Home Blog Page 145

Đời người không cần nhiều, chỉ cần một người yêu thương là đủ

0

Dạo gần đây người ta truyền tai nhau câu chuyện về mảnh tình thật đẹp giữa đời thực của một cụ ông và cụ bà trên đất Việt. Đưa cụ bà đi khám, cụ ông chỉ bảo: “Có tôi ở đây, bà cứ bám chặt tay tôi nhé”. Giản đơn đến vậy, không khoa trương hay màu mè rình rang, chỉ một câu mà hơn vạn lời nói. Ở cái tuổi thất thập cổ lai hi ấy, trên chiếc xe đạp lộc cộc ông đèo vợ mình đến bệnh viện. “Có tôi ở đây” là câu nói trăm người trông, vạn người cầu ai đó nói với mình ở cái tuổi gần đất xa trời. Vài chục năm sóng gió, cơm áo gạo tiền giữa đời tưởng đã dần mài mòn đi hết thứ tình cảm thương yêu trân quý ấy. Ấy vậy mà vẫn còn nhiều lắm những mảnh tình đẹp như của ông và bà. Ngưỡng mộ và hạnh phúc thay vì trên đời vẫn còn nhiều hi vọng, yêu thương đến vậy.

Tình yêu, tình thương không cần màu mè, khoa trương chỉ giản đơn và chân thành đã tự khắc có thể cảm động đến trái tim người khác, như chính câu chuyện tình của cụ ông và cụ bà vậy.

Kết hôn là đích đến của tình yêu, nhưng nếu có thể nắm tay nhau đi đến đoạn cuối của cuộc đời mới là bến đỗ của hạnh phúc viên mãn. Tình yêu ngày trẻ, nắm được tay nhau đi đến tận xế chiều tự lúc nào đã trở thành tình thân, tình tri kỉ không thể chia cắt. Lớn hơn cả tình yêu, yêu thương tuổi xế chiều chính là tình cảm lớn lao con người ao ước.

Yêu thương là cùng dắt tay nhau đi qua những tháng ngày giông bão, cùng chung tay nuôi dạy những đứa con, cùng dựng xây gia đình ấm cúng an ổn,… Trong một buổi chiều nào đó, nhìn lại nhau bỗng thấy tóc đã bạc mái đầu, chân đã chùn mỏi mệt. Đến tận lúc ấy, ông vẫn là bờ vai nương tựa vững chắc, tôi vẫn là người giữ lửa gia đình ấy chính là cách viết hai chữ yêu thương trọn vẹn.

Không chỉ riêng người phụ nữ cầu, người đàn ông ở tuổi xế chiều cũng chỉ mong kế bên vẫn có một bàn tay luôn siết chặt, quan tâm, săn sóc nhau lúc cần, trò chuyện cùng nhau vài câu chuyện cũ, than thở với nhau vài lời lúc trái gió trở trời đã là đủ. Đến cuối cùng đời người cũng chỉ mong cầu một người mang hai chữ thương yêu đến bên mình là đủ.

 

Cuộc sống càng đơn giản càng hạnh phúc

0

Dưới đây là 10 chân lý của cuộc sống giúp bạn hiểu đạo lý nhân sinh và cũng là những câu nói giúp người đọc có sự lựa chọn đúng đắn trong cuộc đời của mình.

– Cuộc sống đơn giản mới là cuộc sống hạnh phúc. Đời người gặp được sự tình gì cũng không nên nghĩ phức tạp. Tâm linh một khi nặng thì sống cũng mệt mỏi.
Nên bỏ đi những ký ức không tốt đẹp trong trí nhớ, sống một cuộc sống vui tươi, an hòa cùng mọi người.

– Sống trên đời cũng đừng quá so đo tính toán. Cổ ngữ nói: “Trăm sự do tâm khởi, nụ cười giải ngàn sầu”. Tâm tính tốt là người bạn tốt nhất trong cuộc đời, nó khiến người ta sống sung sướng, thoải mái và bình an, khỏe mạnh.

– Người đến khi có tuổi nhất định phải để tâm được thanh thản. Ít một chút giận giữ, nhiều một chút rảnh rang, “thân vội nhưng tâm nhàn” là những điều không dễ dàng đạt được. Nhưng “thân vội mà tâm cũng vội” thì tất sẽ sinh ra loạn.

– Chẳng phải người ta vẫn nói “biết đủ thường vui” sao? Sở dĩ người ta vui là bởi vì cái tâm không bị vướng bận, tuy rằng của cải vật chất không quá nhiều. Tâm lượng sung túc, rộng lớn chính là tài phú thực sự của đời người.

