Cùng với gà, vịt là một trong những loại thịt quen thuộc với người Việt. Được đánh giá là loại thịt có giá trị dinh dưỡng cao ngang ngửa gà. Món ăn từ thịt vịt không chỉ ngon mà còn mang lại nhiều giá trị trong việc chăm sóc sức khỏe. Cùng Mùa gió heo may điểm qua vài công dụng tuyệt hảo của thịt vịt đối với sức khỏe con người.
Theo Tây y, trong 100g thịt vịt có đến 25g chất protein, 201 calorie và hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, lipit, protit, phospho, kẽm, magie đồng axit nicotic khỏe, các vitamin B, A, E, K…
Theo Đông y, thịt vịt vị ngọt, hơi mặn, tính lương (mát). Công hiệu thanh nhiệt giải độc, tư âm giáng hỏa. Trên mọi phương diện, thịt vịt thực sự là ứng cử viên sáng giá cho ngôi vịt “vua của các loại thịt”.
Dùng thịt vịt chữa bệnh
Hạn chế tình trạng xơ vữa động mạch
Trong thịt vịt, cụ thể là trong máu của chúng có chứa nhiều acid oleic có thể giúp hạn chế, chống lại tình trạng xơ vữa động mạch ở người.
Duy trì sức khỏe tim mạch
Ăn thịt vịt thực sự có thể giúp duy trì sức khỏe tim mạch? Trên thực tế, người ta tìm thấy trong thịt vịt nhiều chất AHA có khả năng tăng cường sức khỏe cho trái tim của bạn. Bên cạnh đó, chúng cũng có khả năng chống sưng và viêm – triệu chứng điển hình của cơ thể ở các bệnh nhân mắc bệnh tim mạch.
Tăng cường hệ miễn dịch
Đối với người thường xuyên mắc các chứng về huyết áp, hoa mắt, chóng mặt,…thịt vịt thực sự là một liều thuốc bổ. Thịt vịt với vị ngọt, tính mát cùng các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu có khả năng khắc phục tình trạng tăng huyết áp, ù tai, váng đầu, chóng mặt, lao phổi, ho do phế âm hư, bổ huyết, sinh tân dịch (tạo nước), rất bổ cho người suy nhược cơ thể sau bệnh.
Lợi tiểu, chống tiêu phù
Tiểu nhắc, sưng phù có lẽ là cơn ác mộng đối với những người cao tuổi. Chỉ bằng cách sử dụng thịt vịt, tình trạng tiểu khó, sưng phù của bạn có thể được giảm đi đáng kể. Khả năng tuần hoàn của những người cao tuổi tương đối kém, có lúc khi mới tỉnh giấc cảm thấy mặt bị phù sưng, đi bộ thời gian dài cảm thấy chân thô ráp… trong khi đó thịt vịt lại có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù rất tốt.
Một số món ngon – bổ từ vịt
Vịt hầm trần bì
Vịt 1 con 1kg, trần bì 10g, hoàng kỳ 30g, gia vị gừng, hành, dầu hạt cải, tương, rượu, muối, bột ngọt vừa đủ. Vịt làm sạch, bôi nước tương lên da, rán trong dầu hạt cải, xong rửa sạch dầu mỡ đặt lên đĩa cho vào nồi đất. Cho lượng nước vừa đủ, trần bì, hoàng kỳ cho vào bao vải, rồi cho các vị còn lại vào nồi. Hầm vịt chín, chắt lấy nước đổ lên vịt đã chặt miếng. Công dụng: đại bổ nguyên khí, thích hợp với người tỳ vị hư nhược.
Vịt bát bảo hấp cách thủy
vịt trắng 1 con (1.500g) bỏ lòng, mè đen, đào nhân, tang thầm, ngó sen, hạt khiếm thực, táo đỏ, ý dĩ, mỗi vị 20g. Cho gạo nếp cùng rượu vang, gia vị vào bụng vịt khâu lại. Đặt vịt vào bát to, nêm rượu, gia vị và ít nước, hấp cách thủy cho chín (khi ăn tháo chỉ). Thích hợp: bổ thận, kiện tỳ, chắc răng, chữa gầy yếu suy nhược, xích bạch đới.
Vịt hầm ngọc trúc
vịt mái già một con (1.500g), ngọc trúc 50g, mạch môn đông 50g, rượu vang 30g. Thuốc cho vào túi vải buộc miệng ngâm nước lạnh 3 phút rồi bỏ vào bụng vịt. Đầu vịt gập vào bụng, lấy dây buộc lại đặt vào bát to rồi cho vào nồi chưng tới khi vịt chín mềm, bỏ túi thuốc ra vắt lấy nước. Thích hợp với người bị đái tháo đường, âm hư, miệng khát, uống nhiều nước.
Vịt hầm bách hợp
Vịt mái già 1 con, bách hợp tươi 300g, gia vị. Vịt mổ bụng bỏ lòng đã làm sạch, cho bách hợp vào bụng tưới 2 muỗng rượu, gia vị, bỏ đầu vịt vào bụng buộc chặt lại. Chưng cách thủy cho chín. Ăn thịt, lòng và bách hợp. Thích hợp với người bị viêm phế quản mạn, ho hen, khạc ra máu, ho lao.
Hy vọng với bài viết này, thịt vịt từ một món ăn có cũng được, không cũng được sẽ trở thành một món ăn được cân nhắc đặt lên bàn ăn của gia đình bạn hàng ngày.