Home Blog Page 12

Ý nghĩa của Tết trung thu

0

Người xưa luôn cho rằng có mối liên hệ giữa cuộc đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia ly. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết Trung thu cũng được gọi là Tết Đoàn viên, Tết Thiếu Nhi, Tết Trông trăng.

Đồ trẻ con chơi trong Tết Trung thu là các thứ bồi bằng giấy như bươm bướm, bọ ngựa, voi, ngựa, kỳ lân, sư tử, rồng, hươu, tôm, cá….Trẻ con buổi tối đêm trung thu, dắt díu nhau kéo co, bắt cái hồ khoan, rước đèn, rước sư tử, trống, thanh la. Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối đón trăng Rằm. Đây cũng là dịp để mỗi người thể hiện tình cảm tới ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè bằng việc tặng bánh Trung thu, hoa quả, trà hoặc rượu.

Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà… Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân và treo đèn kéo quân trong dịp Tết Trung thu.

Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung thu. Điệu hát Trống Quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình”. Ngày xưa trai gái dùng điệu hát Trống Quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát.


Tết Trung thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung thu trở thành Tết trẻ em, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó. Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thả cửa mà không sợ bị trách mắng.

Tết Trung thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của chăm sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Năm nay, Tết Trung Thu là ngày thứ 3, 21/9/2021.

Tết Trung thu có nguồn gốc từ đâu?

0

Tết Trung thu có nhiều tên gọi khác nhau như Tết thiếu nhi, Tết trông trăng hay Tết hoa đăng. Trung thu được tổ chức vào 15/8 Âm lịch.

Nhắc đến Trung thu, không thể không nhắc tới đặc sản bánh nướng, bánh dẻo. Theo truyền thống, bánh có nhân thập cẩm, nhân đậu xanh trứng. Tuy nhiên, theo thời gian, các nghệ nhân làm bánh sáng tạo thêm các hương vị mới mẻ như trà xanh matcha, đậu đỏ, mè đen,…

Vào ngày Tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Trên mâm cỗ bày các loại bỏng gạo, kẹo bánh… Nhiều nơi tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em được nô đùa, vui chơi. Ở Trung Quốc và các khu phố người Hoa trên thế giới còn có tổ chức bắn pháo hoa trong ngày này.

Lịch sử xuất hiện của Tết Trung thu hiện vẫn chưa được xác minh rõ ràng, bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên, có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam.

Các nhà khảo cổ cho biết hình ảnh về Trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Người Trung Hoa cổ đại cho rằng Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời Xuân-Thu. Có lẽ Trung thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng của nước ta – một ngày lễ hội mừng thu hoạch khi nông dân được nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa.

Phan Kế Bính trong sách Việt Nam phong tục từng viết: “Dân ta thế kỷ 19, ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng trăng. Đầu cỗ là bánh mặt trăng và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sặc sỡ, xanh đỏ, trắng và vàng. Con gái ở phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa, nặn bột làm con tôm, con cá voi…”.

Bản thân không vượt qua được chính mình, tự chuốc lấy phiền não

0

Mỗi một người khiến bạn đau khổ nhất định sẽ khiến bạn trưởng thành hơn. Mỗi lần trải qua đau khổ, nội tâm bạn sẽ mạnh mẽ hơn. Tất cả những việc đó đều là để thử thách bạn. Mặc dù chúng ta chỉ là những người bình thường, nhưng đạo lý này ai cũng có thể hiểu được.

Liên quan đến vấn đề giao tiếp, trên mạпg có một bài viết rất hay như sau: Hai người khi đang giận dữ, khoảng cách giữa hai trái tim ở rất xa nhau. Để thu hẹp khoảng cách đó, để khiến đối phương nghe được mình nói thì họ bắt buộc phải hét lên thật to.

Nhưng càng hét to, người ta lại càng giận dữ, càng giận dữ, khoảng cách giữa hai người lại càng xa, càng xa lại càng phải hét to hơn…

Trong khi đó, hai người yêu nhau, tình huống hoàn toàn trái ngược. Không những không hét lên mà lời nói giữa họ hết sức nhỏ nhẹ, dịu dàng. Vì sao? Vì khi đó trái tim họ đang ở rất gần, hầu như không có khoảng cách, vì thế khi hai người yêu nhau, thường dùng cách thủ thỉ để trò chuyện.

