Home Sống Khỏe Bài Thuốc Hay Thanh long: Quả cây rẻ tiền nhưng công dụng “đắt giá”

Thanh long: Quả cây rẻ tiền nhưng công dụng “đắt giá”

Thanh long là loại quả phổ biến nhưng nhiều người lại không mấy ưa chuộng. Nếu biết sớm những điều này, có thể bạn sẽ suy nghĩ lại...

7474
0

Tác dụng chữa bệnh của quả thanh long

Hàm lượng chất anthocyanidin có trong quả thanh long tương đối cao. Anthocyanidin là chất có tác dụng rất tốt trong chống lão hóa, ngăn ngừa sự phát triển của các khối u, bướu, hạn chế nguy cơ đột quỵ, ngoài ra còn có tác dụng hỗ trợ phòng trừ chứng mất trí nhớ ở tuổi già.

Trong quả thanh long chứa một lượng lớn chất Albumin thực vật, chất này có rất ít trong các loại rau quả thông thường. Albumin hoạt tính này sẽ tự động kết hợp với mercury trong cơ thể, có tác dụng đào thải chất độc ra ngoài thông qua hệ bài tiết. Ngoài ra, albumin còn có tác dụng rất tốt cho dạ dày.

Quả thanh long là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, nó có thể loại bỏ các gốc oxy tự do, ngoài ra chất vitamin C có trong thanh long còn có tác dụng làm trắng sáng da. Thanh long là một loại quả có mức năng lượng thấp, thành phần protein hòa tan rất cao, vì thế nó còn có tác dụng giảm cân, giảm cholesterol, nhuận tràng, phòng trừ ung thư trực tràng.

Hàm lượng chất sắt có trong quả thanh long cũng cao hơn so với các loại hoa quả thông thường, sắt là nguyên tố không thể thiếu để sản sinh ra hồng cầu, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người.

Các hạt giống như hạt vừng đen có trong quả thanh long còn có tác dụng thúc đẩy sự tiêu hóa của dạ dày, ngăn ngừa ung thư, ngăn ngừa truyền nhiễm vi rút và ức chế phản ứng miễn dịch.

Một số món ăn từ thanh long có thể hỗ trợ chữa bệnh

1. Chè trân châu thanh long

Nguyên liệu: thanh long 1 quả, 1 nắm hạt chân trâu, đường phèn.

Cách làm:

Đun sôi nước cho hạt trân châu vào luộc, đến khi hạt bắt đầu chuyển sang màu trong suốt thì tắt bếp, vớt hạt trân châu ra cho ngâm vào nước lạnh.

Quả thanh long bổ dọc thành đôi, khéo léo tách phần ruột ra ngoài, giữ cho vỏ còn nguyên lành. Phần ruột quả thanh long thái miếng nhỏ cho vào vỏ quả thanh long, cho tiếp hạt trân châu, đường phèn vào là có thể dùng.

Công dụng: Đồ uống này rất tốt cho dạ dày, đặc biệt thích hợp dùng vào mùa hè thời tiết oi bức.

2. Chè thanh long khoai lang

Nguyên liệu: thanh long 100g, khoai lang 100g, sữa tươi 250 ml.

Cách làm: Khoai lang cắt thành miếng vuông nhỏ, hấp chín cách thủy, thanh long cũng cắt thành miếng vuông nhỏ giống khoai lang, đem khoai đã hấp chín cùng với thanh long bỏ vào bát rồi cho sữa tươi vào (nếu thích ăn ngọt có thể dùng sữa có đường). Thức uống này ăn kèm với một quả trứng ốp la sẽ là một bữa sáng có giá trị dinh dưỡng cao.

Công dụng: Ăn thường xuyên có thể tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa táo bón và ung thư ruột.

3. Chè thanh long ngân nhĩ tuyết lê

Nguyên liệu: Thanh long 1 quả, ngân nhĩ 30g, mộc nhĩ 30g, lê 1 quả, đỗ xanh 15g, hạt kỳ tử 15g, đường phèn.

Cách làm:

Ngân nhĩ, mộc nhĩ ngâm nước cho nở ra, thanh long bổ dọc thành đôi, lấy phần ruột ra ngoài, phần vỏ giữ lại. Cắt nhỏ phần ruột quả thanh long với quả lê thành miếng vừa ăn.

