Home Tâm Lý Gia Đình Ly hôn, huỷ hôn: Nay nhẹ như lông hồng, xưa nặng tựa...

Ly hôn, huỷ hôn: Nay nhẹ như lông hồng, xưa nặng tựa Thái Sơn

415
0

Ly hôn, huỷ hôn ngày nay phải chăng đã “nhẹ tựa lông hồng”, đâu còn “nặng tựa Thái Sơn” như ngày xưa nữa?

Nói như vậy để thấy chuyện ly hôn – hủy hôn, tâm thế của người trong cuộc và cả ngoài cuộc xưa nay cũng đã khác nhiều. Nhìn với tâm thế cởi mở, ở góc độ nào đó cũng là cách hay để những con người hiện đại tìm được hạnh phúc riêng cho cuộc đời của mình.

Thời hiện đại: Quan niệm “thoáng”, ly hôn nhiều

Ly dị là không sai trái. Những người càng có trình độ học vấn cao thì càng coi chuyện ly dị là bình thường. “Vợ chồng sống với nhau, không hợp thì chia tay”.

Quan niệm “thoáng” đi kèm với tỷ lệ ly hôn cũng cao. Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ ly hôn là 31,4%, tức là cứ 3 cặp kết hôn lại có 1 cặp ly hôn. 60% số vụ ly hôn này thuộc về các gia đình trẻ, nhiều trường hợp đã có con. Trong những tình huống ấy, ly hôn có thể là sự giải thoát cho nỗi đau khổ tạm thời, nhưng có thể lại là khởi nguồn cho những bi ai nối tiếp… Tuy vậy, nhiều người trẻ hiện đại vẫn chọn cho mình cách ly hôn nếu cuộc sống hôn nhân cho họ cảm giác không hạnh phúc hay đáp ứng đủ các nhu cầu cần có trong hôn nhân của họ.

Thời xưa: Quan niệm “cổ hủ”, đạo nghĩa vẹn tròn

Trong khi hôn nhân thời hiện đại hợp tan phần lớn là vì lý do tình cảm, liên quan tới cảm thụ của hai người, thì người xưa lại xem hôn ước như một cam kết thiêng liêng trọng đại, do Trời Đất và phụ mẫu an bài, hết lòng thuận theo.

Tại sao hôn nhân vào thời cha mẹ lại có thể bền bỉ, ít đổ vỡ đến vậy? Người ta đưa ra nhiều nguyên nhân trong đó, sự nhún nhường, kiên nhẫn của người phụ nữ được xem là yếu tố then chốt trong việc giữ gìn hạnh phúc gia đình.

Ly hôn, huỷ hôn cũng có thể xảy ra, nhưng lý do đằng sau đó không khỏi khiến ta phải ngẫm nghĩ.

Đôi dòng suy ngẫm

Huỷ hôn, ly hôn, bản thân sự việc đó chưa đủ phân định tốt xấu, mà tốt xấu là ở nguyên do đằng sau, ở cái tâm con người. Khi phải lựa chọn trong hôn nhân, luôn nghĩ tới tổn thất và khó khăn của người khác, dành lại gian nan cho bản thân mình, đây chính là đạo đức tốt đẹp trong văn hoá truyền thống. Bởi lẽ người xưa đều tin vào thiện ác hữu báo, hiểu rằng làm lợi cho người khác cũng là làm lợi cho chính mình.

Vào thời Hán Quang Vũ Đế có một đại thần lòng dạ rộng lớn tên là Tống Hoằng. Tống Hoằng đã có nương tử, nhưng vì cảm phục đức độ của ông nên Hoàng đế muốn gả chị gái là công chúa Hồ Dương cho Tống Hoằng. Với người bình thường đây là phúc phận không gì sánh được, nhưng Tống Hoằng đáp: “Thần chỉ nghe nói ‘người bạn kết giao lúc nghèo khó không được quên, người vợ cùng chung hoạn nạn không được bỏ’”. Một lời của Tống Hoằng kiên định như sơn, khiến hoàng gia bị từ chối mà vẫn kính phục, tấm lòng trung trinh ấy tin rằng có thể khiến hậu thế nghìn năm sau nghiêm túc soi mình.

Sưu tầm

Previous articlePhụ nữ nếu là đóa hoa, xin hãy là đóa mộc lan khiến người đời cảm phục
Next articleTháng 11 – Tôi tìm em giữa mùa yêu thương