răng sau bữa ăn, ăn 1 vài vát cà rốt sau bữa ăn là cách loại bỏ thức ăn thừa và làm sạch miệng.

Dâu tây

Ngoài những công dụng quen thuộc, dâu tây còn có thể làm trắng răng. Trong dâu tây có chứa thành phần axit malic có công dụng giúp loại bỏ vết bẩn trên bề mặt răng bạn bị nhiễm màu do ăn thực phẩm nhiều màu, nhiều gia vị.

Ngoài ra, ăn dâu tây hàng ngày cũng là cách giúp loại bỏ mảng bám trên răng hiệu quả, có tác dụng chà xát và làm sạch răng khá tốt, hạn chế sự tái bám của cao răng.

Các sản phẩm từ sữa

Các sản phẩm từ sữa luôn có tác dụng rất tốt đối với hàm răng. Bởi trong sữa có chứa lượng lớn canxi có tác dụng giúp cho hàm răng luôn sáng bóng và chắc khỏe. Song cũng có một số ý kiến trái chiều cho rằng không phải bất cứ thực phẩm nào chứa nhiều canxi cũng tốt cho hàm răng của bạn. Hãy sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa trong các bữa ăn nhẹ để bổ sung dưỡng chất cần thiết và giúp cho răng miệng khỏe khoắn hơn.

Dứa

Ăn dứa có thể giúp răng trắng trông thấy nếu bạn kiên trì hoàn toàn là sự thật. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng dứa có công dụng tuyệt vời trong việc giúp răng trắng sáng hơn, tất cả là nhờ enzyme bromelain có nhiều trong quả dứa. Là một loại enzyme tiêu hóa có tác dụng chống viêm, bromelain đồng thời có công dụng chống nhiễm khuẩn, tẩy sạch bong đường miệng, bao gồm cả răng.

Ăn 4 – 5 lát dứa mỏng mỗi ngày, thêm một chút muối răng miệng bạn sẽ sạch bong sáng bóng. Đặc tính chống viêm của dứa và sát khuẩn của muối sẽ hạn chế bệnh lý viêm nướu lợi và giúp răng trắng sáng, không xỉn màu.

Súp lơ xanh

Không như các loại rau củ khác, súp lơ xanh là một loại rau không bao giờ mắc ở răng hoặc làm hại răng của bạn. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy trong súp lơ xanh một màng bảo vệ răng vô hình khi chúng được tiêu thụ. Cụ thể, sắt trong súp lơ xanh có thể hình thành lớp phủ chống axit trên bề mặt răng. Lớp phủ này làm giảm tiếp xúc giữa các thực phẩm và đồ uống axit như soda và men răng. Hơn nữa, nó cũng không gây ra vết ố vàng trên bề mặt răng mà còn giúp lấy đi các mảng bám. Một thực đơn hàng ngày bao gồm súp lơ xanh không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn tốt cho sức khỏe răng miệng của bạn.

Nho khô

Với tất cả độ dẻo, lượng đường,…nho khô thực sự có ích trong việc bảo vệ răng miệng?

Theo nghiên cứu của ĐH Illinois, axit oleanolic được tìm thấy trong nho không hạt có thể ngăn ngừa sự phát triển của hai loại vi khuẩn răng miệng là Streptococcus mutans gây sâu răng và Porphyromonas gingivalis gây bệnh nha chu. Ngoài ra, axit oleanic cũng bảo vệ răng khỏi mảng bám.

Sưu tầm

Những trường hợp nên hạn chế ăn đu đủ

0

Đu đủ là loại trái cây thơm ngon, lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số người bị những tình trạng nhất định dưới đây không nên ăn quá nhiều loại trái cây này.

1. Mang thai

Ăn nhiều đu đủ, đặc biệt là đu đủ xanh khi mang thai có thể gây bất thường và sảy thai không mong muốn. Đu đủ xanh chứa nhiều nhựa, được biết là gây ra các cơn co tử cung có thể dẫn đến sảy thai. Vì vậy nên tránh ăn đu đủ khi mang thai.

2. Vấn đề về đường hô hấp

Đu đủ chứa enzym Papain, là chất gây dị ứng mạnh và do vậy có thể làm trầm trọng thêm các rối loạn hô hấp. Những người bị những bệnh như sốt mùa cỏ khô, hen được khuyên là nên tránh loại quả này.

3. Sỏi thận

Đu đủ chứa vitamin C. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều đu đủ có thể dẫn tới dư thừa vitamin C dẫn tới hình thành sỏi thận.

4. Dự định sinh con

Đu đủ khi sử dụng quá mức có thể gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng sinh sản. Nó làm giảm số tinh trùng ở nam giới. Do vậy, những người đang dự định sinh con nên tránh ăn quá nhiều đu đủ.

5. Các rối loạn dạ dày-ruột

Các triệu chứng đường tiêu hóa có thể là phản ứng phụ của việc ăn quá nhiều đu đủ. Các Papain có trong đu đủ có thể làm dịu dạ dày của bạn nhưng cũng có thể khởi phát cơn đau khi ăn với số lượng nhiều.

6. Các vấn đề về da

Nếu da bạn bị đổi màu và có màu vàng nhạt, đặc biệt là ở lòng bàn tay, bạn có thể bị bệnh da lành tính nhiễm carotene máu. Đu đủ có chứa beta-carotene, một chất dinh dưỡng họ caroteoid cũng cung cấp cho bạn vitamin A. Dư thừa beta-carotene cũng có thể khiến da trở nên nhợt nhạt.

7. Đường huyết thấp

Đủ đủ được lên men có thể giảm mức đường huyết. Dùng dạng đu đủ này có thể khiến đường huyết hạ thấp hơn ở những người vẫn có mức đường huyết thấp.

Thực phẩm giúp người cao tuổi tăng cường sức đề kháng

0

Người cao tuổi thường hấp thụ kém các chất dinh dưỡng dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, giảm khả năng chống lại sự tấn công của virus.

Thực phẩm cung cấp vitamin B12

Người già thường dễ bị thiếu hụt vitamin B12 vì họ khó hấp thụ loại vitamin này từ thực phẩm. Nhưng cách tốt nhất vẫn là cố gắng ăn nhiều các thực phẩm giàu B12 như cá, thịt gia cầm, trứng, sữa và các sản phầm từ sữa…

Thực phẩm giúp hấp thụ vitamin D

Ở người lớn tuổi, loãng xương do thiếu vitamin D là bệnh lý thường gặp. Những thực phẩm giàu vitamin D gồm: cá hồi, cá ngừ, trứng, ngũ cốc, sữa, một số loại sữa chua, nước ép.

Thực phẩm giúp bổ sung canxi

Canxi đóng nhiều vai trò trong cơ thể nhưng quan trọng nhất là để củng cố và duy trì xương chắc khỏe. Các nguồn canxi tốt nhất cho cơ thể gồm sữa và các chế phẩm từ sữa.

Thực phẩm cung cấp kali

Nhiều người cao tuổi  lại không được cung cấp đủ lượng kali thiết yếu hàng ngày. Để khắc phục điều này, người già nên ăn nhiều trái cây và rau quả giàu kali như bơ, mận, khoai tây…

Thực phẩm giúp bổ sung magie

Hấp thụ đủ magie có thể giúp hệ thống miễn dịch ở trạng thái tốt nhất, trái tim khỏe mạnh và xương chắc khỏe. Nhiều loại thực phẩm nguyên chất, bao gồm rau, đậu… sẽ giúp người cao tuổi bổ sung magie.

Thực phẩm bổ sung chất xơ

Theo các nhà khoa học, hầu hết người cao tuổi chỉ nhận được khoảng một nửa lượng chất xơ được khuyến cáo. Để tránh thiếu hụt chất xơ người cao tuổi nên bổ sung thêm ngũ cốc, các loại hạt, đậu, trái cây và rau…

Thực phẩm giàu chất béo Omega-3

Omega-3 có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và thậm chí có thể duy trì trí nhớ tuổi già. Cá hồi, cá ngừ, cá mòi và cá thu đặc biệt có nhiều chất béo omega-3.

Nước 

không phải là một loại vitamin hay khoáng chất, nhưng nó rất quan trọng cho sức khỏe. Tuổi càng cao, cảm giác khát có thể suy giảm, khiến người gia có thể tăng nguy cơ bị mất nước./.