Home Blog Page 126

Ngập ngừng

0

Anh muốn chúng mình gặp mặt
Sao em cứ mãi ngại ngùng
Sau bao nhiêu năm xa cách 
Chúng mình đã hoá người dưng

Bao nhiêu là kỷ niệm chung
Đã nhạt nhoà theo năm tháng
Thời gian như làn gió thoảng
Ký ức xưa cũng phai dần

Giờ đây mỗi người mỗi phận
Liệu rằng ta có điểm chung?
Để mà hàn huyên tâm sự
Để mà hò hẹn tương phùng

Em cứ suy nghĩ mông lung
Gặp anh, hay là không gặp?
Cuộc đời này thì ngắn lắm!
Nhân sinh lại rất vô thường!

Mình đã đi cuối chặng đường
Trần gian chẳng còn lâu nữa
Có nên một lần gặp gỡ?
Mà lòng em mãi băn khoăn!

Đoá Liên Tâm

Tuổi xế chiều ở bên con cháu là niềm hạnh phúc trọn vẹn nhất

0
Thời gian trôi đi ai rồi cũng sẽ già, những nếp nhăn trên gương mặt mẹ cha và những bước chân chậm rãi của cha mẹ là báo hiệu của tuổi già đã đến. Khi ấy, tình yêu thương, sự chia sẻ và chăm sóc tận tụy của con cháu sẽ là động lực và niềm vui giúp ông bà, cha mẹ chúng ta hạnh phúc với tuổi già.

Mong muốn được ở bên cạnh con cháu

Ai cũng phải trải qua quy luật của con người, của vòng tuần hoàn “Sinh – Lão – Bệnh- Tử”. Lúc con cháu trưởng thành, khôn lớn là lúc ông bà, cha mẹ ngày một già đi, sức khỏe đi xuống và đó chính là lúc người lớn tuổi cần sự quan tâm, chăm sóc của con cháu. Sự gần gũi, quan tâm luôn ở bên, hỏi han và động viên tinh thần giúp ông bà, cha mẹ già cảm thấy ấm áp, không còn cảm giác cô đơn và tủi thân tuổi già.

Các cụ ta thường có câu “Trẻ cậy cha, già cậy con”, hạnh phúc tuổi xế chiều của ông bà, cha mẹ không phải là một cuộc sống giàu có, sung túc về vật chất mà chính là tình yêu thương ấm áp của con cháu và những người thân yêu dành cho họ.

Hạnh phúc tuổi xế chiều với tình yêu thương của con cháu - Ảnh 1

Được chia sẻ và trò chuyện thân tình

Người lớn tuổi thường có cảm giác bị “bỏ rơi” và khá nhạy cảm khi sống cùng con cháu bởi những cách biệt rất xa về lối sống, sở thích và thói quen giữa các thế hệ. Dù có khó tính đến đâu, người già vẫn có nhu cầu được trò chuyện, lắng nghe, chia sẻ và quan tâm theo cách của họ.

Đôi khi, cha mẹ già có thể kể mãi, hoài niệm không thôi về một câu chuyện, đừng tỏ ra chán nản và thờ ơ, hãy lắng nghe hồ hởi như lần đầu tiên bạn nghe thấy và cũng nên thường xuyên tâm sự, trò chuyện những tin vui về công việc, cuộc sống của mình hay tình hình học tập tốt của các cháu để các cụ yên lòng. Những chia sẻ giản dị về cuộc sống hàng ngày ấy tạo nên sự gắn kết và đầm ấm bên gia đình sẽ là động lực và liều thuốc tinh thần vô giá giúp cha mẹ có thêm động lực vui sống và tận hưởng tuổi già an nhàn bên gia đình thân yêu.

