Home Sống Khỏe Dinh Dưỡng 4 bộ phận của lợn bẩn nhất nên hạn chế ăn

4 bộ phận của lợn bẩn nhất nên hạn chế ăn

352
0

Thịt lợn là loại thực phẩm rất dễ mua ngoài chợ và các bộ phận của con lợn cũng được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, có một số phần trên con lợn lại được khuyến cáo không nên ăn vì chúng chưa chắc đã được làm sạch sẽ khi đến tay người mua.

1. Cổ lợn

Ai cũng biết phần thịt cổ lợn có chứa nhiều hạch bạch huyết, là cơ quan thải độc nên có thể tiềm ẩn nhiều vi khuẩn, độc tố, ăn vào không hề tốt cho sức khỏe. Nhưng nhiều người bán hàng vì muốn che mắt người mua đã trộn thịt cổ lợn với phần thịt nạc khi bán hoặc rao bán với giá rẻ để đẩy hàng nhanh. Nếu chúng ta không biết mà ăn phải thì rất dễ tích trữ vi khuẩn và virus trong cơ thể.

2. Phần nhân trắng bên trong cật lợn

Cật lợn thường được nhiều bà nội trợ mua về thái mỏng rồi xào lên ăn hoặc nấu với cháo. Nhưng phần nhân trắng bên trong quả cật lợn lại chính là tuyến thượng thận của lợn, khi ăn vào có thể gây buồn nôn, chóng mặt, tức ngực, khó thở.

Đặc biệt, mùi của phần nhân này còn rất hôi và khó ngửi nên bạn cần chú ý loại bỏ thật sạch trước khi mang ra chế biến.

3. Gan lợn

Chẳng riêng gan lợn mà nhiều loại gan động vật khác cũng đều chất chứa khá nhiều vi khuẩn. Nguyên nhân là do gan chịu trách nhiệm thải độc của cơ thể nên nó thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại. Nếu ăn lâu dài có thể làm tăng cao nguy cơ mắc ung thư nội tạng.

Ngoài ra, việc ăn nhiều gan lợn cũng có thể làm tăng lượng cholesterol nạp vào cơ thể nên dễ gây ra các vấn đề tim mạch khi lớn tuổi. Do đó, tốt nhất thì bạn nên hạn chế ăn gan lợn để bảo vệ sức khỏe cơ thể.

4. Phổi lợn

Phổi là cơ quan hô hấp của con lợn nên nó lưu giữ khá nhiều bụi bẩn lẫn chất độc từ không khí bên ngoài. Trong phổi có nhiều phế nang nên càng khiến chất bẩn dễ được lưu giữ lại. Thêm nữa, loài lợn còn có thói quen hít thở sát đất nên không chỉ đem theo bụi bẩn thông thường mà phổi lợn còn ẩn chứa nhiều kim loại nặng từ lòng đất.

Để làm sạch phổi lợn hiệu quả nhất, bạn không nên chế biến cả miếng mà hãy thái thành từng lát mỏng, chần qua với nước sôi rồi tiếp tục nấu chín. Bước này sẽ giúp lọc các chất độc hại trong những nang phổi hiệu quả hơn.

Previous articleChăm sóc sức khỏe tinh thần bằng những cách đơn giản
Next articleSai lầm thường gặp nhất khi kết hợp 3 món ăn này