Home Nổi Bật Cách bày mâm ngũ quả 3 miền ngày Tết

Cách bày mâm ngũ quả 3 miền ngày Tết

Mâm ngũ quả là một trong những lễ không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên người Việt. Một mâm ngũ quả chưng đủ món, đúng cách sẽ mang lại cho gia chủ nhiều may mắn, tài lộc trong năm mới. Tùy theo vùng miền, mỗi nơi lại có một số loại quả nhất định trên bàn thờ ngày Tết.

1953
0

Miền Bắc

2 loại quả không thể thiếu đối với mâm ngũ quả miền Bắc là chuối và bưởi. Tuy là 5 thứ quả, nhưng những thứ được chọn không phải là tùy tiện. Chọn trái cây cho mâm ngũ quả phải là những loại quả tròn trịa, có hương, có sắc. Tuyệt đối không chọn loại có gai, lá sắc để mang sát khí vào trong nhà. Những loại quả có mùi quá nồng như sầu riêng, mít, dứa,…cũng càng nên tránh.

Mâm ngũ quả Tết miền Bắc thường gồm các loại trái cây sau: chuối, dưa hấu (màu xanh); bưởi, phật thủ, cam, quýt hoặc quất (màu vàng); hồng, ớt hoặc táo tây (màu đỏ); đào hoặc lê (màu trắng); mận hoặc nho (màu đen) với những màu sắc khác nhau và mang những ý nghĩa riêng biệt. Cách bày biện thường là nải chuối được đặt ở dưới cùng, trên nải chuối để quả bưởi ở giữa và xung quanh xếp xen kẽ các loại trái cây khác.

Trong mâm ngũ quả miền Bắc, chuối hay phật thủ thể hiện sự che chở của trời đất thiên nhiên cho con người và gia đình sum vầy, đầm ấm, quây quần bên nhau. Ớt, táo tây thể hiện sự may mắn; cam, quýt, quất, hồng thể hiện tài lộc, phú quý còn quả lê, đào tượng trưng cho sự thăng.

Miền Trung

So với miền Bắc, mâm ngũ quả ở miền Trung nhìn chung đơn giản hơn và cũng không có quá nhiều điều kiêng kị.

Tại các tỉnh miền Trung, mâm ngũ quả thường bao gồm thanh long, dưa hấu, xoài, bưởi, nho, táo, cam, lê, mãng cầu, dứa, chuối xanh,… khéo léo điểm thêm những bông cúc vàng xung quanh và đặt thêm hai quả dưa hấu hai bên, tạo dáng cho mâm ngũ quả. Cách bài trí đơn giản, không quá cầu kỳ, qua đó cũng thể hiện phần nào tính cách chân chất của người dân nơi đây.

Miền Nam

Tính cách phóng khoáng, hào sảng của người miền Nam được thể hiện thấy rõ qua mâm ngũ quả của họ. Chỉ cần “cầu, dừa, đủ, xài, sung” đã khiến họ vui vẻ. Thế nên mâm ngũ quả của người miền Nam gồm 5 loại quả biểu hiện cho ước mơ đó của họ gồm: mãng cầu, đu đủ, quả sung, xoài, dừa. Ngoài những thứ quả kể trên, người ta còn bày thêm 3 trái thơm mới mong muốn con cháu đủ đầy, một cặp dưa hấu để cầu mong may mắn.

Về các loại quả cần kiêng kị trong mâm ngũ quả, khác với người miền Bắc, người miền Nam kiêng kị chuối vì đọc gần giống “chúi” ý chỉ sự làm ăn không phát đạt; táo – đọc là bom khiến công việc đổ bể; quả lê khiến người ta quan niệm đến sự lê lết hay quả cam là cam chịu,….

Tuy mâm ngũ quả mỗi miền có khác nhau nhưng trên hết đều thể hiện sự thành kính hướng về nguồn cội, tổ tiên và ước mong một năm mới hạnh phúc, đủ đầy. Chính điều này cũng làm nên sự đa dạng về văn hóa vùng miền riêng có ở Việt Nam.

Sưu tầm

Previous articleNgày đầu xuân hành hương về cõi Phật
Next articleCó bao nhiêu nước cùng ăn Tết âm lịch như Việt Nam?