 

– Con người còn sống ngày nào thì ngày ấy chính là phúc khí. Đời người ngắn ngủi, không cần phải nuối tiếc những việc đã qua.
Mặt trời lặn, mặt trời lại mọc, buồn thì một ngày cũng trôi qua, vui thì một ngày cũng trôi qua cho nên đừng để tâm vào những chuyện quá vụn vặt, nhỏ nhoi. Hãy để tâm được thoải mái thì thân thể mới thoải mái.

– Con người sống trên đời, kỳ thực cũng không cần nhiều thứ lắm, chỉ cần sống khỏe mạnh, chân thành yêu thương mọi người thì đó vẫn được coi là một cuộc sống giàu có, sung túc.

– Giữa người với người chính là một loại nhân duyên. Giữa tâm với tâm chính là một loại giao lưu chia sẻ. Giữa tình yêu thương và tình yêu thương chính là một loại cảm tình. Giữa tình cảm với tình cảm chính là một loại thật lòng, thật dạ. Giữa sai lầm, tội lỗi với sai lầm, cần một loại tha thứ.

– Giữa người với người, phải trao cho nhau tình yêu thương đồng loại, phải vui với việc giúp đỡ người khác. Bởi vì, khi bạn tặng hoa hồng cho người khác, trên tay bạn sẽ còn lưu lại hương thơm. Yêu thương người khác kỳ thực chính là yêu thương mình. Hãy đem tình yêu thương của mình để sưởi ấm trái tim của người khác, lúc ấy bạn chính là những tia nắng ấm áp của mặt trời.

– Thế gian quá rộng lớn mà lòng người lại quá phức tạp, sao có thể không găp phải tiểu nhân? Cõi hồng trần rất thâm sâu mà người trần lại ưa thích những điều hào nhoáng, phù hoa, sao có thể không gặp chuyện phiền lòng?
Nghĩ phải đơn giản một chút bởi vì sống trên đời phải thích ứng với mọi hoàn cảnh. Coi nhẹ một chút bởi vì trên đỉnh đầu còn có một bầu trời xanh!

– Phải biết trân quý người bên cạnh mình bởi vì mỗi một thời, một khắc ở nhân gian càng ngày càng ít đi, cuối cùng còn phải chia lìa. Không cần tranh giành, không cần đấu khí, tranh hơn thua, vui vẻ trò chuyện để hiểu nhau mới là quan trọng.
Phải biết trân quý người đối xử tốt với mình, bởi vì một khi đã đánh mất đi rồi thì tìm đâu cũng không được lại nữa.

Cuộc đời này, còn sống chính là thắng lợi, kiếm tiền chính là trò chơi, khỏe mạnh mới là điều cần thiết, vui vẻ hạnh phúc là điều mọi người mong ước nhưng được trở về nơi tốt đẹp mới mục đích. Có bao nhiêu người đã chọn lựa một cuộc sống lặng lẽ, thu mình, không ồn ào, đủ chênh vênh nhưng không cô độc? Có rất nhiều. Đó là khi con người nhận ra, họ đã đủ trưởng thành để đứng một mình, bình lặng và an nhiên

Thủy

Chăm sóc và điều trị gãy xương cho người cao tuổi

0

Về chế độ dinh dưỡng

Với người cao tuổi, không chỉ cần đến món ăn bổ dưỡng mà phải quan tâm thức ăn ấy có được hấp thu tốt qua đường ruột hay không? Ăn nhiều chất bổ nhưng không hấp thu được vào máu thì dinh dưỡng vẫn kém. Người cao tuổi lại hay bị táo bón do ít vận động, do tư thế nằm lâu, ruột làm việc kém, hậu quả là gây cảm giác chướng bụng, không muốn ăn, khó tiêu, ợ chua. Có thể khắc phục bằng cách uống một ít thuốc táo bón hỗ trợ ban đầu, sau đó tập ngồi dậy, vận động, ăn các thức ăn lỏng dễ tiêu hóa. Nếu quá yếu, nhiều lúc phải hỗ trợ bằng nuôi ăn qua đường tĩnh mạch trong vài ngày đầu để có sức.
Bà của bạn bị bệnh tiểu đường, vì vậy nên duy trì chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân tiểu đường.

Một số chế độ điều trị thường dùng cho người cao tuổi

Gãy cổ xương đùi: Cần nhập viện và mổ cấp cứu ngay. Người bệnh sẽ được nắn xương trên bàn chỉnh hình và cố định ổ gãy bằng 2 vít xốp hoặc 2 đinh Knowles. Phẫu thuật được thực hiện dưới màn hình kiểm soát gọi là C-arm. Ðây là một loại máy chụp X-quang trong phòng mổ, giúp bác sĩ thấy được ổ xương gãy mà không cần phải mở da như kỹ thuật xưa kia. Nhờ vậy có thể nắn xương tốt và vết thương trên da của bệnh nhân chỉ vào khoảng 1-2 cm (vừa đủ cho đinh vào).

