Home Blog Page 121

Đi biển hè này, vật dụng nào không thể thiếu?

0

Tưởng tượng đến khung cảnh nắng vàng, cát trắng, biển xanh trải dài ngút mắt, gió thổi dìu dịu đã thấy tâm hồn thật rộng mở, thư thái biết bao nhiêu, đắm mình trong làn nước tuyệt vời đó thì không còn gì bằng nữa. Khi đi chơi biển cùng gia đình, dù đã kỹ tính nhưng vẫn có lúc bạn quên vài thứ quan trọng. Dưới đây là danh sách những vật dụng bạn cần chuẩn bị khi đi du lịch biển.

Kem chống nắng

Cái nắng của biển luôn gay gắt và ảnh hưởng đến làn da. Bạn cần phải chuẩn bị một lọ kem chống nắng để thoa toàn thân và khuôn mặt. Khi xuống nước hoặc ra nắng hai tiếng, bạn nên thoa lại lần nữa. Đừng nói vì tôi không sợ da đen mà không xoa kem chống nắng. Kem không những ngăn tác dụng giảm sự thay đổi màu da mà còn góp phần ngăn ngừa tia tử ngoại xấu xâm hại và tổn thương làn da bạn.

Nón rộng vành – Nón phớt

Dù được bôi kem chống nắng cũng chưa thể bảo đảm hoàn toàn làn da bạn được bảo vệ. Da mặt là vùng khá nhạy cảm, nên bạn đừng quên đội chiếc nón rộng vành hoặc nón phớt. Ánh nắng gắt mùa hè ở vùng biển thường dễ khiến bạn cảm nắng nếu hoạt động ngoài trời vào thời gian dài. Một chiếc nón rộng vành có thể bảo vệ sức khỏe cũng như làn da của bạn. Thêm một chiếc kính mát để bảo vệ đôi mắt của bạn trước gió bụi, ánh nắng trực tiếp cũng là điều cần thiết.

Khăn tắm

Đi biển thì không thể thiếu hoạt động tắm biển, và khi lên bờ mà không có khăn tắm để trùm người thì đúng là thiếu sót. Chiếc khăn tắm không chỉ giúp bạn lau khô người, quấn quanh bộ bikini mà còn chắn gió lạnh từ biển thổi vào.

Dép xẹp

Bước lên xe hoặc máy bay để đến vùng biển mộng mơ, bạn có quyền đi giày cao gót hoặc bata, nhưng khi đã ra bãi biển thì không thể quên đôi dép xẹp, dép lào. Đôi dép vừa giúp bạn dễ di chuyển, vừa khiến bạn không khó chịu khi dính cát lại vô cùng dễ dàng di chuyển khắp nơi mà không sợ chân mỏi. Với những chuyến du lịch, dép xẹp trở thành điều cực kì cần thiết đối với chúng ta, nhất là những người ở độ tuổi trung niên.

Áo khoác

Đối với những vùng biển nổi tiếng với cái nắng cháy da cháy thịt như miền Trung, bạn sẽ cảm thấy hối hận nếu quên mang theo chiếc áo khoác. Món đồ này sẽ giúp bảo vệ phần nào làn da và ngăn sức nóng tác động trực tiếp.

Máy ảnh

Đừng quên thứ quan trọng nhất ở nhà, đó chính là máy ảnh. Dùng máy ảnh chụp lại khoảnh khắc là thứ không thể bỏ qua. Hiện cũng có một số loại máy ảnh chụp dưới nước, bạn có thể thử qua để lưu giữ những cảnh sắc tuyệt đẹp. Nếu máy ảnh quá sức rắc rối với bạn, những chiếc smartphone sẽ là lựa chọn thay thế cực kì phù hợp và tiện dụng không thứ gì bằng.

Quạt cầm tay

Vật dụng này tuy nhỏ nhưng nhiều người rất thích. Nhờ có chiếc quạt cầm tay mà khí hậu nóng bức không làm bạn khó chịu. Mỗi khi di chuyển trên xe hoặc vô tình cúp điện, chiếc quạt cầm tay vẫn thổi vù vù vì đã được sạc pin đầy đủ. Đối với người già dễ lên huyết áp, không chịu nổi nhiệt độ ngoài trời, quạt cầm tay nghiễm nhiên trở thành dụng cụ đắt lực.

Thuốc men cho chuyến du lịch

Mỗi chuyến du đi du lịch dù đến bất cứ đâu bạn cũng nên chuẩn bị một số loại thuốc như: thuốc tiêu hóa (để phòng trường hợp ăn đồ lạ có thể bụng dạ không quen), thuốc cảm, viêm họng, hạ sốt, kem bôi khi bị côn trùng đốt, thuốc say tàu xe… Đối với người trung niên đã mắc một số căn bệnh mãn tính, thì mang theo thuốc chuyên dụng luôn là việc cực kì cần thiết.

Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch biển diễn ra vui vẻ và an toàn thì mỗi du khách cần chuẩn bị kiến thức hoặc tham khảo những kinh nghiệm và hành trang khi đi du lịch biển. Điều quan trọng là việc lên danh sách các vật dụng cần mang sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều công sức cũng như thời gian và cả chi phí.

Sưu tầm

Một dạng tâm lý, động cơ sống an phận

0

Tâm lý đó sinh ra cách sống an phận thủ thường. Tạm hiểu về đặc trưng tâm lý này là đưa mọi sự có dính đến các yếu tố khách quan trở về bình thường, dù bản thân vẫn chưa an lòng thực sự, vẫn nhiều bức bách, nhưng chấp nhận sống trong “thế thủ” – tức phòng ngự đơn phương.

