Home Giải Trí Âm Nhạc Có một loài hoa, mang tên Ngọc Lan

Có một loài hoa, mang tên Ngọc Lan

Người con gái ấy mang tên loài hoa. Mắt biếc suối trong, mi cong ngọc ngà. Loài hoa yêu ấy, bây giờ đã xa, bây giờ đã xa. Người con gái ấy, trăng in bờ môi. Suối tóc thướt tha, che nghiêng nụ cười. Bờ môi xưa ấy, không còn đến đây, không còn đến đây.

1503
0

Ngọc Lan có tên thật là Lê Thanh Lan, cô sinh ngày 28 tháng 12 năm 1956 tại thành phố biển Nha Trang (với tên Thánh là Maria Lê Thanh Lan). Ngọc Lan là người con thứ năm trong số tám người con thuộc một gia đình khá giả. Cha của cô, ông Lê Đức Mậu, từng có thời gian phục vụ trong Binh Chủng Truyền Tin của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

Là một ca sĩ hải ngoại nổi tiếng. Không chỉ với giọng hát, cô còn được khán giả đặc biệt yêu mến vì khuôn mặt khả ái và tính cách nhút nhát, khiêm tốn của mình.

Ngọc Lan, được coi như là một trong những nữ ca sĩ thành công và nổi tiếng nhất của nền tân nhạc Việt Nam sau năm 1975. Phong cách và lối trình diễn của cô, không chỉ để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khán thính giả, mà còn góp phần tạo ảnh hưởng đến các tiếng hát thuộc những thế hệ trẻ sau này như là: Minh Tuyết, Y Phương, Lâm Thúy Vân.

Và cho đến tận bây giờ, không chỉ riêng thế hệ từ năm 1975 trở đi, mà đến những thế hệ trẻ 9x, khi nghe tới cái tên Ngọc Lan, tự khắc những ký ức xưa lập tức tự ùa về, như một lời nhắc nhở về tuổi thơ, về những bài nhạc xưa người yêu mở cho nhau nghe, ông mở cho bà, và cha mẹ thì luôn luôn mở mỗi đêm nên đến những đứa con cũng phải nghe theo và dần dần tự dưng ngấm vào trong tim lúc nào không hay.

Như nhạc sĩ Anh Bằng đã từng viết tặng:”Người con gái ấy, ca như loài chim. Tiếng hát trái tim, lênh đênh ngọt mềm…” Ngọc Lan đẹp không chỉ qua câu hát, mà đẹp bởi nét mặt luôn đượm một chút buồn khó tả, cái vẻ buồn khiến người nhìn bị mê hoặc và luôn muốn bảo bọc cô gái bé nhỏ ấy, tuy nhiên nếu chỉ dừng ở 2 vẻ đẹp trên, hẵn không bao giờ có thể trở thành một tượng đài bất hủ trong lòng người hâm mộ, bởi ở Ngọc Lan còn có một nhân cách rất đẹp, không mắc bệnh ngôi sao, luôn khiêm tốn dù có một sự nghiệp đồ sộ là thế. Nói về đàn chị đã khuất, ca sĩ Don Hồ ngậm ngùi cho hay: “Tấm lòng chị Lan dành cho đồng nghiệp anh em nghệ sĩ bọn tôi đều biết. Với tôi, chị Lan rất đẹp, đẹp từ giọng hát, nhân dáng đến cả nhân cách”.

Khi được hỏi về một hình mẫu đàn ông yêu thích ở Việt Nam, bất ngờ nữ danh ca nhẹ giọng cho biết cô thích nhất nhân vật Dũng trong tác phẩm “Đoạn tuyệt” của nhà văn Nhất Linh. Cô lý giải: “Tôi tìm thấy ở nhân vật Dũng một người đàn ông sống có mục đích, lý tưởng cao cả. Ngoài tình cảm Dũng dành cho người yêu của mình, anh ta còn có một tình yêu bao la dành cho quê hương, Tổ quốc. Đó là mẫu hình người đàn ông lý tưởng.”

