Home Sống Khỏe Bệnh Thường Gặp Chăm sóc răng miệng người cao tuổi mùa bệnh dịch

Chăm sóc răng miệng người cao tuổi mùa bệnh dịch

379
0

Răng miệng là bệnh thường gặp ở người cao tuổi khi về già do sự suy yếu ở các cơ quan. Các bệnh về răng miệng không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt ăn uống mà còn có tác động xấu đến sức khỏe và các bộ phận liên hệ mật thiết từ đó giảm sút chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi. Vậy làm thế nào để chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người cao tuổi hiệu quả, đặc biệt là trong mùa dịch này? Cùng Mùa gió heo may tìm hiểu nhé!

  • Người cao tuổi thường mắc một số bệnh về răng miệng chủ yếu như:

Bệnh nha chu: biểu hiện thường gặp là răng lung lay, bị đau khi nhai. Bệnh thường gặp ở những người có thói quen vệ sinh răng miệng không tốt hoặc không đúng cách, chải răng không đúng, lực quá mạnh, sử dụng thức ăn quá cứng,…

Sâu răng: thường do mắc chứng khô miệng hoặc là do vấn đề vệ sinh răng miệng chưa tốt, thức ăn bám vào gây sâu răng.

Mất răng: làm giảm sức nhai trầm trọng, ăn uống khó khăn.

Tụt nướu, trồi răng: do chải răng sai kỹ thuật dẫn đến mòn lợi. Ngoài ra, tụt nướu có thể do viêm lợi, viêm quanh.

Ngăn ngừa bệnh răng miệng cho người cao tuổi

Để phòng ngừa, khắc phục bệnh răng miệng cho người cao tuổi, bản thân người bệnh hoặc người thân bệnh nhân cần có kiến thức, hiểu biết đúng về việc chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi. Một số giải pháp giúp ngăn ngừa và chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi bạn có thể vận dụng ngay tại nhà nhưng cho kết quả tối ưu như:

  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý

Điều trị, chăm sóc sức khỏe răng miệng thì liên quan đến chế độ dinh dưỡng, thực đơn bữa ăn? Nghe khá vô lí nhưng rất thuyết phục. Bổ sung trái cây và các loại rau củ là cách hữu hiệu để cung cấp cho cơ thể nguồn vitamin tự nhiên tốt cho răng, lợi. Sử dụng trái cây như món tráng miệng sau bữa ăn chính cũng có tác dụng làm sạch răng miệng. Do vậy, thay vì sử dụng bánh, kẹo như món ăn vặt hoặc tráng miệng dễ gây sâu răng do kết dính, bạn có thể sử dụng trái cây thay thế.

Thời điểm ăn trái cây tươi tốt nhất là trước bữa ăn chính 1 tiếng đồng hồ..Nếu ăn bánh ngọt chỉ nên ăn bánh ngọt vào bữa chính và đánh răng ngay sau đó; Nên ăn đủ các chất: đạm (thịt, trứng, tôm, cua, sữa, đậu phụ), béo (dầu thực vật; hạn chế tối đa ăn mỡ và phủ tạng động vật), vitamin (trái cây), muối khoáng.

  • Lưu ý khi ăn uống

Không nên để người cao tuổi ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

Nên sử dụng thức ăn có chứa nhiều vitamin để giúp răng thêm chắc khỏe

Ăn ít và chia thành nhiều bữa nhỏ để răng không làm việc quá sức cũng như tốt cho hệ tiêu hóa vốn không còn khỏe mạnh của người cao tuổi

Chải răng và súc sạch miệng sau khi ăn để đảm bảo thức ăn không còn lưu lại trên răng và lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn trong miệng lên men, tạo ra chất axit phá hủy men răng, dẫn đến sâu răng.

Hạn chế dùng tăm xỉa răng vì có thể khiến răng dễ mòn, dễ đâm vào răng, lợi gây sưng đau. Không nên dùng tăm quá nhiều vì dễ gây mòn cổ răng và khi xỉa tăm nên cẩn thận vì khi đâm vào lợi dễ gây viêm lợi, sưng đau.

Người cao tuổi dù bị mất răng bởi bất kỳ lý do gì cũng nên đến nha sĩ để khám và phục hình răng sau đó 1 tháng. Nếu để lâu ngày, răng sẽ bị xô lệch, làm mất khoảng trống của răng đã mất, đồng thời gây xáo trộn khớp cắn, khó chải sạch răng.

Khi có răng giả, nên giữ vệ sinh thật kỹ, chải răng hằng ngày như răng thật. Nếu dùng răng giả kiểu tháo lắp, nên tháo ra lúc nghỉ ngơi hoặc đi ngủ để niêm mạc ở hàm giả được thoáng, máu lưu thông dễ dàng. Hàm giả tháo ra nên được chùi rửa sạch sẽ, ngâm vào một ly nước nguội có nắp đậy.

Sưu tầm

Theo Kiến thức và đời sống

Previous articleTháng tư, nỗi niềm chớm hạ
Next articleGiàu vật chất chưa hẳn đã hạnh phúc