Người có cách sống này sẵn sàng chịu thua thiệt, chấp nhận những điều còn trái ngang, để trước hết được yên thân. Vì vậy, khi cần thể hiện, đấu tranh thực thi quyền dân chủ của mình, người ta thường né tránh. Tâm lý lối sống này rơi vào chốn quan trường thì sinh ra chần chừ, không dám nghĩ, không dám làm, không dám chịu trách nhiệm, ngại đưa ra quyết đoán, cái gì cũng đưa ra tập thể bàn bạc rồi dựa theo tâm lý số đông mà quyết, có gì cả tập thể chịu trách nhiệm, bản thân được vô can, lấy lòng được cả các bên. Họ rất sợ mất lòng kẻ mình đang nhờ cậy, kẻ đang chi phối mình, tự biến mình thành nô lệ do vật chất, chức quyền, sự tiến thân bằng dựa dẫm, cầu an hưởng lợi. Kẻ đó mà lảm vua thì mất hẳn độc lập tự chủ, dễ bị mua chuộc thao túng có khi dẫn đến mất nước. Nó làm cho bạo tàn được dịp, lừa bịp gặp thời.

An phận thủ thường là chấp nhận sự thiệt thòi nào đó, nhưng cái lợi cuối cùng phải về cho chính mình. Nắm được tâm lý đó, bộ máy chính quyền, công an thường gia tăng đe nẹt, rung cây nhát khỉ, lấy kẻ này răn đe, ngăn chặn người kia. Vụ bé làm cho lớn để dằn mặt người khác, ngăn chặn vụ khác.

Tâm lý an phận co lại cái lợi cá nhân sinh ra thủ tiêu đấu tranh. Hạnh phúc là đấu tranhh, nhưng họ lại coi tránh mọi sự đấu tranh là cách tốt nhất để được yên thân. Ngay cả khi bị tước đoạt quyền lợi một cách phi pháp, họ vẫn kiên trì “đấu tranh ôn hòa”, tức là vác đơn đi khiếu kiện một cách kiên trì hết năm này sang năm khác, hết cửa quan này đến cửa tiếp dân kia. Điều có thể thông cảm nhất cho lối sống an phận thủ thường là họ “quá hiền”, hiền đến mức nhu nhược.

Quan chức, quan quyền, công an khi đã “bắ thóp” được điểm yếu ấy, nhận ra sự nhu nhược ấy, họ sẽ có những động thái, những lối hành xử thô bạo, đem quyền lực ức hiếp người dân. Cho nên, trách họ thì ít, trách cái thể chế và kẻ nắm quyền thì nhiều. Thiếu gì kẻ khi tiếp xúc với dân (cử tri) thì tỏ ra mềm, mình là “người hiền”, nhũn nhặn, thậm chí đưa ra những lời hứa ngon dỗ ngọt, “nổ” rất vang, cốt tranh thủ được số phiếu. Sự lừa mị đó làm cho khách quan ít ai nhận ra được ngay. Họ hết lời nói về dân chủ, hô khẩu hiệu đã quá quen: “của dân, do dân, vì dân”. Đến khi trúng cử, yên vị ghế ông này bà kia, họ liền trở mặt, quát nạt, hung hăng, hoạnh họe, áp đảo đe nẹt, dọa dẫm người dân. Những biến dạng như vậy, làm cho người ta hầu như không có một lý do gì để có thể thông cảm cho những người an phận thủ thường cả. Họ là những người chỉ biết sống cho ngày hôm nay, nhìn gần ngay trước mắt, không lường đến những hậu họa còn gánh nặng ngày mai, thời gian sau…

Phần lớn, người luôn luôn nơm nớp, sợ phản ứng, ngại phê bình khi chính quyền, công an làm sai trái pháp luật, vi phạm dân chủ. Họ ngại sự va đụng xáo trộn, bởi vì tự cuộc sống đã “dạy cho bài học”: Nói làm cái quải gì, không đi đến dâu, chẳng phải đầu cũng phải tai. Cái động cơ “ngậm miệng ăn tiền” cũng từ đó mà ra. Họ luôn luôn thự hiện tiêu chí 5 không: “Không nói, không nghe, không biết, không thấy, không liên can”. Cách sống ấy không những dễ bị cái xấu, cái ác, lòng tham lợi dụng mà còn làm lỏng lẽo khối đại đoàn kết, giảm đi sức mạnh cần thiết vì sự phát triển và văn minh của cộng đồng xã hội.

Ngay như trong làng báo, Tổng biên tập, Ban biên tập các báo, đài cũng hình thành một phong cách bất thành văn: Thấy cái đúng không dám bảo vệ, không dám bênh vực; thấy cái sai không dám phê phán, họp giao ban về tư tưởng, về tuyên truyền, cấp trên nói sao thì về cứ răm rắp như vậy, không để trật chút nào. Vì thế mà mất hẳn tính chiến đấu, tính hiện thực và cả trung thực của báo chí, thủ tiêu đấu tranh, né tránh phê phán. Dân hết nhờ. Công luận, công lý đành bó tay.

Rõ ràng, cái lối sống an phận thủ thường này là tự bản thân họ không biết tin ai, không tin ở chính mình nữa, thấy mình kém khả năng, sự tự giác chấp thuận thiệt thòi từ vật chất, thể chất đến tâm sinh lý. Còn loại thứ hai, nói về người bình thường, sự an phận, ngại nói thẳng nói thật lại dễ thất vọng, dễ chán chường, dễ ngã gục khi gặp phải những khó khăn, những trắc trở, những mối de dọa bất an từ thế lực cường quyền. Khi đó, họ chỉ biết than vắn thở dài, than thân trách phận, đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan mà không tìm cách để vượt qua.

Biểu hiện rõ nhất là họ thiếu tự chủ ngay trong nội lực, thiếu hẳn chính kién, yếu về bản lĩnh sống. Những người này khi nắm cương vị nào đó, có chức có quyền, thường sinh ra nịnh nọt, lấy lòng cấp trên, biết họ bảo làm những việc sai, ngoài ý muốn, biết là hại cho người khác, nhưng vẫn răm rắp nghe theo, thậm chí còn hăng hái một cách mù quáng, kể cả hết lòng lăn xả, bất chấp để tỏ ra trung thành đến mức ngu trung. Thậm chí họ còn không chùn tay khi gây ra những hành động tội ác vì muốn “lập công”, khoái lĩnh thưởng, lên chức, lên lương.

