Lương thiện
Người xưa từng nói: Phúc đức tại mẫu. Một người mẹ đoan chính, nhân hậu và thiện lương, hay làm việc thiện giúp người thì sẽ mang lại cho con cái, gia đình và con cháu vô tận phúc đức, giúp con cháu tránh khỏi các mầm tai họa. Vì vậy, cổ nhân có câu “Hảo nữ nhân hội vượng tam đại” Những người mẹ lương thiện sẽ nhận được phúc báo và con cháu sẽ được hưởng phúc đức này.
Trí tuệ
Ngạn ngữ có câu: “Ở ngoài nghe lời thầy, ở nhà nghe lời mẹ”, rất phù hợp với tích chuyện được lưu truyền từ thời Trung Quốc cổ đại: “Mạnh Mẫu tam thiên”. Câu chuyện nổi tiếng này nói về trí tuệ của một người mẹ dạy dỗ con theo khuôn phép lễ nghi khắt khe nhưng rất linh hoạt theo thực tế ngoài đời.
Chương Thị, mẹ của triết gia nổi tiếng Mạnh Tử đã một mình chèo chống nuôi dưỡng giáo dục người con trai mồ côi cha từ nhỏ. Để cho con mình có được một môi trường giáo dục tốt nhất, bà đã chuyển nhà tới ba lần.
Ngôi nhà đầu tiên hai mẹ con Mạnh Tử chuyển đến ở gần nghĩa địa. Bà để ý thấy con trai mình thường lén ra bãi tha ma để chơi và bà nhận thấy đây không phải là môi trường tốt. Vì vậy, bà đã dọn nhà ra gần chợ.
Thế nhưng ngay khi bà nghe thấy Mạnh Tử nhại giọng điệu tranh cãi mặc cả, gian lận thì bà lại quyết định chuyển nhà lần nữa. Vào thời Trung Quốc cổ xưa, các lái buôn và thương nhân bị coi là tầng lớp thấp nhất trong xã hội.
Mạnh Mẫu bèn dọn nhà đến ở cạnh trường học và bà nhận thấy Mạnh Tử học theo những khuôn mẫu lễ giáo, học hành chăm chỉ thì bấy giờ bà mới yên tâm: “Đây mới là chỗ ở của con ta” . Đó thực sự là cách dạy dỗ con cái thể hiện trí huệ của người mẹ.
Ngạn ngữ có câu: “Ở ngoài nghe lời thầy, ở nhà nghe lời mẹ”, câu chuyện trên cho ta
Kiên cường
Có một câu nói thế này “Nữ tử bổn nhược, vi mẫu tắc cường”. Ý nói phái nữ vốn dĩ yếu đuối, nhưng khi họ có con, thiên tính làm mẹ của họ sẽ phát ra ý chí kiên cường. Bạn không thể tưởng tượng nỗi một người phụ nữ có thể kiên cường đến nhường nào cho đến khi người đó làm mẹ. Có người nói như thế này: chồng cuối cùng cũng chỉ là người ngoài, con cái mới chính là món quà vô giá của người phụ nữ. Cũng có lẽ vì lí do đó, người phụ nữ khi làm mẹ lúc gặp khốn cảnh muốn có bao nhiêu kiên cường sẽ có bấy nhiêu kiên cường. Bởi nếu họ không kiên cường họ còn có thể làm gì khác để bảo vệ gia tài là những đứa con của mình.
Giữ gìn gia đình
Cổ nhân xưa thường nói: “Hiền thê lương mẫu” với hàm ý khen ngợi những người phụ nữ rất biết giữ gìn gia đình, là người vợ hiền mẹ tốt. Người vợ, người mẹ luôn là người biết vun vén cho gia đình nhỏ của mình. Nhất là người phụ nữ Á đông luôn đặt gia đình lên hàng đầu. Làm sao để cho chồng vui, con khỏe luôn là suy nghĩ đã cắm rễ trong đầu những người phụ nữ Việt cho phù họ có hiện đại đến nhường nào. Cốt lõi văn hóa hướng người con gái sau khi có chồng trở về với những giá trị nguyên sơ, giản đơn nhất. Đó chính là ước muốn được chăm sóc chồng, thực hiện thiên chức làm mẹ, giáo dục con cái nên người,…
Siêng năng chịu khó
Tất cả những người mẹ trên đời này đều siêng năng chịu khó, cho dù vốn dĩ là một người phụ nữ lười biếng nhưng một khi kết hôn sinh con sẽ biến thành một người hoàn toàn khác.
Họ trở thành một người phụ nữ siêng năng chịu khó, đem tình yêu đối với con cái biến thành hành động cụ thể, chăm chỉ làm việc. Đây có lẽ là bản năng của con người, là thiên tính vĩ đại của một người mẹ.
Nếu hỏi rằng thế giới này điều gì là vĩ đại nhất? Tôi xin trả lời là mẹ. Vâng, không phải phát minh vĩ đại, nhà cao tầng chọc trời mà đó là mẹ. Bởi trí tuệ và đức hy sinh, cách dạy dỗ và sự hậu thuẫn của người mẹ đã định hình vận mệnh cho con cái và đất nước. Những người mẹ ấy thực sự đã dệt nên biết bao câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Vì con mẹ đã tự hình thành cho mình những phẩm chất đầy cao quý nhưng cũng lắm mệt mỏi đó. Mọi người con trên thế gian này đều tự hào nhưng cũng nợ mẹ một lời cảm ơn. Cảm ơn mẹ!