Sau mổ, bệnh nhân có thể ngồi dậy tập co gối nhẹ. Nếu khỏe có thể tập đi khung hay hai nạng nhưng chưa chạm đất chân đau ngay. Mức độ chịu nặng (chạm đất) của chân gãy sẽ tăng dần tùy theo sự tiến triển lành xương của người bệnh. Thường sẽ bỏ nạng sau khoảng 6-9 tháng vì đó là khoảng thời gian đủ cho gãy cổ xương đùi lành.

Tuy nhiên có một số trường hợp xương không lành hay chỏm xương bị hư sau khi gãy xương đã lành. Lúc này có chỉ định thay chỏm nhân tạo.

Phòng tránh chấn thương

Với người bệnh:

– Ði lại cẩn thận. Tốt nhất sử dụng một cây gậy để hỗ trợ và cảnh báo người khác. Nên thực hiện các động tác sinh hoạt nhẹ nhàng và chậm để giúp cơ thể tránh bị những lực tác động mạnh và bất ngờ.

– Phòng vệ sinh khô ráo, thường xuyên có đủ ánh sáng, có các thanh vịn hỗ trợ khi cần thiết.

– Tránh nằm giường cao. Tránh nằm võng vì ở tư thế này khi ngồi dậy, người cao tuổi dễ bị trẹo người và lật ngã. Nên nằm mùng và có gối tấn bảo vệ.

Với người thân:

– Tạo điều kiện thuận lợi cho người cao tuổi khi thiết kế nhà cửa, như làm bậc thang thấp, tránh bố trí phòng ngủ ở lầu cao, nên có nhà vệ sinh gần phòng ngủ, đèn đủ sáng và sàn nhà không trơn trợt…

– Khi người cao tuổi bị chấn thương, dù nhẹ cũng nên kiểm tra ngay bằng X-quang và đến bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoa định rõ bệnh. Không nên tự ý uống thuốc, sửa trật, bó thuốc vì có thể làm bệnh nặng hơn. Chú ý nhẹ nhàng khi thay đổi tư thế nằm, ngồi, đứng. Nếu có gãy xương thì nên tuân thủ đúng chế độ điều trị của bác sĩ, tư vấn để nhờ bác sĩ giải thích cặn kẽ

Bệnh tật là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là người cao tuổi, tuy nhiên nếu có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lí và cách trị bệnh khoa học, chắc chắn bạn sẽ sớm lành bệnh và giữ được một sức khỏe dẻo dai.

 

Bài thơ: Nhẫn

0
Nhẫn đi cho sóng biển yên
Hơn thua được mất, ưu phiền nặng mang
Nhẫn đi khắc chế hung tàn
Lấy nhân lấy đức, phục hàn chúng sanh.

Nhẫn đi cuộc sống tươi xanh
Sân si thù hận, năm canh thở dài
Nhẫn đi tức giận mới tài
Cũng là chiến thắng, tâm ta hơn người.

Nhẫn đi sẽ thấy nụ cười
Tâm tư thư thái, con người sẽ vui
Nhẫn đi cái ác đẩy lùi
Chúng sanh bình đẳng, cùng vui an lành

Nhẫn đi hờn giận quẩn quanh
Chẳng màng sân hận, tương tàn lìa xa
Nhẫn đi trời rộng bao la
Ta lùi một bước, tiến ba dặm đường.

Nhẫn đi nào phải thấp hèn
Là đức tính tốt, được khen ở đời
Nhẫn đi sẽ thấy biển trời
Bao la rộng lớn, cuộc đời hanh thông

Nhẫn đi tuổi thọ thêm hồng
Kiềm cơn nóng giận, trong lòng an vui.
Tác giả: Ngạo Thiên

Tản mạn: Trong cuộc sống thường ngày, vui vẻ an lạc tinh thần thoải mái là một mong ước lớn nhất của con người. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều sự việc ngoài ý muốn, do mình tạo, hay người khác tạo ra, gây cho mình bực bội khó chịu, nóng giận trong lòng. Nếu không biết cách hóa giải nên chúng ta giải quyết bằng lời nói hành động tiêu cực, dẫn đến hiệu quả không tốt đẹp, và tạo nghiệp chẳng lành cho kiếp sống hiện tại, và chịu quả báo xấu về sau.

Ông bà ta từng nói “một điều nhịn bằng chín điều lành” để nói lên tầm quan trọng của sự nhẫn nhịn trong cuộc sống. Chúng ta biết rồi ý nghĩa của chữ Nhẫn, thì từ đây về sau cố gắng tu tâm dưỡng tánh, quy y tam bảo, sống theo lời Phật dạy, theo chính sách pháp luật của nhà nước, nhất định chúng ta sẽ có một cuộc sống an lạc vui tươi cho đời sống hiện tại và mãi mãi về sau.Hi vọng bài thơ trên sẽ là bài học hay cho tất cả chúng ta.