Sự tự chủ rất cần nghị lực, bản lính sống, nhưng họ không tự chủ mà quen sống dựa, mặc kệ, “mũ ni che tai, đèn nhà ai nấy rạng”, hoặc là “đấu tranh, tránh đâu”. Cái nguy của lối sống này là họ sẵn sàng uốn mình để sống, cái lối “ở bầ thì tròn, ở ống thì dài; gió chiều nào che chiều đó”. Thiệt hại đưa đến cho ai cũng mặc, miễn là mình có lợi. Khi họ đã sống như vậy, mọi phẩm chất cần thiết về những giá trị nhân văn, nhân đức, nhân đạo, nhân sinh họ không cần quan tâm. Lối sống này, khi nhảy ra “làm chính trị” là điển hình nhất của thói cơ hội.

Họ do dự hay chần chừ làm cho con người mất đi bao nhiều cơ hội thành công, cũng như khi cần đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, phê phán những sai lầm của đồng cấp hoặc cấp trên. Thế nhưng, họ lại coi thiệt thòi của người này, người kia thành cơ hội thủ lợi, tiến thân cho bản thân mình.

Nội lực mất đi tự chủ, mất hẳn chính kiến, mất quả quyết cũng do đó mà ra. Người quả quyết thì quyết định một việc rất nhanh chóng nhưng thay đổi quyết định một cách chậm chạp, vì họ đã rất tin ở cái đúng trong quyết định của mình; còn ngược lại người thiếu quả quyết thì quyết định sự việc một cách chậm chạp và nhưng bỗng chốc lại thay đổi một cách dễ dàng. Mọi người tưởng như sự thể xảy ra theo chiều hướng này, quyết đoán kia đã rõ, nhưng phút 89 mới thấy ngược lại, quá bất ngờ.

Làm người đứng đầu, người cầm trịch lãnh đạo mà như thế thì bỏ qua rất nhiều cơ hội. Hậu họa của sai lầm này là tiền đề sinh ra sai lầm khác. Từ đó, uy tín mất luôn. Những lãnh đạo như thế dẫu có mệnh danh là nhà cách mạng thì thực chất chính bản thân họ không có những phát kiến giá trị, họ rất bảo thủ, trì trệ, rập khuôn máy móc, công thức sáo mòn, “ta đi theo lối cũ là lối an toàn”. Họ không dám đưa ra một phương án cải biến, chỉnh đốn gì thực sự có hiệu quả cho sự phát triển, trái lại kìm hãm sự tăng tốc chiều thuận hội nhập của xã hội, họ sợ canh tân đổi mới, tóm lại là họ khoác áo cách mạng nhưng lại rất sợ làm cách mạng, rất ngại cải tổ theo hướng hoàn chỉnh hóa. Cái đuôi phong kiến tập quyền quan liêu kiểu vua-tôi có cơ hội bám theo, mất dần tính dân chủ ưu việt.

Người đứng đầu mà lo an phận thường sinh ra nhu nhược, bê trễ, sống chỉ muốn lấy lòng tất cả mọi người có liên quan, lấy phiếu tín nhiệm cao với một số đông trong tổ chức tập thể giới hạn chức quyền, mà ở đó không phải là đại diện cho số đông toàn dân, một tập thể lãnh đạo tự trang bị đầy quyền lực như mô hình Trung ương tập quyền, một biến dạng của chuyên chế bè phái, xa lạ hoàn toàn với bản chất cần có của một chế độ xã hội dân chủ. Cái uy tín lãnh đạo kiểu đó không được dân tôn vinh, không được toàn đảng ghi nhận, mà chỉ khoanh hẹp trong một hệ thống đầy lỗi lầm và mất lòng dân, kể cả việc hình thành nhóm lợi ích chính trị-kinh tế lấy uy quyền thay cho uy tín, dùng mệnh lệnh khỏa lấp sai lầm..

Ông ta không dám chí quyết mạnh bạo một cái gì, đụng chút việc là “xin ý kiến tập thể”, dựa vào “lãnh đạo tập thể”, coi nhẹ trách nhiệm của “cá nhân phụ trách”. Cho nên, dù đã ở cương vị lãnh đạo, họ cứ nhu nhơ, lơ mơ, lựa gió giật diều, việc gì thành công thì vơ vai trò của mình, nổ lên để tự khuếch trương thành tích, uy tín cá nhân; việc gì bị hỏng thì là “trách nhiệm tập thể”, là do cơ chế, thể chế, không thuộc cá nhân nào!

Như vừa qua, với nội dung đưa ra tại Hội nghị Trung ương 6, theo nguyên tắc đảng lãnh đạo thì có những vụ việc, những cá nhân mà Bộ chính trị đủ quyền quyết định, nhưng lại đá bóng sang sân, đánh bùn qua ao, tổ chức hội nghị gọi là “dân chủ trong đảng”, xin ý kiến Ban chấp hành Trung ương, đến mức hình thức kỷ luật nhẹ là khiển trách cũng không dám. Đó là một trong những bộc lộ của lối sống an phận, thực dụng, bậm môi qua đò khá phổ biến hiện nay! Cũng vì thế mà vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng bị mờ nhạt, sức chiến đấu kém đi khá rõ nét; dù là đảng cầm quyền, nhưng lại tư buông lỏng, không thể hiện được quyền lãnh đạo tối thượng trước thần dân thiên hạ.

Kẻ thứ dân an phận thủ thường, cơ hội, thực dụng thì tác hại không đáng kể, nhưng một vị lãnh đạo mà nhút nhát, thiếu lập trường, kém chí quyết do an phận thủ thường, cá nhận thực dụng, kém đức hy sinh, khi cái “tôi” choán hết cái “ta” thì có hại rất lớn đối với đất nước. Vì quá nặng cái “ý thức an phận” mà nhiều khi trở thành vô cảm.

Suy cho cùng, đó cũng là một thứ cá nhân chủ nghĩa, lối sống chứa đầy thực dụng, co lại để lúc nào, tình huống bối cảnh nào cũng được an phận đến mức nhu nhược, đớn hèn. Những người như thế, họ bất chấp dư luận, bất chấp mọi lời dèm pha, phê phán, không cần lòng tự trọng, mặc cho mọi sự khinh khi, miễn là mình có được cái lợi trước mắt, thế thôi!

