Home Blog Page 46

9 câu nói đầy trí huệ, đi quá nửa cuộc đời mới tin (P2)

0

Người với người không tính toán, giang hồ cũng có nghĩa tình

Ở đâu có con người ở đó có tranh chấp lợi ích. Có tranh cãi thị phi, thì ở đó là giang hồ (ý chỉ nơi phức tạp), nhưng nơi giang hồ thì vẫn có tình nghĩa ngàn vàng, đừng để lợi ích phá vỡ cái Nghĩa.

Quên đi thị phi, chăm sóc lẫn nhau, sống một cách bình yên, đừng mang lại cho người khác và bản thân gánh nặng, bỏ qua lợi ích bạc vàng thì tình cảm mới có thể lâu bền, rộng rãi.

Chai đầy lắc không kêu, chai vơi lắc ồn ào

Nói một nghìn một vạn lời, chi bằng bắt tay vào làm thực tế, thành công rồi mới nên nói chân lý. Một người càng khoe khoang thứ gì, chính là vì càng thiếu thứ đó. Mở miệng nói lớn chi bằng vung mở cánh tay mà thực hiện. 

Có câu nói thế này: “Thà ngậm miệng để người khác nghi ngờ ta nông cạn, còn hơn mở miệng mà chứng minh sự nông cạn của ta”.

Tâm mở một tấc, được lợi ba phần

Trái tim rộng mở thì đường đi cũng rộng mở, trái tim chật hẹp thì đường đi cũng chật hẹp. Thường xuyên giúp đỡ người khác, sẽ nhận được sự giúp đỡ của người. Đối xử với người khác bằng lòng lương thiện, cũng sẽ có ngày người khác đối xử với bạn bằng lòng lương thiện.

Đối với mọi chuyện đều đại lượng, thì sẽ nhận được sự tôn trọng của người khác; Học cách thích nghi với người khác, cũng là giúp người khác thích nghi với bản thân mình. Có thể nhẫn nhịn, thì 1 điều nhịn là 9 điều lành.

Một ngày cười 3 lần thì không cần uống thuốc

Hoàn cảnh tốt không bằng thái độ tốt. Những người có trí tuệ là những người luôn cởi mở, khoan dung, vui vẻ và có thể hòa đồng với tất cả mọi người, như thế mới có thể tận hưởng hạnh phúc trọn vẹn.

Tư tưởng khoáng đạt, không tranh với đời vừa là một phẩm cách vừa là một mỹ đức, đồng thời cũng là một trong những cảnh giới đạo đức cao nhất trong cuộc sống.

Từ sự tình như Âu Dương Tu đọc được mấy câu thơ của hậu bối Tô Thức mà sung sướng sẵn sàng lùi lại nhường đường cho lớp trẻ, tới Vương Duy “bước đường cùng vẫn ngồi ngắm mây bay”, thì đây đều là những tư tưởng thông suốt, khoáng đạt siêu việt của người xưa.

Tự cổ chí kim, trong dân gian có rất nhiều những lời đúc kết kinh nghiệm sống không được biên soạn lại vào sách, mà chỉ được truyền miệng từ đời này qua đời khác. Có những chân lý mà nếu ta biết tuân theo, vận dụng từ sớm thì đường đời có lẽ đã thanh thản, tốt đẹp hơn rất nhiều.

Nhưng đáng tiếc thay, lòng người hay hoài nghi, tính người thường cố chấp, đến khi có thể gật đầu công nhận thì đã đi được một đoạn dài trên con đường nhân sinh, chẳng thể quay đầu. Thay vì tự học từ vấp ngã và tổn thương của mình, sao ta không học từ những cú ngã của người đi trước. Để tin và làm theo được lời người xưa, có lẽ cũng cần một loại tâm tình tín ngưỡng, làm trước ngộ sau, bởi kho báu nào cũng đều có cái giá của nó, giá của chân lý là sự dũng cảm dám tin tưởng của bạn.

Theo NTDTV

Dầu ô liu và công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con trẻ

0

Dinh dưỡng cho trẻ luôn là vấn đề được mọi ông bố, bà mẹ quan tâm. Bổ sung dinh dưỡng cho con như thế nào là phù hợp, lựa chọn thực phẩm nào để tốt cho con không phải ai cũng rõ. Hôm nay, cùng Mùa gió heo may tìm hiểu về dầu ô liu – một loại chất béo quen thuộc nhưng vô cùng tốt cho sức khỏe của trẻ.

Dầu ôliu là một loại chất béo thu được bằng việc xử lý quả ôliu, một loại quả truyền thống ở vùng Địa Trung Hải. 1 thìa dầu ô liu có thể chứa 13,5g chất béo, 1,8mg vitamin E; 8,1 microgam Vitamin K và nhiều axit amin khác. Các thành phần dinh dưỡng có trong dầu ô liu được chứng minh có thể giúp trẻ đối phó với các triệu chứng tăng động giảm chú ý, tăng cường não bộ,…

Giúp giảm các hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)

Hội chứng tăng động, giảm chú ý không còn đã trở thành nỗi lo thường trực của nhiều ông bố, bà mẹ bởi tỉ lệ mắc hội chứng này ở trẻ em ngày càng nhiều. Các nguyên nhân có thể kể đến bao gồm: di truyền, tác động của môi trường sống,…Cho đến thời điểm hiện tại, có nhiều cách để điều trị hội chứng này, trong đó bổ sung dầu ô liu vào bữa ăn hàng ngày của trẻ được cho là có hiệu quả cao trong việc giúp trẻ đối phó với các triệu chứng của hội chứng này một cách tốt hơn.