Tình yêu càng trở nên sâu đậm, có thể sẽ không cần đến ngôn ngữ nữa, chỉ dùng ánh mắt là có thể biểu đạt tình cảm, mà lúc đó, giữa hai trái tim, sớm đã không còn khoảng cách…Khi hai người giận nhau, khoảng cách giữa hai trái tim là rất xa, có những người ở gần ngay cạnh, mà xa cách tựa chân trời; có những người xa tận chân trời lại gần ngay trước mắt. Tất cả quyết định bởi khoảng cách của trái tim.

Vì thế, nếu bạn gặp một người không muốn cãi nhau với bạn, hãy bình tĩnh, không phải họ không biết cãi nhau mà họ không muốn đặt mình vào trạng thái của một người nóng nảy.

Đương nhiên, chỉ cần giao tiếp vẫn còn tồn tại, thì khó tránh khỏi hiểu lầm. Cách duy nhất để chúng ta ngăn chặn cãi vã đó là phải học cách bao dung, biết đứng trên lập trường của người khác để suy xét vấn đề.

Trong xã hội phức tạp xô bồ này, nếu bạn gặp phải những người khi bị quấy nhiễu, hơi một chút là mở miệng chửi rủa người khác, thì đừng để ý đến họ. Chỉ cần mỉm cười, vẫy vẫy tay, chúc họ gặp may mắn, rồi tiếp tục đi trên con đường của bạn, tin chắc rằng, làm như vậy sẽ khiến bạn thêm vui vẻ.

Tất nhiên, nếu bạn hoàn toàn có thể bỏ qua những bình luận tiêu cực từ đối phương, đồng thời có thể nhẫn nại quan sát, thậm chí có thể chăm chú tìm kiếm, khuếch đại ưu điểm của đối phương, vậy thì bạn ẩn chứa sức mạnh của một Thánh nhân, khiến đối phương buông bỏ binh đao, loại phúc báo, ᴄôпg đức này thật vô cùng to lớn.

Không có cuộc cãi vã nào là giành phần thắng

0

Cãi nhau, thứ mà hai bên nhận được đều là thua cuộc, không có người thắng mà chỉ có ai thua thảm hơn ai mà thôi. Vì vậy bản chất của cãi vã, chính là dùng sai lầm của người khác để trừng phạϯ bản thân mình. Hà cớ gì phải khổ sở như vậy?

Nên nhớ rằng, làm việc đừng quá tuyệt tình, tuyệt đối đừng bao giờ tùy tiện mở miệng làm tổn thương người khác. Lúc tranh cãi, hãy bàn đúng việc cần bàn, nói đúng trọng tâm vấn đề, đừng để bản thân rơi vào trạng thái mấɫ kiểm soát.

Dù không làm được điều này, thì trước khi nói chuyện cũng phải động não, liệu câu nói này có nói đúng trọng tâm? Đừng chỉ vì nói cho sướng miệng mà không quan tâm đến cảm nhận của người khác, đây chính là điểm cần thiết để kiện toàn nhân cách.

Vậy thì, khi chúng ta giao tiếp gặp phải việc “đọc nhầm” thông tin thì làm thế nào để tiếp tục cuộc trò chuyện? Chúng ta sẽ cùng phân tích tình huống sau:

Khi đối phương bắt đầu nói: “Bạn thật là ích kỷ!”. Nếu bạn phảп kích lại: “Vậy anh thì sao? Anh thì có gì tốt đẹp?”. Bạn xem, với đà này chẳng mấy chốc trở thành cuộc đấu tranh nhân cách.

Bạn nên trấn tĩnh lại và hỏi đối phương: “Sao anh lại cảm thấy vậy, tôi đã làm điều gì khiến anh cảm thấy như vậy sao?”. Sau đó hãy lắng nghe tín hiệu tích cực từ phía đối phương. Hãy nhớ, chúng ta chỉ lựa chọn những tín hiệu tích cực từ đối phương, hãy bỏ qua những ngôn từ mang tính cảm xúc hóa.

Nếu bạn cảm thấy sự thực mà đối phương đưa ra là nhầm lẫn hoặc hiểu lầm. Bạn nên giải thích đâu mới là sự thật chân chính, bạn nhất định phải khiến đối phương nói ra chi tiết điều khiến họ bất mãn, tóm lại là phải tìm hiểu một cách chi tiết cụ thể vấn đề gây ra mâu thuẫn.