Tha thứ – bài học vỡ lòng ai cũng cần nhớ

0

Ngẫm lại mà xem, có bao giờ bạn cảm nhận được niềm vui từ việc giận dỗi, hờn tức một ai đó vì lỗi lầm mà họ gây ra. Điều đó hẳn nhiên là không thể. Trên thực tế, giữ nỗi buồn, sự tức giận trong tâm chính là nguồn cơn dẫn đến tâm trạng tiêu cực, gánh nặng trong suốt cuộc đời. Vậy tại sao bạn phải mang theo gánh nặng trong suốt chặng đường dài đó? Chúng ta vẫn có thể buông bỏ nó để tìm kiếm cuộc sống khác, nơi mà tha thứ sẽ trở thành tiền thân cho những điều tốt đẹp hơn hết thảy.

Chúng ta thường cho rằng tha thứ là một món quà đối với người được tha thứ, nhưng bạn thấy đấy, đây rõ ràng là món quà cho chính chúng ta.

Sự tha thứ và biết ơn luôn được xem là những cách giúp chúng ta luôn trân quý cuộc sống hiện tại, tránh được muộn phiền và cảm thấy được yêu thương nhiều hơn. Từ câu chuyện của cát và đá dưới đây, bài học vỡ lòng về sự tha thứ sẽ thấm vào tâm mỗi người.

Chuyện kể rằng, có hai người bạn đang thực hiện chuyến hành trình trên sa mạc. Trong chuyến đi dài, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Không giữ được bình tĩnh, một người đã tát người bạn của mình.

Người kia rất đau nhưng không nói gì. Anh chỉ lặng lẽ viết lên cát rằng: “Hôm nay, bạn tốt nhất của tôi đã tát vào mặt tôi”.

Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng chân và tắm mát. Người bạn vừa bị tát do sơ ý bị trượt chân xuống một bãi lầy và ngày càng lún sâu xuống. Nhưng người bạn kia đã kịp thời cứu anh.

Ngay sau khi hồi phục, người bạn suýt chết khắc lên tảng đá dòng chữ: “Hôm nay, bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Người bạn kia hết sức ngạc nhiên bèn hỏi: “Tại sao khi tớ làm cậu đau, cậu lại viết lên cát còn bây giờ lại là một tảng đá?”

Và câu trả lời anh nhận được là: “Khi ai đó làm chúng ta đau đớn, chúng ta nên viết điều đó lên cát, nơi những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan những nỗi trách hờn. Nhưng khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc chuyện ấy lên đá nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi.”

Trong cuộc sống, hãy học cách viết những nỗi đau lên cát để gió cuốn đi và khắc những niềm vui, sự biết ơn, cảm kích vào đá để khắc ghi mãi mãi bởi đó là những điều đáng trân trọng.

Lúc này hay lúc khác, cuộc đời này sẽ có những người làm tổn thương bạn tới mức sâu sắc, làm bạn cảm thấy rất đau khổ, khó có thể bỏ qua cho họ được, tha thứ thực sự là rất khó khăn. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng tha thứ không phải là để cho họ có được sự vui vẻ, hạnh phúc mà tha thứ vì chính bản thân bạn. Vì sao ư? Khi không thể tha thứ cho người khác nghĩa là bạn đang giữ sự tức giận trong lòng. Tất nhiên, chẳng ai có thể vui vẻ, hạnh phúc nếu trong lòng còn tức giận, buồn bực. Chưa biết người có lỗi với bạn cảm thấy thế nào nhưng chắc rằng chính bản thân bạn đang cảm thấy rất tồi tệ.

Tha thứ thực sự là việc khó hơn nói rất nhiều, dẫu vậy nếu không thể hoàn toàn tha thứ, bạn có thể lựa chọn một cách đơn giản hơn là cứ quên nó đi. Như câu chuyện đá và cát kia, để gió và thời gian cuốn trôi đi tất cả những điều xấu xí, sự tốt đẹp mãi luôn vĩnh cửu.

Sưu tầm

Đôi dòng gửi mẹ – những lời chưa bao giờ con nói

0

Trưởng thành sải cánh tung bay

Trưởng thành đồng nghĩa với tự do. Có lẽ đó là lí do những đứa con đều thích sự trưởng thành. Trưởng thành thực ra không phải là điều vui vẻ. Con đã nếm trải từng cái một, sự mệt mỏi của cái gọi là trưởng thành mà không thể nói cùng mẹ. Những lúc mệt mỏi nhất đó, con vẫn chẳng thể nói với mẹ, nhưng bằng một cách nào đó, mẹ vẫn cận kề, bằng cách riêng chỉ có mẹ mới có thể làm được, mẹ xoa dịu nỗi đau, trắc trở trong những tháng ngày tuổi trẻ của con bằng tình thương tha thiết.

Mẹ à! Lúc trước con muốn mình lớn thật nhanh: Để được tự làm những điều mình thích, để có thể tự mình quyết định mọi chuyện…

Tuổi trẻ ai không đôi lần ước mơ như vậy. Mẹ rất yêu con nhưng trên tất cả mẹ biết cần để con bay cao trên chính đôi cánh mang tên tuổi trẻ của mình. Sẽ có vấp ngã, sẽ có thất bại, mẹ biết điều đó chứ nhưng mẹ biết đó là những điều mỗi người đều phải trải.

Hai điều tuyệt vời nhất của việc trưởng thành mà con có chính là mẹ và sự chín chắn trong con. Trải qua nhiều chuyện hỉ, nộ, ái, ố để đến với cái đích mang tên trưởng thành và còn nhiều hơn nữa những chông gai phía trước. May thay, dù không một lời vặn hỏi, mẹ vẫn đồng hành chữa lành cho con những vết thương rỉ máu, sứt sẹo.

Đi thật xa lại trở về bên mẹ

Khởi đầu của quá trình trưởng thành chính là khi con muốn rời xa vòng tay của mẹ, mọi việc độc lập, tự do mình con có thể tự chủ. Trưởng thành lại chính là khi con hiểu gia đình nói chung và mẹ nói riêng quan trọng với con đến nhường nào.