Cụ thể, Omega-3 có trong dầu ô liu có thể hỗ trợ hoạt động chức năng của tế bào thần kinh. Chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ omega – 3 mỗi ngày sẽ giúp trẻ tăng động giảm đáng kể các triệu chứng nghịch ngợm hiếu động, thiếu tập trung, chú ý.

Dự phòng sức khỏe tim mạch

Dầu ôliu có chứa các loại polyphenol, một chất chống oxy hóa tự nhiên có thể làm giảm lượng triglyceride trong cơ thể và duy trì sức khỏe tim mạch. Thay thế bơ thực vật, chất béo từ sữa bằng dầu ô liu có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 5% và bệnh tim mạch vành thấp hơn 7%.

Các chất béo không bão hòa lành mạnh có trong dầu ô liu cũng giúp hạn chế mức cholesterol xấu cho cơ thể.

Củng cố sự phát triển của não bộ nhờ giàu vitamin và omega

Omega-3 có nhiều trong dầu ô liu có tác dụng lớn trong việc củng cố sự phát triển não bộ của trẻ. Dầu ôliu có chứa rất nhiều loại vitamin, bao gồm vitamin A, B, E và D. Vitamin A giúp giữ cho đôi mắt trẻ khỏe mạnh, vitamin nhóm B giúp ích cho sự phát triển của não bộ trong khi vitamin D giúp giữ xương chắc khỏe.

Giúp da khỏe tóc dày

Dầu ôliu có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa bao gồm squalene, giúp giữ da và tóc của trẻ luôn khỏe mạnh. Bạn cũng có thể sử dụng dầu ô liu như một loại dầu gội dành cho trẻ nhỏ để làm giảm triệu chứng viêm da đầu ở trẻ. Sau khi gội đầu và mát xa da đầu bị viêm da tiết bã của trẻ với dầu ôliu, bạn nên gội lại một lần với dầu gội loại nhẹ và nước ấm. Nếu trẻ bị viêm da tiết bã tại da đầu nặng, bạn có thể ủ dầu ôliu trên tóc và da đầu trẻ qua đêm.

Giàu calo, giảm nguy cơ béo phì

Dầu ô liu rất giàu calo và có thể đáp ứng được nhu cầu năng lượng hàng ngày của trẻ. Trong 1 muỗng canh dầu ô liu chứa 120 calo và 14 gram chất béo. Tuy nhiên đây đều là những chất béo không no tốt cho sức khỏe. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng, trẻ sử dụng chế độ ăn chứa dầu ô liu sẽ ít bị béo phì hơn. Lợi ích này có được có thể là do các loại axit béo có lợi có trong dầu ôliu.

Hiện nay, còn có một số loại dầu ôliu được sản xuất dành riêng cho trẻ em. Bạn có thể bắt đầu sử dụng dầu ôliu để nấu ăn cho trẻ ngay khi trẻ vừa đủ 6 tháng tuổi.

Nếu bác sĩ cho phép, bạn có thể thêm dầu ôliu vào chế độ ăn của trẻ ngay khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm. thêm 1 muỗng nhỏ dầu ô liu vào bữa ăn dặm của trẻ cũng là cách để trẻ làm quen dần với thực phẩm.

Loại dầu ô liu sử dụng cho trẻ nên là loại dầu nguyên chất – virgin oil. Đây là loại dầu không chứa bất kì loại hóa chất nào cũng như không qua các giai đoạn xử lý nhiệt độ làm biến đổi chất trong dầu.

Với nhưng lợi ích nổi bật nêu trên, dầu ô liu hứa hẹn sẽ là nguyên liệu không thể thiếu trong bữa ăn của trẻ.

9 câu nói đầy trí huệ, đi quá nửa cuộc đời mới tin (P1)

0

Tục ngữ có câu: “Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư”, tương đồng với câu “Không nghe lời người già, thiệt hại ngay trước mắt”. Đường những người đi trước đã qua nhiều hơn đường bạn đi qua rất nhiều lần, họ đã trải biết bao phong ba, bão tố mới có thể đúc kết được những kinh nghiệm có ích. Lắng nghe lời khuyên của tiền nhân, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích.

Hôm nay Mùa gió heo may xin chia sẻ với các bạn 9 câu nói đúc kết của cổ nhân có ý nghĩa sâu sắc, có thể giúp bạn lý giải nhân sinh, vượt qua những sắc thái trầm bổng của cuộc đời.

Tài từ đức dưỡng, trí từ tâm sinh

Tài lộc nhỏ phụ thuộc vào siêng năng, tài lộc lớn phụ thuộc vào đức, đức không dày thì tài lộc cũng không có.

Muốn có tiền, trước tiên hãy hoàn thiện nhân phẩm, nếu lòng người hướng đến bạn, thì tài lộc cũng sẽ tự chạy đến.

Trên đời này không có việc gì khó, chỉ sợ lòng người khó, có lòng thì sẽ hành động, có yêu thì sẽ bỏ ra, có ước mơ thì sẽ cất cao đôi cánh.

