Home Sống Khỏe Bệnh Thường Gặp Sốc nhiệt mùa hè: dấu hiệu và cách phòng ngừa

Sốc nhiệt mùa hè: dấu hiệu và cách phòng ngừa

Nắng nóng mùa hè đang rơi vào thời kì đỉnh điểm khi mà khắp nơi trong cả nước mức nhiệt đang ở mức ngang ngửa 40 độ C. Trong kiểu thời tiết như thế này, sốc nhiệt là hiện tượng rất dễ gặp phải. Vậy làm thế nào để nhận biết và phòng ngừa sốc nhiệt?

684
0

Sốc nhiệt (còn gọi là say nắng) được dùng để mô tả trạng thái thay đổi nhiệt độ của cơ thể một cách đột ngột, từ lạnh sang nóng, từ nóng sang lạnh,… Sốc nhiệt không nguy hiểm nhưng lại có nguy cơ gây tử vong rất cao nếu không xử lý kịp thời. Vậy làm sao để ngăn ngừa?

Dấu hiệu nhận biết sốc nhiệt

Sốc nhiệt là hiện tượng nguy hiểm dễ xảy ra trong mùa nóng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao kéo dài, cơ thể không thể tự hạ nhiệt, dẫn đến tổn thương hệ thống kiểm soát thân nhiệt, có thể gây tổn hại đến não và các cơ quan nội tạng.

Người già và trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị sốc nhiệt nhất (dân gian hay gọi là cảm nắng/cảm nóng). Nguyên nhân chính do thời tiết nắng nóng nên các gia đình sử dụng máy lạnh liên tục, khiến không khí trong phòng bị tù đọng và nhiệt độ trong phòng quá chênh lệch so với nhiệt độ ngoài trời dẫn đến trẻ dễ bị mất nước, cảm lạnh, viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi, hen suyễn, viêm xoang, viêm tai giữa,…

Các triệu chứng của sốc nhiệt gồm có: Nhiệt độ cơ thể tăng cao (trên 40 độ C), đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn, nhịp tim nhanh, mạch đập mạnh hoặc yếu, thậm chí có thể bị co giật, hôn mê. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác như huyết áp tăng cao hoặc hạ thấp, ngưng đổ mồ hôi, ngất xỉu…

Cách sơ cứu khi bị sốc nhiệt

– Di chuyển nạn nhân ra khỏi ánh mặt trời, vào bóng râm hoặc nơi thoáng mát.

– Làm mát cơ thể nạn nhân bằng cách phủ vải ẩm hoặc phun nước mát. Quạt mát cơ thể nạn nhân.

– Nếu có thể cho nạn nhân uống nước mát hoặc nước giải khát không chứa cồn và caffeine.

Cách phòng ngừa sốc nhiệt vào mùa hè

Hạn chế ra ngoài vào lúc nắng nóng cao điểm

Thời gian nắng nóng trong ngày thường từ 10h – 17h, nắng nóng cao điểm nhất vào khoảng 13 – 16h. Nên hạn chế làm việc, đi lại ngoài trời trong khoảng thời gian này. Tránh những hoạt động gắng sức khi ở ngoài trời hoặc làm việc dưới ánh nắng mặt trời kéo dài. Hãy lên lịch làm việc ngoài trời vào lúc râm mát như sáng sớm hoặc chiều tối. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang… chống nóng.

Ăn nhiều rau xanh và hoa quả

Việc ăn nhiều rau xanh và hoa quả cũng giúp cơ thể chống lại nắng nóng. Một số loại hoa quả có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc như: Bí đao, mướp đắng, dưa chuột, đào, dưa hấu, táo…. Ngoài ra, nên tránh thực phẩm chiên nướng, nhiều dầu mỡ. Ăn quá nhiều dầu mỡ không chỉ khiến bạn đầy bụng mà còn gây ra chứng khó tiêu.

Bổ sung đồ uống giàu chất điện giải

Bạn nên bổ sung những loại đồ uống giúp giữ mát cho cơ thể và cung cấp chất điện giải tự nhiên như nước dừa, nước chanh… Tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng.

Uống nhiều nước trước khi ra ngoài

Là giải pháp hạn chế tối đa việc mất nước của cơ thể. Do vậy, nên uống ít nhất 2 lít nước/ngày và có thể nhiều hơn trong những ngày nắng nóng, oi bức. Không chỉ đơn thuần uống nước lọc mà còn là nước ép hoa quả, nước ép rau xanh và tăng cường các loại trái cây để bổ sung vitamin. Ngoài ra, lưu ý khi uống nước thì nên uống từng ngụm nhỏ; nên uống nước chanh và nước dừa rất hiệu quả giải nhiệt và bổ sung chất điện giải tốt nhất.

Bôi kem chống nắng

Nắng nóng gay gắt không những khiến cơ thể dễ bị sốc nhiệt mà còn có thể làm da bạn bị cháy nắng, phồng rộp và có thể bị ung thư da. Do đó, trước khi ra ngoài, bạn nên bôi kem chống nắng để bảo vệ da khỏi những nguy cơ tiềm ẩn này.

Tránh uống rượu và caffeine

Tránh xa cà phê và rượu. Rượu và caffeine đều khiến cơ thể bị mất nước và có thể gây kiệt sức do nhiệt.

Tránh hoạt động liên tục giữa 2 môi trường quá chênh lệch nhiệt độ

Theo tờ Healthday, một chuyên trang về sức khỏe, các bác sĩ khuyến cáo, những ngày nắng nóng, từ trong phòng điều hòa ra hoặc ngược lại thì cần phải có một thời gian “quá độ” chứ không nên vội bước từ nhà ra ngoài đường luôn. Bởi khi đó, cơ thể không kịp thích nghi với sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn, nhiều người không kịp cân bằng cơ thể, dẫn đến các hiện tượng chảy máu cam, đau đầu, ngất xỉu, say nắng… Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp; không để gió quạt thổi trực tiếp gần vào người.

Thực hiện ăn chín, uống chín

Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Tắm trước khi ra ngoài

Nên làm mát cơ thể một cách tối đa trước khi ra ngoài, lý do là khi đi ra ngoài thì lượng nhiệt quanh cơ thể sẽ không bị tăng quá nhanh. Một trong những cách hạ nhiệt cơ thể tốt nhất là tắm, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy sảng khoái và có được tinh thần minh mẫn.Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

Sưu tầm

Previous articleĐàn bà quanh quẩn nơi góc bếp là đàn bà dại!
Next articleBí quyết cơ bản giúp tuổi trung niên mặc đẹp mọi lúc mọi nơi