Ung thư sẽ không còn là nỗi lo nếu bạn bổ sung 3 loại rau vừa quen vừa rẻ này mỗi ngày. Cùng Mùa gió heo may điểm mặt 3 loại rau dân dã của người Việt với tác dụng chống ung thư hiệu quả.
Rau hẹ
Hẹ có tác dụng ôn thận tráng dương, tăng cường sinh lực, thanh lọc cơ thể, giải độc gan,…Chứa nhiều vitamin C, A và chất xơ, đồng thời cũng sở hữu hàm lượng canxi, photpho và sắt khá lớn, rau hẹ được chứng minh có khả năng phòng chống ung thư vô cùng hiệu quả.
Nghiên cứu chỉ ra rằng trong rau hẹ có chứa các chất bảo vệ tế bào có chức năng chống oxy hóa gốc tự do, giúp giảm nhẹ, tránh gây tổn thương đến chức năng giữa màng tế bào và gen, tăng cường sức miễn dịch của cơ thể để chống lại căn bệnh nguy hiểm này.
Mặc dù sở hữu công dụng vượt bậc, bạn vẫn cần có 1 số lưu ý nhỏ khi sử dụng rau hẹ trong bữa ăn hàng ngày. Rau hẹ chứa nhiều chất xơ thô do vậy bạn nên chú ý sử dụng ở mức hợp lý để tránh tình trạng khó tiêu do ăn quá nhiều rau hẹ.
Những người có tiền sử mắc các bệnh về đường tiêu hóa cũng nằm trong nhóm cần hạn chế ăn rau hẹ vào buổi tối nếu không muốn dạ dày gặp vấn đề do phải hoạt động vượt năng suất để tiêu hóa quá nhiều chất xơ thô từ rau hẹ.
Hành tây
Hành tây được biết đến với nhiều công dụng cho sức khỏe trong đó có công dụng chống ung thư nổi bật. Người ta tìm thấy trong hành tây hai chất chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ là polyphenol, flavonoid, có tác dụng bảo vệ các tế bào và cơ thể chống lại ung thư. Đặc biệt, chúng có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch và các bệnh viêm nhiễm.
Flavonoid là chất chống oxy hóa giúp trì hoàn hoặc làm chậm lại các tổn thương tế bào do quá trình oxy hóa diễn ra trong cơ thể. Flavonoid tập trung nhiều nhất ở phần thịt ngoài cùng của hành tây, do vậy khi chế biến lưu ý đừng bỏ đi quá nhiều phần này nhé các bà nội trợ.
Mặc dù có công dụng tốt đối với sức khỏe nhưng vẫn có một số đối tượng không nên sử dụng hành tây, đặc biệt là người đang mắc các bệnh gan, thận, mắt, các bệnh ngoài da và bệnh mạn tính về đường tiêu hóa.
Các chất glycosid có trong hành tây cũng ảnh hưởng nhất định đến các hoạt động của tim, do vậy, người có vấn đề về tim mạch cũng nên hạn chế sử dụng.
Tỏi
Nhiều nghiên cứu khác về sức khỏe đã khẳng định: tỏi có khả năng chống ung thư nhờ tinh dầu trong loại củ này dễ bay hơi và tan trong chất béo, có thể kích hoạt các đại thực bào, cải thiện khả năng chống ung thư của cơ thể.
Tỏi có công dụng đáng kể trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc
ung thư, nhất là ung thư đường ruột. Bên cạnh đó, tỏi còn có thể ngăn cản sự
xâm hại của độc tố, kim loại nặng, chất gây ung thư đối với cơ thể. Thành phần
germanium và selen trong tỏi giúp cơ thể chống đột biến tế bào, ngăn ngừa sự
hình thành của các gốc tự do, hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Các hoạt chất trong tỏi như diallyl disulphide, s-allystein và ajoene có thể
làm chậm tốc độ tăng trưởng của khối u, giảm kích thước của khối u tới 50%. Tỏi
có công dụng ngăn ngừa, hỗ trợ kiểm soát sự phát triển của các loại ung thư
như: ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư vòm họng, ung thư đại tràng, ung thư
thực quản, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư gan, ung thư bàng quang,…
Tỏi tuy tốt, nhưng có tính cay nóng đặc trưng, không thích hợp với những người mắc bệnh về mắt, người bị nóng trong, hư tỳ, đi tả hoặc các đối tượng có tiền sử mắc bệnh gan.
Đặc biệt, tỏi không thích hợp ăn lúc đói, cũng không nên để quá lâu. Cần hạn chế nấu chín tỏi để tránh hao hút chất dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh của loại củ này.
Sưu tầm