Người có bao nhiêu sức chịu đựng, bao nhiêu nghị lực và bao nhiêu định lực, điều quan trọng là ở việc đặt tâm nhiều tới đâu.

Sinh ra trong nghèo khó, không có nghĩa là cả đời nghèo khó

Sinh ra trong nghèo khó không có nghĩa là mình phải tự ti, xem mình không bằng người khác, hoặc người khác có quyền xem thường mình.

Sinh ra trong nghèo khó không đáng sợ, vì nghèo khó mà mất đi tự tôn, chí khí và trái tim rộng lượng, trở nên ích kỷ nhỏ mọn thì mới đáng sợ.

Trong tâm có đạo đức thì tự kết tinh hoa, dù bần cùng vẫn cao quý, chỗ mấu chốt là xem khí chất của ta. Mệnh nghèo khổ thì hãy cải thiện nó bằng cách chăm chỉ làm việc, làm nhiều điều tốt, phúc khí sẽ tự tới.

Trong lòng có ân, trong mệnh sẽ có phúc

Sống trên đời phải có một trái tim biết hàm ơn, nhận được ơn nghĩa của người khác thì phải ghi nhớ. Người luôn biết ơn, nhất định là một người tử tế, người luôn khiêm nhường, nhất định là trong tâm luôn thanh thản vì không phải ganh đua với ai.

Một người có lòng biết ơn là người dễ dàng cảm thấy hạnh phúc và mãn nguyện.

Luôn nhớ về lòng tốt của người khác, mỗi ngày mới có thể cảm thụ được ánh nắng mặt trời, mỗi ngày đều có bạn bè bên cạnh, vậy cả đời mới hạnh phúc. Ngược lại, không nhớ đến lòng tốt của người khác, thì chỉ đòi hỏi nhiều hơn, hậm hực nhiều hơn mà tự giày vò chính mình.

Khi thành công, bạn có nhiều lý do để biết ơn, nhưng kể cả khi không thành công, bạn cũng nên cảm ơn cuộc sống vì điều đó.

Đừng vì không ngủ được mà oán trách giường nghiêng

Các việc trên đời phân ra làm 3 loại: Việc của ông Trời, việc của người khác và việc của bản thân mình.

Trên thực tế có rất nhiều vấn đề đều ở bản thân mình. Miễn là bạn thay đổi bản thân và thay đổi trạng thái tâm trí của chính mình, thì tất cả các yếu tố bên ngoài, bao gồm con người và sự vật, sẽ thay đổi theo.

Đừng đẩy việc của mình cho ông Trời hoặc cho người người khác.

Lưỡi có thể làm ra việc tốt lẫn việc xấu, miệng có thể là cổng phúc lẫn cổng họa

Chỉ những người thích sự phù phiếm, hư vinh mới thích nói “lời nhiều ý cao”, hay như câu “thùng rỗng kêu to”, còn những người có tâm cầu thị, khôn ngoan sẽ không ăn nói bừa bãi. 

Những người thực sự thông minh và khôn ngoan thường biểu hiện bên ngoài giống như kẻ ngốc vậy, từ ngữ kín đáo, không khoe khoang. Thế nên Khổng Tử mới có câu: “Đại xảo nhược chuyết, đại biện nhược nột”, nghĩa là tuyệt khéo mà như vụng về, rất hùng biện mà như là ấp úng.

Bất kể là vừa trải qua chuyện lớn, chuyện nhỏ, chuyện tư, chuyện công, cũng không nên tiết lộ với người khác quá nhiều.

Theo NTDTV

4 loại rau không nên ăn sống, vừa không hấp thụ dinh dưỡng mà còn dễ ngộ độc

0

Rau sống là món ăn được khá nhiều bà nội trợ yêu thích bởi quan niệm nguồn vitamin trong rau sống được bảo toàn nguyên vẹn, ít bị hao hụt so với khi nấu chín. Tuy nhiên không phải bất cứ loại rau nào cũng thích hợp để ăn sống.

Các loại rau họ cải

Các loại rau họ cải như bắp cải, súp lơ, cải thảo… có chứa nhiều chất chống oxy hóa và cũng là nguồn chất xơ phong phú. Tuy nhiên loại rau này khi ăn sống dễ gây đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy hoặc khó tiêu, làm gia tăng gánh nặng cho dạ dày dẫn đến tình trạng đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, những loại rau này cũng chứa một hàm lượng nhỏ goitrin có tác dụng chống oxy hóa nhưng lại làm cản trở khả năng hấp thụ iot gây ra bệnh bướu cổ. Do đó nên nấu chín trước khi ăn để loại bỏ chất có hại cho cơ thể.

Những loại rau có chứa nhiều axit oxalic

Các loại rau bina, măng tây, cần tây, rau dền, đậu bắp… đều chứa hàm lượng axit oxalic rất cao. Lượng axit oxalic này khi vào đường ruột sẽ kết hợp với Canxi trong đường ruột tạo thành muối Canxi oxalat làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ Canxi trong cơ thể. Do đó, tốt nhất nên nấu chín những loại rau này để loại trừ nguồn axit có trong đó.

Các loại củ

Không nên ăn sống những loại củ như khoai tây, khoai mì… Trong khoai tây có chứa lượng tinh bột lớn, nếu ăn sống sẽ rất khó hấp thụ gây đầy hơi khó tiêu, lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa, đau đầu, buồn nôn….

