Home Sống Khỏe Bệnh Thường Gặp Bệnh ngoài da thường gặp ở người lớn tuổi

Bệnh ngoài da thường gặp ở người lớn tuổi

Người lớn tuổi với khả năng miễn dịch kém, hệ thống chức năng cơ thể bị suy giảm dễ dẫn đến mắc nhiều loại bệnh trong đó phổ biến nhất là các bệnh ngoài da. Tuy không phải thuộc nhóm bệnh nguy hiểm nhưng lại khó chữa dứt điểm. Nhiều người lớn tuổi coi nhẹ các bệnh về da khiến nó ngày càng phát triển và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tìm hiểu các bệnh về da và cách phòng tránh để tự bảo vệ sức khỏe bản thân.

2584
0

Ngứa da

Ngứa da là căn bệnh phổ biến ở người già, may mắn bệnh này không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe nhưng lại khá khó chịu. Bệnh này khiến người mắc gãi nhiều làm cho da bị trầy xước và có chỗ bị dày lên. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này, đa phần là do lượng nội tiết tố testosterone ở người lớn tuổi bị giảm.

Ngứa da không gây thương tổn về mặt sức khỏe nhưng lại khó điều trị dứt hẳn. Để hạn chế tình trạng ngứa da, ngăn lan nó lan rộng, người mắc bệnh cần hạn chế tắm xà bông,ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau, củ, quả để hạn chế táo bó, không uống rượu bia.

Bệnh dày sừng da (đồi mồi)

Bệnh sừng da hay còn gọi với cái tên dân dã đồi mồi là loại bệnh rất hay gặp ở người lớn tuổi. 80% người già đều mắc bệnh này, cũng như ngứa da, sừng da không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Đặc điểm nhận biết của bệnh sừng da là: các đốm màu vàng hoặc nâu, kích thước nhỏ hơn 10mm, các vết này có thể lớn hơn nếu da lão hóa nhanh. Các vị trí thường thấy xuất hiện sừng da thường ở lưng, bàn tay, mặt, cổ,…nơi tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời.

Để làm chậm sự lão hoá của da, nên tăng cường sự tuần hoàn bằng mát xa da mặt, xoa bóp cánh tay hàng ngày hoặc dùng kem dưỡng da. Hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp nhiều với ánh nắng mặt trời, khiến các đốm này ngả dần sang màu nâu sậm.

Bệnh Zona

Bệnh thường chỉ xảy ra một bên của cơ thể do gây tổn thương các rễ thần kinh. Người bệnh thường có triệu chứng sốt, đau, rát, ngứa ở vùng da bị bệnh, vùng da bệnh xuất hiện mảng màu hồng đỏ, mụn nước cũng mọc lên từng chùm sát vào nhau hoặc thành mảng.

Zona thường tạo thành mảng ở một bên của cơ thể và kéo dài khoảng 2 tuần thì lành ngoài da. Bệnh Zona làm bệnh nhân đau nhức rất khó chịu do triệu chứng đau nhức để lại sau bệnh có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm. Điều này dẫn đến việc người cao tuổi mệt mỏi, ăn kém, rối loạn giấc ngủ kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể.

Zona là căn bệnh nguy hiểm, người cao tuổi khi nghi ngờ mắc Zona cần đến ngay trung tâm y tế để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời và đặc biệt làm giảm các cơn đau cho người bệnh. Trong và sau bệnh cần vệ sinh da vùng bị bệnh sạch sẽ để tránh bội nhiễm vi khuẩn.

 

Bệnh vảy nến

Bệnh thường xảy ra từng đợt, các đám da màu đỏ, kích thước khác nhau, ranh giới rất rõ, hơi gồ cao trên mặt da, nền cứng, có khi vảy trắng màu trắng đục, bóng giống như màu nến trắng. Vảy của bệnh có nhiều tầng, nhiều lớp và rất dễ bong ra và vảy tạo ra rất nhanh, bong lớp này thì xuất hiện lớp khác.

Bệnh vảy nến hiện nay chưa có thuốc chữa, để hạn chế tổn thương, lan rộng vùng bị bệnh người cao tuổi cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ bằng nước, thuốc sát trùng. Người bệnh tuyệt đối không tự ý tiêm các thuốc như depesolon, solu medrol, methyl prednisolon… sẽ làm bệnh nặng thêm và nguy hiểm cho sức khỏe.

Bệnh loét da

Loét da ở người già thường xảy ra do tĩnh mạch chân bị suy yếu, làm suy giãn tĩnh mạch, gây khó khăn cho máu trở về tim và ứ đọng lại ở chân, gây loét cẳng chân hoặc loét ở da mắt cá trong do ứ trệ tĩnh mạch bên dưới. Vết loét càng sâu thì càng dễ nhiễm trùng, gây đau đớn cho người bệnh. Trường hợp nặng hơn, loét da có thể tới xương và nhiễm trùng máu gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Bệnh loét da xảy ra chủ yếu do suy giãn tĩnh mạch hoặc nằm quá lâu một chỗ ở người cao tuổi, nhất là những người bị liệt không có khả năng đi lại. Người nhà bệnh nhân cần năng xoa bóp các vùng dễ bị suy giãn tĩnh mạch như chân, mắc cá, các vùng thường xuyên bị đè để lưu thông máu cho người bệnh. Điều trị vết loét cần thay băng và chăm sóc mỗi ngày, thường xuyên quan sát vết loét để tránh lan rộng. Ngoài ra, phơi nắng vùng da bị hoại tử vào buổi sáng có thể giúp vết thương mau lành

Ðể làm giảm mắc bệnh ngoài da ở người cao tuổi, trước hết cần nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Thực hiện chế độ ăn uống thanh đạm nhiều chất xơ, rau, củ, quả, hạn chế ăn thịt. Người cao tuổi nên mặc quần áo chất liệu vải sợi, cotton, mỏng, thoáng mát, không nên mặc quần áo chất liệu sợi ni lông, sợi tơ tằm khó thoát khí làm cho da ứ đọng mồ hôi dễ gây viêm da.

 

Previous articleDinh dưỡng cho người bị cao huyết áp
Next article3 cách đơn giản nhận biết trứng còn tươi hay đã hỏng