Hạnh phúc tuổi xế chiều với tình yêu thương của con cháu - Ảnh 2

Người già thường thích trẻ con, gia đình nên tạo cơ hội cho ông bà vui chơi với cháu chắt để họ không còn cảm giác cô đơn. Hoặc cũng có thể đưa cha mẹ đến các môi trường hòa nhập, giao lưu với họ hàng, bạn bè, câu lạc bộ, hay nhóm cộng đồng khác. Ở những nơi như thế, cha mẹ già tìm lại được chính mình khi xưa, được tôn trọng, được lắng nghe và chia sẻ. Cha mẹ cũng thấy tự tin vì mình vẫn đủ sức khỏe để đi đến những nơi mình thích, và đặc biệt hơn là được con cháu thấu hiểu, quan tâm hết mực.

Và giữ được lòng tự tôn cùng cảm giác tự chủ trong vệ sinh cá nhân

Nỗi lo sợ khiến cha mẹ già ái ngại nhất là trở thành gánh nặng cho con cháu. Khi già yếu, cha mẹ già dễ cảm thấy ngại ngần khi không thể tự chăm sóc bản thân, nhất là khi bị mất tự chủ trong vệ sinh cá nhân. Chính vì vậy, dù chăm sóc trực tiếp hay thuê người hỗ trợ thì con cháu vẫn cần biết cách chăm sóc để ông bà, cha mẹ luôn cảm thấy được thoải mái, mà đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ.

Việc vệ sinh cá nhân là điều tế nhị đối với bất kỳ ai, với ông bà hay cha mẹ cũng vậy, họ rất ngại ngần khi phải nhờ vả con cháu hoặc người chăm sóc hỗ trợ. Vậy nên, con cháu nên hiểu tâm lý tuổi già và cần chủ động, tế nhị “phá vỡ” mọi rào cản, ngại ngần để các cụ cảm thấy tự tin hơn trong việc chia sẻ những điều “thầm kín”, khó nói của tuổi già.

Nhìn vào những mô hình chăm sóc y tế cho người già ở các nước tiên tiến sẽ thấy có nhiều điều chúng ta có thể học tập. Ví dụ, người Nhật có chất lượng sống cao và rất tinh tế trong từng mục tiêu chăm sóc sức khỏe cũng như chăm sóc vệ sinh người lớn tuổi. Đối với vấn đề chăm sóc vệ sinh cá nhân, người Nhật chọn tã giấy và phân biệt rất rõ từng loại tã giấy dành cho mỗi đối tượng dựa vào khả năng đi lại của người dùng mà có thể dùng tã quần hay tã dán. Đặc biệt với người hạn chế khả năng đi lại, phải phụ thuộc hoàn toàn vào việc chăm sóc của con cháu thì tã dán là sản phẩm được khuyên dùng.

Có thể nói, bên cạnh việc quan tâm, chăm sóc, chia sẻ và tình yêu thương dành cho ông bà, cha mẹ từ bữa ăn, giấc ngủ, uống thuốc hỗ trợ sức khỏe cho tới các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân cũng cần có sự tìm hiểu và lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu của ông bà hay cha mẹ mình để không chỉ mang lại cho các cụ sự thoải mái, dễ chịu mà còn cả là tinh thần lạc quan, yêu đời, đồng thời giảm thiểu áp lực cho con cháu, người chăm sóc trong cuộc sống bộn bề những lo toan.

Người mắc 4 sai lầm này, rất khó để có cuộc sống vui vẻ hạnh phúc

0

1. Không biết thế nào là đủ

Chúng ta đều biết rằng cảm xúc là dựa trên nhu cầu cá nhân. Khi bạn đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản, tự thân bạn sẽ lại tăng ham muốn của mình lên. Cứ mỗi lần đáp ứng được ở mức này, bạn liên tục tăng nhu cầu cao hơn nữa. Có thể nói, nhu cầu luôn được tạo ra và nó chỉ tăng lên cao theo thời gian.

Vì niềm vui của bạn là kết quả của sự thỏa mãn nhu cầu, để làm bản thân thỏa mãn, thật không dễ dàng, từ đó sẽ sinh cảm xúc thất vọng, tiêu cực, không hạnh phúc.