Củ khoai mì sống chứa glycoside cyanogen – chất giải phóng cyanide khi ăn có khả năng gây tử vong. Do đó nên rửa kỹ, gọt vỏ và nấu chín trước khi ăn.

Sử dụng khoai tây làm món ăn sống sẽ khiến lượng tinh bột trong khoai tây khó hấp thụ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá.

Ngoài ra, củ mã thầy cũng là loại củ nên bỏ vỏ, rửa sạch sau đó xử lý qua bằng nước sôi trước khi ăn. Như thế vừa có thể đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm mà vẫn có thể giữ được nguồn dinh dưỡng của nó.

Một số loại rau thuỷ sinh

Các loại rau thuỷ sinh như rau cần, rau muống, củ ấu, củ niễng… thường được trồng ở những vùng nước đầm lầy và thường bị một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên khoa học Fasciolopsis buski. Do đó, nếu bạn ăn sống sẽ rất dễ bị loại sán này ký sinh trong người.

Khi chúng đi vào cơ thể chúng ta sẽ ký sinh và sinh sản khiến bạn có cảm giác bị đau bụng, tiêu chảy, thậm chí là viêm gan, viêm phổi hay xơ gan khi chúng tấn công các bộ phận này. Đặc biệt, nếu rau được trồng ở những khu vực ô nhiễm nguồn nước hay không khí chúng sẽ bị nhiễm độc và khi ăn sống bạn sẽ dễ bị ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng.

Ngoài những chú ý trên, bạn cũng cần cân bằng các loại rau trong chế độ ăn uống hằng ngày. Nhiều người có sở thích ăn nhiều rau và thường chỉ ăn một vài loại rau mình đặc biệt thích, mà không ăn thêm các loại rau khác. Thực tế thì đây là một thói quen cực kỳ không tốt cho sức khoẻ vì mỗi loại rau lại chứa một loại dinh dưỡng khác nhau. Hãy ăn đa dạng các loại rau củ để đạt được hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.

Theo Toutiao, Sohu

Chuyện hai người

0

Vợ chồng ngày tháng ở với nhau
Có lúc tình yêu sẽ nhạt màu
Sóng gió triền miên miền gia đạo
Đường đời lên xuống mệnh lao đao

Con tim ai đấy đau nghẹn ngào
Lòng buồn cầu khấn đấng trời cao
Nếu có thiêng liêng nơi trần thế
Đưa hồn rời khỏi bến sông mê

Nào chỉ chuyện hay về hai người
Vui sao chi lắm lệ sầu rơi
Âm dương giao hợp sinh nhân loại
Thượng đế trên kia có mỉm cười ?

Một cõi hận sân tình đôi lứa
Nhiều năm ôm mối chẳng buông rời
Sông sâu nghĩa đậm tâm chan chứa
Bão nổi tình hời tín tả tơi

Cho gặp nhau chi để bẽ bàng
Yêu người người phụ nỗi trái ngang
Âm thầm ngõ vắng chân quay bước
Giã biệt thu sang quyết lên đàng

Ai sẽ quên đi tình tuyệt vời ?
Bao năm chung sống giấc lả lơi
Đường xưa hạ sáng tràn hoa nắng
Ngõ mới thu vàng ngập lá rơi !

(Quoc Hung Nguyen Cao)

6 thực phẩm không nên ăn vào buổi sáng khi bụng đói

0

Bữa sáng là bữa ăn cần thiết và không thể thiếu để cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể hoạt động trong cả ngày dài. Tuy vậy, không phải loại thực phẩm nào sử dụng vào buổi sáng cũng đều tốt, đặc biệt là khi bụng đói. Cùng Mùa gió heo may điểm mặt 6 thực phẩm không nên ăn vào buổi sáng khi bụng đói.

Bữa sáng được xem là bữa ăn chính, là vua của mọi bữa ăn. Nói vậy để thấy bữa ăn sáng khá quan trọng đối với sức khỏe. Nhịn ăn sáng kéo dài có thể khiến gây sỏi mật, tiểu đường, thậm chí là tim mạch. Sau một đêm ngủ dài, cơ thể đã cạn kiệt năng lượng, 1 bữa ăn với đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến một ngày mới của bạn vui vẻ và hứng khởi hơn. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng phù hợp để ăn khi bụng trống rỗng, thậm chí chúng còn có thể gây hại cho dạ dày, gan và thận của bạn.

Sữa dễ gây tiêu chảy

Nhiều người vẫn uống sữa vào buổi sáng có sao đâu nhỉ? Nên nhớ rằng uống sữa vào buổi sáng khi bụng rỗng mới dễ gây nên tình trạng tiêu chảy đối với những người không có khả năng dung nạp đường và sữa. Thậm chí đối với cả những người khỏe mạnh, uống sữa khi bụng rỗng, lượng protein trong sữa cũng bị chuyển hóa thành calo tiêu thụ mà không giữ lại dinh dưỡng cho cơ thể. Cách sử dụng này không chỉ không tốt cho cơ thể mà con làm lãng phí lượng sữa bạn tiêu thụ.

Uống sữa vào buổi sáng vẫn được nhưng chỉ trong trường hợp bạn kết hợp chúng cùng các thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì,…hoặc uống riêng lẻ 2h sau bữa ăn chính để đạt được hiểu quả tốt.