 

Thủy

Các món ăn từ đuôi bò giúp chữa bệnh

0

Theo Đông y, thịt bò đuôi bò đều có vị ngọt, tính ấm, tác dụng bổ hư, kiện tỳ thận, ích khí dưỡng huyết, mạch gân xương, dùng rất tốt với người yếu sinh lý, gân xương yếu, da sần khô nám, râu tóc bạc sớm… Sau đây là một số món ăn ngon dược thiện từ đuôi bò.

Nam nữ đau lưng, sinh lý yếu, dùng bài Đuôi bò hầm lá ngải đậu xanh: đuôi bò, rau ngải, đậu xanh, gừng, sả, mắm muối hành ngò gia vị vừa đủ hầm ăn. Công dụng: bổ tỳ thận, dưỡng huyết, ích khí… Còn dùng chữa huyết hư, phong thấp nhức mỏi rất tốt.

Chứng chân tay yếu mềm “nuy chứng”, dùng bài Đuôi bò hầm khoai sọ: đuôi bò, khoai sọ, rau nhút, hành ngò gia vị vừa đủ hầm ăn. Công dụng: bổ khí huyết, lợi gân xương, trừ thấp nhuận tràng…, còn dùng trị chứng phong thấp nhức mỏi, khó ngủ.

Chữa huyết hư tóc khô, rụng, bạc sớm: Dùng bài Đuôi bò hầm hạt sen: đuôi bò làm sạch chặt khúc, hạt sen, đậu xanh, gừng, trần bì, muối, rượu trắng gia vị vừa đủ hầm ăn. Công dụng: kiện tỳ thận, bổ khí huyết, ích xương tủy, dưỡng da tóc. Bài này dùng tốt với người ăn ngủ kém, sinh lý yếu, huyết áp thấp.

Chữa khí huyết đều hư, nhức mỏi gân xương: Dùng bài Lẩu đuôi bò: đuôi bò, củ cải trắng, xương bò, nấm rơm, sả, tỏi, ớt, gừng, tương, rau mùng tơi, rau cải, hoa lý, rau muống, gia vị vừa đủ nấu lẩu ăn.

Công dụng: bổ khí dưỡng huyết, ích tỳ vị, dưỡng xương khớp. Bài này còn tốt cho người ăn kém, gầy yếu và các chứng khí huyết hư.

Chữa đau thắt lưng do thận dương suy, dùng bài Đuôi bò hầm đỗ trọng: đuôi bò, đỗ trọng, hạt sen, cẩu kỷ, hoàng kỳ, táo đỏ, mắm, muối gia vị vừa đủ hầm nhừ ăn. Công dụng: ôn bổ thận, ích cơ xương… Dùng tốt cho người thận yếu đau lưng mỏi gối, sinh lý yếu.

Trường hợp sản phụ sau sinh, ít sữa, dùng bài Đuôi bò hầm đu đủ: đuôi bò, đu đủ, đậu phụng, hành ngò, mắm muối gia vị vừa đủ hầm ăn. Công dụng: bổ hư, kiện tỳ thận, bổ khí dưỡng huyết, mạnh gân xương, nhuận tràng lợi sữa…; còn dùng trị chứng nhức mỏi xương khớp.

Chữa xương gãy lâu liền: Dùng bài Đuôi bò hầm củ sen: đuôi bò, củ sen, cà rốt, khoai môn, hành ngò, mắm muối gia vị vừa đủ hầm ăn. Công dụng: bổ tỳ trợ thận ích khí dưỡng huyết, liền xương… Còn dùng tốt cho trẻ em còi, thận yếu đau lưng mỏi gối.

Chữa chứng loãng xương: Dùng bài Súp đuôi bò: đuôi bò, cà rốt, khoai tây, khoai lang, sữa, nước dừa, ca ri, tỏi, gia vị vừa đủ nấu súp ăn. Công dụng: bổ tỳ trợ thận, dưỡng khí huyết… Dùng tốt cho người tỳ hư ăn kém, gầy, khó lên cân.

Lưu ý: đuôi bò dùng nhiều nóng, người nội nhiệt, đang cần giảm cân, mỡ máu cao, đang đau khớp do bệnh gút và đang sốt cao, trẻ em ban sởi, nổi nhiều mụn nhọt nên kiêng hoặc dùng ít.

8 loại thực phẩm không bao giờ nên ăn khi đang bị bệnh

0

Cà phê

Bạn không nên uống cà phê khi bạn đang mắc bất kỳ bệnh gì nhưng đặc biệt cần tránh khi bạn có vấn đề ở dạ dày. Nguyên nhân do trong cà phê có chứa chất caffein, là một chất lợi tiểu nên nó có thể làm cho bạn đi tiểu rất nhiều và làm cho bạn mất nước.

