Home Blog Page 73

8 nguyên tắc “vàng” để bảo vệ sức khỏe gia đình khi thời tiết giao mùa

0

Thời tiết đã bước vào giai đoạn giao mùa, đối với các căn bệnh như: cảm cúm, viêm đường hô hấp, sốt siêu vi, đau nửa đầu… đây là cơ hội cực kỳ tốt để chúng bùng phát và gia tăng. Mùa gió heo may mách bạn 8 nguyên tắc vàng để bệnh vào mùa tránh xa bạn.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Trong chế độ ăn hằng ngày bạn nên sử dụng nhiều rau củ, ngũ cốc, trái cây và các sản phẩm từ sữa, sữa chua, các sản phẩm có chứa probiotics – vi khuẩn có lợi cho hệ thống miễn dịch. Ăn nhiều loại quả chứa vitamin C như cam, chanh có tác dụng chống lại hoạt tính của histamin, một chất gây dị ứng mạnh, giảm được hiện tượng nổi mề đay, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt sử dụng hành tây và tỏi thường xuyên để giúp cơ thể tăng sức đề kháng.

Thể dục thể thao thường xuyên 

Bạn hãy dành thời gian cho các hoạt động ngoài trời nhiều hơn, di chuyển và tập thể dục hay chơi các môn thể thao phù hợp để tăng cường hệ miễn dịch, đẩy lùi stress, giúp ăn uống ngon miệng và có giấc ngủ sâu, thuyên giảm tình trạng của bệnh hen suyễn và dị ứng. Phụ huynh nên cho trẻ em hoạt động nhiều hơn, uống nước thường xuyên và bổ sung vitamin C để ngăn ngừa cảm cúm, ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm, vitamin A, tạo thói quen vệ sinh cá nhân và chăm sóc răng miệng tốt. Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc để phòng bệnh một cách tốt nhất.

Uống đủ nước mỗi ngày 

Bổ sung nước là việc ngày nào bạn cũng phải làm, tuy nhiên những ngày thời tiết thay đổi “sáng nắng, chiều mưa” như hiện nay, bạn lại càng cần uống nước nhiều hơn nữa. Theo các chuyên gia mỗi ngày hãy uống ít nhất từ 1 – 2,5 lít nước để thanh lọc cơ thể.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý thời gian uống nước nữa nhé. Duy trì thói quen uống nước vào mỗi buổi sáng là điều rất tốt đấy.

Đeo khẩu trang khi ra ngoài

Thời tiết chuyển mùa là cơ hội để các loại vi khuẩn, virus phát triển nhanh chóng. Đeo khẩu trang để phòng bệnh là việc đơn giản nhưng hiệu quả giúp ngăn ngừa virus, vi khuẩn lây qua đường hô hấp.

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ 

Việc rửa tay thường xuyên với xà phòng có thể ngăn chặn được 47% các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa và hơn 30% các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cấp”. Như vậy, có thể thấy, chỉ với một thói quen đơn giản là rửa tay sạch sẽ, đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh có thể giúp bạn phòng tránh những bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy cấp, viêm gan, nhiễm giun sán, ký sinh trùng nguy hiểm đường ruột…

Giữ tâm trạng thật tốt

Việc thay đổi thời tiết có thể ảnh hưởng tới cả thể chất và tinh thần của bạn. Nhiều người có thể bị mất ngủ, đau đầu và rơi vào trạng thái tâm lý mất ổn định. Vì vậy, ngoài việc giữ cơ thể khỏe mạnh, bạn cũng nên quan tâm tới sức khỏe tinh thần, giữ cho tâm trạng thoải mái và tích cực. Bạn có thể thư giãn bằng việc nghe nhạc, đọc sách để thư giãn và nhất là ngủ đủ giấc để cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể. Nên giữ phòng ngủ thoáng mát, không chói sáng để có những giấc ngủ đạt chất lượng.

Không tắm vào ban đêm 

Nếu bạn đang có thói quen tắm vào ban đêm thì hãy loại bỏ chúng ngay. Bởi tắm vào thời điểm này có thể gây co thắt mạch máu, ảnh hưởng đến tuần hoàn và phổi. Hơn nữa, tắm muộn khi thời tiết thay đổi khiến cơ thể phải thích nghi với sự biến đổi nhiệt độ liên tục. Đây cũng là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe như cơ thể mệt mỏi, cảm lạnh hoặc đau đầu.

Không để cơ thể bị ngấm nước mưa 

Trong thời điểm giao mùa, những cơn mưa có thể bất chợt “ghé thăm”. Lúc này, nếu bị ngấm nước mưa bạn có thể gặp phải tình trạng cảm lạnh, đau đầu, sốt… Do cơ thể không kịp thích ứng với việc thời tiết thay đổi và có thể bị nhiễm lạnh.

Để tránh gây ra tình trạng trên, bạn nên chuẩn bị những dụng cụ che mưa cần thiết trong những ngày này. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý tránh để cơ thể bị ngấm mưa, đặc biệt là bàn chân nhé.

Nâng cao sức đề kháng cho bản thân và người thân trong gia đình là yếu tố then chốt bảo vệ sức khỏe gia đình khi thời tiết giao mùa. Hi vọng bài viết có thể giúp được các bạn trong việc phòng bệnh cho trẻ nhỏ và các thành viên trong gia đình khi thời tiết giao mùa để chăm sóc sức khỏe gia đình tốt nhất.

Sưu tầm

Lợi ích sức khỏe của đỗ xanh

0

Lượng sắt trong đỗ xanh nhiều gấp 2 lần so với rau chân vịt. Sắt cần thiết để cơ thể vận chuyển ôxy từ phổi tới các tế bào trong cơ thể.

Cung cấp năng lượng

Lượng sắt trong đỗ xanh nhiều gấp 2 lần so với rau chân vịt. Sắt cần thiết để cơ thể vận chuyển oxy từ phổi tới các tế bào trong cơ thể. Nếu bạn thấy mệt mỏi và giảm năng lượng, hãy bổ sung đỗ xanh vào chế độ ăn.

Tăng cường sức khỏe tim

Đỗ xanh chứa lượng lớn calci và flavonoid giúp bảo vệ tim. Hàm lượng cao flavonoid trong đỗ xanh có thuộc tính chống viêm, ngăn ngừa huyết khối.

Tốt cho thị lực

Đỗ xanh giàu carotenoids đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa thoái hóa điểm vàng, một tình trạng gây giảm thị lực. Đỗ xanh cũng giàu lutein và zeaxanthin giúp duy trị thị lực tốt.

Chứa các chất chống ôxy hóa

Đỗ xanh chứa các chất chống ôxy hóa bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương do gốc tự do, hỗ trợ phòng bệnh tim và ung thư.

Ngăn ngừa ung thư đại tràng

Bổ sung đỗ xanh vào chế độ ăn cũng có tác dụng phòng ngừa ung thư đại tràng do đỗ xanh giàu chất xơ có tác dụng tích cực đối với hệ tiêu hóa.

Cải thiện sức khỏe xương

Calci trong đỗ xanh giúp ngăn ngừa mất xương và loãng xương. Đỗ xanh cũng chứa vitamin K và A tăng cường sức khỏe xương.

Điều trị các vấn đề về tiêu hóa

Hàm lượng cao chất xơ trong đỗ xanh hỗ trợ giảm nhẹ các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, loét, trào ngược acid. 110g đỗ xanh có thể cung cấp cho bạn 15% lượng chất xơ được khuyến nghị hàng ngày.