Tuy sống rất tình cảm nhưng đường tình duyên của Ngọc Lan lại lận đận, kém may mắn. Ngay từ mối tình đầu đã khiến cô rơi không ít nước mắt. Và qua điều này, đã phần nào lý giải được, vì sao khán giả luôn thấy Ngọc Lan đẹp nhưng nét đẹp ấy luôn phảng phất nỗi buồn, sự mong manh, cả khi cô cười cũng hiện rõ sự u uẩn. Theo lời Kỳ Duyên (MC chương trình Paris by Night), có lẽ vì nét buồn đó, mà người hâm mộ ở khắp mọi nơi hay đồng nghiệp đều muốn yêu thương và bảo bọc cô gái Ngọc Lan.

Những dấu hiệu đi xuống

Năm 1993, Ngọc Lan đột ngột giã từ sân khấu. Sau năm đó, cô xuất hiện trở lại với tình trạng sút giảm thị lực khá nặng. Cũng chính trong năm ấy, cô kết hôn với nhạc sĩ Kevin Khoa. Cho đến tận năm 1996, trong quá trình quay video cho trung tâm Isa, ở Toronto trước 10.000 khán giả, Ngọc Lan đã phải cần người nắm tay đưa lên sân khấu nhưng lúc đó cô vẫn chưa biết mình mắc bệnh gì. Lúc đó, Ngọc Lan đã yếu đi trông thấy, ăn rất ít nên cô cố gắng tập thể dục thật nhiều.

“Vào một buổi sáng, khi thức dậy, tôi không còn nhìn thấy gì nữa”. Ngọc Lan bị giảm thị lực do biến chứng của căn bệnh đa thần kinh hóa sợi. Đến năm 1998, Ngọc Lan xuất hiện với vẻ mệt mỏi, thật đượm buồn. Trên sân khấu, cô mặc một chiếc áo dài đen bình dị, không mang một món trang sức nào và hát một cách xuất thần, khiến cả khán phòng nín thở lắng nghe, ai nấy đều có một cảm giác bồi hồi, xúc động. Hình ảnh đó cũng là hình ảnh cuối cùng của Ngọc Lan trên sân khấu ca nhạc.

Trong năm 1996, trong lần thu hình trong cuốn video 12: Việt Nam Niềm Nhớ cho trung tâm Asia tại Toronto để trình bày nhạc phẩm “Con Đường Tôi Về” của nhạc sĩ Lê Tín Hương, trước hàng ngàn khán giả, Ngọc Lan phải có người nắm tay đưa lên sân khấu, dù bị hạn chế tầm nhìn nhưng cô vẫn cố gắng lột tả trọn vẹn ca khúc này với hình ảnh khó quên khi cô quỳ giữa sân khấu vào lúc cuối phần trình diễn. Và trong thời gian đó, Ngọc Lan thỉnh thoảng vẫn còn xuất hiện trong các băng video cho các trung tâm ca nhạc như Hollywood Nights, Asia nhưng hầu hết là các clip quay ngoại cảnh thay vì trên sân khấu.

Giã biệt Ngọc Lan

Sau một thời gian dài bị chứng bệnh xơ cứng bì (Tiếng Pháp: sclérose en plaque, tiếng Anh: multiple sclerosis) hành hạ và bị hạn chế tầm nhìn, Ngọc Lan trút hơi thở cuối cùng vào ngày 3/6/2001. Tang lễ của Ngọc Lan được cử hành sau đó 4 ngày.

Đám tang của cô được rất đông đảo người ái mộ tham dự và được cho là đám tang dành cho một nghệ sĩ có nhiều người tham dự nhất từ trước đến nay. Hàng ngàn người đã phủ kín bên ngoài lẫn trong Thánh đường Thánh Linh ở Fountain Valley, rồi cùng tiễn giọng ca bạc mệnh đến nghĩa trang Chúa Chiên Lành ở Huntington Beach.

Ưu Đàm (Tổng hợp)

Theo Vietnamnet

Previous articleNhững điều ít biết về chùa Linh Ứng tại Đà Nẵng
Next articleRồi cũng già