Home Sống Khỏe Bài Thuốc Hay Những điều cần biết về bệnh sốt xuất huyết

Những điều cần biết về bệnh sốt xuất huyết

Ở trong vùng khí hậu nhiệt đới, mưa ẩm nên dịch sốt xuất huyết ở nước ta diễn ra thường xuyên. Những nỗ lực, vất vả của ngành y tế chống lại dịch là không bao giờ đủ. Số ca mắc sốt xuất huyết vẫn tăng cho dù có bao nhiêu kế hoạch phòng tránh đi nữa. Do đó, mỗi người cần tự bảo vệ chính mình trước khi mong chờ người khác bảo vệ.

1014
0

Các giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết:

– Sốt nóng: Ở giai đoạn này, người bệnh thường sốt cao đột ngột lên đến 39 – 40 độ. Liên tục trong vòng 3 – 4 ngày liền mà không dứt.

-Giai đoạn xuất huyết: Trên da xuất hiện những vết chấm đỏ. Có hiện tượng chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu nướu răng. Ói hoặc đi cầu ra máu tươi.

-Giai đoạn sốc: Đây là lúc bệnh đã trở nặng thường rơi vào ngày thứ 3 – 6 của bệnh. Dấu hiệu của sốc sẽ bao gồm: mệt mỏi, li bì hoặc vật vã. Chân tay lạnh.

Điều trị bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

Thông thường, ở giai đoạn sốt, người bệnh vẫn có thể tự điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thế nhưng, trong giai đoạn tiếp theo đó, thường là ngày thứ 3 – 4, sốt xuất huyết rất dễ trở nặng.

Một số trường hợp còn có dấu hiệu hạ sốt dễ bị lầm thành bệnh sắp khỏi. Tuy nhiên, đây cũng là lúc cần chú ý nhất và theo dõi thật cẩn thận để tránh tình trạng biến chứng nguy hiểm.

Khi có các dấu hiệu sau như: cơ thể bồn chồn hoặc kích thích, vật vã, li bì, tình trạng nôn ói, đau bụng, tăng cảm giác đau ở các phần trên cơ thể (nhức hốc mắt, đau nhức cơ thể), tiểu ít đi, chảy máu chân răng, máu cam, đi tiểu, đại tiện ra máu thì người bệnh cần phải đến bệnh viện để được khám bệnh ngay.

Lưu ý, tuyệt đối không nên tự ý truyền dịch khi bị sốt. Nếu cần thiết phải truyền, bác sĩ sẽ có chỉ định để tránh nguy cơ gây sốc.

Hiện nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng. Khi sốt cao, chỉ dùng paracetamol, tổng liều không quá 60mg/kg cân nặng/ngày với người lớn. Tuyệt đối không dùng aspirin, analgin, ibuprofen vì thể gây xuất huyết, toan máu.Trong giai đoạn 7-10 ngày mắc sốt xuất huyết, người bệnh tốt nhất nên uống oresol; uống nhiều nước hoa quả, nước dừa, nước rau và nước lọc.Lúc này, đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ sẽ đánh giá thêm qua các dấu hiệu gồm huyết áp kẹt hoặc huyết áp tụt, gan to, tràn dịch, tiểu cầu giảm…

Trong tình trạng diễn biến sốt xuất huyết như hiện nay, việc phòng tránh sốt xuất huyết là điều vô cùng cần thiết.Không có bọ gậy thì sẽ không có sốt xuất huyết”,do đó mỗi gia đình nên bắt đầu phòng chống sốt xuất huyết từ những việc làm rất nhỏ như dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, loại bỏ chai lọ và những vật chứa nước thải, đổ rác đúng nơi quy định.

 

Previous articleChuyện cô quạnh cuối đời của những cặp vợ chồng có con một
Next articleBiết cội nguồn của muộn phiền để tìm ra được niềm an yên