Phòng ngừa nhiễm trùng

Đỗ xanh chứa một số vitamin như niacin và thiamine giúp phòng ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng trong cơ thể. Chúng còn chứa vitamin B và vitamin C cũng là những dưỡng chất quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Hỗ trợ giảm cân

Đỗ xanh cũng là thực phẩm hỗ trợ giảm cân do chúng có hàm lượng thấp calo, cholesterol và chất béo bão hòa. Hàm lượng chất xơ cao trong đỗ xanh giúp cải thiện chuyển hóa, ngăn ngừa chướng bụng, giúp quản lý cân nặng.

Sưu tầm

Mẹo tránh tóc gàu mùa hanh khô

0

Thu, Đông là thời điểm da đầu trở nên khô hơn và đây là nguyên nhân khiến bạn bị gàu và ngứa da đầu. Vậy làm sao để hạn chế tình trạng này? Hãy cùng đọc bài viết sau đây để tìm câu trả lời nhé cả nhà!

Hãy sử dụng dầu xả dưỡng ẩm dịu nhẹ. Điều quan trọng là phải duy trì đủ độ ẩm cho da đầu, không để da dầu bị khô và ngứa.

Dầu gội, xả cùng các sản phẩm chăm sóc tóc có nguồn gốc trà xanh sẽ rất hiệu quả trong việc khôi phục độ ẩm cho da đầu và ngừa gàu. Bạn có thể mát-xa nhẹ nhàng tinh dầu trà lên da đầu 2 lần/tuần, hiệu quả sẽ rất đáng kể.

Bổ sung vitamin B và kẽm (Zinc) trong thực đơn của bạn. Các loại a-xít béo omega-3 cũng vậy. Hãy tìm chúng trong hạt óc chó, trứng, các loại rau có lá.

Sử dụng máy tạo độ ẩm để đảm bảo da của bạn sẽ được cấp ẩm đầy đủ. Nhưng hãy nhớ vệ sinh máy tạo độ ẩm 2-3 ngày/lần, nếu không chúng sẽ là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn.

Đừng sử dụng quá nhiều sản phẩm tạo kiểu tóc trong mùa Đông, bởi da đầu vốn khô và tóc lại thiếu độ ẩm, chúng có thể bị ảnh hưởng bởi hóa chất và dẫn tới ngứa da đầu, từ đó khiến nhiều gàu hơn.

Tránh gội đầu quá nhiều, vì nó sẽ khiến da đầu khô và dẫn tới gàu. Tránh gội đầu bằng nước nóng, thay vào đó hãy sử dụng nước ấm hoặc nước mát để gội đầu.

Dùng một chút dầu ôliu hay dầu dừa ấm mát-xa nhẹ nhàng lên da đầu và ủ trong 1 giờ. Hãy sử dụng dầu gội và dầu xả dịu nhẹ. Nhỏ vài giọt tinh dầu như dầu oải hương để kích thích liệu pháp. Điều này không chỉ giúp loại sạch gàu mà còn giúp bạn có mái tóc khỏe mạnh

Thuốc nhuộm tóc cũng có thể ảnh hưởng tới da đầu và gây ra gàu. Vì thế, tránh nhuộm tóc trong mùa Đông hoặc hãy chắc chắn là bạn chọn loại thuốc nhuộm có thể đảm bảo độ ẩm cho tóc

Sự thanh tịnh trong tâm hồn quý hơn vàng

0

Hầu như tất cả mọi người đều muốn có được sự thanh tịnh tâm hồn trong đời sống của mình. Ai cũng muốn có được hạnh phúc để quên đi những khó khăn, vất vả và những lo âu của họ. Và tận hưởng những giây phút an lạc trong nội tâm và giải thoát khỏi những âu lo phiền muộn.

Thanh tịnh tâm hồn là gì? Nó là một trạng thái vắng lặng và thanh bình của nội tâm cùng với một cảm giác tự do. Một khi không còn những suy nghĩ và lo lắng thì không có phiền muộn, căng thẳng và sợ hãi. Những giây phút như thế này không phải là hiếm có. Chúng ta trải nghiệm qua những giây phút này chẳng hạn như khi chúng ta đang chăm chú vào một vài công việc hấp dẫn hay hoạt động mà chúng ta yêu thích như là khi chúng ta xem một tập phim hay hoặc một chương trình ti vi hấp dẫn. Hoặc khi chúng ta ở bên cạnh một người mà chúng ta yêu thích hay khi đọc một quyển sách hay hoặc khi nằm phơi mình trên cát trắng dọc bờ biển.

Khi bạn đi du lịch bạn có trải qua một số trạng thái tinh thần lắng dịu không? Vào lúc này, tâm hồn của bạn trở nên yên tỉnh hơn vì bạn ít suy nghĩ và lo lắng. Thậm chí khi bạn ngủ say, bạn không ý thức được những suy nghĩ của mình, bạn đang ở trong tình trạng an bình của nội tâm.

Những việc như trên và những hoạt động tương tự như vậy cũng có thể giúp cho tâm của bạn vượt thoát những suy nghĩ và lo lắng. Và điều đó mang lại một vài giây phút ngắn ngủi cho sự an tịnh tâm hồn.

Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an lạc nội tâm nhiều hơn trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là làm thế nào để kinh nghiệm được điều đó mỗi khi gặp khó khăn. Bạn cũng có thể đặt câu hỏi là liệu mình có thể làm cho nó trở thành một thói quen và luôn luôn tận hưởng nó ở bất cứ trường hợp nào. Trước tiên, bạn cần phải học cách để có được nhiều giây phút an lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày. Sau đó, bạn mới có thể nhận diện được những giây phút này mỗi khi gặp khó khăn rắc rối – đây là lúc cần thiết nhất cho sự vắng lặng và thanh bình của nội tâm.

Bạn có thể chuyển hóa trạng thái an lạc trong nội tâm thành một thói quen tự nhiên, nhưng để làm được điều này cần phải có một sự huấn luyện đặt biệt bằng các bài tập về sự chú tâm như thiền định và các phương pháp khác.

Sau đây là một vài kỹ thuật đơn giản có thể giúp bạn

– Giảm lượng thời gian mà bạn đọc các tin tức trên báo chí và xem tin tức trên tivi.

– Tránh xa những cuộc nói chuyện có tính tiêu cực và những người yếm thế chán đời.

– Đừng nên giữ sự thù hằn. Học cách để bỏ qua và tha thứ. Nuôi dưỡng sự thù hận và bất bình sẽ hại chính bản thân bạn và gây nên sự mất ngủ.

– Không nên ghen tỵ với người khác. Ghen tỵ nghĩa là bạn hạ thấp lòng tự trọng và tự nhận mình thấp kém hơn mọi người. Điều này một lần nữa gây nên sự thiếu vắng an lạc nội tâm.

– Chấp nhận những cái gì mà chúng ta không thể thay đổi được. Điều này giúp cho chúng ta tiết kiệm được thời gian, năng lượng và những lo âu phiền muộn.

– Mỗi ngày chúng ta phải đối diện với biết bao những điều không vừa ý, những bực bội và những tình huống mà những điều này vượt quá tầm kiểm soát của chúng ta. Nếu chúng ta có thể thay đổi được những điều đó thì quá tốt nhưng không phải lúc nào cũng có thể làm được. Chúng ta phải học cách làm quen với những việc này và chấp nhận chúng một cách vui vẻ.

– Học cách để có thêm kiên nhẫn và khoan dung và độ lượng đối với mọi người và mọi tình huống.

