Home Tâm Lý Gia Đình Cuộc đời bình yên, thuận lợi hay sóng gió, mưa sa là...

Cuộc đời bình yên, thuận lợi hay sóng gió, mưa sa là do bạn có nắm nằm lòng 2 việc này!

340
0

Đời người ai cũng muốn bình an, thuận hòa nhưng có chạm được hay không một phần là do lòng người, phần còn lại là do ý trời. “Ý trời” là thứ vận mệnh bản thân ta không xoay chuyển được nhưng lòng người là thứ ta định đoạt được. Cùng Mùa gió heo may học cách định đoạt “lòng người” hay chính là lòng bản thân bạn.

Học cách buông xuống

Điểm yếu nhất của con người, chính là nằm ở chỗ buông xuống không được, không buông được cuộc tình sớm đã kết thúc, không buông được người đã quyết tâm ra đi, không buông xuống được con cái để chúng trưởng thành, không buông được tham vọng giàu sang, phú quý,…Trên đây có thể chỉ là một trong hàng trăm nghìn điều khiến con người không thể buông bỏ.

Khi bạn còn đang dằn vặt trong việc nên buông hay không buông, đồng nghĩa với việc bạn cũng mất đi hạnh phúc đáng trân trọng trước mắt trong vô thức. Tương tự như một cốc nước cầm lâu thì đau tay, một cái túi vác lâu thì đau vai, một người trong tim mang quá nhiều nỗi niềm, lâu dần cũng sẽ trở nên suy sụp.

Chúng ta thường cố chấp với những lựa chọn, suy nghĩ của bản thân, tự cho rằng mình đúng nhưng đôi khi cuộc sống thật sự đâu như bạn trông cầu. Lúc này, không thể buông bỏ chính là cách để bạn tự khiến bản thân sụp đổ, đánh mất những thứ quý giá với bản thân mình mà bạn không ngờ đến.

Học cách buông bỏ chính là học được cách điều đã qua, thì nên chầm chậm buông xuống, cái đã lỡ, nên học cách mở lòng.

Buông xuống những điều đã từng, tạm biệt quá khứ, không để những hồi ức trở thành trói buộc; đây không phải là mất đi, mà là một dạng giải thoát, là bỏ qua cho chính mình.

Học cách đứng lên từ thất bại

Tương tự như việc buông bỏ, đứng lên từ thất bại là việc nghe nói thì rất dễ nhưng để thực hành thì lại cực kỳ khó khăn. Đơn giản chỉ bởi nó cần rất nhiều quyết tâm, sức mạnh từ ý chí và đôi khi là sự dũng cảm. Bài học đứng lên từ thất bại bố mẹ đã dạy ta từ ngày còn tấm bé, chẳng biết là bạn có nhớ hay đã quên. Chính là bài học “Té đau thì phải tự đứng dậy. Bố mẹ chỉ có thể dìu con ở một đoạn đường nhỏ”. Đúng vậy, vấp ngã thì phải tự đứng lên, vấp ngã chỗ nào đứng dậy từ chỗ đó. Bạn có nhớ mình đã cần bao nhiêu sự dũng cảm, nén bao nhiều nỗi tủi hờn vì bố mẹ không giang tay đỡ, buộc bạn phải tự đứng lên? Cú ngã những ngày chập chững đầu đời suy cho cùng cũng chỉ là “mây bay” so với những thất bại trên đường đời tấp nập. Vậy nên, học cách đứng lên từ thất bại cũng cần gấp trăm lần sự dũng cảm ngày thơ bé.

Điều kéo chùng bước chân người đi, không phải những ghập ghềnh phía trước con đường, mà chính là sự chùn chân, bỏ cuộc trong thâm tâm;

Khiến người ta sa sút tinh thần, không phải là sự đả kích của thất bại, mà chính là sự nản lòng thoái chí trong suy nghĩ. Cuộc sống chính là quá trình không ngừng trưởng thành từ trong những khó khăn.

Người có tầm nhìn xa, thì không sợ thất bại; người có nghị lực, thì không sợ thua. Bởi vì họ hiểu được rằng, một lần thành công không chắc rằng cả đời thành công, một lần thất bại cũng không nhất định cả đời thất bại.

Sưu tầm

Previous articleNếu đã quá chán ngán với đậu hũ chiên, bạn có thể thử các cách chế biến mới này
Next articleCuộc đời con người, bàn chuyện nên – không!