Home Phong Cách Sống Du Lịch Có bao nhiêu nước cùng ăn Tết âm lịch như Việt Nam?

Có bao nhiêu nước cùng ăn Tết âm lịch như Việt Nam?

Bạn có bao giờ tò mò, ngoài chúng ta còn có nước nào khác cũng đón Tết âm lịch? Dưới đây là câu trả lời dành cho bạn.

1231
0

Tết nguyên đán được tính theo lịch âm, là khoảng thời gian kết thúc năm cũ, bắt đầu mùa xuân mới. Nhiều nước trên thế giới cũng tổ chức đón Tết âm lịch với hi vọng về mọi sự tốt lành, may mắn vào năm mới. Tuy cùng ăn Tết âm lịch nhưng ở mỗi nước lại có Tết riêng theo truyền thống dân tộc mình.

Trung Quốc

Người bạn láng giềng này có phong tục đón Tết tương đối giống Việt Nam, tuy nhiên cũng có những khác biệt nhất định.

Bắt đầu từ 8/12 âm lịch mọi người dân Trung Hoa trên khắp thế giới kéo nhau về quê ăn Tết để được đoàn tụ với gia đình, quây quần bên nhau làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên trong dịp năm mới và những lễ hội vui Tết Nguyên đán của họ được kéo dài cho đến hết ngày 15/1 Âm lịch. Nghĩa là hơn 1 tháng. Đây cũng là cái Tết lớn nhất trong năm của họ.

Vào mỗi dịp năm hết Tết đến người dân Trung Quốc thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ và đốt pháo để mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một năm mới an lành.

Hàn Quốc

Ít hơn so với chúng ta, người Hàn Quốc ăn Tết âm lịch gọi là Tết Seollah (Seol) bắt đầu từ ngày 1/1 hằng năm và kéo dài trong 3 ngày.

Tết Seollah là dịp nghỉ lễ quan trọng nhất đối với người dân xứ sở kim chi. Vào những ngày Tết, mọi người đều mặc trang phục truyền thống Hanbok hoặc chọn cho mình những bộ quần áo đẹp nhất đề hành lễ thờ cúng tổ tiên.

Với trẻ em Hàn Quốc, Tết còn là dịp chúng được thỏa sức tham gia vào các trò chơi dân gian tổ chức tại những nơi công cộng như: kéo co, thả diều, bập bênh, yutnori (di chuyển các quân cờ trên bàn cờ, lấy gậy làm xúc xắc), tubo (ném mũi tên vào bình), jegichagi (đá cầu).

Singapore

Là quốc gia có bước nhảy vọt và hội nhập mạnh với nền kinh tế thế giới, Singapore khiến nhiều người quên rằng họ cũng là một quốc gia đông nam á đón Tết âm lịch như ai.

Trên thực tế người Singapore rất coi trọng việc vui đón Tết Nguyên cổ truyền. Diễn ra cùng thời điểm với Tết Nguyên đán của người Việt Nam, những ngày Tết ở Singapore thường diễn ra Lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động khác.

Họ ăn Tết trong suốt 15 ngày tính từ đêm giao thừa. Trong suốt thời gian này, trên đất nước Singapore đâu đâu cũng diễn ra các hoạt động vui xuân, là dịp để người ta đi thăm họ hàng, bạn bè và đãi tiệc nhau. Cha mẹ và những người thân đã lập gia đình sẽ gửi tặng “hong baos” (tiền lì xì đựng trong bao đỏ) cho những người thân chưa lập gia đình là biểu thị một cách cầu chúc may mắn cho họ.

Nhật Bản

Tuy đã chuyển đổi sang đón Tết theo lịch Tết dương lịch như các nước phương Tây nhưng người Nhật Bản vẫn giữ gìn các quan niệm về Tết nguyên đán truyền thống.

Thông thường, người dân Nhật Bản bắt đầu chuẩn bị năm mới từ ngày 31/12 của năm cũ. Tất cả mọi việc đều ngừng nghỉ trong một tuần lễ. Họ mua sắm và trang trí nhà cửa bằng cây thông hoặc cây tre trước cửa nhằm ngăn trừ không cho tà ma đến nhà quấy nhiễu và để mong được mạnh khỏe và sống lâu. Trước ngày 30, có bao nhiêu nợ nần phải thanh toán cho dứt điểm vì người Nhật sợ đầu năm mới để nợ sẽ xui xẻo cả năm.

Triều Tiên

Trước kia, người dân Triều Tiên đón Tết cổ truyền vào tháng 10, 11 và mới chuyển dần sang đón năm mới 1 âm lịch mới đây. Khác với chúng ta, Tết của họ kéo dài đến hàng tuần với nhiều phong tục đậm chất truyền thống như: dán hình động vật lên cửa để cầu may, mời thầy pháp saman đến cúng tế và xem bói, tổ chức đón trăng mọc.

Món ăn không thể thiếu trong dịp Tết của người Triều Tiên đó là món “cơm thuốc”. Để chế biến món này, người ta đem gạo nếp hấp qua, rồi trộn với mật ong, hạt dẻ, táo, nhân hạt tùng, mỡ, tương… rồi hấp chín. Người Triều Tiên từ xa xưa đã coi mật là thuốc nên đã gọi loại cơm này là cơm thuốc. Loại cơm này dùng để đãi khách và cúng tổ tiên. Người Triều Tiên quan niệm, ăn loại cơm này vào đầu năm mới thì cả năm sẽ được sống sung túc và ngọt ngào.

Mông Cổ

Vào mùng 1 đến mùng 3 Tết âm lịch hàng năm, người Mông Cổ lại hào hứng chào đón Tết còn gọi là tết Tsagaan Sar (tết “mặt trăng trắng) với nhiều phong tục độc đáo.

Mông Cổ là một trong số ít quốc gia ăn Tết Âm lịch giống Việt Nam. Ở Mông Cổ, hai dịp lễ quan trọng được chờ đợi nhất là Tết tháng trắng (người dân địa phương gọi là Tsagaan Sar) vào tháng giêng và tết Naadam vào tháng 7.

Người Mông Cổ luôn chú trọng nghi thức thanh tẩy, “rửa sạch” cả thể xác, tâm hồn để chào đón năm mới, cũng như tẩy sạch những tội lỗi từ năm trước. Vì thế, hàng năm vào thời khắc trước đêm giao thừa, người Mông Cổ sẽ rửa sạch chén bát bằng sữa ngựa.

Đồng thời, trước giao thừa hàng năm, tất cả những nam giới đều lên một ngọn đồi hay một ngọn núi, mang theo thực phẩm và cầu nguyện. Sau đó, mỗi người lại chọn một hướng đi mà theo tử vi là hướng hợp với họ để xuất hành, tập tục này còn gọi là “Lễ xuất hành” (muruu gargakh). Theo quan niệm của người Mông Cổ, xuất hành đúng hướng sẽ gặp nhiều may mắn.

Sưu tầm

Previous articleCách bày mâm ngũ quả 3 miền ngày Tết
Next articleĂn gì để thanh lọc thịt rượu quá nhiều sau Tết