– Đừng tham lam ôm đồm mọi thứ quá mức. Nên tập xả ly cả về tình cảm và tâm thần. Cố gắng nhìn cuộc đời mình và mọi người với một ít xả ly và một ít hệ lụy. Xả ly không phải là dững dưng, thiếu quan tâm và lạnh nhạt mà nó là một khả năng để tư duy và phán xét một cách công bằng và lô-gíc. Đừng nên lo lắng nếu bạn thất bại và tiếp tục thất bại trong việc thể hiện sự xả ly. Cứ cố gắng thực tập nó.

– Hãy để cho quá khứ đi qua. Hãy quên đi quá khứ và tập trung vào giây phút hiện tại. Không cần phải gợi lên những ký ức không vui và chôn vùi chính mình trong đó.

– Thực tập một vài cách để tập trung. Điều này sẽ giúp bạn tống khứ những ý nghĩ không vui và những lo lắng. Những thứ này đã cướp đi sự thanh thản trong tâm hồn bạn.

– Học cách để thiền tập. Thậm chí vài phút trong một ngày cũng có thể thay đổi cuộc đời bạn.

Cuối cùng, sự an bình trong nội tâm sẽ đưa đến sự an bình của thế giới bên ngoài. Bằng cách tạo ra sự an bình trong thế giới nội tâm, chúng ta mang nó ra thế giới bên ngoài và điều có có thể ảnh hưởng đến nhiều người khác chung quanh nữa!

Remez Sasson

Hiếu thuận với cha mẹ là cái gốc làm người thiện lương

0

Có ai đó đã nói thế này: “Có đối tốt với gia đình thì mới đối tốt được với xã hội”. Du có là ai, thời điểm nào, không gian nào gia đình vẫn luôn là nơi trân quý mà mỗi người trong chúng ta cần gìn giữ, trân trọng.

***

Ông Nghĩa tay hơi run run bấm chiếc điện thoại Nokia cũ. “Đâu rồi nhỉ? Số di động của nó đâu rồi nhỉ? Sao gần đây tay mình run quá? Mình mãi vẫn không nhớ được cách dùng cái điện thoại này”…

Cuối cùng thì số di động của con gái ông cũng hiện ra. Khổ lắm, có nhiều nhặn gì cho cam, chỉ có mấy người trong danh sách điện thoại mà ông vẫn không nhớ được. Ông bấm số của con gái ông và gọi:

“Lãng ơi, hôm nay các con có về không?”

Tiếng phụ nữ trả lời:

“Con bận lắm bố ạ, không về được đâu”.

Ông Nghĩa hơi thất vọng:

“Vậy Du thì sao? Bảo nó đưa bọn trẻ về chơi với ông?”

Tiếng Lãng:

“Anh ấy đi suốt bố ạ. Trẻ con nó còn đi học. Về sao được”.

Ông Nghĩa:

“Hôm nay chủ nhật cơ mà. Sao vẫn phải đi học đi làm à? Vậy bao giờ các con về? Bố già rồi, chẳng có nhu cầu gì, chỉ muốn vui với con cháu thôi”.

Lãng hối hả:

“Con đang phải đi đăng ký tour du lịch Tết đây này. Thôi thế bố nhé. Vâng, vâng, vâng…”

Ông Nghĩa cố vớt vát:

“Thế chủ nhật sau thì sao?…”

Đầu bên kia đã tắt máy.

Lãng bận thật. Chị đang mua một tour du lịch cho gia đình đi chơi Malaysia vào sáng mùng 3 Tết. Chị còn khối việc phải lo trước khi có thể lên đường. Tuần sau phải họp phụ huynh cho hai đứa trẻ. Lại còn phải lo mua quà cáp cho thầy cô, rồi quà Tết cho sếp ở công ty. Còn bao thứ giấy tờ phải lo nữa. Chồng chị thì đi miết.

Xong việc đăng ký tour, chị cũng thoáng băn khoăn: “Hai vợ chồng và hai đứa con đi tour vào dịp Tết mà để lại bố ở nhà một mình thì có ổn không nhỉ?”. 

Nhưng chị lại tự biện hộ: “Chắc cũng không sao, có gì mình nhờ hàng xóm xung quanh trông chừng bố cũng được. Cũng mấy năm như vậy rồi, chắc bố cũng đã quen”. 

Quả thực, năm đầu tiên đi du lịch vào dịp Tết, Lãng đã mời ông Nghĩa đi cùng cả nhà cho vui. Nhưng chị biết là ông sẽ không đi. Tết của ông Nghĩa vẫn luôn phải là Tết của truyền thống, của bánh chưng, của đào quất, của thăm hỏi chúc tụng, của những phong tục, của hương khói lễ lạt dành cho ông bà tổ tiên. Tết không phải là dịp để đi chơi xa mặc cho hương lạnh khói tàn trên bàn thờ các cụ.

Còn Lãng thì khác. Trong thâm tâm, một người phụ nữ ngoài bốn mươi như chị đã quá mệt mỏi với việc gia đình, con cái, với việc cơ quan. Vả lại, cả năm vợ chồng con cái bận bù đầu, chỉ có mỗi dịp Tết cả nhà đều nghỉ. Chẳng lẽ lại ngập mặt vào mua bán, nấu nướng, ăn uống, dọn dẹp, chúc tụng? Bây giờ người ta đâu còn sự háo hức mong chờ Tết đến để có thêm miếng ngon đã từng thiếu thốn, hay để có thêm manh áo, tấm quần. Xã hội cũng khác rồi, nhiều truyền thống xưa đã không còn nữa, thay bằng những cái “lệ” mới không phải lúc nào cũng khiến con người hài lòng: quà cáp, biếu xén, nhậu nhẹt… chị muốn trốn tất cả những cái đó. Mà đâu chỉ có chị nghĩ thế.

Trốn đi chơi với gia đình nhỏ của mình, nghĩ đi nghĩ lại cũng tội cho bố. Nhà chỉ có một bố một con. Mẹ Lãng đã mất từ khi chị còn nhỏ. Bố ở vậy nuôi dạy chị trưởng thành. Có phải là bố không thể đi bước nữa đâu. Bố có học thức, lại cao lớn đẹp trai, nhiều người làm mối cho bố những cô trẻ trung xinh đẹp nhưng bố đều từ chối. Bố không muốn chị phải sống cảnh dì ghẻ con chồng. Và thế là bố phải đóng cả hai vai: vừa làm bố vừa làm mẹ. Hai bố con Lãng sống xa hai bên nội ngoại. Hồi nhỏ, chị lại hay đau ốm. Thế nên, kể sao cho xiết khó khăn đến với hai cha con chị những năm tháng ấy.

Nhưng khi Lãng lấy chồng ở Hà Nội, cách ngôi nhà của hai cha con khoảng ba chục cây số, thì bố chẳng lên ở với chị. Bố không quen ở nhà chung cư, dù là chung cư cao cấp. Bố thấy sống ở đó bất tiện. Đất đai sân vườn chẳng có, muốn trồng cây, nuôi chim cảnh là khó rồi. Lại thêm việc đi ra đi vào phải quẹt thẻ, an ninh nghiêm ngặt, bố thấy khó mà quen được.

