Home Sống Khỏe Bài Thuốc Hay Những bài thuốc trị bệnh đơn giản mà hiệu quả từ nghệ...

Những bài thuốc trị bệnh đơn giản mà hiệu quả từ nghệ đen

Nghệ đen là một loại thảo dược có rất nhiều công dụng chữa bệnh, nhất là các chứng bệnh về đường tiêu hóa, bệnh dạ dày đã được chứng minh khoa học và kiểm nghiệm thực tế mang lại kết quả cao. Dưới đây là một số công dụng và cách dùng cây nghệ đen trong việc chữa bệnh.

1193
0

Người bệnh có thể dùng nghệ đen để chế biến món ăn, tuy nhiên, tốt nhất vẫn là dùng làm thuốc.

Một số bài thuốc hay và thông dụng của nghệ đen trong việc chữa bệnh

Bài 1: Bài thuốc từ cây nghệ đen chữa chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ chua.

Dùng nghệ đen  kết hợp với trần bì và gừng tươi (lượng từ 10 – 20g mỗi loại), đem sắc nước như với thuốc bắc. Dùng để uống ngày 2 lần trước bữa ăn. Sử dụng bài thuốc cho tới khi hết các triệu chứng đầy bụng, ăn không tiêu, ợ chua.

Bài 2: Bài thuốc từ cây nghệ đen chữa viêm loét dạ dày tá tràng.

Nghệ đen (phơi khô, tán bột mịn) cùng với mật ong là 2 vị thuốc có tác dụng rất tốt đối với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng giúp khắc phục các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa tình trạng bệnh hiệu quả. Các bạn chỉ cần lấy 2 vị thuốc này trộn đều với nhau để uống ngày 2 lần vào 2 buổi sáng, tối, mỗi lần dùng khoảng  5 – 10g sau khi ăn.

Ngoài ra, các trường hợp bị viêm đại tràng mạn thể táo, có thể uống bột nga truật với dầu mè đen, sẽ cải thiện chức năng tiêu hóa, đi cầu phân có khuôn bình thường, chữa táo bón kéo dài.

Bài 3: Bài thuốc từ cây nghệ đen chữa bụng lạnh đầy

Sử dụng nghệ đen, mộc hương dạng bột đem pha với nước giấm pha loãng dùng để uống lúc đói, mỗi lần uống 2g.

Ngoài ra, dùng bài thuốc kết hợp giữa nghệ đen với ích mẫu, ngải cứu sắc nước uống ngày 2 lần trước bữa ăn có tác dụng chữa đau bụng kinh rất hiệu quả.

Bài 4: Chữa chứng huyết ứ, hành kinh không thông, có nhiều huyết khối; bế kinh, máu ra kéo dài.

Chuẩn bị  nghệ đen và ích mẫu, lượng bằng nhau 15g. Sắc uống ngày một thang. Sử dụng đều đặn trong vòng 1 tháng thì tình trạng sẽ được cải thiện rõ rệt.

Bài 5: Chữa chứng ăn kém, chậm tiêu, đầy hơi, đại tiện phân sống.

Để làm bài thuốc này cần chuẩn bị nghệ đen 160g, cốc nha 20g, khiên ngưu (sao) 40g, hạt cau 40g, đăng tâm (bấc lùng) 16g, nam mộc hương 16g, thanh bì 20g, thanh mộc hương 20g; củ gấu 160g, tam lăng 160g, đinh hương 16g. Tất cả các vị tán thành bột mịn, hoàn thành viên. Liều dùng: Ngày uống 8 đến 12g với nước sắc gừng (nướng chín).

 Bài 6: Bài thuốc bổ khí, dưỡng huyết từ nghệ đen.

Nghệ đen, bạch chỉ, hồi hương, cam thảo, đương quy, thục địa, bạch thược, xuyên khung. Lượng các vị bằng nhau (đều 40g). Tất cả các vị tán bột, hoàn thành viên. Liều dùng: uống 8 đến 12g.
Đây là bài thuốc bổ khả dụng, dùng chữa nhiều chứng bệnh thuộc phạm vi chứng suy nhược, tiêu hóa hấp thu kém, thể trạng xanh xao, thiếu máu, dễ cảm vặt… mà “Trung Quốc bách khoa đại từ điển” gọi là chữa bách bệnh (liệt kê 33 chứng bệnh khác nhau).

 Bài 7: Đau bụng từng cơn do nhiễm khí lạnh:

Tán 100g nghệ đen và 50g mộc hương thành bột. Mỗi lần uống 2g kèm theo một ít giấm pha loãng.

Bài 8: Viêm gan, vàng da

Nghệ đen, nghệ vàng, cỏ cú, quả tắc non, tất cả đồng lượng, phơi khô tán bột, trộn với mật ong làm viên uống ngày 1-2g.

Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế cho thấy nếu bài thuốc được làm thành thang sắc uống thì hiệu quả kém hẳn, do việc sắc đã làm thay đổi tính chất bài thuốc, đặc biệt là một số vị thuốc chứa tinh dầu như bạch chỉ, hồi hương… bị bay mất tinh dầu và làm mất cái “hay” của bài thuốc.

Các trường hợp không nên sử dụng nghệ đen

Thời gian gần đây, nhiều trang thông tin điện tử đăng tải các bài viết về công dụng thần kỳ, chữa được bách bệnh của nghệ đen, khiến nhiều người tiêu dùng cố tìm cho bằng được để thêm vào bữa ăn hàng ngày hay bào chế thuốc chữa bệnh.
Điều này vô tình làm ảnh hưởng đến các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày vì nghệ đen không những không giúp điều trị bệnh này mà còn làm cho bệnh diễn biến nặng hơn.

Do có tính chất phá huyết, nghệ đen hoàn toàn không có tác dụng làm lành vết thương mà ngược lại, chúng còn làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn, vết thương lâu lành hơn.

Tính phá huyết của nghệ đen rất mạnh nên ngoài bệnh nhân viêm loét dạ dày, phụ nữ đang mang thai và người đang bị rong kinh cũng không nên dùng.

Dùng nghệ đen là một trong các bài thuốc dân gian trị bệnh dạ dày hiệu quả, nhất là đối với các trường hợp kể trên. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lạm dụng mà cần sử dụng vừa phải với liều lượng phù hợp. Với mỗi trường hợp bệnh chỉ nên dùng từ 4 – 6g bột nghệ đen sắc uống. Không nên dùng quá nhiều sẽ gây phản tác dụng, khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

 

Previous article6 lý do chứng minh chạy bộ là môn thể thao phù hợp với tuổi trung niên
Next article5 công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cải xoong