Đem ruột quả thanh long, lê, ngân nhĩ, mộc nhĩ, đường phèn đã cắt nhỏ đổ nước vào đun nhỏ lửa trong 1 tiếng; đỗ xanh và hạt kỳ tử cũng đun chín.

Cho tất cả các loại vừa đun chín vào phần vỏ quả thanh long, rồi cho đỗ xanh, hạt kỳ tử lên trên là có thể dùng.

Công dụng: Thanh nhiệt, tiêu đờm, lợi phổi, hỗ trợ cho người uống rượu hút thuốc bài trừ độc tố.

 4. Siro thanh long chanh leo

Nguyên liệu: Chanh leo 300g, thanh long 300g, cỏ ngọt Stevia 2g, đường mạch nha 300g.

Cách làm:

Chanh leo rửa sạch lau khô, cắt đôi, dùng muỗng lấy phần ruột. Thanh long cắt thành hạt lựu. Cho nước vào nồi đun sôi, rồi thả cỏ ngọt Stevia đun trong 10 phút. Vớt cỏ ngọt Stevia ra, sau đó tiếp tục cho đường mạch nha vào đun đến khi tan ra.

Cho tiếp phần ruột chanh leo và thanh long vào nồi đun nhỏ lửa. Trong lúc nấu liên tục dùng muỗng gỗ khuấy đều để tránh bị bén nồi, ngoài ra cũng liên tục vớt bọt nổi ở bên trên. Đun nhỏ lửa đến khi hỗn hợp trở nên cô đặc thì có thể tắt bếp, để nguội cho vào lọ thủy tinh rồi bảo quản trong tủ lạnh.

Công dụng: Đây là một loại siro hoa quả có mùi vị thơm ngon nhiều dinh dưỡng.

5. Thanh long đỏ ngâm rượu

Nguyên liệu: Thanh long đỏ 600g, đường phèn 250g, rượu 600g.

Cách làm:

Thanh long rửa sạch, để khô ráo, sau đó gọt vỏ, thái thành miếng nhỏ. Cho vào lọ thủy tinh, cứ một lớp thanh long lại thêm một lớp đường phèn. Đổ rượu vào ngâm, sau đó bịt kín lắp bình. Đặt bình rượu vào chỗ mát, 3 tháng sau có thể dùng.

Công dụng: Tăng cường chức năng tim mạch, bồi bổ sức khỏe.

Chú ý:

Giá trị dinh dưỡng của thanh long trắng và thanh long đỏ như nhau, loại nào cũng có thể ngâm rượu, chỉ là dùng thanh long đỏ thì màu rượu ngâm sẽ đẹp hơn. Vì thông thường mùi vị của thanh long thanh nhẹ mà rượu thì nồng hơn nên kiến nghị khi dùng thêm một chút nước ép trái cây.

6. Thanh long xào tôm nõn

Nguyên liệu: Thanh long 1 quả, tôm tươi 200g, trứng gà 1 quả, cần tây 2 cây, bột mì, dầu ăn, gia vị.

Cách làm:

Tôm tươi rửa sạch, bóc vỏ, dùng khăn giấy thấm khô.

Cho bột canh vào tôm ướp một lúc, sau đó tiếp tục dùng khăn giấy thấm khô. Trứng gà đánh tan đều, sau đó cho tôm và bột mì vào đảo đều, cho thêm một chút dầu ăn (để tránh tôm bị dính vào nhau lúc xào), sau đó để trong 10 phút.

Cần tây rửa sạch cắt khúc, thanh long bỏ vỏ rồi cắt thành từng miếng vừa ăn. Cho tôm vào chảo đảo sơ cho chín vừa thì bắc ra. Tiếp theo cho dầu ăn, cần tây, thanh long vào chảo xào cho chín vừa rồi tiếp tục đổ tôm vào chảo xào sơ qua, nêm nếm gia vị cho vừa ăn, cho ra đĩa.

Công dụng: Đây là món ăn bồi bổ sức khỏe rất tốt cho thận.

*Theo Health/Huanqiu

Previous article15 việc làm không mất tiền giúp cuộc sống của bạn ý nghĩa hơn
Next article4 nguyên tắc sống để bạn luôn tự tại