TS.BS. Kristine Arthur tại Trung tâm Y tế Memorial Orange Coast, California (Mỹ) cho biết, dùng cà phê khi bạn đang bị sốt virus hay mắc bệnh nhiễm khuẩn, đang nôn mửa hay tiêu chảy sẽ càng làm mất nước trầm trọng hơn trong khi cơ thể đang cần đủ nước để giúp hệ miễn dịch chiến đấu với tác nhân gây bệnh.Thêm vào đó, caffeine có thể thực sự kích thích các cơ bắp trong đường tiêu hóa của bạn và làm cho tiêu chảy dữ dội hơn.

 Nước cam

Bạn không nên uống nước cam khi bị ho hay đau họng do nước cam chứa acid citric có thể kích thích niêm mạc họng đã bị viêm, gây tổn thương và làm tình trạng tại họng tồi tệ hơn, GS.BS. Taz Bhatia tại Đại học Emory, Mỹ giải thích.

 Đồ ăn ngọt

Bạn không nên ăn đồ ăn ngọt khi bị bất kỳ loại bệnh nào, đặc biệt khi bị bệnh ở dạ dày. Nguyên nhân do trong đồ ăn ngọt có chứa nhiều đường tinh luyện mà loại đường này có thể tạm thời ngăn chặn khả năng bạch cầu chống lại vi khuẩn.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vài giờ sau khi ăn vặt với bánh ngọt, kẹo hoặc ngũ cốc có đường, hệ thống miễn dịch trở nên yếu hơn và ít hiệu quả trong việc chiến đấu với vi khuẩn đang làm cho bạn bị bệnh.

 Nước ngọt

Khi bị bất kỳ loại bệnh nào, đặc biệt bệnh lý ở dạ dày, bạn không bao giờ nên uống nước ngọt. Lý do là trong nước ngọt cũng có chứa caffein, một chất gây mất nước trong cơ thể, khiến cơ thể suy yếu hệ miễn dịch để chiến đấu với virus, vi khuẩn.

Ngoài ra, chất ngọt nhân tạo trong nước ngọt là các phân tử lớn, không thể bị phá vỡ và tiêu hóa tốt nên dễ gây đầy bụng, chuột rút, thậm chí tiêu chảy. Nói cách khác, nước ngọt chỉ làm cho triệu chứng bệnh tại dạ dày tồi tệ hơn.

 Đồ ăn nhẹ giòn

Đồ ăn nhẹ giòn chẳng hạn như bim bim không thích hợp khi bạn bị ho hay đau họng. Các chuyên gia giải thích rằng, các kết cấu mài mòn của các món ăn nhẹ như khoai tây chiên, bánh mì nướng giòn, bim bim… giống như giấy nhám trên cổ họng, kích thích cổ họng gây ho và cần thời gian để chữa lành.

 Rượu

Rượu cũng như cà phê làm trầm trọng thêm tình trạng mất nước nên không nên uống khi có bất kỳ bệnh lý nào, nhất là khi bị bệnh ở dạ dày như viêm, loét. Ngoài ra, rượu có thể làm tăng tốc độ tiêu hóa gây ra phân lỏng hoặc tiêu chảy.

 Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ

Đây là loại thực phẩm nhiều chất béo, cần nhiều thời gian để di chuyển qua hệ tiêu hóa nên có thể gây buồn nôn và kích hoạt trào ngược acid dạ dày.

Ngoài ra, thực phẩm này cũng gây co thắt cơ trong đường ruột, có thể làm tiêu chảy nặng hơn nên bạn tuyệt đối không nên dùng các đồ chiên rán nhiều dầu mỡ khi đang bị bệnh dạ dày.

Thực phẩm cay

Thực phẩm cay được khuyến cáo không nên sử dụng khi đang bị sổ mũi. Trong thực phẩm cay thường chứa chất capsaicin, một hợp chất có thể gây kích ứng đường mũi và làm chảy nước mũi. Vì vậy, nếu bạn đang chảy nước mũi thì nên tránh tất cả những thực phẩm cay vì sẽ càng làm tình trạng này nặng hơn.

Chỉ cần một chút lưu ý trong ăn uống bạn hoàn toàn có thể bảo vệ được sức khỏe của mình. Nếu người thân hoặc bản thân bị bệnh, bạn hãy lưu ý về khẩu phần ăn và tránh những loại thực phẩm trong bài viết trên nhé!