Nhưng bây giờ lớn rồi… Con lại muốn trở về lúc trước, cái ngày mà mỗi bước chân con bước đều có mẹ dõi theo. Bay nhảy thật xa để rồi lại trở về bên mẹ. Chẳng ai có thể thay thế mẹ, chẳng ai chịu đựng con nhiều hơn mẹ có thể chịu đựng. Từ những ngày còn lót tả, có những đêm con quấy cả đêm đến bố còn thả tay thì vẫn chỉ có mỗi mẹ bỏ ra nhiều sự bao dung đến vậy. Bạn đời tương lai của con, nếu có sức chịu đựng cũng chỉ có thể bằng một phần của mẹ.

Bây giờ, dần dần con cũng hiểu. Sống trên đời có quá nhiều sóng gió, bon chen. Con không dám chắc mình sẽ tự lực để vượt qua mọi khó khăn hay không nữa. Những lúc đó con lại nhớ mẹ da diết. Người ta vẫn bảo “Mất cha thì ăn cơm với cá, mất mẹ thì lót lá mà nằm”. Con không muốn mất ai cả, những người ta nói đúng lắm mẹ à. Không có mẹ, con thực sự không biết phải cần thêm bao nhiêu cam đảm để gồng gánh khó khăn cho cái gọi là trưởng thành nữa. Những suy nghĩ của con còn nhỏ lắm mẹ ơi… Con sợ không có mẹ bên cạnh dõi theo nữa con sẽ lạc lối mẹ à.

Trở về bên mẹ chính là mái ấm hạnh phúc nhất. Nó có thể không to, không rộng, nhưng nó có thể che chắn mọi gió mưa giữa đời. Con không bao giờ nghi ngờ điều đó. Gởi mẹ những lời con chưa bao giờ nói. Mẹ có thể không giàu có về tiền bạc, nhưng tình thương với con thì mẹ giàu có hơn hết thảy người trong thiên hạ. Con yêu và hạnh phúc vì có mẹ giữa cuộc đời này. Vì một lí do nào đó ông trời gắn kết chúng ta với nhau, để con được làm con mẹ, cho con hưởng hạnh phúc nhất cuộc đời này. Dù có ra sao đi nữa, con vẫn muốn cảm ơn cuộc đời vì đã cho con được làm con của mẹ.

5 “luật trời” bất khả phá vỡ, lĩnh hội được cả đời sẽ an nhiên!

0

1. Để mọi việc xuôi như nước chảy

Nước là vật chất không sở hữu hình dáng cố định, cứ thuận thế, thuận dòng mà lưu chuyển. Thế nhưng, cổ nhân cũng có câu núi không cản nổi nước, nước chảy đá mòn.

Không tranh giành khác với thái độ không cầu tiến. Bởi việc hạn chế tranh giành bày tỏ tấm lòng tôn trọng quy luật tự nhiên, tránh phá vỡ thế cân bằng của vạn sự, vạn vật, không vì cái nhỏ mà đánh mất cái lớn, càng không vì dòng đời vạn biến mà đánh mất bản thân. Hành sự cũng không nên gấp gáp, bởi có câu “dục tốc bất đạt”. Trước khi làm bất kỳ một việc gì, bạn cũng nên cân nhắc thật kỹ, sau đó định ra kế hoạch rồi cẩn trọng thực hiện từng bước một. Cách hành sự ấy cũng giống như dòng nước, chầm chậm chảy xuôi, không phân sau trước, không lấy làm gấp gáp.

Lại nói, nước chảy nhỏ thì dòng chảy ắt sẽ dài, tới một ngày nhất định sẽ tụ thành dòng lớn. Bởi vậy, người càng muốn giỏi giang, càng phải học được sự khiêm nhường, càng cần rèn luyện thái độ “không tranh giành” thì mới mong có ngày vươn lên.

2. Kẻ tham lam vô độ sẽ đánh mất nhiều cơ hội trong đời

Một người nếu mang trong mình tham vọng quá lớn thì chẳng mấy chốc sẽ đánh mất trí tuệ cùng thiên lương. Vậy nên người xưa mới quan niệm: “Mê muội đánh mất lý trí, tham dục khiến bản thân lụn bại”. Ở trên đời, phàm là kẻ hám tài, tham quyền, háo sắc, chẳng có người nào giữ lại được lý trí, mà một khi lý trí đã không còn, thì ngay tới tính mạng cũng mong manh như “chỉ mành treo chuông”.

Không biết trân trọng những gì mình đang có, không chịu tu dưỡng, không học cách kiểm soát dục vọng… đều là những con đường ngắn nhất đẩy chúng ta vào cảnh hiểm nguy. Nên nhớ, người không có khả năng tự chủ thì không có đủ tư cách bàn đến chuyện nhân sinh.

3. Con người có ngàn vạn mưu tính, trời chỉ có một

Trong lòng mỗi người đều có không ít tính toán, mưu toan vì lợi ích của bản thân hoặc của những người khác.

Tính trăm tính ngàn, tính tới tính lui, nhưng đôi khi người ta vẫn không khỏi ngao ngán ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Người tính không bằng trời tính!”

Nhưng kỳ thực, thứ gọi là “trời tính” lại chỉ gói gọn trong một chữ của mỗi người. Đó chính là chữ “đức”. Mỗi một hành động hướng thiện, tích đức đều giúp bản thân tăng thêm phúc khí.

Người thiện lương thường chấp nhận thua thiệt, nhưng ông trời lại không để họ bị ức hiếp. Kẻ ác độc khiến thiên hạ đều sợ, nhưng ông trời cũng nào để chúng tác oai tác quái lâu dài.

Mang trong mình thiện tâm, trời cao sẽ “phù hộ”. Người trung hậu tất có được “phúc báo”. Vậy mới nói, thay vì tính toán trăm phương ngàn kế, chi bằng hành thiện tích đức có phải tốt hơn không?

