Bữa cơm tối trong gia đình tưởng chừng đơn giản, bình thường nhưng lại ẩn chứa nhiều lợi ích bất ngờ mà chính bạn cũng không ngờ tới. Cùng Mùa gió heo may khám phá bí mật thú vị này nhé.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc các thành viên trong gia đình ngồi xuống và dùng bữa cùng nhau mang lại những lợi ích cực kì có lợi cho cả sức khỏe lẫn tâm lý của mọi thành viên. Việc tương tác giữa các thành viên trong gia đình với nhau trong bữa ăn chính là cách mà bữa ăn tác động theo hướng tích cực đến mọi thành viên. Cùng điểm một vài lợi ích từ việc cùng nhau ăn tối nhé!
Giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh và giảm nguy cơ béo phì
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, những thanh thiếu niên dùng bữa cùng gia đình thường có chế độ ăn uống lành mạnh hơn so với các thanh thiếu niên còn lại. Vậy tại sao lại có sự khác biệt trong vấn đề này? Lí giải về nguyên do dẫn đến sự khác biệt đó, các chuyên gia cho biết “Những bạn trẻ ăn cùng gia đình có xu hướng ăn nhiều rau và hoa qua, ít đồ ăn nhanh và đồ uống có đường.”
Theo đó, các thanh thiếu niên dùng bữa cùng gia đình cũng có xu hướng giảm nguy cơ béo phì và thừa cân trong tương lai gần.
Thói quen ăn uống lành mạnh (rau củ quả, protein, khoáng chất) không chỉ giúp giảm nguy cơ béo phì mà còn giúp các bạn trẻ có 1 sức khỏe tốt hơn. các gia đình nên cố gắng duy trì ít nhất một hoặc hai bữa ăn cùng nhau mỗi tuần để bảo vệ con cái họ khỏi các vấn đề liên quan đến cân nặng trong cuộc sống sau này.
Giảm nguy cơ căng thẳng tâm lý
Tâm lý tuổi thanh thiếu niên luôn là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm nhưng đôi khi bất lực vì không thể kiểm soát cũng như thấu hiểu từ đó dẫn đến việc thanh thiếu thiên cho những tư tưởng sai lệch. Có thể bạn không tin nhưng thường xuyên dùng bữa với gia đình giúp giảm nguy cơ về rối loạn ăn uống, sử dụng rượu và chất gây nghiện, các hành vi bạo lực, trầm cảm và suy nghĩ tự tử ở thanh thiếu niên.
Tâm lý thanh thiếu niên nhạy cảm nên có vô vàn những vấn đề trong cuộc sống mỗi ngày có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ ví như: bị bạn chê bai hay lịch học căng thẳng ở trường, thậm chí là bị bắt nạt cũng có thể tạo nên xáo trộn tâm lý. Ăn cùng gia đình có thể là khoảng thời gian tuyệt vời để trẻ chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống, nói ra được những rắc rối của bản thân,… bởi tâm sự là một trong những cách giải tỏa tâm lý cực kỳ hiệu quả. Bố mẹ lúc này có thể chủ động thăm hỏi, gợi mở để trẻ sẵn sàng chia sẻ từ đó đưa ra cho trẻ những lời khuyên có giá trị.
Cải thiện kỹ năng giao tiếp
Trong khi có nhiều đứa trẻ sở hữu khả năng linh hoạt, giao tiếp tốt như một loại bản năng thì một số trẻ khác lại gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội. Giao tiếp xã hội là một loại kỹ năng có thể rèn luyện và cải thiện được và nơi thực hiện điều đó tốt nhất không đâu khác ngoài gia đình.
“Bên cạnh lợi ích về sức khỏe và thể lực nói chung, sự tương tác và thảo luận về các vấn đề xã hội hiện tại trên bàn ăn giúp trẻ giao tiếp tốt hơn” là những gì mà khoa học chứng minh được. Theo đó, kỹ năng giao tiếp của trẻ có thể được hình thành qua thói quen giao tiếp hàng ngày trên bàn ăn, và gia đình là nhân tố quan trọng giúp trẻ hình thành và hoàn thiện kỹ năng đó. Tập cho trẻ thói quen giao tiếp, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc ngay từ khi còn nhỏ chính là việc bố mẹ nên làm ngay từ bây giờ.
Ngoài những lợi ích trên, bữa cơm còn là cơ hội tốt giúp các thành viên trong gia đình thể hiện sự quan tâm chia sẻ với nhau, giúp mọi người hiểu và thương yêu nhau hơn, tăng sự gắn bó của các thành viên trong gia đình. Một bữa cơm với nhiều lợi ích như vậy, tại sao lại không ăn cùng nhau?