Tục ngữ nói, giơ tay không đáпh vào mặt người đang cười. Nếu bạn luôn giữ thái độ khoan dung độ lượng, bình tĩnh ôn hòa khi giao tiếp, đối phương muốn mượn cớ để пổi giận cũng khó. Cách bàn bạc giải quyết vấn đề này nhất định tốt hơn so với việc các bạn gân cổ lên cãi nhau.

Nắm tay nhau cùng bước đi

0

Đôi lúc tôi nghĩ con người chỉ cần nhìn hoa nở, nghe chim hót, ngắm nắng vàng để mà lựa chọn cách sống của mình. Tất cả chỉ đơn giản như vậy. Bởi trong khoảnh khắc ấy, chúng ta đã nhận ra biết bao sự vô lý và rồ dại của chính chúng ta.

Nếu bây giờ bạn chỉ còn một ngày nữa thôi để sống, bạn sẽ nói với những người còn lại điều gì? Tôi tin bạn sẽ nói: hãy nhìn lại chúng ta đã sống như thế nào và chúng ta vẫn còn cơ hội để làm lại vì lúc này chúng ta đang đầy hi vọng về những gì tốt đẹp.

Nếu bây giờ bạn vừa sinh ra và bạn còn 100 năm nữa để sống trong thế giới này, bạn sẽ nói với mọi người đang sống điều gì? Tôi tin bạn sẽ nói: tương lai luôn chứa đựng những điều tốt đẹp, hãy bắt đầu sống cho một tương lai như vậy.

Đấy là những câu hỏi đã vang lên trong tôi trong buổi sáng của một ngày đầu xuân khi chúng ta đang chống lại đợt tấn công mới của COVID-19. Tôi ngồi trên bancông nhỏ nhà mình uống cà phê. Hoa đỗ quyên, hoa hồng trên bancông nở thắm, bầy chim buổi sáng hót vang và nắng xuân ngập tràn trên thành phố. Hoa vẫn nở như vậy, chim vẫn hót như vậy, nắng vẫn ấm áp như vậy tự ngàn xưa, chỉ có con người đã khác nhiều.

Chúng ta vừa đi qua một năm vô cùng đặc biệt. Nhiều người khi bước sang năm mới với một cảm giác giống như vừa bước qua một vực sâu, như vừa trở về từ bệnh viện, vừa tránh được một tai nạn xe cộ trên đường…

Họ thấy mình may mắn vì vẫn còn sống. Nhưng điều may mắn hơn là họ bắt đầu nghĩ về cuộc sống trước đó như là đang viết một bản tự kiểm điểm cá nhân. Và họ nhìn thấy quá nhiều khuyết điểm trong đời sống mà họ đã sống. Có không ít người đã rùng mình sung sướng vì đã kịp nhận ra nhiều điều khi họ còn sống để bắt đầu sống lại trong một tinh thần mới.

Quả thực nhân loại có một may mắn là có cơ hội để xem lại con đường của mình đang đi mà có thể coi là một bản sơ kết về chính mình. Câu trả lời của người chỉ còn một ngày để sống và của người còn cả 100 năm để sống trên thế gian này đều chứa đựng một điều chung, đó là niềm hi vọng tốt đẹp. COVID-19 dù biến chủng đến đâu cũng không thể kết thúc đời sống nhân loại.

Nhưng cho dù thế nào thì nó cũng vô tình cho nhân loại một “cơ hội’’ để nghĩ lại và sống lại. Có thể COVID-19 cũng là lần cảnh báo cuối cùng cho con người. Nếu con người không nhận ra cảnh báo ấy thì con người chẳng còn cơ hội nào nữa.

Tôi cứ bị một hình ảnh ám ảnh trong thời gian này là: trước khi COVID-19 xuất hiện thì con người đạp lên nhau để sống trong một nghĩa nào đó, còn lúc này tôi thấy con người đã biết nắm tay nhau để cùng bước đi, cùng vượt qua những đe dọa.

Đôi lúc tôi nghĩ con người chỉ cần nhìn hoa nở, nghe chim hót, ngắm nắng vàng để mà lựa chọn cách sống của mình. Tất cả chỉ đơn giản như vậy. Bởi trong khoảnh khắc ấy, chúng ta đã nhận ra biết bao sự vô lý và rồ dại của chính chúng ta. Và khi đứng dậy, chúng ta đã trả lời được những câu hỏi về ý nghĩa sống.


