Home Sống Khỏe Bệnh Thường Gặp Tỏi đen và những công dụng về y học

Tỏi đen và những công dụng về y học

Từ xa xưa, tỏi là loại thực phẩm được dân gian sử dụng rộng rãi. Thế nhưng đến mãi gần đây, tỏi đen mới dần xuất hiện trên thị trường với nhiều công dụng chữa bệnh hữu hiệu.

4136
0

Tỏi đen là dạng tỏi được lên men tự nhiên trong thời gian dài nhằm giảm bớt sự khó chịu khi ăn và đem đến nhiều công dụng về sức khỏe cho người dùng. Tỏi đen được nhiều người ưa chuộng tại các quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản… nhưng chỉ mới bắt đầu phổ biến tại Việt Nam trong những năm gần đây. Sau khi trải qua quá trình lên men, tỏi đen trở nên thơm ngon hơn rất nhiều khi độ cay nồng được giảm đi qua đó giúp người ăn không bị hôi miệng như khi ăn các loại tỏi tươi thông thường. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng trong tỏi đen cũng được bổ sung sau quá trình lên men.

Với nhiều hợp chất có giá trị dinh dưỡng cao, tỏi đen được giới y học đánh giá cao trong khả năng ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh phổ biến.

Ngăn ngừa, chống ung thư

 Tỏi đen chứa SAC, một hợp chất quý với hàm lượng cao giúp cơ thể ngăn cản sự hình thành, phát triển của các tế bào ung thư. Khả năng ức chế, ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư ở tỏi đen được đánh giá cao gấp 10 lần so với tỏi thông thường. Theo đó, khi xâm nhập vào cơ thể, tỏi đen sẽ được kích thích để hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động hiệu quả.

Khả năng ngăn ngừa, chống vi khuẩn độc hại, virus, nấm

Cũng như tỏi tươi, tỏi đen vẫn giữ được các tác dụng sinh học như chống oxy hóa, chống vi khuẩn, virus, nấm nhờ chất allicin đặc trưng thường có trong các loại hành, tỏi. Chất allicin khi được hấp thụ sẽ tăng cường khả năng tự bảo vệ cơ thể trước các tác động tiêu cực.

Khả năng ngăn ngừa, chống các bệnh mãn tính

 Sau khi được lên men, tỏi đen được tăng cường khả năng chống lão hóa gấp 2 lần so với tỏi tươi. Chính vì vậy, tỏi đen mang đến tác dụng to lớn trong việc ngăn ngừa các căn bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường…

Tác dụng giảm mỡ máu

Những hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi đen như S-allycyl-l-cysteine, allicin, isoallicin… có tác dụng oxy hóa, hấp thụ cholesterol, làm giảm mỡ trong máu. Ngoài ra, chất allicin còn kích thích sự hoạt động của máu trong cơ thể, làm hạn chế các vấn đề về tim mạch.

Tác dụng bảo vệ gan

 Gan là bộ phận cực kì quan trọng giúp điều hòa, thanh lọc độc tố trong cơ thể. Những tác nhân gây tổn hại đến gan nhất bao gồm rượu bia, chất béo, thuốc và các loại độc tố tích tụ khác. Với khả năng chống oxy hóa tốt, cải thiện hoạt động gan, tỏi đen được nhiều tổ chức y dược tại Hàn Quốc, Nhật Bản khuyên dùng trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, tỏi đen còn có khả năng cản trở sự hấp thụ chất béo vào cơ thể.

 Tùy theo nhu cầu sử dụng, người dùng cũng nên điều chỉnh để có được cách sử dụng tỏi đen hợp lý. Theo khuyến cáo, đối tượng sử dụng tỏi đen phòng bệnh chỉ nên sử dụng từ 1-3 tép mỗi ngày. Còn số lượng tỏi đen đối với bệnh nhân sử dụng để hỗ trợ chữa bệnh là khoảng 1 củ mỗi ngày.

Previous articleNhững loại rau củ nên dùng khi trời trở lạnh
Next articleNhững lưu ý cần nhớ để khỏe đẹp tuổi 40