Nếu bạn biết được mức độ thế nào là đủ, tâm trạng và ham muốn của bạn sẽ được khống chế, nhu cầu sẽ phát triển theo chiều rộng, không đi theo chiều cao, khi biết đủ, bạn sẽ luôn ở trong tâm trạng thoải mái, hạnh phúc. Khi đối diện với bất kỳ điều gì, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ, suy nghĩ tích cực.

2. Thường xuyên phàn nàn, oán trách, kêu ca

Phàn nàn ca thán là thái độ cáo buộc rằng bản thân bạn có chuyện không hài lòng, muốn xả ra ngoài. Các nhà tâm lý học cho rẳng, người nào thường xuyên duy trì thái độ phàn nàn ca thán, về lâu dài sẽ có xu hướng gây nhàm chán và mệt mỏi, thậm chí rơi vào im lặng.

Không những thế, tâm lý tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý của mỗi cá nhân, khiến cho bạn càng gây ra thêm nhiều những hành vi tiêu cực.

Khi bạn không ngừng phàn nàn và ca thán, thì lại càng không đủ sức lực hay cảm xúc để tìm đến những niềm vui thú. Kêu ca ở một mức độ nhất định (vừa phải) có thể giúp bạn giải phóng áp lực, loại bỏ stress, nhưng nếu thái độ “bán than” quá mức sẽ tấn công đời sống nội tâm của bạn, khiến cho bạn không thể có được hạnh phúc.

3. Thường lo lắng một cách vô nghĩa

Khi cá nhân luôn cảm thấy lo lắng về bất cứ điều gì và bất cứ người nào, từ đó có thể là nguyên nhân gây ra cho bạn sự lo lắng, suy nghĩ.

Trong thực tế, có một loại lo lắng là về một điều gì đó trong tương lai, đôi khi mơ hồ, không cụ thể. Loại lo lắng này sẽ chỉ tiêu thụ năng lượng của bạn mà kết quả mang lại gần như là vô nghĩa.

Để sống một cuộc sống hạnh phúc, bạn cần phải cải thiện suy nghĩ và điều chỉnh tâm trí. Khi trái tim và khối óc được mở rộng, khiến bạn suy nghĩ về mọi việc một cách tích cực, và bạn có thể trải nghiệm những cảm xúc tích cực.

4. Không có giải pháp để giải phóng cảm xúc

Khi cãi nhau với vợ/chồng, bạn sẽ cảm thấy rất tức giận, gặp phải khó khăn trở ngại tại nơi làm việc sẽ khiến bạn lo lắng, khi con trẻ không nghe lời sẽ cảm thấy buồn, tất cả mọi người đều luôn có những trạng thái cảm xúc khác nhau.

Có một thực tế rằng, khi chúng ta gặp phải những cảm xúc xấu, tiêu cực, thật khó để chúng ta có thể giải tỏa bản thân một cách nhanh chóng, thoát ra khỏi những thứ làm tâm trạng trở nên khó chịu hoặc tồi tệ, muốn vui vẻ thật sự không dễ dàng.

Trong những lúc như vậy, điều chúng ta cần làm là giải toả ngay những ức chế không cần thiết, để giải phóng cảm xúc tiêu cực, hãy nghe vài bản nhạc nhẹ nhàng, làm một số bài tập vận động và thay đổi không gian mà bạn đang đứng.

Chỉ khi bạn bỏ qua và chỉnh sửa những sai lầm nêu trên, thì bạn mới có thể sống vui vẻ hạnh phúc, tâm trạng thanh nhàn, thư thái. Mọi cảm xúc đều do chính chúng ta tạo ra, nếu nhìn theo góc độ tích cực thì bạn sẽ luôn vui vẻ, bình yên, hạnh phúc.

Tổng hợp

Vòng xoáy cuộc đời

0

Đời người hay sống với âu lo,
Trẻ lo học, lớn lo kiếm tiền.
Trung niên lo “chạy” danh với lợi,
Già có chút tiền lại lo chơi.

Đời người sao cứ lo với sợ,
Đang no lo đói, lành lo rách,
Xuân đang phơi phới lại lo già,
Thân già lo xấu mang bệnh tật.

Đời người sao cứ phải âu lo,
Có một nỗi lo lại chẳng màng,
Không lo tu tâm cùng học Đạo,
Để được đời sau, chẳng lo phiền.

Quá khứ đã qua nên buông xả,
Tương lai chưa đến họa làm gì,
Hiện tại thức tỉnh trong an lạc,
Thanh thản thân tâm, một chữ nhàn.

Trần gian vì sao âu lo nhỉ!?
Mặc ai cứ lo, ta chẳng lo.
Ngày mai cuộc đời ra sao nhỉ?
Dù có ra sao, ta chẳng sao.

-Sưu tầm-

Vài điều tâm niệm trong cuộc sống

0

1. Không phải ai nói thương bạn thì sẽ là người thương của bạn. Người thương bạn sẽ không nói nhiều về điều đó, họ sẽ luôn đến bên bạn khi cả thế giới quay lưng với bạn. Đó Gọi Là Người Thương.

2. Bạn có thể không ăn mặc đẹp, quần áo có thể rách rưới, không sao cả. Quan trọng là bạn đừng để cho ”chiếc áo đạo đức” bị rách là bạn đã đẹp hơn hàng vạn người rồi.

3. Thế gian này Phật dạy là Vô Thường, mọi chuyện gặp gỡ ở thế gian hay những vật dụng của thế gian cũng đều giả tạm, bởi nó không ở mãi bên bạn lâu dài. Vì Thế bạn đừng quá đau khổ khi mất đi thứ gì.

4. Đừng bao giờ lấy câu chuyện cá nhân người khác ra làm quà khi giao tiếp, bởi biết đâu một ngày nào đó bạn sẽ bị chủ nhân của câu chuyện đó tìm gặp.

5. Nếu bạn muốn là người tài giỏi thì trước hết nên học cách khiêm tốn, bạn thấy cây lúa càng nhiều hạt chắc thì nó càng Cúi Đầu xuống thấp?

6. Bạn có hai lần trong đời trắng tay, đó là khi bạn ra đời với hai bàn tay trắng và lìa đời trắng đôi bàn tay. Nếu bạn có tất cả trong tay mà vẫn thương tâm niệm :”chúng không phải của mình” thì nhỡ chúng mất đi bạn sẽ không quay quắt khổ đau

7. Mọi người cần được yêu thương… nhất là khi họ không xứng đáng điều đó. Chỉ có tình yêu thương mới cảm hóa được mọi trái tim đau khổ, cằn khô.

8. Thước đo của cải của một người là những gì anh ta đã cống hiến cho đời chứ không phải những gì anh ta sở hữu.

9. Tiếng cười là mặt trời của cuộc sống. Ở đâu có tiếng cười, ở đó có niềm vui, có hạnh phúc. Ở đâu vắng tiếng cười, ở đó tối tăm, ngục tù.

10. Ai ai cũng đẹp, có điều không phải ai cũng nhận ra nó. Người đẹp về tính cách, người đẹp về tâm hồn, người đẹp về hình thức. Vậy nên đừng bao giờ vội phán xét người khác khi chưa hiểu rõ họ.

11. Cảm ơn cuộc sống về những gì bạn có, tin cuộc sống về những gì bạn cần. Sống chỉ cần đủ, đừng quá tham lam vì sau cùng, ai cũng về với cát bụi. Ta chẳng thể mang tiền bạc, nhà cửa xe hơi hay vàng bạc đi cùng. Hãy cứ sống thật vui vẻ và hài lòng với những gì mình có.

-Sưu tầm-

Nắng tháng Năm

0

Em thổi gì vào cơn gió tháng năm
Mà nỗi nhớ cứ chòng chành da diết
Đưa hạ nồng tô thắm màu giã biệt
Cánh phượng hồng tha thiết buổi chia tay.

Em giấu gì nơi tà áo tung bay
Mà sợi nắng mơ màng say đến lạ
Ai níu gió giỡn mây trời nghiêng ngả
Ru mênh mang chiều tím thả chơi vơi.