Trong sinh hoạt, vợ chồng chị cũng chẳng hợp với bố. Lãng lấy chồng, lên phố ở và ngày càng thay đổi về quan niệm sống trong khi bố vẫn mãi “cổ”, mãi “truyền thống” như thế. Điều bố thấy khó thích hợp nhất là lối dạy con của Lãng. Chị hay lý luận rằng: trẻ con thì biết gì. Để lớn rồi dạy dần dần. Chị thích “kiểu Tây” – tức là để con cái tự do phát triển, theo nhận thức của chị là vậy. Và rằng: bố mẹ phải là bạn của con. Thành ra chị chẳng bao giờ uốn nắn lời ăn tiếng nói cho các con, hay dạy chúng việc nhà, hay nền nếp sinh hoạt.

Còn bố thì vẫn nghiêm như thế. Bố dạy cho bọn trẻ phải thưa gửi, chào hỏi người lớn một cách lễ phép, không thể bằng vai phải lứa được. Ngoài việc học phải giúp cha mẹ làm việc nhà. Ăn, ngủ cũng phải đúng giờ, làm việc cũng vậy,.. những điều mà Lãng cảm thấy không còn phù hợp trong cuộc sống hiện đại. Việc của bọn trẻ chỉ là học tập cho giỏi mà thôi. Những việc khác thuê người làm, lo gì. Dạy trẻ ngoan quá còn bị bắt nạt ấy chứ! Chị nghĩ vậy.

Hơn nữa, chị vẫn nghĩ bố càng già càng lẩn thẩn, hay thích kể lể chuyện xưa. Chị thì không bao giờ muốn nghe lại về quá khứ nghèo khổ ấy nữa. Bố lại cứ kể với các con chị ngày xưa thời các cụ, thời ông bà mọi người sống thế này, thế kia… Bọn trẻ nó cần gì biết chuyện ấy, chúng nó làm sao hiểu được. Thời của chúng nó bây giờ là phải tiến lên hòa nhập với thế giới, sao cứ quay về với vốn cổ làm gì?

Do vậy, bố ở lại nhà cũ một mình đã 15 năm nay rồi. Gia đình chị thường về thăm bố vào cuối tuần. Nhưng cuộc sống hiện đại ngày càng bận rộn, hai đứa trẻ càng lớn càng có nhiều việc phải lo cho chúng. Anh chị cũng có nhiều mục tiêu và nhiều nhu cầu. Chị vẫn gửi tiền về cho bố và nhờ hàng xóm của bố để ý bố giúp chị. Cho đến 1 năm gần đây, có khi một hoặc hai tháng anh chị mới về thăm bố một lần.

Cuộc gọi đã kết thúc, ông Nghĩa còn cầm điện thoại, tần ngần. Ông đã định gọi lại lần nữa, nhưng nghĩ thế nào lại thôi. Bọn trẻ nó bận rộn quá, gọi nhiều lại làm phiền chúng nó, mà có vẻ như là mình cầu xin con cháu phải quan tâm đến thân già này. Bao nhiêu năm nay mình vẫn sống một mình, tự lo được, từ khi bà ấy mất đến nay.

Nhưng ông vẫn không nén được tiếng thở dài. Năm nay ông đã ngoài 70. Mỗi tuổi sức khỏe lại một khác. Thời trẻ lo cuộc sống và chăm con, ăn uống và sinh hoạt kham khổ, sức ông không bền. Gần đây không biết sao tay lại run thế, đi bộ một lúc cũng thấy mệt.

Hôm nay đã là 20 tháng Chạp, chúng nó đã lâu không về chơi với ông. Mà ông thì nhớ con nhớ cháu quá rồi. Tuần sau chắc chúng còn bận hơn, không biết có về không? Sang đến mùng 3 Tết, chúng lại đi du lịch như hàng năm thì ông lại cô độc như kẻ không gia đình.

Không biết thằng Nhân, con Dung cháu ông dạo này chúng nó lớn thế nào nhỉ? Học hành ra sao? Ở trường lớp có chuyện gì không? Có chuyện gì muốn tâm sự với ông không? Dù tính nghiêm nghị nhưng trong lòng ông thương con thương cháu vô cùng. Biết các cháu thích ăn khoai lang mật, ông đã mua cả yến khoai chất đầy gầm giường, chỉ đợi chúng lên thôi.

Ông nhớ ngày xưa con gái ông cũng thích ăn khoai mật. Nó cũng thích nắm tay bố đi trên đường làng, chân đi đôi guốc mộc khua vang cả làng xóm. Cũng chỉ vì đôi guốc mộc ấy mà mỗi lần nó đi xem nhờ ti vi đều bị chó nhà hàng xóm xồ ra đuổi. Nếu không bị chó đuổi thì lại bị bọn trẻ cùng xóm chòng ghẹo. Mỗi lần như thế, con bé lại khóc tức tưởi chạy về với bố, có khi bố bận đi làm cũng chẳng ở nhà. Ôi, thương con quá! Tuổi thơ của mỗi đứa trẻ thời bao cấp có cái khổ chung của xã hội thiếu thốn vật chất. Nhưng trẻ con nhà người ta còn có đầy đủ mẹ cha, còn có anh chị em làm bạn. Còn con gái ông thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Ông cố sức bù đắp cho nó nhưng cố gắng đến mấy cũng không đủ được. Ông vẫn thường tự trách mình không thể làm tốt hơn.

Cũng một phần vì thế mà khi lớn lên nó không muốn nhắc về quá khứ. Còn ông, ông chỉ muốn các cháu đừng quên đi truyền thống tốt đẹp của tiền nhân đã để lại, vô tình lại nhắc Lãng nhớ về quá khứ ám ảnh. Biết con gái không thích, ông lặng lẽ ở lại ngôi nhà cũ, ở lại với kỷ niệm. Nó thuộc về ông, những người già. Còn tuổi trẻ, chúng nó hướng đến tương lai.

Ông Nghĩa chậm chạp bước tới chiếc tủ đựng kỷ vật của gia đình. Ông lấy mấy tấm áo cũ của vợ ra ngắm nghía. Mấy tấm áo sơ mi trắng tay bồng chiết eo đã ngả sang màu ngà sặc mùi băng phiến, làm thế mới giữ được trong bao năm không bị gián nhấm. Đây, cái áo vải phin xanh Nam Định mà Lãng mặc mãi hồi cấp 1. Nó hay ốm, còi cọc, mãi khi lên trung học mới phổng phao bằng người. Và đây, đôi guốc mộc chính tay ông đóng cho nó. Đôi guốc đã mòn vẹt và ngả màu bạc phếch.

Tay ông vuốt ve đôi guốc mộc. Bàn tay lại run lẩy bẩy. Sao hôm nay nó run dữ thế nhỉ? Một cảm giác mệt mỏi xâm chiếm thân thể. Đầu ông bắt đầu thấy chuếnh choáng. Mắt ông hoa dần lên. Ông chỉ có thể cố lết về giường rồi nằm vật ra không biết gì nữa.

Ông Nghĩa dần tỉnh lại trong tiếng trao đổi đầy lo lắng của hai người hàng xóm, hai người bạn lâu năm: bà Tình và ông Tính.

Ông Tính nói:

“Này, ông tỉnh rồi à? Ông thấy trong người thế nào. Lúc nãy tôi sang thấy ông nằm vật ra giường tôi lo quá”.

Bà Tình thì đưa cốc nước cam vắt cho ông, chép miệng nói:

“Đây, ông uống đi rồi cho tôi số điện thoại, tôi gọi các cháu nhà ông về. Tết nhất đến nơi rồi. Chúng nó cứ biền biệt để ông già ngoài 70 ở nhà một mình thế này. Giờ lại đau ốm thì làm sao?”