NGUYỄN QUANG THIỀU (chủ tịch Hội Nhà văn VN)

Tử tế là biết tôn trọng những yếu tố dị biệt

0

Vì mỗi chúng ta sinh ra đã mang số phận khác nhau, nên hoàn cảnh sống và nhân sinh quan của mỗi người đều không giống nhau. Sự khác nhau ấy biến cuộc sống của mỗi chúng ta trở thành những bức tranh cuộc đời muôn màu muôn vẻ.

Sống trong thời đại đề cao sự tự do, dân chủ, chúng ta đều có quyền lựa chọn cách sống cho riêng mình, đều có không gian tồn tại, đều sở hữu những mối quan hệ xã hội, những quan niệm thẩm mỹ và sở thích “cộp mác” cá nhân.

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc có không ít người mang trong mình một mặt cá tính “khác người”, khiến hình thức tư duy, phương thức hành động cũng như cảm giác và nhận thức của họ không giống bất kỳ ai.

Đối với những người như vậy, bạn tuyệt đối không nên cười nhọ, kỳ thị hay nhiếc mắng họ. Bởi suy cho cùng, ta chỉ đang xét đoán họ trên quan điểm cá nhân của mình. Mà trên thực tế, 90% thiên tài đều mang trên mình lớp mặt nạ của những kẻ lập dị.

Hãy đối xử với những con người có thiên hướng “dị biệt” nếu điều họ làm không vi phạm đạo đức, pháp luật.

Hãy nhớ“Cuộc sống không bao giờ là dễ dàng cả. Quan trọng là dù không biết và không hiểu người khác đang phải đối mặt với điều gì, chúng ta vẫn luôn tử tế và chân thành với nhau.”

Đúng hay sai, giống nhau hay khác biệt chẳng qua chỉ là những quan điểm cá nhân. Học cách tôn trọng bản sắc riêng của người khác là điều cần thiết để có một cuộc sống tử tế.

Nước ép lựu và những lợi ích bất ngờ

0

Lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ (polyphenol) giúp chống lại sự lão hóa tế bào và còn bảo vệ cơ thể khỏi chứng viêm. Tiêu thụ trái cây này hoặc nước ép của nó hàng ngày giúp bảo vệ sức khỏe của người cao tuổi.

Nước ép lựu tốt cho người viêm xương khớp

Chất flavonoid trong nước ép lựu cũng có tác dụng chống lại sự mất xương gây loãng xương. Nhờ tác dụng chống viêm, nước ép lựu giúp hỗ trợ cải thiện các cơn đau của viêm xương khớp – một tình trạng thường gặp sau tuổi 50. Uống nước ép lựu mỗi ngày giúp tăng cường sự bảo vệ các khớp, ngăn ngừa tổn thương sụn và cải thiện tình trạng đau khớp.

Các chất trong quả lựu hỗ trợ ngừa tế bào lạ

Các polyphenol chống oxy hóa mạnh mẽ có nhiều trong cùi và nước ép quả lựu bảo vệ bạn trước nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các chất có trong quả lựu hỗ trợ ức chế sự phát triển của các tế bào khối u trong các loại ung thư phụ thuộc vào hormone (như ung thư vú , tuyến tiền liệt).

Nước ép quả lựu tốt cho tim mạch

Nước ép lựu đang được đánh giá là loại nước ép tốt cho tim mạch. Nhờ tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, nước ép lựu bảo vệ chống lại các bệnh tim mạch bằng cách hỗ trợ giảm huyết áp và xơ vữa động mạch (lắng đọng lipid trên động mạch) và bằng cách cải thiện lưu thông máu.

Nước ép lựu cải thiện lưu lượng máu và giữ cho các động mạch không trở nên cứng và dày. Nó cũng có thể làm chậm sự phát triển của mảng bám và tích tụ cholesterol trong động mạch. Tuy nhiên, một số chất có trong lựu có thể gây tương tác với thuốc điều trị tăng huyết áp và cholesterol như statin.

Vì vậy, bệnh nhân tim mạch đang được điều trị nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng nước ép lựu thường xuyên.

Quả lựu – một “vũ khí” hỗ trợ chống lão hóa

Trong 100g hạt lựu chứa 20mg vitamin C – một nguồn cung cấp vitamin C lý tưởng. Nước ép của một quả lựu cung cấp hơn 40% nhu cầu vitamin C hàng ngày của bạn. Tuy nhiên, vitamin C có thể bị phân hủy khi được tiệt trùng, vì vậy hãy chọn nước ép lựu tươi để tận dụng tối đa chất dinh dưỡng.