Em rắc gì vào vạt nắng mù khơi
Hong tóc rối bồng bềnh nơi mắt gió
Cứ miên man như tình ai chớm ngỏ
Cho mang mang…rót mật nắng bên thềm.

Em thả gì vào khoảng lặng êm đềm
Phút ve sầu ngưng khản gào gọi bạn
Khi chim trời khẽ khàng chao cánh nhạn
Vương chút gì trên khóe mắt mi ngoan.

Ta gom vào trong sắc nắng tháng năm.

Tháng 05/2018
Thơ: PhanTình

 

Nhớ

0

Nhớ gì cứ lặn vào trong?
Để đêm thổn thức để lòng bâng khuâng
Nỗi niềm héo hắt chồi xuân
Cồn cào da diết ngàn cân nổi chìm

Rối bời chỉ rối đường kim
Ngẩn ngơ ánh mắt đi tìm bùa mê
Lẻ loi vặt ánh trăng thề
Thuyền xuôi bến vắng tái tê ruột già

Thân tằm nhả kén em qua
Tàn phên rách liếp anh xa ngọn tình
Năm mòn cuốn gỏi bình minh
Nghe con cuốc cuốc rập rình ngắt đêm

Hương trinh quấn dải lụa mềm
Mưa Ngâu vật vã sao quên nụ hồng
Anh về Em mãi ngóng trông
Heo may hối hả cuốn đồng sớm mai

Rèm xưa cửa đóng then cài
Trong Em thêm tiếng thở dài năm canh!

Thơ: Hương Thanh

Sống đừng tính toán để đời nhẹ nhàng

0

Hạnh phúc do chính tay mình tạo ra là thứ hạnh phúc tốt đẹp và lâu dài nhất. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Nhưng thế nào mới là vui sướng? Điều đó cũng là do mỗi người quyết định. Nói cho cùng hạnh phúc, vui vẻ cuối cùng cũng chỉ là cảm giác và cảm nhận. Quan trọng nhất cuối cùng chỉ là bạn, là tâm trạng của bạn.

Có lẽ chính bởi vậy mà có nhiều người được xem là sống dễ dãi, người khác lại sống cuộc đời quá khắt khe.

Ví như bàn về vật chất “Nhà lớn nhà nhỏ ấm no là được”,  “Nhiều tiền ít tiền không phung phí là được”, “Sung túc hay nghèo nàn bình an là được”, “ Xe mới xe cũ có chạy là được”… Mỗi người lại có cách nhìn khác nhau. Người bằng lòng với hiện tại, tiền bạc vừa phải, nhà nhỏ đủ xài,…không phải là người nhu nhược lại càng không phải là người không có chí tiến thân mà là chính bản thân họ thấy như vậy đã là đủ. Hơn thua tranh đua với đời để được gì khi mà sau này người về nằm lại với cát bụi, vật chất nhiều đến đâu, thứ còn lại sau khi mất đi cuối cùng chỉ là 1 nắm tro tàn. Sống vậy đã được xem là người bớt toan tính, đời bỗng dưng nhẹ nhàng.

Ngược lại người sống coi trọng vật chất, tiền bạc mỗi ngày đâm đầu về phía trước chỉ để kiếm tiền. Đôi lúc điều đó làm họ quên hết mọi thứ xung quanh kể cả gia đình. Vì kiếm tiền mà đâm ra toan tính, tính toán thiệt hơn với người đời đôi khi là cả với người thân. Đời khi đó và cả sau này đều nặng nhọc, đó được xem là toan tính thiệt hơn.

