Một nghiên cứu cho biết cứ 45s trên thế giới sẽ có một người bị đột quỵ, chỉ có 50% người đột quỵ may mắn sống sót nhưng sẽ sống tàn tật suốt quãng đời còn lại. Tại Việt Nam, có hơn 200.000 người bị bệnh này mỗi năm. Đây được coi là căn bệnh mạch máu não nguy hiểm nhất, có tỉ lệ tử vong cao nhất.
Thời điểm dễ xảy ra đột quỵ
3h sáng: Lúc này huyết áp thường xuống thấp.
Từ 4h đến 8h sáng: đây là thời gian máu đặc nhất, tuần hoàn máu kém.
5h sáng và 18-19h là thời điểm huyết áp dễ tăng cao, khiến thành mạch máu bị tổn thương, gây xuất huyết não hoặc hình thành cục máu đông, làm tắc mạch máu dẫn biến tai biến mạch máu não.
Ba nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ, tai biến
Tuổi cao: khả năng bị đột quỵ tăng theo độ tuổi, đặc biệt những người trên 60 tuổi, nam giới thường dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn nữ giới.
Các bệnh mãn tính: những người bị bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, bệnh về tim mạch… là nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ cao hơn người bình thường không mắc bệnh.
Lối sống không lành mạnh: Lạm dụng rượu bia, thuốc lá, ít vận động, stress, mất ngủ… cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Một số dấu hiệu giúp nhận biết sớm cơn tai biến
Khuôn mặt: tự nhiên có dấu hiệu bị méo, bị lệch, tê cứng hàm, tê cứng nửa bên mặt …
Tay: Sẽ từ từ tê mỏi một bên tay hoặc cả hai, thao tác vụng về kể cả trong những việc mình hay làm nhất, chân đi khó khăn, hay bị vấp hoặc nhấc chân lên nhưng làm rơi dép…
Lời nói: Người có dấu hiệu bị đột quỵ sẽ tự nhiên nói khó hoặc môi, lưỡi bị cứng không điều khiển được.
Chóng mặt hoặc mất thăng bằng: chóng mặt, buồn nôn, gặp khó khăn khi đi bộ, tình trạng giống như bị say nhưng hãy cẩn thận vì thật ra, đó rất có thể là dấu hiệu của đột quỵ.
Đau đầu dữ dội và đột ngột cũng là triệu chứng rất nặng ở người bị bệnh đột quỵ.
Đột nhiên khuôn mặt yếu dần và da thì nhợt nhạt hẳn đi trong khi thân nhiệt hoàn toàn bình thường cũng là một dấu hiệu không được chủ quan.
Khó thở hay tim đập nhanh bất thường: dấu hiệu này thường xảy ra ở nữ nhiều hơn.
Để giảm nguy cơ bị tai biến, cần chú ý những gì?
Cần chuẩn bị đầy đủ những kiến thức cần biết về sơ cứu bệnh. Việc sơ cứu trong thời gian đưa bệnh nhân đột quỵ đến trụ sở y tế là rất quan trọng. Khoảng 3, 4 giờ đầu sau khi đột quỵ xuất hiện là khung giờ quan trọng nhất để cứu chữa và giảm biến chứng có hiệu quả nhất. Cách sơ cứu: Loại bỏ đờm, hoặc các dị vật trong miệng bệnh nhân để tránh bị tắc nghẽn hô hấp -> Cho người bệnh nằm ở tư thế đầu hơi nghiêng và hơi nâng, nếu bệnh nhân có dấu hiệu tê liệt thì cần chỉnh để nằm nghiêng về phía cơ thể không bị liệt -> Nếu bệnh nhân đã bị ngất, cần hô hấp nhân tạo theo quy trình thổi hơi vào miệng bệnh nhân và ép tim ngoài lồng ngực (thổi ngạt 2 hơi –ép tim ngoài lồng ngực 10 lần)
Kiểm soát các nguy cơ bằng cách kiểm tra sức khỏe định kì và điều trị những bệnh có liên quan như tiểu đường, huyết áp, béo phì…
Cần có lối sống lành mạnh, không dùng các chất gây kích thích. Làm việc ở mức độ vừa phải, tránh căng thẳng quá độ, phải ngủ đủ giấc.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vận động thường xuyên nhưng nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi.
Tránh suy nghĩ, lo lắng quá nhiều.
Sử dụng các sản phẩm bổ trợ sức khỏe phòng tránh tai biến theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đột quỵ rất nguy hiểm, khả năng tử vong và tàn phế cực kỳ cao, và thường xuất hiện một cách bất ngờ, vì vậy mọi người nên chủ động phòng bệnh bằng cách giữ cho mình một sức khỏe tốt, chế độ dinh dưỡng phù hợp và rèn luyện thể thao đều đặn.