Dạ dày bị kích thích nếu dùng trà đặc

Một tách trà vào buổi sáng là thói quen lâu nay của người Việt. Một ấm trà đặc đúng chuẩn cho buổi sáng thì không còn gì bằng. Thói quen nghe chừng hay ho này lại là nguyên do khiến dạ dày bạn yếu đi trông thấy. Uống trà đặc khi bụng rỗng vào buổi sáng buộc dạ dày phải hấp thụ quá nhiều caffeine không cần thiết. Caffeine có trong trà khi vào đến dạ dày có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, gây nên các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, bồn chồn,…Uống trà không sai nhưng uống trà thời điểm nào để tốt cho cơ thể là điều mà bạn nên cân nhắc.

Dạ dày “mắc bệnh” nếu dùng rượu

Một chén rượu ấm vào buổi sáng mùa đông là lựa chọn khó bỏ của nhiều người cao tuổi từ ngày xưa. Thói quen dùng rượu vào buổi sáng cho “ấm bụng” đến nay vẫn còn. Tuy nhiên thói quen này lại cực kỳ có hại. Rượu có thể gây kích ứng niêm mạc, làm hỏng niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, uống rượu khi bụng đói cũng khiến người dùng dễ bị say hơn, lượng đường trong máu theo đó cũng giảm. Người dùng có thể bị chóng mặt, đổ mồ hôi lạnh, khó chịu về thể chất.

Ăn cá thịt gây khiến thận, gan mỏi mệt

Ăn cá thịt lúc bụng đói làm tăng gánh nặng cho gan, thận. Cá, thịt là những thực phẩm giàu protein, ăn những thực phẩm này khi bụng đói sẽ tạo ra nhiều chất thải nitơ trong cơ thể khiến gan và thận làm việc gấp đôi, thậm chí là gấp 3 để xử lý. Nói vậy không có nghĩa là bạn không thể ăn thịt, cá vào buổi sáng. Biết cách kết hợp cùng các thực phẩm khác sẽ giúp cơ thể cân bằng tối ưu. Ví dụ: bạn có thể kết hợp ăn cá, thịt kèm cơm hoặc bánh mì để các loại carbohydrate có thể hỗ trợ cho dạ dày của bạn, khiến chúng tiêu hóa đúng và tốt hơn.

Ăn cay hại dạ dày

Các thực phẩm, món ăn cay luôn là kẻ thù đối với dạ dày, việc này càng trở nên tồi tệ nếu bạn ăn thức ăn cay vào buổi sáng khi bụng rỗng.

Vào buổi sáng, dạ dày còn rỗng nên thói quen ăn sáng quá cay có thể gây tổn thương dạ dày. Vị cay của ớt có thể kích thích các chứng bệnh đại tràng, gây ra tình trạng đau dạ dày, niêm mạc dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng… Ngoài ra, ăn nhiều ớt cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Mặc dù thức ăn cay có sức quyến rũ khó có thể chối bỏ, nhưng sử dụng chúng trong một hạn mức phù hợp sẽ tốt hơn cho sức dạ dày nói riếng và cơ thể nói chung.

Bữa ăn sáng tốt nhất là bữa ăn sáng nên bắt đầu khoảng nửa tiếng sau khi thức dậy vì lúc này cơ thể của bản đã đủ tỉnh táo và sẵn sàng đón nhận năng lượng cần thiết cho cả một ngày. Một cốc nước ấm sau khi thức dậy là lời khuyên sức khỏe cho bạn. Một số thực phẩm được khuyên dùng thích hợp cho bữa sáng có thể kể đến như: bánh mì, sữa đậu nành hoặc sữa tươi, trái cây, ngũ cốc, yến mạch,…có thể giúp cơ thể bạn nạp đủ năng lượng nhưng lại không tạo nên gánh nặng quá lớn cho dạ dày hay gan, thận.

Thử bắt đầu 1 ngày mới với những thực phẩm có lợi cho cơ thể bạn nhé!

Ăn uống làm sao để khỏe hơn trong mùa Covid?

0

Dịch bệnh Covid với nguy cơ đe dọa đến tính mạng khiến nhiều người lo sợ. Thay vì e sợ sao không đối mặt? Tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch bằng cách bổ sung dinh dưỡng cách thức hữu hiệu bên cạnh các biện pháp phòng hộ cá nhân như đeo khẩu trang, rửa tay mà bạn có thể chủ động thực hiện để bảo vệ bản thân tránh xa Covid-19.

Trên thực tế mắc người bệnh dương tính với Covid-19 vẫn có thể chữa khỏi nếu như người bệnh có một nền tảng sức khỏe tốt. Những người có chế độ ăn uống đảm bảo, cân bằng, ít các bệnh nền thường có khả năng điều trị khỏi cao hơn người có sức đề kháng yếu, dinh dưỡng không đảm bảo. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, tái đi tái lại nhiều lần, sống chung với Covid là điều mà ta buộc phải chấp nhận. Vậy nên, ăn đa dạng các loại thực phẩm tươi, sống, uống đủ nước, ăn ít chất đường, chất béo và muối… sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, để bảo vệ bản thân tránh xa Covid-19.

Ăn thực phẩm tươi sống mỗi ngày

Không chỉ trong mùa Covid mà kể cả những ngày bình thường, sử dụng thực phẩm tươi sống vẫn luôn là lời khuyên được nhiều chuyên gia khuyến cáo. Bên cạnnh đó, bạn cũng cần chú trọng vào việc sử dụng đa dạng các loại thực phẩm, rau xanh, ngũ cốc, hoa quả có lợi cho sức khỏe.