4. Chuyện nhân tình thế thái không cần quá bận tâm

Tình người nơi trần thế có thể vì nhiều yếu tố khác nhau mà lúc nóng, lúc lạnh. Thái độ mỗi người đôi khi cũng phụ thuộc vào địa vị cao thấp của đối phương mà cư xử nhiệt tình hay lạnh nhạt.

Từ cổ chí kim, nịnh bợ người quyền cao chức trọng vốn là “thói đời”. Khi đã chấp nhận được sự thật này, quan điểm của bạn về chuyện nhân tình thế thái cũng sẽ dần đổi khác.

Lúc ở địa vị thấp, bị người khác đối xử lạnh nhạt hay khinh thường, bạn chớ nên trách móc hay tranh cãi với họ. Khi đã ở địa vị cao hơn, được nhiều người vây quanh, bạn càng không nên thấy vậy mà đắc ý, kiêu ngạo.

Giữ lòng tỉnh táo, chân thành đối đãi với mọi người, đó mới là chuyện ta cần chuyên tâm. Ngược lại, thái độ của đối phương có thật lòng hay không cũng chớ nên bận lòng.

5. Mất 2 năm để học nói, nhưng mất cả đời để học cách im lặng

Người xưa có câu: “Lắm lời là căn bệnh đầu tiên trong việc đối nhân xử thế. Động không bằng tĩnh, nói nhiều vốn chẳng bằng im lặng”.

Có những người, có những việc mà ta nói càng nhiều, khoảng cách giữa hai bên càng xa, mâu thuẫn cũng càng lúc càng lớn.

Trong giao tiếp thường ngày, nhiều người có thói quen vội vã, gấp gáp muốn bày tỏ quan điểm của bản thân, dẫn tới tình trạng nói liên miên mà chẳng hề quan tâm tới thái độ của đối phương.

Thay vì đem hết ruột gan phơi trước mặt người khác thông qua lời nói, chi bằng hãy học các giữ im lặng. Miệng lưỡi liến thoắng, giỏi thao thao bất tuyệt đôi khi không thể tỏa sáng. Nhưng người trầm mặc, ít nói, cất giữ nhiều suy nghĩ trong lòng lại càng toát lên vẻ thâm thúy.

Ở đời, sống an nhiên là khởi điểm của hạnh phúc

0

Vô cầu sở đắc – không cầu mà được, đạo lý cuộc sống này của nhà Phật cũng như vạn sự tùy duyên. Ở đời, nếu hiểu được thì sẽ thanh tâm, nhàn thân, không hiểu được thì như thuyền lênh đênh không bờ bến.

Phật giáo nhấn mạnh vào chữ duyên trong cuộc đời. Vạn sự trên đời đều từ duyên mà ra, gặp ai, không gặp ai, yêu ai không yêu ai, thành hay bại, làm việc này hay không làm việc kia, đều là duyên. Có duyên thì không cầu cũng gặp, vô duyên thì cầu cũng không được.

Vì thế, đạo lý cuộc sống chính là vô cầu sở đắc, không cần cầu mọi sự tự đến, không nên cầu vì muốn cũng không tới. Không cầu tức là không có dục vọng, không có dục vọng thì không tham lam, không sân hận, không u mê, không màng tới hồi đáp.

Vì không cầu nên không quan tâm được mất, không cầu nên chẳng kể có không, an nhàn mà trải qua ngày tháng. Con người vốn khổ vì cầu những thứ mình chưa có, nên không cầu thì không khổ. Con người vốn mệt vì đấu tranh giành lấy đáng ra không thuộc về mình nên không tranh đoạt thì không tổn thương.

Sống an nhiên chính là một loại tu dưỡng, là khởi điểm của hạnh phúc. Biết đủ và không tham, biết đủ và không cầu. Không cầu tự khắc sẽ đến vì đó là thứ ta xứng đáng được nhận. Không cầu thì thứ không đến cũng không làm ta tổn thương, thất vọng vì nó vốn dĩ không thuộc về ta.

Tiền tài cũng vậy, danh vọng cũng vậy, tình cảm cũng thế, đều không thể cưỡng cầu, chỉ có thể cố gắng. Con người khi không cầu sẽ không bị mê hoặc, tự giác thanh tỉnh, biết vị trí của mình trong đời. Càng chấp nhất càng lo lắng, càng buông bỏ càng thanh nhàn.

Tâm thoải mái thì đời mới thanh thản. Không cầu nên tâm an, chí vững, theo con đường mình đã lựa chọn, gắng sức hết lòng, tận hưởng niềm vui trong từng hơi thở. Dẫu đi đường nào cũng tháy mình đã đúng.

Người tính đâu bằng trời tính, nếu cầu mà được thì há chăng tất cả thế gian này đều đã vừa ý, không còn gì phải mơ tưởng. Vạn sự tùy duyên, thuận theo duyên số, có những điều không thể làm trái, càng không nên làm trái. Vì mọi sự đều đã có an bài, đều là nhân quả mà ta gặt được, gieo nhân nào gặt quả ấy, vô cầu sở đắc.

Sưu tầm

Món ngon mỗi ngày: Cách pha nước chanh siêu hấp dẫn cho những ngày nắng nóng đỉnh điểm

0

Nguyên liệu:

1kg dưa hấu đã gọt vỏ, thái miếng vuông.

240ml nước cốt chanh

120ml nước lọc

120g đường

Đá viên

Cách làm:

Cho tất cả nguyên liệu vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, sau đó đổ ra ly và thêm đá viên vào là có thể thưởng thức được rồi.

Rất đơn giản đúng không ạ, chúc cả nhà thành công với thức uống dinh dưỡng và rất hợp với thời tiết mùa này nhé!

Rửa rau đúng cách là rửa như thế nào?

0

Những thói quen sai lầm khi rửa rau

Rửa rau 3 nước là sạch: vì rửa rau 3 nước chỉ có thể loại bỏ được một phần các tạp chất bẩn mà mắt nhìn thấy được, không thể loại bỏ được những chất như thuốc trừ sâu, ký sinh trùng hay vi sinh vật, hoặc các chất hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật…mắt thường không nhìn thấy được.