Lại ví như bàn về đối nhân xử thế “Kẻ cười người chê sống tốt là được”. Miệng là của người đời, miệng nói tai nghe trước nhất. Vậy việc gì phải bận tâm vào sự khen chê của người đời, sống không thẹn với đời, tâm tự nhiên thanh thản, thanh giả tự thanh. “Nói nhiều nói ít chân thành là được”. Sự chân thành thực sự xuất phát từ tâm, từ hành động chứ không phải từ miệng. Từ miệng mà ra thực tế chỉ có họa. Người trên thế gian trăm ngàn loại, người biết nói lời hoa mỹ cũng phải ít nhưng cũng không vì thế mà nghi hoặc họ. Như đã nói chân thành là tại tâm, tiếp xúc với người qua thời gian ta tự biết thật thả. Toan tính để làm gì khi thời gian sẽ trả lời tất cả.

“Biết nhiều biết ít giữ miệng là được”. Họa là từ miệng mà ra, kiến thức là do chăm chỉ trau dồi mà có. Biết ít biết nhiều không quan trọng mà quan trọng là bạn nói gì. Nói ít mà tốt còn hơn nói dài nói dai mà trở thành dại. Giữ miệng giữ mồm, bớt đi rao những lời thất thiệt, nói xấu người khác đã là làm cho tâm nhẹ. Người nói xấu người chỉ vào khi tâm có sự ghen ghét, đố kị,… Giữ miệng, suy nghĩ điều tốt, nói điều tốt, tâm tự nhiên trong.

“Người giàu người nghèo hòa thuận là được”. Chuyện ta không thể ngăn được ở đời là sự khác biệt giàu nghèo giữa người với người. Người sính giàu sang thì chỉ thích chơi với người cùng đẳng cấp, người nghèo khó không màng. Đó chính là thiệt hơn toan tính với người. Giàu nghèo luôn có khoản cách, chỉ là người nghèo tự tin lên một chút, người giàu sống giản dị một chút, tự nhiên thuận hòa.

Đừng chỉ biết tranh cãi hơn thua, cùng đi chung một đoạn đường cũng là duyên… biết đâu ngày mai thôi mỗi người đã một hướng. Không cần so sánh thấp cao với người khác, miễn thấy mình tiến bộ hơn hôm qua là được. Cũng không nhất thiết phải lo lắng quá nhiều, nhiều việc sức người không thay đổi được nên tùy duyên, vui sống. Nhớ đối xử với bản thân mình tốt một chút, rè sẽn cả đời không dám tiêu xài lỡ nhắm mắt, xuôi tay… Muốn xài cũng muộn. Đối diện với hiện tại vui vẻ một chút, vì cuộc sống vốn đã có rất nhiều chuyện phải lo rồi…!!

Đời người ai cũng có vài cơn mê trong đời cần trải

0

Cuộc đời mỗi người lúc trẻ thích thú những chuyến đi, đến tuổi xế chiều người người lại luôn trân trọng từng chuyến trở về. Bởi đích cuối của những chuyến trở về đó là gia đình, bạn bè, người thân cùng trông đợi. Bài hát qua cơn mê của nhạc sĩ Nhật Ngân phải nói đã thực sự giãi bày được hết những nỗi lòng ấy.

Một mai qua cơn mê, xa cuộc đời bềnh bồng, tôi lại về bên em.

Ngày gió mưa không còn, nên đường dài thật dài, ta mặc tình rong chơi.

Cùng nhau ta sẽ đi, sẽ thăm bao nơi xa, xưa một thủy lênh đênh.

Ta sẽ thăm từng người, sẽ đi thăm từng đường, sẽ vô thăm từng nhà.

Tình người sau cơn mê, vẫn xanh.

Dù bao tháng năm đau thương dập vùi.

Trường quen vắng ta nay ta lại về.

Cùng theo lũ em học hành như xưa.

Rồi đây qua cơn mê, sông cạn lại thành dòng, xuôi về ngọn quê hương.

Ngày đó tay em dài, vun cuộc tình thật đầy, mơ toàn chuyện trên mây.

Còn tôi như cánh chim, sẽ bay đi muôn phương, mang về mầm xanh tươi.

Khi lá hoa thật nhiều, trái yêu thương đầy cành, hái đem cho mọi người.