Ăn trái cây, rau xanh, các thực phẩm thuộc họ đậu (đậu lăng, đậu đen…), các loại hạt và ngũ cốc nguyên cám (các loại chưa qua chế biến như bắp, hạt kê, lúa mì, yến mạch, gạo lứt hoặc những loại tinh bột từ các loại củ như khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn) và nguồn thực phẩm từ động vật (thịt, cá, trứng và sữa).

Nên dung nạp đường tự nhiên từ trái cây, rau quả, mật ong hơn là đường tinh trong trường hợp cần dung nạp đường. Không nên nấu rau, củ hoặc trái cây quá kĩ để tránh làm mất đi các vitamin quan trọng có trong thực phẩm.

Khi sử dụng các loại rau quả đóng hộp hoặc sấy khô, nên chọn đa dạng nhiều loại khác nhau mà không thêm muối hoặc đường.

Uống đủ nước mỗi ngày

70% cơ thể là nước, nước nằm hầu hết trong các tế bào của cơ thể. Nước đóng vai trò điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, giúp thận hoạt động, loại bỏ độc tố, làm đẹp da, giúp giảm cân, bôi trơn các khớp và cơ, giảm stress, tránh sỏi thận. Theo Viện Y học, tổng lượng nước cần tiêu thụ mỗi ngày (bao gồm cả thức uống và thực phẩm) nên là 2,7 lít đối với nữ giới và 3,7 lít đối với nam giới. Do vậy, cần liên tục bổ sung nước cho cơ thể. 8 -10 ly nước mỗi ngày được xem là lượng nước vừa đủ mà cơ thể cần. Bạn có thể linh hoạt bổ sung nước thông qua các loại thức uống khác nhau mà không cần nhất thiết là nước lọc. Các loại nước có thể kể đến như: nước ép từ rau củ và trái cây, trà và cà phê… Song lưu ý không uống quá nhiều thức uống chứa caffein và thức uống chứa nhiều đường như nước ép trái cây ngọt, nước ngọt có ga, si rô, nước ép trái cây cô đặc.

Ăn lượng vừa phải chất béo và dầu

Chất béo và dầu là một trong những chất cần thiết cho cơ thể hoạt động trơn tru, tuy vậy bạn nên chú ý sử dụng chúng ở mức vừa phải để không tạo gánh nặng cho cơ thể. Nếu có thể, bạn nên sử dụng nguồn thực phẩm chứa các chất béo không bão hòa như: cá, bơ, các loại hạt, dầu olive, dầu nành, dầu hạt cải, dầu hạt hướng dương, dầu bắp. Hạn chế tối đa dung nạp các thực phẩm chứa chất béo bão hòa như: thịt mỡ, bơ, dầu cọ hoặc dầu dừa, phô mai, kem, bơ tinh, mỡ động vật.

Đối với thịt, nên sử dụng thịt trắng (thịt gia cầm) và cá thay vì các loại thịt đỏ.

Đối với sữa, nếu có thể, hãy chọn những loại sữa hoặc thực phẩm từ sữa chứa ít béo hoặc giảm béo.

Ngoài ra khi nấu hoặc chuẩn bị thức ăn, nên hạn chế dùng muối và gia vị chứa nhiều muối như nước mắm, nước tương. Hạn chế lượng muối nhập vào mỗi ngày dưới 5g (xấp xỉ 1 muỗng cà phê) và sử dụng muối iot. Tránh thức ăn chứa nhiều muối và đường như snack. 

Một chế độ dinh dưỡng tốt, đảm bảo không chỉ giúp đẩy Covid xa bạn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa hằng sa hằng số các căn bệnh khác cho bạn và gia đình. Ăn ngon sống khỏe không còn khó nếu bạn biết lựa chọn đúng.

Hi vọng với gợi ý từ chúng tôi sẽ giúp bạn và gia đình bình an qua mùa Covid này.

Rủi ro cho sức khỏe từ bánh mì

0

Là thực phẩm khá phổ biến trong đời sống hàng ngày nhờ đặc tính tiện lợi, bánh mì trở thành món ăn quốc dân, sự lựa chọn ưu tiên cho những bữa ăn chóng vội trong cuộc sống bận rộn này. Tuy vậy, ít ai biết rằng, bánh mì cũng có thể mang lại nhiều rủi ro không đáng có cho sức khỏe.

Tăng lượng cholesterol trong cơ thể

Bột bánh mì chứa hàm lượng cholesterol xấu cho tim mạch ngang ngửa cholesterol có trong các chất béo bão hòa. Ăn bánh mì liên tục trong khoảng 3 tháng có thể làm tăng cholesterol xấu có liên quan đến bệnh tim mạch là cholesterol LDL tới 60%.

Chứa nhiều gluten gây hại

Gluten là một loại protein có trong múa mì (nguyên liệu chính tạo nên bánh mì). Có rất nhiều tranh cãi về việc gluten có tốt cho sức khỏe hay không? Trên thực tế, hầu hết cơ thể con người chịu đựng được thực phẩm có chứa gluten, mặt khác có một số người bị dị ứng với thực phẩm có chứa gluten. Việc nạp quá nhiều gluten vào cơ thể có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ như đầy hơi, tổn thương đường ruột, hội chứng kích thích đường ruột. Cho dù bạn có mắc chứng không dung nạp được gluten hay không thì việc sử dụng vừa đủ bánh mì trong bữa ăn hàng ngày cũng giúp cơ thể bạn tránh được một số tác dụng phụ không mong muốn từ loại thực phẩm này.  