Rau gia vị chỉ cần rửa qua: Các loại rau như hành, thì là, rau thơm, các loại quả như cà chua, hành tím, ớt, ….  Vẫn bẩn như thường, thậm chí có khi bẩn hơn cả những loại rau khác.

Trụng sơ rau trước khi chế biến:  thói quen này là không cần thiết, thậm chí phí phạm, những khi chần, trụng sơ rau như thế sẽ làm giảm vitamin và mất các chất giúp phòng ngừa ung thư có trong rau.

Cách rửa rau sạch

Trước hết, phải bảo đảm nước dùng để rửa phải sạch, sau đó, tùy vào từng loại rau, ta áp dụng các cách khác nhau, nguyên tắc cơ bản là rửa dưới vòi nước chảy. Tuyệt đối bỏ thói quen rửa sạch vài nước rồi đem cắt rau, xong lại rửa lại thêm lần nữa. Việc cắt rau rồi mới rửa vừa khiến mất vitamin, vừa làm cho lượng chất hóa học tồn dư còn lại ngấm vào rau dễ dàng hơn.

Rau ăn được chia làm 4 loại: Lá, quả, củ và hoa. Mỗi loại sẽ có nguy cơ nhiễm bẩn, ô nhiễm nguồn nước khác nhau nên khi rửa cần phân loại để làm sạch.

Rau ăn lá được xếp vào dạng ô nhiễm nhiều nhất và nguy cơ mang mầm bệnh tả cao do chứa nhiều vi khuẩn E.Coli và Salmonella từ việc tưới phân tươi trực tiếp lên lá. Vì thế, khi mua về, nên nhặt sạch rau, rửa từng lá, cọng dưới vòi xối. Các cành rau nhỏ như rau muống… phải rửa làm nhiều lần, sau đó rửa từng mớ nhỏ bằng nắm tay dưới vòi nước. Sau đó, để loại bỏ các khuẩn tả là ngâm qua nước. Một chậu nước khoảng 10 lít chỉ cho lưng thìa cà phê (một thìa nhỏ) muối ngâm trong vòng 5 phút.

Rau ăn quả thường ít ô nhiễm hơn rau ăn lá bởi quả chủ yếu leo giàn nên khi tưới ít bị dính phân. Nhưng rau ăn quả dễ bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật do thu hoạch quá sớm chưa hết hạn cách li thuốc hay ô nhiễm khi bảo quản. Khi mua về không nên ăn liền theo thói quen vẫn tồn tại của người Việt Nam. Hãy rửa sạch từng quả rồi bọc nilon cho vào tủ lạnh, ăn sau 2 ngày.

Với cách này, rau quả vẫn đảm bảo độ tươi ngon, vừa có thời gian để thuốc phân hủy. Các loại rau quả cần ăn ngay nên rửa sạch dưới dòng nước và ngâm nước muối. Tránh ngâm nước muối rồi cho vào tủ lạnh để cách ngày vì quả dễ bị hỏng.

Rau ăn củ nói chung đảm bảo an toàn hơn nên không cần ngâm nước muối hay thuốc tím. Khi chế biến rau củ nên rửa sạch vỏ sau đó gọt và rửa lại lần nữa. Cách này hạn chế các chất bẩn dính ngoài vỏ củ vào phần thịt củ đã gọt.

Rau ăn hoa được xem là đảm bảo vệ sinh nhất. Hoa thường ở trên cao và rất kỵ với các loại thuốc bảo vệ thực vật hay phân phun trực tiếp vào, rất khó dính bẩn. Khi phun người trồng phải dùng lá đậy mặt hoa nên chế biến chỉ cần rửa hoa sạch dưới vòi nước là đảm bảo an toàn.

Trên đây là những mẹo vặt hay để rửa rau đúng cách, loại bỏ độc tố từ thuốc trừ sâu. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong việc nội trợ cũng như bảo vệ sức khỏe của mình và người thân yêu.

Tháng năm vội vã, đời người ngắn quá, chớp mắt đã già

0

1. Cách sống: Qua một ngày, mất một ngày. Vui một ngày, lãi một ngày.

2. Hạnh phúc và niềm vui: Hạnh phúc không tự gọi cửa tìm đến ta, niềm vui cũng không tự rơi từ trên trời xuống, mà đều phải tự tay mình tạo dựng nên. Niềm vui là mục đích cuối cùng của đời mình, niềm vui ở ngay trong những việc vụn vặt của cuộc sống, ta phải tự mình tìm lấy. Hạnh phúc và niềm vui là một thứ cảm xúc và cảm nhận, quan trọng là ở tâm trạng mình.

3. Học cách hưởng thụ: “Phần đời còn lại ngắn ngủi, càng phải làm cho nó giàu có”. Người già phải biết đổi nếp nghĩ cũ, tạm biệt cách sống như tu hành, để làm loài chim vui. Cần ăn thì ăn, muốn mặc phải mặc, thèm chơi hãy chơi, không ngừng nâng cao chất lượng sống, đón nhận những thành quả của thời đại công nghệ, mới là mục đích sống của tuổi già.

4. Sức khỏe quan trọng nhất: Tiền bạc là của con mình, địa vị chỉ tạm thời giữ, vinh quang thuộc về quá khứ, sức khỏe mới là của ta.

5. Khác biệt: Tình yêu bố mẹ dành cho con là vô hạn, con yêu bố mẹ có hạn; Con cái bệnh tật bố mẹ lo âu, bố mẹ bệnh tật con cái hỏi han vài lời là thấy thỏa mãn; Con cái tiêu tiền bố mẹ thì dễ, bố mẹ tiêu tiền con cái thì khó; Nhà bố mẹ chính là nhà của con, nhà con lại chẳng phải nhà bố mẹ. Khác biệt là khác biệt. Người hiểu ra sẽ thấy lo liệu cho con chính là trách nhiệm và niềm vui, chẳng đòi con báo đáp, còn người cứ muốn được con báo đáp, là tự chuốc ưu phiền.