Nước ép lựu cũng có đặc tính chống lão hóa nhờ urolithin A (UA) mà nó chứa. Phân tử này kích thích sản xuất ti thể mới, “nhà máy sản xuất năng lượng” của tế bào. Ngoài vitamin C và vitamin E, nước ép lựu là một nguồn cung cấp folate, kali và vitamin K. Vì vậy, loại quả giàu chất chống gốc tự do này giúp chống lại sự lão hóa của tế bào một cách hiệu quả khi sử dụng thường xuyên.

Lưu ý cần biết nhất định khi ăn quả hồng

0

Những lưu ý sau đây sẽ giúp bạn tránh những rủi ro và nguy hiểm đến sức khoẻ khi ăn quả hồng.

Không ăn cùng với hải sản

Cũng như thịt ngỗng, các loại hải sản như tôm, cua, mực… đều là thực phẩm giàu protein. Chúng cũng sẽ cùng tanin trong quả hồng kết tủa tạo cảm giác không mấy dễ chịu cho cái dạ dày đầy ắp thức ăn của bạn. Vì vậy, nếu ăn tráng miệng trái hồng sau khi dùng hải sản có thể làm bạn bị đầy bụng, khó tiêu, lạnh bụng, nặng hơn sẽ hình thành sỏi trong dạ dày. Tốt nhất nên ăn cách nhau khoảng 2 tiếng trở lên để tránh những hệ lụy không tốt cho dạ dày của bạn.

Không ăn lúc đói

Do thành phần tannin và pectin có trong quả hồng khi ở môi trường a-xít của dạ dày lúc bụng đói sẽ kết tụ lại. Những khối kết tụ này khi không xuống được ruột non thông qua môn vị, sẽ lưu lại trong dạ dày và hình thành sỏi. Nếu chúng không được thải ra ngoài theo đường tự nhiên, sẽ gây tắc nghẽn tại đường tiêu hóa, gây ra các triệu chứng như đau quặn bụng trên, nôn mửa, thậm chí nôn ra máu…

Không ăn hồng với canh cua

Hồng và canh cua không nên ăn cùng nhau, chất tannin và các thành phần khác có trong quả hồng có thể làm cho chất đạm trong thịt cua kết tủa rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột, lên men rồi thối rữa, từ đó gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài…

Không kết hợp quả hồng và thịt ngỗng

Thịt ngỗng là loại thực phẩm giàu protein chất lượng cao, khi gặp tanin trong quả hồng, protein này dễ ngưng tụ thành protein a-xít tannic, tích tụ trong dạ dày, trường hợp nặng có thể gây tử vong.

Không ăn hồng với khoai lang

Thành phần chủ yếu của khoai lang là tinh bột, sau khi được đưa vào dạ dày sẽ sản sinh ra một lượng lớn a-xít dạ dày, nếu lại ăn thêm một vài quả hồng, sẽ xảy ra phản ứng kết tủa dưới tác dụng của a-xít dạ dày. Khi các chất kết tủa này liên kết với nhau, sẽ hình thành sỏi không hòa tan, vừa khó tiêu hóa, lại không dễ đào thải ra ngoài, từ đó hình thành sỏi trong dạ dày, đe dọa sức khỏe của dạ dày một cách nghiêm trọng.

Không ăn vỏ hồng

Nguyên do vì phần lớn chất tanin trong quả hồng đều tập trung nhiều ở phần vỏ và dù bạn có cố gắng khử hết phần chát của quả hồng thì cũng không thể khử sạch tanin trong đó. Nếu ăn cả vỏ hồng sẽ nguy hại cho dạ dày vì tanin có thể hình thành bã, vì vậy bạn phải nhớ gọt sạch vỏ và chỉ ăn những trái hồng đã chín để bảo vệ cho sức khỏe của mình.

Không ăn khi uống rượu

Bạn có thể bị tắc ruột khi ăn hồng cùng lúc với uống rượu. Nguyên do vì theo Đông y, quả hồng có tính hàn, còn rượu vị cay hơi đắng, tính nóng có độc. Chất tanin trong quả hồng khi đi vào dạ dày gặp rượu sẽ tạo thành một chất sền sêt, dính nhầy, dễ kết hợp với cellulose tạo thành cục máu đông, vừa gây khó tiêu lại vừa không thải ra ngoài, để lâu ngày sẽ gây tắc ruột.