Gây bệnh táo bón

Bất kì thực phẩm nào làm từ bột cũng có thể là nguyên do gây nên chứng táo bón hoặc khiến chúng trở nên thêm trầm trọng. Mặc dù được chế biến từ nguyên liệu chính là lúa mì, nhưng bột mì đã bị loại thành phần chính là chất xơ có lợi cho đường ruột. Đây cũng chính là lý do bánh mì có thể gây táo bón nếu bạn ăn quá nhiều.

Bánh mì không có chất dinh dưỡng

Đây có thể là thông tin khá bất ngờ cho đa số người thường chọn bánh mì là thực phẩm chính cho bữa sáng. Trên thực tế bánh mì được là từ bột mì và bột nở để giúp chúng nở to. Do đó, bản thân bánh mì không chứa nhiều chất dinh dưỡng như vẻ ngoài to tròn của nó. Đồng ý rằng việc sử dụng bánh mì trong bữa ăn là không sai, nhưng việc sử dụng chỉ riêng bánh mì trong bữa ăn như một món chính là không tốt cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng kết hợp bánh mì ăn kèm với các thực phẩm dinh dưỡng hay uống với sữa để đảm bảo năng lượng cho cơ thể, nhất là vào bữa sáng.

Chứa lượng muối cao

Các nhà khoa học khuyên rằng bạn không nên sử dụng quá 2.300 mg muối mỗi ngày. Những người mắc chứng cao huyết áp, bệnh thận hoặc các nguy cơ về tim chỉ nên tiêu thụ 1.500 mg muối hoặc ít hơn mỗi ngày. Trong khi đó, các loại bánh nướng, trong đó có bánh mì lại chứa lượng muối đáng kể. Một lát bánh mì có chứa từ 120–211 mg muối, tùy thuộc vào thành phần và phương pháp chế biến. Khi bạn ăn các loại bánh mì nhất là dưới dạng pizza, sandwich,.. thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đang nạp quá nhiều muối vào cơ thể. Và điều này vượt quá nhu cầu muối mà cơ thể cần. Dư thừa muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, tăng nguy cơ ung thư dạ dày, tim mạch, thận, tiết niệu,…

Tăng cân

Ăn nhiều bánh mì sẽ làm bạn tăng cân do lượng tinh bột trong đó. Tuy nhiên, cũng tùy vào loại bánh mì mà bạn sử dụng. Đối với các loại bánh mì trắng, hоặc một số lоại bánh mì được chế biến với nhiều dầu mỡ như bánh mì hаmburgеr, bánh mì kẹр thậр cẩm,… có thể khiến bạn tăng cân do các thực phẩm, dầu mỡ đi kèm,…

Mặc dù là loại thực phẩm ngon, bổ, rẻ lại vô cùng tiện lợi nhưng cân nhắc về việc sử dụng bánh mì một cách hợp lí là điều cần thiết để bạn bảo vệ sức khỏe bản thân.

Điểm mặt top thực phẩm cần cẩn trọng khi dùng nếu không muốn bị ngộ độc

0

Lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng thôi chưa đủ, điều quan trọng là cần biết sử dụng chúng đúng cách để tránh nguy cơ gây ngộ độc khi sử dụng. Một số loại thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc cao mà chính bản thân bạn cũng không hề hay biết. Cùng Mùa gió heo may điểm mặt top các loại thực phẩm cần “lưu tâm” khi sử dụng để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân và gia đình bạn.

Trứng

Có thể bạn không tin, nhưng trứng chính là loại thực phẩm có khả năng gây ngộ độc cao. Theo các nghiên cứu, gà mẹ có thể truyền vi khuẩn salmonella vào trứng trước khi hình thành vỏ. Để đảm bảo an toàn và loại bỏ hoàn toàn nguy cơ gây ngộ độc thì hạn chế sử dụng trứng sống là phương pháp an toàn nhất. Tuy vậy, thói quen chế biến và ăn trứng sống trong nhiều món ăn lại là một thách thức lớn. Từ bỏ dần thói quen ăn trứng sống, tránh những quả trứng bẩn, có dấu hiệu nứt vỡ chính là cách sử dụng loại thực phẩm giàu dinh dưỡng một cách khôn ngoan.

Thịt gà

Thịt gà là thực phẩm quen thuộc trong đời sống hàng ngày, không thiếu những món ăn được chế biến từ gà được nhiều thực khách yêu thích. Tuy vậy, thịt gà lại nằm trong danh sách những món ăn có thể gây ngộ độc cho người dùng. Một thống kê cho thấy, có khoảng 1 triệu người mỗi năm bị bệnh sau khi sử dụng thực phẩm được chế biến từ thịt gà. Vậy nguyên do nằm ở đâu? Ruột gà chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh như campylobacter và salmonella. Các vi khuẩn này có thể xâm nhập vào thịt trong quá trình chế biến và đóng gói. Chú ý an toàn, rửa thịt thật sạch bằng nước muối loãng, nấu chín kỹ là cách hữu hiệu để bạn loại bỏ toàn hoàn vi khuẩn có trong thịt.