Lời bài hát chỉ giản dị đôi câu nhưng thấm đến tận cùng gan dạ. Bài hát chỉ đơn thuần là nỗi mênh mông, mơ hồ, thức tỉnh sau cơn mê dài, người đàn ông lại trở về với thứ họ trân quý nhất. Những tưởng cơn mê trong lời bài hát của nhạc sĩ Nhật Ngân chỉ là cơn mê đơn thuần mà đời người đều đôi lần mắc phải khi ông nhắc “ Một mai qua cơn mê, xa cuộc đời bềnh bồng, tôi lại về bên em”. Nhưng không, tình cảm nam nữ chỉ là cái tình, cái nền để ông vực dậy cả một con người.

Qua bao giông bão, sai lầm, sa ngã hay được gọi với cái tên mỹ miều là những “cơn mê” ấy, người ta lại tìm về với những thứ thuần nguyên nhất. Đó là những thứ sẽ không bao giờ mất đi, không bao giờ thay đổi dù bạn có làm gì hay như thế nào đi nữa. Gia đình, xóm giềng, bạn bè,…luôn chờ đợi họ cùng những chuyến trở về sau những cơn mê đầy mộng mị, huyễn hoặc.

Người trong đời đến cùng cũng đều trải, vướng vào những cơn mê không thể tránh khỏi nhưng quan trọng rằng sau những cơn mê ấy, xoay đầu nhìn lại vẫn tìm được đường về. Sau những cơn mê ấy gia đình, quê hương, nguồn cội đến cùng vẫn là những thứ trân quý nhất không bao giờ có thể rời bỏ.

Chẳng vậy mà nhiều người đến tận cuối cuộc đời vẫn cố tìm cách quay về với cố hương. Sau những cơn mê ta lại nhận rõ hơn đâu là điều quý giá thực sự.

Links bài hát Qua cơn mê của nhạc sĩ Nhật Ngân do ca sĩ Hà Anh Tuấn thể hiện:

Tuổi trung niên sẽ hạnh phúc bình an khi biết sống “vừa đủ” và 3 điều không chờ đợi…

0

Sức khỏe không thể chờ

Ở tuổi trung niên, sức khỏe bỗng trở thành một chuyện rất hệ trọng. Những thứ bệnh tật quật đổ người ta vào tuổi già đều sẽ nảy mầm từ lúc này, ngay khi người ta còn tưởng mình thật phi thường.

Ngày nay, khá nhiều người chỉ có thể sống đến 45, 50, 55 tuổi là đứt đoạn kiếp người. Họ phải chịu đủ thứ bệnh tật, dày vò, hoặc là hậu quả của thời trẻ tráng phóng túng, hoặc là nguyên nhân của việc không biết cách dưỡng sinh, sống không lành mạnh.

Người Việt có câu: “49 chưa qua, 53 đã tới“. Người ta cho rằng đây là hai độ tuổi phải gánh chịu vận hạn lớn nhất trong đời, thậm chí là vấn đề sinh tử. Vừa hay, nó cũng trùng với giai đoạn tuổi trung niên mà chúng ta đang nói tới. Ở tuổi này, nếu bình ổn vượt qua vận nạn thì rất có thể sẽ được trường thọ hưởng phúc.

Người đến tuổi trung niên, sức khỏe không thể chờ, nghĩa là không thể ngồi im, phó mặc cho bác sĩ. Thay vì quá phục thuộc vào thuốc men, bệnh viện, bạn hãy chú ý thêm tới việc điều dưỡng thân tâm, di dưỡng tính tình, rèn cho mình một tâm thái tốt đẹp.

Y học cổ đại giảng rằng, “thân” và “tâm” của người ta là một thể không thể tách rời. Tâm sáng thì thân mới khỏe, lòng thiện thì cơ thể mới không còn tật bệnh. Cái gốc của dưỡng sinh lại chính là dưỡng tâm vậy. Thuốc men chỉ có thể trì hoãn bệnh tật của bạn nhất thời. Giữ lấy một tâm thái vui vẻ, an hòa, bách bệnh đều tiêu tan. Chính vì thế, người xưa mới có câu: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ“.