Khắc phục bệnh hô hấp nhờ trái cây

0

Khắc phục bệnh hô hấp nhờ ăn trái cây

Khí hậu mùa khô được xem là “kẻ thù” của hệ hô hấp. Nhiều người sẽ thường xuyên bị dị ứng, khô da, viêm họng, đau họng, nghẹt mũi, khàn giọng, họng có nhiều đờm và rất nhiều các triệu chứng khác ở vùng miệng, họng, răng lợi….

Có nhiều cách để giảm nhẹ các triệu chứng viêm họng, các vấn đề phát sinh tại hệ hô hấp trong suốt mùa đông, thời tiết hanh khô. Sau đây là một số loại trái cây rất tốt cho bệnh về họng, bạn có thể tham khảo để mua ăn thường xuyên hơn.

1. Lê

Theo Đông y, lê vị chua tính lạnh, có tác dụng sinh nước bọt, giải khát, nhuận phổi, trị ho, bổ âm hạ nhiệt. Lê được đánh giá là loại trái cây có tác dụng tuyệt vời trong việc bổ sung vitamin C, thích hợp cho thời tiết hanh khô vì khi ăn vào sẽ rất mát.

Lê có tác dụng hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh về đường hô hấp trên như khô mũi, khàn tiếng, viêm họng có đờm. Dùng lê kết hợp với một số vị thuốc Đông y như xuyên bối được xem là vị thuốc chữa ho hiệu quả.

Ngoài ra, lê chứa một lượng lớn kali, có tác dụng hạ huyết áp, có lợi cho thận, đào thải và bài tiết nước tiểu thuận lợi, tăng cường khả năng miễn dịch tốt, ngăn chặn bệnh thống phong (gút).

2. Mía

Mía có vị ngọt, tính bình, không độc, tốt cho khí vùng hạ và trung trên cơ thể. Theo Đông y, ăn mía có tác dụng hỗ trợ khí lá lách, có lợi lớn đối với đường ruột, tiêu viêm, giải khát, loại bỏ chứng nóng trong gây phiền não, giải độc hiệu quả.

Ăn mía có tác dụng làm giảm chứng tiêu chảy do nóng nhiệt, giải nhiệt  hạ cơn khát, sinh nước bọt, giảm các triệu chứng háo hay khô, nóng trong cơ thể.

Những người mắc các triệu chứng bệnh như khô họng, nhiệt trong người khiến tuyến nước bọt hoạt động hạn chế làm khô miệng, đi tiểu không thông, đại tiện táo bón phân khô, trào ngược dạ dày, buồn nôn, tiêu hóa kém, người thường xuyên trong trạng thái phát sốt, khát nước thì nên ăn mía thường xuyên.

3. Bưởi

Bưởi là trái cây dễ ăn, mềm, thơm ngon, dinh dưỡng phong phú, có lượng vitamin C cao gấp 20 lần so với táo. Đông y đánh giá bưởi là loại trái cây có hàm lượng dinh dưỡng vô cùng phong phú như đường, vitamin, phốt pho, sắt, axit citric, insulin và các vitamin, axit amin.

Bưởi có tác dụng bổ huyết ích khí, nhuận phổi tiêu đờm, trị ho và giảm cholesterol hiệu quả. Những người mắc các bệnh như viêm họng sưng đau, cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch vành đều có thể ăn bưởi để giảm nhẹ tình trạng bệnh rất tốt.

4. Anh đào

Anh đào hay còn gọi là Cherry có vị ngọt và chua, tính ấm áp, có tác dụng bổ máu dưỡng nhan, làm ấm dạ dày, lá lách rất hiệu quả.

Ngoài ra, theo nghiên cứu hiện đại, quả anh đào không chỉ giàu chất sắt, mà còn chứa axit citric và vitamin C, là loại trái cây có tác dụng tuyệt vời trong việc bổ khí huyết. Trong nhiều cuốn sách Đông y còn nhấn mạnh rằng, anh đào chính là “loại quả số 1 của mùa xuân”.

Những người có bệnh về đường hô hấp như viêm họng thì nên ăn anh đào thường xuyên cũng có thể nâng cao khả năng miễn dịch, tăng cường sức khỏe lá lách, dạ dày.

 Một số giải pháp hiệu quả khác để chữa đau họng

1. Lê nấu đường trắng

Khi bạn bị đau họng, viêm họng khó chịu, có thể dùng lê tươi gọt vỏ, thêm một chút đường, nấu cùng một ít nước vừa đủ, ninh mềm trong khoảng vài tiếng cho đến khi lê chín nhừ thì có thể ăn. Mỗi ngày uống loại nước này vài ba lần có thể giảm ho viêm đáng kể, hạ hỏa tốt.

2. Trà kim ngân hoa

Kim ngân hoa tính hàn, vị ngọt, tốt cho các kinh phổi, tim, dạ dày. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giảm viêm, loại bỏ chứng viêm và điều trị các chứng bệnh liên quan đến trúng gió gây ra.