6. Trân trọng những gì đã có: Ta thường coi nhẹ những gì trong tay, ta thường tiếc nuối những gì không có. Nhưng cuộc sống hạnh phúc đủ đầy lại bởi ta có biết cách cảm nhận cuộc sống chăng. Người hiểu đời sẽ trân trọng và nâng niu những gì đã có, cho nó thêm ý nghĩa trong đời mình, để sống tràn đầy và say mê vui sướng.

7. Cách nắm giữ niềm vui: Phải giữ tấm lòng rộng mở bao dung, để cảm ơn đời và tận hưởng sự sống. So với người trên nào bằng, ngoảnh xuống kẻ dưới thấy đủ, thấy đủ là thấy vui nhẹ nhõm; Nuôi dưỡng nhiều niềm say mê, vui thú ấy nào cạn, ta tự tìm lấy được niềm vui; Tốt với người đời, thường làm việc thiện, vui khi giúp người. Đó là những cách nắm giữ niềm vui, cũng mạnh khỏe trong tâm.

8. Hãy sống đích thực cho chính mình: Con người quá nửa đời là hy sinh vì sự nghiệp, gia đình, con cái, thời gian giờ còn lại đâu nhiều, hãy sống đích thực cho chính mình, sống sao thấy vui thì sống, làm những gì mình muốn làm và mong làm, đừng ngại ngần người khác đàm tiếu, bởi ta đâu phải sống hộ người khác, mà ta đang sống cuộc đời của chính bản thân ta.

9. Không cầu toàn: Con người sống trên đời này làm sao có thể vạn sự như ý, tất sẽ có những điều thiếu sót tiếc nuối, càng mong hoàn hảo càng khổ sở, chi bằng thanh thản đối diện hiện tại, tùy hoàn cảnh mà sống.

10. Học cách vui chơi: Chơi là một trong những nhu cầu của người già, hãy mang một trái tim thơ trẻ để chọn thú chơi mình thích, trải nghiệm những niềm vui khi chiến thắng, cũng không giận khi thua, bại càng không nản.

11. Hoài niệm quá khứ: Vì sao người ta già rồi thường nhớ quá khứ? Con người về già, sự nghiệp đã đi đến chặng cuối, những huy hoàng dĩ vãng đã biến thành mây khói trong mắt, ta đang đứng ở ga cuối của cuộc đời, gột sạch những dục vọng trong lòng, tinh thần cần thăng hoa, chỉ mong lại tìm thấy được chân tình. Lúc này, chỉ có quay về chơi chốn cũ, gặp gỡ người thân bạn bè, cùng ôn lại những giấc mơ thiếu thời, cùng bạn học cũ hàn huyên lại những niềm vui thời tuổi trẻ, mới cảm thấy được sức sống của thời trẻ. Trân trọng những chân tình, đón nhận những tình thân cũng là một niềm vui lớn của cuộc sống người già.

12. Thuận lẽ tự nhiên: Nếu bạn đã cố gắng hết mình nhưng vẫn không thay đổi được những gì bạn không mong muốn, vậy hãy để nó thuận theo lẽ tự nhiên thôi! Có lẽ đó cũng là một cách giải thoát. Mọi chuyện ở đời làm sao cưỡng ép theo ý muốn, những trái dưa ép chín cũng đâu có ngọt.

13. Thanh thản đối diện cái chết: Sinh lão bệnh tử, quy luật muôn đời, ai người trốn được. Khi cái chết sẽ không buông tha bạn, tại sao ta không đối diện nó, mỉm cười kiêu ngạo. Chỉ những người đã sống cương trực, không hổ thẹn lương tâm, mới có thể bình an thanh thản, cho mình một dấu chấm hết thật tròn vẹn.

Dùng mì chính, nước mắm thế nào cho tốt?

0
dinh dưỡng tuổi trung niên

Những điều cần biết khi dùng nước mắm

Ngoài hương vị thơm ngon kích thích sự thèm ăn, kích thích tiêu hóa, nước mắm còn là một gia vị chứa nhiều chất bổ.

Trong nước mắm, ngoài muối mặn ra còn giàu chất đạm (dưới dạng axit amin). Theo nghiên cứu, nước mắm có tới 17 loại axit amin (lysin, treomin, valin, metionin, tritophan…).

Do quá trình sản xuất không phải đun nấu nên trong nước mắm còn có nhiều các vitamin A, D, B1, B2, B12, PP…

Sử dụng nước mắm trong nấu ăn nên tránh việc đun nấu lâu. Nêm nước mắm vào thức ăn tốt nhất nên cho vào rồi nhắc ra khỏi bếp luôn.

Một bát nước chấm được làm từ nước mắm với tỏi, đường, chanh, ớt (không qua đun nóng) luôn được coi là một món ăn nhiều giá trị dinh dưỡng.

Dùng mì chính, nước mắm thế nào cho tốt? - Ảnh 1.

Bát nước mắm chấm giàu dinh dưỡng, đẹp mắt.

Dùng mì chính thế nào cho có lợi?

Mỳ chính là một gia vị tốt, nó kích thích thần kinh vị giác, làm dạ dày tiết dịch dồi dào, tăng cường sự hoạt động của các men, do đó tăng cường sự hấp thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể.

Mỳ chính lại có khả năng cải thiện được trạng thái dinh dưỡng của tế bào, tăng lượng acetylcholin ở não, do đó có tác dụng với những người suy nhược thần kinh…

Nhưng khi dùng mỳ chính, cần nhớ: Nếu ở môi trường nước trung tính mà gia nhiệt thì mỳ chính rất dễ bị mất nước và biến thành natri glutamat “khan”.

Khi đã thành natri glutamat “khan”, mỳ chính sẽ mất hết mùi vị thơm ngon, đối với cơ thể không còn tác dụng dinh dưỡng.

Có những người lầm tưởng rằng cho mỳ chính vào canh, đồ ăn trong lúc nấu hoặc lúc ướp cho “thấm” gia vị nhưng thực ra như vậy khiến tác dụng của mỳ chính giảm đi rất nhiều.

Cách dùng mỳ chính đúng nhất là thức ăn, canh sau khi nấu để nguội rồi hãy cho mỳ chính vào.