Ông Nghĩa cố lấy giọng tự nhiên trả lời:

“Cảm ơn hai ông bà. Tôi mệt xoàng thôi. Các cháu nó cũng bận, Tết nhất đến nơi cũng nhiều việc phải lo lắm. Chúng nó cũng khổ.”

Hai ông bà Tính, Tình nhìn nhau. Họ cũng không muốn nặng lời về các con ông khiến ông thêm đau lòng.

Nhưng mấy ngày sau, tình trạng ông Nghĩa không khá lên chút nào, thậm chí còn xấu đi. Ông ăn uống rất kém, thân thể gầy đi. Đôi mắt ông đăm đăm nhìn lên trần nhà, chất chứa đầy tâm sự không thể thổ lộ cùng ai. Hình như bệnh tật làm ông khổ một thì những ưu tư làm ông khổ mười.

Cứ thế này mãi không được. Đến sáng ngày 25 Tết, bà Tình, ông Tính quyết định đưa ông đi cấp cứu ở bệnh viện X. Bà Tình quyết định gọi cho Lãng. Bà giận lắm nhưng chỉ thông báo thế này rồi dập máy:

“Này chị, bố chị đang cấp cứu ở bệnh viện X đấy. Anh chị có thể bớt chút việc đi thăm bố được không?”

Vợ chồng Lãng hốt hoảng dẫn theo các con vào bệnh viện X. Họ phải chờ bên ngoài phòng cấp cứu vì ông Nghĩa đang được cấp cứu và làm xét nghiệm.

Chiếc xe giường nằm đẩy ông Nghĩa về phòng bệnh thì Lãng ở lại hỏi bác sĩ về tình trạng của bố mình. Bác sĩ trả lời chị:

“Chúng tôi chưa thể kết luận ngay được. Theo đánh giá sơ bộ của tôi, ông cụ có vẻ bị suy nhược tinh thần. Còn có bệnh gì khác nữa thì chưa biết. Mong là ông cụ không có gì nghiêm trọng. Gia đình chờ đến chiều sẽ có kết quả”.

Lãng sốt ruột trở về buồng bệnh của bố. Hai đứa con Nhân, Dung đang đứng cạnh ông. Còn Du thì vội đi mua cho ông đồ dùng sinh hoạt và đồ ăn. Thấy chị vào, hai đứa bĩu môi, nguýt chị nói:

“Đã bảo về thăm ông đi mà không nghe. Để ông ốm thế này…”

Lãng im lặng, phần tức vì con, phần xấu hổ với bố.

Ông Nghĩa khẽ khàng:

“Hai cháu không được nói trống không với mẹ như thế. Ông đã dạy các cháu thế nào? Mẹ các cháu bận rộn lắm, phải lo rất nhiều việc. Sau này các cháu có gia đình rồi sẽ rõ. Ông chỉ mệt xoàng thôi. Nghỉ tí chút là hồi phục. Là người trong nhà không nên trách móc lẫn nhau. Các cháu là con lại càng không được trách móc cha mẹ”.

Cũng lạ, hai đứa nghe ông nói thế đều lí nhí xin lỗi. Chúng đưa tay ra nắm lấy tay ông.

Lãng ngây người, những kỷ niệm ấu thơ lại ùa về. Mẹ mất, bố tối mặt lo việc kiếm sống. Bố cũng chưa bao giờ thiếu trách nhiệm với chị, nhưng một mình ông sao có thể bù lấp nỗi cô đơn trống vắng trong cuộc đời một cô bé mất mẹ. Bố đã tận tâm tận lực nuôi dậy chị lớn khôn. Vậy mà bao nhiêu năm qua, chị đã làm được gì cho bố? Hay chỉ là nỗi cô đơn buồn khổ?”

Lãng bất thần sụp xuống ôm lấy ông Nghĩa òa lên khóc nức nở. Bao nhiêu ẩn ức trong quá khứ, bao ân hận vì đã tệ bạc với cha già, chị để nó tuôn thành dòng đầm đìa trên áo bố.

“Bố ơi, con xin lỗi bố. Con tệ quá, con ích kỷ quá. Con chưa bao giờ nghĩ cho bố”.

Ông Nghĩa nhẹ nhàng lấy tay vỗ lên vai chị, giọng hơi khàn khàn:
“Bố không sao đâu. Già yếu là thường tình. Ai cũng đến lúc ấy cả. Bố cũng có điều ân hận. Ngày con còn bé, bố đã không thể luôn ở bên cạnh con mỗi khi con cần bố”.

Hai đứa trẻ thấy mẹ và ông xúc động, chúng cũng lấy tay áo quệt nước mắt. Một tay chúng vẫn nắm lấy tay ông.

Du đi mua đồ về chứng kiến cảnh ấy. Anh cũng tần ngần nói:

“Bố ơi, con cũng có lỗi. Con lấy Lãng, đáng lẽ bố phải có thêm một người con trai, đằng này bố lại mất đi một cô con gái. Con cũng đã không quan tâm tới bố và cùng vợ con chăm sóc bố. Con mong bố tha lỗi cho con. Tết này, nhất định bố phải về ăn Tết với chúng con. Nếu bố có thể ở với chúng con để chúng con tiện chăm sóc bố thì tuyệt nhất. Nhưng nếu bố không quen cách sinh hoạt ở thành phố, thì bố cứ ở lại dưới quê cũng được. Chúng con sẽ thuê cho bố một người giúp việc. Hàng tuần vợ chồng con và các cháu sẽ về thăm bố nhiều hơn. Bố có đồng ý không ạ?”

Ông Nghĩa nhìn chăm chú vào những người thân yêu nhất của ông, ông hít một hơi khoan khoái nhất từ trước đến nay và thanh thản gật đầu.

Chiều hôm ấy, bác sĩ thông báo tin mừng cho gia đình ông Nghĩa: Ông không bị bệnh Parkinson như lo ngại ban đầu. Ông chỉ bị cường tuyến giáp và thần kinh căng thẳng do suy nghĩ nhiều. Họ dặn dò vợ chồng Lãng để tâm đến cuộc sống tinh thần của ông Nghĩa nhiều hơn.

Xe chở ông Nghĩa về ngôi nhà của các con ông, cả nhà đi ngang qua chợ hoa đào trong tiếng cười nói râm ran. Đã 27 Tết. Những cánh đào hồng rực, tràn đầy sinh khí của mùa Xuân đang đến, hồng như khuôn mặt hạnh phúc của những thành viên trong gia đình ông.

***

Một câu chuyện nhỏ nhưng cứ như gom lại cả nghìn câu chuyện có thật ở thời buổi này – cái thời mà người ta quá bận rộn để nhớ, trân trọng những giá trị của gia đình. Câu chuyện của ông Nghĩa cũng chính là câu chuyện của hàng triệu người cha, người mẹ trên khắp đất nước này đang trải qua mỗi ngày. Người già có cần gì ngoài con cháu sum vầy? Thế nên con cái à, dù có bận rộn như thế nào cũng đừng quên ở nhà bố mẹ vẫn đang chờ!

Sưu tầm

Già đi và 6 lợi ích tuyệt vời mà bạn chưa bao giờ nghĩ tới

0

Mấy ai mong tuổi già ập đến, đó cũng là lý do mà bao đời người ta mãi miết đi tim thuốc cải lão hoàn đồng. Tuy vậy, già đi không phải là điều khủng khiếp, năm tháng trôi qua sẽ cho bạn những món quà khác nhau. Đó là lý do nhiều người già vẫn sống rất hạnh phúc.