Nếu ăn hồng cùng với khoai lang thì dạ dày của bạn thực sự bị đe dọa. Bởi khoai lang chứa khá nhiều tinh bột, khi vào trong dạ dày sẽ sản sinh một lượng lớn axit dạ dày. Nếu bạn ăn thêm hồng thì các chất tanin và pectin trong đó sẽ kết tủa dưới tác dụng của axit dạ dày, từ đó hình thành sỏi không hòa tan, vừa gây khó khăn cho hệ tiêu hóa lại vừa không dễ gì đào thải ra ngoài. Nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày đe dọa đến sức khỏe. Tốt nhất bạn nên ăn khoai lang và hồng cách nhau khoảng 5 tiếng trở lên.

Những người tuyệt đối không nên ăn quả hồng

0

Quả hồng có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, những người sau đây tuyệt đối không nên ăn hồng bởi nó sẽ mang lại nhiều tác dụng phụ nguy hiểm

Những người bị đường huyết

Trong quả hồng chứa 10,8% carbohydrate mà hầu hết là disaccharides và monosacarit đơn giản, nên sau khi ăn rất dễ bị hấp thụ, khiến lượng đường huyết tăng lên. Đối với những bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là những người kém kiểm soát đường huyết là vô cùng có hại.

Người có thể trạng kém

Những người bị tiêu chảy, người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, phụ nữ sau sinh, người có chức năng dạ dày kém, viêm dạ dày mãn tính, khó tiêu… cũng không nên ăn loại quả này.

Người bị táo bón

Không nên ăn khi thường xuyên táo bón.

Chất tannin (tannic acid) của trái hồng khi gặp và hợp chung với Calcium, Zinc, Magnesium và vài khoáng chât khác, nó sẽ trở thành một hợp chất (compound) mà cơ thể ta không tiêu hóa được. Các chất này sẽ thành chất không tan, lắng đọng bằng các hạt nhỏ li ti dễ theo phân ra ngoài. Nếu ăn nhiều hồng sẽ tăng thành phần lắng dễ thành hạt to khó thoát ra ngoài, có khả năng kết thành tảng to làm tắc nghẽn tiêu hoá.

Người bị đau dạ dày

Trong thành phần của quả hồng còn có chứa chất tannin – chất chát và chất pectin. Khi ăn hồng xanh hoặc độ chín chưa tới, người ăn thường thấy có vị chát. Tannin và pectin là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột.

Ăn quá nhiều, nhất là lúc đói thì các chất tannin, pectin cộng với hàm lượng chất xơ trong quả hồng tương đối cao (100g hồng có 2,5g chất xơ) sẽ kết tụ dưới tác dụng của acid dạ dày; dễ khiến đầy bụng, khó tiêu, thậm chí còn có cảm giác buồn nôn, nôn mửa…

Ăn nhiều sẽ vón lại, tạo thành khối bã ở khu vực ruột non, dễ dẫn đến tắc ruột. Các chuyên gia dinh dưỡng lưu ý: nếu không cẩn thận những chất có trong quả hồng lại biến thành chất hại cơ thể.

Nửa đời sau

0

Sao cũng được, nửa đời sau bình thản
Chẳng còn ưa quá náo nhiệt ồn ào
Ta xem nhẹ những danh vọng hư hao
Đời dư dả hay bần cùng cũng vậy
Miễn lòng ta bình an không sóng dậy
Biết cúi mình trầm tĩnh chẳng bon chen
Kệ hơn thua được mất hay sang hèn
Giữ tâm trạng của ta dần lắng xuống.
Không phải cứ rạch ròi sai hay đúng
Và chẳng còn hiếu thắng chuyện trắng đen
Để cho mình đón mỗi ngày an nhiên
Đơn thuần sống như lá cây ngọn cỏ
Khi nào thích lại rong chơi đây đó
Ngắm mây trời sông nước như gấm hoa
Gặp bạn bè tán gẫu chuyện gần xa
Cứ tự tại ung dung cùng năm tháng
Buông xuống hết những tâm tư trĩu nặng
Chẳng tính toan, chẳng cố thấu lòng người
Ngờ nghệch chút, hờ hững chút thế thôi
Có như vậy ta mới không phiền não
Dành yêu thương và tấm lòng thơm thảo
Cho người thân và bạn hữu quanh mình
Cứ chân tình trọn một kiếp nhân sinh
Ngoảnh nhìn lại chẳng bao giờ hối tiếc…!
Thơ: Đồng Ánh Liễu