Ngoài ra, kim ngân hoa còn có tác dụng điều trị các bệnh do nóng trong dẫn đến sốt, mụn nhọt, viêm nhiễm, ruột thừa và các bệnh khác.

Cách pha trà: Dùng kim ngân hoa kết hợp với hoa cúc, cam thảo, cho thêm nước và đun sôi trong khoảng 10 phút, để nguội một chút là có thể uống. Loại trà này có thể chữa bệnh viêm họng và cơ thể có triệu chứng viêm hiệu quả rất tốt.

 3. Súc miệng nước muối ấm

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng muối giúp diệt khuẩn, chống lại các chứng bệnh liên quan đến vi khuẩn và lây nhiễm. Việc súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày có thể giảm bớt các triệu chứng sưng cổ họng, miệng tiết chất nhầy…

Bạn có thể pha 1 thìa muối nhỏ vào nửa cốc nước ấm, sau đó súc miệng, mỗi lần khoảng 30 giây, cách làm này có hiệu quả trong việc giảm đau họng.

4. Súc miệng nước cam thảo

Dùng cam thảo đun thành nước súc miệng có tác dụng chữa đau và viêm họng rất hiệu quả.

Hi vọng sau bài viết các bạn đã có thêm thông tin hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe của mình. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc bên gia đình.

Thủy

Rau răm – Loại rau trị nhiều bệnh

0

Trong Đông y, rau răm là vị thuốc có tác dụng chống viêm hạ khí, kích thích tiêu hóa, trừ phong hàn, hoạt huyết tiêu độc.

Rau răm được dùng cả lá, cả cây, được dùng riêng hoặc phối hợp cùng những vị khác thành bài. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô, giã sống vắt lấy nước uống, bã đắp. Dùng khô sắc uống. Rau răm không độc. Rau răm được sử dụng trong dân gian để trị các bệnh sau:

Bụng đầy trướng tiêu hóa trì trệ

Chuẩn bị một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ lấy nước uống. Bã đem xoa bụng (xoa tập trung vào vùng rốn).

Cảm cúm hắt hơi sổ mũi

Rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g, kiện 10g. Sắc uống.

Chữa rắn cắn

Rau răm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho bệnh nhân uống. Bã đắp vào nơi vết cắn băng lại (cần làm sớm thì có kết quả tốt) và đưa ngay đến cơ sở y tế.

Đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh

Rau răm (khô) 16g, bạch truật 12g, kinh giới 16g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày.

Nước ăn chân

Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm).

Mụn nhọt đang ở giai đoạn sưng nóng

Rau răm một nắm, muối vài hạt. Hai thứ giã nhỏ, đắp vào nhọt băng lại. Ngày thay thuốc 1 lần. Phương này dùng cho tất cả các trường hợp mụn nhọt, áp-xe đang ở giai đoạn đầu. Tác dụng chống viêm, hoạt huyết, tiêu độc.

Rau răm có những ứng dụng rất thiết thực trong đời sống hàng ngày. Bởi vậy, mỗi gia đình nên trồng một đám nhỏ trong vườn nơi gần nước. Khi cần có ngay để sử dụng.

Thủy

Nước ép dứa – Thần dược chữa bệnh ho

0

Nước ép dứa có tác dụng cho loại ho nào?

Nước ép dứa có thể điều trị những cơn ho dai dẳng nhất, miễn là nó không bắt nguồn từ bệnh nào đó nghiêm trọng hơn như viêm phổi. Nếu bạn bị cảm lạnh, hãy bỏ qua si-rô ho và uống nước ép dứa. Cách này ít tốn kém và lành mạnh hơn.

 Nước ép dứa còn có nhiều công dụng khác

Bên cạnh tất cả các loại dưỡng chất được tìm thấy trong dứa, nước ép dứa giúp làm dịu họng bị đau nhờ tác dụng long đờm. Đờm đặc và ứ đọng trong phổi và xoang có thể gây ra những cơn ho khủng khiếp, hắt hơi và nhiễm trùng gây đau.

Nước ép dứa tự làm tốt hơn các loại nước ép bán sẵn. Trong nước ép dứa bán sẵn có thể có những chất phụ gia không lành mạnh như thừa đường và nhiều đường si-rô bắp. Vì vậy hãy tìm những loại nước ép dứa không thêm đường hoặc đơn giản là bạn tự làm nước dứa tươi trị ho theo công thức dưới đây:

–          1 cốc nước ép dứa tươi

–          ¼ cốc nước chanh tươi

–          1 miếng gừng (khoảng 7cm)

 –          1 thìa canh mật ong

–          ½ thìa cà phê ớt sừng trâu

Trộn tất cả các thành phần và uống ¼ cốc, 2-3 lần mỗi ngày và lặp lại hàng ngày.

Hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn trong vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.

Thủy

Những bộ phận phải giữ ấm khi trời lạnh

0

Đầu và tai

Đầu là bộ phận cực kỳ quan trọng bởi đây là nơi lưu thông hàng trăm mạch máu trong toàn cơ thể. Do đó, nếu bạn để đầu bị lạnh sẽ dễ dẫn đến lạnh toàn cơ thể, đặc biệt là tình trạng ê buốt và đau nhức đầu, lâu ngày có thể dẫn đến các bệnh đau đầu mãn tính khó chữa.

Trong khi đó, đôi tai cũng quan trọng không kém bởi vùng da tai rất mỏng manh và nhạy cảm nên dễ bị tác động bởi không khí lạnh nhanh chóng.

Do đó, nếu để đôi tai quá lạnh có thể gây cảm lạnh hoặc nhức đầu. Vậy nên, tốt nhất là bạn nên dùng mũ ấm trùm cả đầu và tai hoặc dùng riêng dụng cụ bịt tai để giữ ấm tốt hơn sẽ phòng ngừa nhiều bệnh dễ tấn công mùa lạnh.

Cổ

Cổ là vùng trung tâm của thần kinh và là con đường duy nhất vận chuyển oxy cũng như dưỡng chất từ tim lên não. Nếu bạn chủ quan và để hở cổ vào mùa lạnh có thể dẫn đến các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm họng, khàn giọng… thậm chí còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

Do đó, vào mùa lạnh thì bạn cũng nên lưu ý giữ cho cổ luôn ấm bằng các loại áo cao cổ hoặc sử dụng khăn choàng. Một khi cổ được giữ ấm cũng giúp cơ thể hạn chế nhiều bệnh phát sinh.

Bàn chân

 Bàn chân có lớp mỡ dưới da khá mỏng nên khả năng chịu lạnh rất kém. Ngoài ra, do bàn chân ở xa tim nhất nên việc lưu thông máu đến bộ phận này cũng kém hơn.

Trong khi đó, bàn chân lại là bộ phận nhiều bạn bỏ qua nhất trong việc làm ấm khiến nhiệt lạnh buốt của đôi chân có thể truyền lên cả cơ thể. Từ đó, sức đề kháng cơ thể giảm sút và dễ mắc bệnh do trời lạnh gây ra.

Do đó, vào trời lạnh thì bạn cũng không nên quên các đôi tất ấm xinh xắn. Đặc biệt, không chỉ đi tất lúc ra ngoài mà ngay cả ở trong nhà, khi ngủ nếu trời quá lạnh thì việc đi tất sẽ giúp giữ ấm cơ thể hiệu quả hơn.

Mũi

Nếu bạn bảo vệ mũi không tốt vào mùa lạnh thì có thể dẫn đến các bệnh về đường hô hấp như sổ mũi, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang… thậm chí nặng hơn có thể gây ra tình trạng khô mũi, vỡ mao mạch, chảy máu mũi ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp.

Do đó, mũi tuy là bộ phận nhỏ xíu trên cơ thể nhưng bạn cũng cần lưu ý bảo vệ ngay khi trời lạnh. Tốt nhất là mỗi khi ra đường, bạn nên đeo khẩu trang che kín miệng lẫn mũi để hạn chế không khí lạnh xâm nhập.

Đặc biệt, thỉnh thoảng bạn có thể dùng 2 tay xoa cho ấm rồi đặt lên 2 bên sống mũi sẽ giúp làm ấm mũi tức thì.

Bụng

Bụng là bộ phận liên quan mật thiết đến hệ tiêu hóa và cực kỳ nhạy cảm khi trời bắt đầu trở lạnh. Nếu bạn không giữ ấm bụng tốt sẽ có thể dẫn đến tình trạng nhiễm lạnh bụng, nhu động ruột tăng lên gây đi ngoài, tiêu chảy, nặng hơn có thể gây mất nước, sốt cao và mất sức đề kháng nghiêm trọng.

Do mùa đông lạnh, hầu như bạn nào cũng mặc nhiều lớp áo để chống lạnh nên phần bụng được giữ ấm hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý một điều là ngoài việc chống lạnh từ bên ngoài thì bạn cũng nhớ làm ấm bụng từ bên trong.

Tốt nhất, bạn nên tránh các loại đồ ăn thức uống quá lạnh mà hãy tăng cường sử dụng nước ấm, thức ăn ấm để tăng độ ấm cho bụng hơn.

Đây là các bộ phận cần giữ ấm trên cơ thể mà bạn nên biết. Nhờ đó sẽ không còn lo ảnh hưởng gì đến sức khoẻ vào mùa đông nữa.

Thủy