Một trang web ở Mỹ đã liệt kê sáu lợi ích của việc già đi. Cùng xem để nhận thấy một điều, được sống là một một quà quý giá nhất, không kể là khi bạn trẻ hay già. Tuổi già có những thứ mà tuổi trẻ rất khó có được.

Dưới đây là 6 lợi ích mà bạn sẽ có được chỉ khi già đi

Giải quyết xung đột tốt hơn

Theo một nghiên cứu được công bố của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (Mỹ) cho thấy rằng, những người trên 60 tuổi giải quyết xung đột xã hội tốt hơn những người trẻ tuổi.

Họ thường có thể xem xét các vấn đề từ các góc độ khác nhau dựa vào vị trí của mỗi người, và các phương án được đề xuất để giải quyết vấn đề luôn ở mức ít tổn hại và có tính thực tế nhiều hơn.

Kiến thức rộng mở

Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng trí thông minh được chia thành hai loại: “trí thông minh có thể tiêu hao” và “trí thông minh có thể ngưng tụ”, hay nói cách khác, trí thông minh dạng động và trí thông minh dạng tĩnh.

Trí thông minh dạng động thường đề cập đến khả năng giải quyết vấn đề của một người, học hỏi những điều mới và sử dụng tư duy logic mà không quen thuộc với họ. Thông thường, họ đạt đến đỉnh cao khi còn trẻ và sau đó từ từ suy giảm.

Trong khi trí thông minh dạng tĩnh hay được ví là trí thông minh pha lê là kiểu tinh anh, khả năng cao trong việc sử dụng kiến ​​thức thu được trong quá khứ và phát triển dần lên theo tuổi tác. “Trí thông minh pha lê” của người già luôn là một lợi thế mà người trẻ không có được.

Cảm nhận được sự hạnh phúc với mức độ cao hơn

Càng lớn tuổi, bạn càng hiểu rõ ý nghĩa của tự hạnh phúc, và thực tế thì người già có xu hướng hạnh phúc hơn khi người đó ở trong giai đoạn trẻ tuổi.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người ở độ tuổi 20 là những người căng thẳng và trầm cảm nhiều nhất, trong khi những người ở độ tuổi 90 là hài lòng nhất.

Trở nên thân thiện và đáng mến hơn

Một nghiên cứu của Đại học California, Berkeley (Mỹ) đã phát hiện ra rằng các đối tượng bắt đầu trở nên nhã nhặn, đáng yêu ở độ tuổi 30, thường trở nên thân thiết và cởi mở hơn ở độ tuổi 60.

Giảm đau nửa đầu

Cùng với tuổi tác, các triệu chứng đau nửa đầu sẽ dần dần được giảm bớt. Theo Hiệp hội Đau đầu Hoa Kỳ, nếu estrogen là một trong những nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ, chứng đau nửa đầu sẽ giảm bớt sau khi họ bước vào giai đoạn mãn kinh.

Hiện tượng đổ mồ hôi giảm

Khi các tuyến mồ hôi co lại, lượng mồ hôi của người già sẽ giảm, và số lượng mồ hôi và mùi mồ hôi tiết ra trong cuộc sống hàng ngày sẽ giảm đi rất nhiều. Bạn sẽ không bị phiền lòng vì mùi mồ hôi nhiều như hồi trẻ nữa.

Bạn thấy đấy, bất kỳ lứa tuổi nào cũng có những lý do tốt đẹp hơn để bạn có thể đạt tới. Do đó, hãy chăm sóc sức khỏe thật tốt để có được tuổi thọ và những món quà đang chờ bạn ở tương lai.

Sưu tầm

Nguồn Health/People

8 lưu ý sau khi ăn mà ai cũng cần nhớ nếu muốn có một sức khỏe tốt

0

30 phút sau khi ăn được xem là thời điểm vàng để cơ thể hấp thụ trọn vẹn chất dinh dưỡng. Do vậy, áp dụng một số thói quen tốt, tránh xa những việc không nên làm có thể giúp ích cho hệ tiêu hóa của bạn, từ đó bảo vệ được sức khỏe, tránh xa các loại bệnh nguy hiểm.

30 phút sau khi ăn là thời kỳ “vàng son” của sức khỏe, hãy thực hiện quy tắc 4 việc phải làm, 4 điều cần tránh để bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

4 việc nên làm:

Dùng tay xoa bụng

30 phút sau ăn, khối lượng công việc của dạ dày vẫn còn rất lớn. Lúc này, chúng ta có thể xoa bụng để thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, tăng cường lưu thông máu trong dạ dày.

Cách thực hiện: Xoa ấm bàn tay, lấy rốn làm tâm điểm, xoa quanh vòng bụng 20 vòng theo chiều kim đồng hồ và xoa ngược lại 20 vòng nữa. Điều này giúp “nhẹ” bụng và tiêu hóa tốt hơn.

Súc miệng

Sau khi ăn, ngay cả khi cảm nhận thấy răng miệng đang rất sạch sẽ thì thực tế vẫn có lượng thức ăn thừa tích tụ lại trong răng, nó sẽ hình thành cao răng sau 3 tiếng ở trong miệng, từ đó tạo ra vi khuẩn gây ra các bệnh về răng miệng khác nhau.”

Chính vì vậy sau bữa ăn, đặc biệt là sau ăn 30 phút, bạn nên hình thành thói quen súc miệng để răng khỏe mạnh hơn, khi về già có thể ăn uống thoải mái mà không lo răng yếu. Cách súc miệng tốt nhất đó là dùng trà xanh và nước muối loãng.

Massage mặt

Có thể bạn chưa biết, việc massage mặt sau bữa ăn có thể kích thích tiết nước bọt trong miệng, từ đó thúc đẩy quá trình tiêu hóa của dạ dày, làm giãn cơ mặt và cải thiện sức khỏe.

Phương pháp massage da mặt sau bữa ăn đúng nhất là: Đặt 2 lòng bàn tay cạnh nhau, tiến hành xoa mặt, trán, má và cằm. Người bị huyết áp cao nên xoa từ trên xuống dưới còn người bị huyết áp thấp nên xoa từ dưới lên trên.

Đi bộ chậm rãi sau khi ăn 30 phút

Sau mỗi bữa ăn, việc đi lại 100 bước có lợi rất lớn cho sức khỏe. Nhiều người thích ngồi hoặc nằm sau khi ăn nhưng điều này thực sự không có lợi cho tiêu hóa.

Đi bộ khoảng 100 bước sau khi ăn có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa, làm tăng tốc quá trình trao đổi chất của cơ thể, cải thiện giấc ngủ , giảm tích tụ chất béo và duy trì thể hình. Tuy nhiên, bạn chỉ nên đi nhẹ nhàng với mục đích giúp thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, bài tiết.

4 việc không nên làm:

Không nên uống trà

Uống trà sau bữa ăn là thói quen của rất nhiều người Việt, đặc biệt là người ở thế hệ trước, tuy nhiên điều này được minh chứng là không có lợi do hàm lượng acid có trong loại đồ uống này có thể làm giảm khả năng hấp thụ các khoáng chất như sắt, kẽm… của cơ thể vì vậy bạn không nên duy trì thói quen này.

Không nên đi tắm và ngâm chân

Vừa ăn xong đã tắm và ngâm chân sẽ khiến lượng máu dồn tới các chi, đồng thời làm giảm lượng máu ở vùng bụng, dẫn tới tình trạng khó tiêu.