Hiếu thuận với cha mẹ không thể chờ

Sang tuổi trung niên, cha mẹ chúng ta có lẽ đều đã già cả. Chỉ mong cha mẹ được sống vui vầy cùng con cháu, không tật bệnh là ta đã yên tâm một phần. Các cụ bôn ba, vất vả cả đời người, giờ đã đến lúc được nghỉ ngơi hưởng phúc.

Dù công việc có bận rộn, dẫu đường xá có xa xôi, bạn nhất định nên về thăm nhà nhiều nhất có thể. Bố mẹ đã già, chính là không thể chờ đợi lòng hiếu thuận của con cái mãi được. Trăm năm qua đi như ánh chớp, một sớm mai biết cha mẹ đã rời bỏ mình mà đi, bạn có ân hận chừng nào cũng chẳng thể bù đắp lại.

Công ơn cha me sâu hơn biển, tình thương của cha mẹ cao hơn trời. Đó là tình yêu thánh thiện, vô tư nhất, trường cửu nhất mà mỗi người chúng ta được nhận trong cuộc đời này. Sẽ không có một tình cảm nào tương tự như thế nữa dù trên đường đời bạn có được bạn thân, người thương, bạn đời…

Hãy hiếu thuận với cha mẹ, yêu thương chở che họ như mấy chục năm trước họ đã từng chở che ta. Đó chính là một loại mỹ đức, một loại hạnh phúc, cũng là một loại hồi báo, tuần hoàn của tình yêu thương. Chẳng phải đó là việc rất đáng nên làm hay sao?

Nuôi dạy con cái không thể chờ

Vì kiếm tiền mà nhiều người lơ là việc giáo dục con cái, thực là cái được chẳng bõ cho cái mất. Cha mẹ chính là người thầy khóa đầu tiên của con cái, cũng là người quan trọng nhất. Giáo dục con cái là chuyện tuyệt đối không thể lơ là.

Đến khi bạn kiếm được rất nhiều tiền rồi thì con cái cũng đã lớn khôn. Khi bạn trung tuổi, con cái đã trở thành những cô cậu thanh niên hừng hực sức sống mà cũng bồng bột, nông nổi lắm thay. Họ có sở trường mà cũng có sở đoản, có ước mơ mà cũng có sự viển vông, thói hư tật xấu.

Dạy con từ thuở còn thơ, đến lúc này cây tre đã thẳng muốn uốn cũng khó. Nhưng bạn có thể làm một tấm gương, một người bạn chân thành, thì thầm tâm sự, khuyên nhủ con điều hay lẽ phải, làm người tốt, tránh xa cái ác. Con cái cũng phản ánh một phần sự tu dưỡng của cha mẹ. Hãy là một nhà thông thái cho chính gia đình mình. Đường đời dù ngắn dù dài, không kể có bao điều tiếc nuối, bao điều xót xa, may mắn hay đen đủi, cay đắng hay ngọt bùi… tất cả đều sẽ lắng đọng trong chiếc đồng hồ cát không ngừng chảy trôi kia, ấy chính là thời gian, năm tháng.  Việc cần làm hãy làm tận lực, thành bại đã có ở mệnh Trời. Những điều phải buông bỏ xin hãy buông hạ, sớm chừng nào bạn càng thanh thản chừng ấy.

Cuộc đời này ta chọn lấy yêu thương, làm người ta chọn chân thành, xử sự ta chọn thiện lương. Cứ ung dung, lặng lẽ, cứ mạnh mẽ, can trường, người chiến thắng chính là biết đem tâm thiện mà đối đãi với vạn vật.

Tuổi trung niên nói trẻ thì thực không còn trẻ trung nhưng nhất định cũng chẳng phải là xế chiều tịch mịch. Hãy nuôi dưỡng lòng thiện lương và một trái tim từ bi, bạn sẽ thấy được “một nhành mai” khai nở trong đời mình giữa khi tuổi xuân tưởng chừng đã tàn phai cả.