Hàu

Vài năm trở lại đây, thói quen ăn sống hải sản trong đó có hàu du nhập vào nước ta như một cách thưởng thức âm nhạc trọn vẹn. Không thể phủ nhận những giá trị dinh dưỡng to lớn mà cách sử dụng thực phẩm này mang lại nhưng song song với đó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc đối với sức khỏe. Ăn hàu sống trên thực tế có thể gây ra các triệu chứng: chóng mặt, nôn mửa, sốt, ớn lạnh,…Nguyên do nằm ở nguyên lí tìm và tiêu hóa thức ăn của hàu. Chúng hút thức ăn từ vùng nước ven biển thông qua mang và điều này có thể khiến hàu chứa nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Dẫu biết ăn hàu tươi sống là rất ngon, nhưng cách an toàn nhất để thưởng thức là làm chín chúng.

Rau mầm

Ăn rau mầm cũng có thể gây ngộ độc. Điều tưởng chừ vô lý này lại có thật. Thói quen sử dụng ray mầm trong các món salad, sandwich hoặc ăn như rau sống cho người dùng cảm giác tươi mát, ngon miệng và giàu dinh dưỡng. Tuy vậy, thói quen này trên thực tế thực sự không tốt. Các chuyên gia khuyên rằng, cách sử dụng rau mầm tốt nhất mà không gây nguy hại chính là nấu chín để tránh các vi khuẩn gây bệnh đường ruột và ngộ độc thường có trong rau mầm.

Sữa tươi nguyên chất

Thay vì sử dụng các dòng sữa tươi đã qua chế biến, người tiêu dùng hiện nay có thói quen sử dụng sữa tươi nguyên chất vì chúng giữ nguyên được tất cả các chất dinh dưỡng quan trọng, các loại khuẩn men giúp tăng cường đường ruột. Điều này vừa lợi lại vừa hại. Bởi vì là dạng sữa thô từ động vật, chưa trải qua quá trình tiệt trùng để tiêu diệt các vi trùng từ động vật có trong sữa nên sản phẩm sữa tươi nguyên chất có thể chứa các loại vi khuẩn như khuẩn E. coli, listeria, campylobacter, và salmonella. Đây là các vi khuẩn gây bệnh đường ruột khiến người dùng bị tiêu chảy, nôn mửa trong nhiều ngày.

Thịt bò

Bò tái thậm chí gỏi bò sống là món ăn ưa thích của nhiều người, tuy vậy có thể bạn nên cân nhắc hoặc ít nhất là cẩn trọng khi sử dụng chúng. Bởi trong thịt bò tồn tại nhiều vi khuẩn E. coli có hại cho hệ đường ruột, người bệnh có thể bị tiêu chảy, tiêu bụng, trường hợp nặng có thể bị xuất huyết tiêu hóa, suy thận, thậm chí tử vong. Tốt nhất là nên hạn chế lại và sử dụng thịt chín.

Ăn ngon chưa đủ mầ còn cần đảm bảo an toàn sức khỏe. Trên đây là một số thực phẩm với thói quen ăn uống tưởng chừng vô thưởng vô phạt nhưng lại có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân và gia đình bạn.

5 loại thực phẩm để phòng ngừa lão hóa

0

1. Cải bó xôi

Cải bó xôi là một loại rau lá xanh phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, loại rau này chứa nhiều axit folic, vitamin C và vitamin E, có tác dụng chống oxy hóa và có thể bảo vệ tế bào não khỏi bị tổn thương do oxy hóa.

2. Súp lơ

 Súp lơ có chứa vitamin K, là một loại vitamin tan trong chất béo có thể cung cấp cho các tế bào não các chất dinh dưỡng cần thiết. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung hợp lý các loại thực phẩm chứa vitamin K có thể làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ và nhận thức của bản thân.

3. Hạt bí ngô hoặc bí ngô

Bí ngô rất giàu carotene, là một chất chống oxy hóa có thể duy trì các tế bào não khỏe mạnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể hấp thụ được carotene từ cà rốt, xoài, rau xanh đậm, đu đủ, có thể giúp cho kỹ năng tư duy của con người trở nên sắc bén hơn.

4. Việt quất

 Quả việt quất nhỏ bé nhưng giá trị dinh dưỡng của nó rất cao, chứa chất chống oxy hóa mạnh có thể trì hoãn lão hóa, tăng cường trí nhớ và kích hoạt các tế bào não. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn thêm các loại trái cây sẫm màu như dâu tây, nho hay anh đào cũng có tác dụng chống oxy hóa.

5. Bưởi

 Bưởi rất giàu vitamin C, có thể bảo vệ tế bào não khỏi bị tổn thương bởi các gốc tự do. Vitamin C tham gia vào quá trình tổng hợp acetylcholine, ảnh hưởng đến các dây thần kinh chịu trách nhiệm về trí nhớ.

Tóm lại, việc kéo dài tuổi thọ không khó như mọi người nghĩ, thực chất rất đơn giản, chỉ cần bổ sung dinh dưỡng cân bằng, tập thể dục nhiều hơn, giữ thái độ lạc quan và ngủ đủ giấc. Đồng thời phải đến bệnh viện khám định kỳ, bệnh tật được phát hiện sớm và điều trị sớm.