Không nên ăn hoa quả

Mọi người không nên ăn hoa quả sau bữa ăn, đặc biệt là loại hoa quả có chứa đường đơn trị vì loại đường được hấp thụ trực tiếp tại ruột non. Ăn hoa quả sau khi ăn cơm sẽ khiến loại đường này không lập tức vào ruột non mà lưu lại trong dạ dày.

Nếu thời gian lưu lại trong dạ dày quá lâu, đường đơn trị sẽ bị lên men và gây ra các hội chứng như chướng bụng, đi ngoài, tăng tiết acid dạ dày và táo bón.

Không nên đi ngủ ngay

Buồn ngủ là cảm giác thường thấy sau khi cơ thể được ăn no nhưng việc đi ngủ ngay sau khi ăn lại gây nên cơ số tác hại cho sức khỏe của chúng ta.

Giấc ngủ sẽ khiến cho toàn bộ cơ thể giảm công suất hoạt động, cũng vì thế mà hệ tiêu hóa sẽ không tiêu hết được thức ăn. Sau một đêm “đọng” lại trong bụng, thức ăn có nguy cơ nhiễm khuẩn, gây hại dạ dày và ruột.

Buồn ngủ là cảm giác thường thấy sau khi cơ thể được ăn no nhưng việc đi ngủ ngay sau khi ăn lại gây nên cơ số tác hại cho sức khỏe của chúng ta.

Nguy hiểm hơn, thói quen đi ngủ ngay sau khi ăn sẽ gây ra cảm giác nóng rát trong miệng và cổ họng, lâu dài có thể hình thành nên các bệnh về đường tiêu hóa.

Sưu tầm

Nguồn Health Huanqiu

Bột ngọt và những điều chưa biết

0

Bột ngọt là một chất điều vị được sử dụng phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới. Xung quanh bột ngọt, có nhiều thắc mắc thường gặp liên quan đến tính an toàn và cách thức sử dụng. TS. BS Lưu Thị Mỹ Thục – Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương đã có những chia sẻ xung quanh loại gia vị này.

Tại sao nêm bột ngọt lại ngon?

Ai cũng biết nêm bọt ngọt vào món ăn tạo nên vị ngon ngọt khác biệt. Nhưng tại sao nêm bột ngọt lại ngon, làm thế nào bọt ngọt tạo nên vị ngon đặc trưng cho món ăn thì không ai rõ.

Lý do nằm ở chỗ các loại thực phẩm này có chứa một hàm lượng lớn glutamate – một loại axit amin phổ biến trong tự nhiên. Và glutamate có đặc tính tự nhiên là mang lại vị ngọt, ngon cho món ăn. Các thực phẩm chúng ta ăn thông thường hàng ngày hầu hết đều chứa glutamate: các loại thịt chứa khoảng 10 – 20mg glutamate/100g thực phẩm, tuy nhiên hàm lượng này tăng cao khi thực phẩm được chế biến với nhiệt độ; thân mềm 2 mảnh như sò điệp chứa đến 140mg glutamate/100g; rau củ quả cũng rất giàu glutamate như bắp cải chứa 50mg/100g, cà chua chứa đến 250mg/100g…

Bột ngọt có bản chất là glutamate nên có chức năng mang đến vị umami, vị ngon cho món ăn. Việc nêm bột ngọt vào món ăn thực chất là chúng ta bổ sung thêm glutamate bên cạnh glutamate sẵn có từ thực phẩm cho món ăn, từ đó khiến vị umami của món ăn rõ rệt hơn, giúp món ăn ngon và hài hòa hơn.

Bột ngọt có ảnh hưởng đến não và gây suy giảm trí nhớ?

Cơ thể người có các cơ chế tự nhiên nhằm điều hòa hàm lượng các chất ở mức cân bằng, trong đó có glutamate – thành phần chính của bột ngọt.

Cơ chế đầu tiên nằm tại hệ tiêu hóa. Cụ thể, khi thức ăn chứa glutamate dù từ thực phẩm hay gia vị vào trong hệ tiêu hóa, tất cả glutamate này sẽ chuyển hóa thành năng lượng tại ruột để phục vụ cho các hoạt động của ruột, do vậy việc ăn thực phẩm hay bột ngọt chứa glutamate sẽ không làm tăng hàm lượng glutamate sẵn có trong máu. Cơ chế thứ hai nằm ở hàng rào máu – não, hàng rào này được ví như cánh cổng vững chắc, nó ngăn sự di chuyển từ máu vào não của những chất không cần thiết cho hoạt động của não, trong đó có glutamate.

Như vậy, bột ngọt ăn vào cơ thể qua các bữa ăn hàng ngày không làm tăng hàm lượng glutamate

Không chỉ có mỗi Việt Nam có thói quen sử dụng bột ngọt

Trái với suy nghĩ chỉ người Việt sử dụng bột ngọt, trên thực tế bột ngọt được sử dụng khá rộng rãi, ngày nay đã có mặt tại hơn 100 quốc gia. Tuy nhiên, thói quen sử dụng bột ngọt cũng rất phong phú và đa dạng theo từng quốc gia. Các nước Châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, người tiêu dùng có thói quen sử dụng bột ngọt trực tiếp trong quá trình nêm nếm món ăn để tạo ra vị ngon. Còn ở một số nước như Mỹ, Pháp, các nước Châu Âu… và cả tại Nhật Bản, thời gian dành cho việc chế biến món ăn không nhiều nên người tiêu dùng ở các quốc gia này thường sử dụng các gia vị tổng hợp như hạt nêm, nước xốt… để nêm nếm món ăn; trong các gia vị tổng hợp này thường đã có sẵn bột ngọt. Như vậy, các quốc gia ở Châu Âu như Pháp, Đức, và các quốc gia khác như Mỹ, Nhật Bản…đều sử dụng bột ngọt tương tự các nước châu Á như Việt Nam, Thái Lan…Điều khác biệt nằm ở cách thức sử dụng mà thôi.

Tổng hợp

4 kiểu người khác giới tuổi nào cũng nên thận trọng và giữ khoảng cách

0

Dù nam hay nữ, dù già hay trẻ chúng ta cũng nên thận trọng và giữ khoảng cách nhất định trong các mối quan hệ. Bởi trong cuộc đời, có những kiểu người khác giới nếu tiếp xúc quá gần, quá thân cận có thể khiến bản thân gặp những rắc rối không cần thiết.

Tới tuổi trung niên, gia đình, cuộc sống và sự nghiệp cũng đã ổn định. Tâm thái và suy nghĩ của người ta cũng đã chín chắn, biết nghĩ trước nghĩ sau. Tuy nhiên trong mối quan hệ với người khác giới, bạn nhất định vẫn là nên cân nhắc.

Người thích theo đuổi hư vinh 

Thói hư vinh gắn liền với lòng tự cao, người nào càng thích hư vinh thì lòng tự cao càng lớn, càng muốn mình có địa vị nổi bật trong xã hội. Nhưng sở dĩ gọi là hư vinh bởi nó là thứ phù phiếm, hão huyền, không phải là niềm vinh dự thực chất do cần cù lao động mà dựng nên. 

Cùng với sự trượt dốc của đạo đức xã hội, người ta ngày càng coi trọng ham muốn hưởng thụ vật chất. Có nhiều người không muốn chịu khổ một cách “ngu ngốc” với nửa kia của mình, mà tìm cách theo đuổi tiền tài, danh vọng. Nữ giới thì mong kiếm được người chồng đại gia giàu có, nam giới lại mong tìm được chỗ dựa vững chắc để bớt đi 20 năm khổ cực nỗ lực cho sự nghiệp. Người ta bởi thế mà vô cùng coi trọng tiền tài vật chất. 

Hư vinh là một kiểu lừa gạt người khác, cũng là đang tự lừa gạt chính mình. Để thỏa mãn dục vọng của bản thân, nhiều người không ngần ngại dùng những thủ đoạn lừa dối, gian xảo để tạo nên vỏ bọc bản thân những mong có được ánh mắt ngưỡng mộ của kẻ khác. Thật tiếc là không nhiều người nhận ra rằng mọi hư vinh đều chỉ là cơn gió thoảng, cuộc vui qua rồi trong lòng chỉ còn thấy trống vắng mà thôi. 

Kiểu người tham hư vinh sẽ chỉ biết nghĩ cho bản thân một cách ích kỷ và tự cho rằng người khác nên phải hoàn trả cho mình những thứ tiền tài, vật chất. Tới khi gặp khó khăn, họ chắc chắn sẽ là người đầu tiên thoái lui. Tốt nhất, ta nên giữ khoảng cách càng xa càng tốt, nhất là vào tuổi trung niên để không bị thân bại danh liệt. 

Người vô ơn, nhận được sự giúp đỡ là quên ngay

Người gặp nguy nan khốn khó được người khác giúp đỡ xong liền “cao chạy xa bay”, không một chút lưu luyến, được xếp vào loại vô ơn bạc nghĩa, không có lương tâm. 

Cổ ngữ nói: “Tích thủy chi ân, dũng tuyền tương báo”, ý muốn khuyên răn người đời rằng nhận được ơn huệ của người khác dù chỉ nhỏ bé bằng giọt nước nhưng phải ghi nhớ mà báo đáp ơn ấy lớn bằng một dòng suối lớn. Nhưng người không biết cảm ơn thì sẽ chỉ một mực đòi nhận được mà không muốn hồi báo. 

Giúp đỡ một người như vậy không chỉ không làm cho họ tốt lên mà thậm chí lâu dần còn khiến họ nghĩ rằng đó là việc hiển nhiên, là điều thường tình. Người không biết ơn thì một chút lợi nhỏ cũng không chịu thiệt, không biết quý trọng người tốt với mình. Bởi vậy, cổ nhân khuyên rằng, đối với người không biết ơn thì chỉ nên giữ khoảng cách mà thôi.

Người có tiếng xấu

Trong mắt nhóm người này, sai sót luôn thuộc về người khác. Đôi khi chỉ một vài việc nhỏ nhặt cũng có thể khiến họ tranh luận cả nửa ngày. Nếu nhìn thấy điều gì có lợi hơn cho mình, họ nhất định sẽ không quan tâm tới cảm xúc của người khác mà lại chủ động đoạt lấy bằng được cho bản thân.  

Bởi trong tâm luôn so đo tính toán thiệt hơn, họ rất dễ gây xích mích, bất hòa với người thân và bạn bè. Nói cách khác, nhóm người này chưa có sự tu dưỡng tốt về phẩm hạnh, đạo đức. Nếu người tuổi trung kiên kết giao với nhóm người này sẽ không chỉ ảnh hưởng tới nền tảng gia đình mà còn bị người khác lời ra tiếng vào. 

Người có tâm cơ 

Trong cuộc sống, người hay mắng chửi thường không nguy hiểm bằng những kẻ có dã tâm thâm hiểm. Người tính cách thâm hiểm luôn tính toán chi li, thủ đoạn bất chính, lúc nào cũng sợ bản thân phải chịu thiệt thòi và “ham phú phụ bần”. Bởi họ thâm sâu khó đoán, không biết lúc nào bạn sẽ bị họ tính kế hãm hại để đạt được mục đích.

Trong cuộc sống hằng ngày, nảy sinh tư tâm là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, có một số người tự coi mình thông minh hơn người, qua trò chuyện thường cố tìm được điểm yếu, thông tin nhạy cảm của người khác hoặc đoán biết đúng ý của cấp trên để làm vừa lòng. Kiểu người này thường không quan tâm đến cảm xúc của người khác.

Bất cứ ai làm ảnh hưởng tới lợi ích thiết thân của mình, họ đều sẽ không kiêng nể. Ngoài mặt, họ tỏ ra tốt đẹp nhưng trong tâm chứa đầy quỷ kế đa đoan, luôn lo sợ người khác lấy đi lợi ích thiết thân. Họ sẽ không bao giờ cảm thấy hài lòng và không muốn bị sống trong cảnh bần hàn khó khăn, do vậy thường là không từ thủ đoạn để đạt được mục đích. 

Đến tuổi trung niên, hãy an hưởng niềm vui bên gia đình và dạy dỗ con cái, đừng nên theo đuổi những thứ viển vông như đang ở thời kỳ thành gia lập thất. Đừng cố gắng mạo hiểm vì những cuộc vui sớm tàn mà phá vỡ hạnh phúc gia đình đã cố gắng vun đắp bao ngày tháng qua. Dù là nam hay nữ giới, hãy học cách hài lòng và trân trọng những gì đang có. Khi tìm cách ruồng rẫy chối bỏ người bạn đời của mình, đừng quên những năm tháng hai người đã đồng cam cộng khổ như thế nào để có được cuộc sống như ngày hôm nay.

Sưu tầm

Người bệnh đau dạ dày không nên ăn gì?

0

Bệnh đau dạ dày là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, gây ra những cơn đau âm ỉ, cùng với tình trạng khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn,…
Một số thói quen sinh hoạt và ăn uống ảnh hưởng trực tiếp tới bệnh đau dạ dày.

Không sử dụng các loại nước uống có gas hay cà phê, không uống sữa trong thời gian điều trị, thay vào đó nên chọn các loại trà thảo dược, nước lọc. Không nên ăn các loại gia vị cay nóng. Không nên uống bia rượu và hút thuốc lá…

Nên chia nhỏ các bữa ăn trong một ngày. Không sử dụng thức ăn có tính axit. Các loại trái cây có vị chua (ví dụ như: cam, bưởi, chanh, me…), cà muối, giấm, mẻ, hay là một số loại nấm, nước sốt thịt cá đậm đặc, các gia vị ớt, tỏi…

8 nguyên tắc “quý hơn vàng” để chăm sóc thận: Ai áp dụng được sẽ không lo hỏng thận
Ngoài ra, cần tránh các loại thức ăn có chứa nguy cơ làm tổn thương tới lớp niêm mạc bảo vệ và khiến cho dạ dày phải co bóp và hoạt động nhiều hơn để nghiền nát như: các loại thức ăn cứng, các trái cây còn xanh cứng (cóc, ổi, xoài, táo…), hay là thịt nhiều gân, sụn…

Hạn chế ăn những loại thức ăn chế biến sẵn, khó tiêu và có chứa nhiều muối như chả lụa hay lạp xưởng, hoặc các loại thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích… Không ăn nhiều gia vị cay nóng. Các sản phẩm từ sữa không thích hợp với người đau dạ dày.

Đặc biệt, khi bạn đói thì lại càng không nên uống sữa hay ăn các sản phẩm từ sữa, bởi nó sẽ gây hại dạ dày nhiều hơn.

Thịt đỏ cũng là thực phẩm nên tránh. Khi ăn thịt đỏ sẽ làm cơ thể cảm thấy khó khăn hơn trong quá trình tiêu hóa, bởi vì các protein động vật thường sẽ có hàm lượng axit cao, cơ thể sẽ phải tăng sản xuất các loại axit trong dạ dày. Sự gia tăng axit nói trên sẽ là không tốt đối với những người đang có bệnh dạ dày.