Một tuần trước Tết Nguyên đán, thông tin nhiều chiều về vi rút Viêm phổi Vũ Hán (vi rút corona) đang lan rộng, tại Việt Nam đến nay cũng đã xác định được 2 ca nghi nhiễm, đang cách ly, chờ theo dõi càng khiến lòng dân hỗn loạn. Virut corona là gì? Bạn đã có hiểu biết đúng về nó, cùng theo chân Mùa gió heo may tìm hiểu thông tin từ bác sĩ uy tín.
Virut Conona xuất phát từ Vũ Hán (Trung Quốc) đã phát tán đến 7 quốc gia bao gồm: Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Singapore, Việt Nam và gây nên những mối lo sợ, quan ngại chưa từng có trong cộng đồng, đặc biệt là khi dịp Tết nguyên đán đang cận kề.
Cũng giống như đại dịch SARS năm 2003, Virut corona được đánh giá một loại bệnh nguy hiểm có thể gây chết người. Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng phát đi cảnh báo cao nhất cho loại bệnh này. Tại Vũ Hán, nơi được xem là ổ dịch đầu tiên với hơn 500 trường hợp xác định dương tính và 17 trường hợp đã tử vong.
Bệnh Viêm phổi Vũ Hán do virut corona gây ra có những triệu chứng chính của bệnh viêm phổi như: sốt, ho khan, khó thở dần, hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng, sốc nhiễm trùng, toan chuyển hóa, rối loạn đông máu và có thời gian ủ bệnh dài nên rất khó kiểm soát!
Đã có thuốc điều trị nCoV-2019 chưa?
Viêm phổi Vũ Hán bùng nổ trong thời gian gần đây, rất nguy hiểm và hiện chưa có thuốc điều trị hiệu quả. Phương pháp điều trị chính vẫn là liệu pháp điều trị hỗ trợ, điều trị triệu chứng, nâng cao sức đề kháng của hệ miễn dịch.
Làm sao để phòng bệnh?
Do chưa tìm ra cách chữa trị nên vắc xin phòng ngừa hầu như không có. Thay vào đó, người dân có thể áp dụng các phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để phòng trừ virut corona như:
+ Đeo khẩu trang và đến cơ sở y tế khám bệnh
ngay khi có triệu chứng hô hấp
+ Cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước
hoặc bằng dung dịch rửa tay có chứa cồn trong ít nhất 20 giây, đặc biệt sau khi
hắt hơi, ho hoặc chùi mũi
+ Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng bằng tay không
rửa
+ Che mũi, miệng khi có hắt hơi và ho, vứt các khăn
giấy lau mũi miệng vào thùng rác riêng có nắp đậy
+ Tránh tiếp xúc gần với người bệnh
+ Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ, nấu chín
+ Không hút thuốc lá
+ Vệ sinh môi trường, duy trì thông khí nơi ở hoặc
nơi làm việc tốt
+ Tránh tiếp xúc và tụ tập ở nơi đông người, nơi
không thoáng khí
+ Hạn chế tiếp xúc trực tiếp các vật nuôi, động vật
hoang dã
+ Tiêm phòng vắc xin đầy đủ
+ Thực hiện tốt việc phòng ngừa lây nhiễm trong
bệnh viện: cần thực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng khám, cách ly và điều trị
bệnh nhân, các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm đối với
cán bộ y tế, người chăm sóc người bệnh và các người bệnh khác tại các cơ sở
điều trị người bệnh.
Sưu tầm (Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng)