Home Nổi Bật 11 quy tắc đúc kết từ nhà Phật về nhân quả người...

11 quy tắc đúc kết từ nhà Phật về nhân quả người đời nên nhớ

Ta có thể không tin vào quỷ thần thiên địa nhưng nhân quả mấy ai không tin tưởng. Người sống trên đời có nhân có quả, người xưa cũng đã dạy “gieo nhân nào thì gặt quả nấy”. Biết được các quy tắc về nhân quả để giữ tâm an, lòng tịnh.

849
0

Trong suy nghĩ cũng như hành động của chúng ta đều chứa đựng các hậu quả: tốt hoặc xấu. Nếu chúng ta muốn có bình yên, tình yêu, sự hài hòa, sung túc, chúng ta phải có những hành động tương thích phát huy những nhân tố tích cực nêu trên như ủng hộ hòa bình, hòa hảo, chăm chỉ lao động và kinh doanh. Hiểu biết về các quy tắc nhân quả, hiểu thấu mới mong được bình an

Thích cảm ơn thì thuận lợi ngày càng nhiều

“Lời nói không mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Lời “cảm ơn” là một trong những lời nên “lựa để nói. Một lời cảm ơn không mất quá nhiều thời gian của người nói nhưng lại khiến người nghe được trân trọng. Những lúc như vậy, chỉ một lời cảm ơn thật lòng đã đủ khiến lòng người ấm lạ. Người biết cảm ơn là người thức thời, lanh lợi, một câu cảm ơn hôm nay có thể đổi lấy công danh, sau này một đời vui sống.

Thích giúp đỡ người khác thì quý nhân ngày càng nhiều

Giúp đỡ người khác là hành động đẹp trên đời. Theo thuyết nhà Phật “gieo nhân nào thì gặt quả nấy” thì cái “nhân” này quả là nên gieo mọi lúc. Người nhận giúp đỡ chỉ ngặt lúc khó khăn, ngặt nghèo. Tương tự người dang tay giúp đỡ lại chẳng mấy ai mong hồi báo bởi chính người mình giúp đỡ. Vậy nhưng, bạn có tin giúp người thì người giúp lại. Người này không nhất thiết là người ta đã cưu mang, có thể là một người hoàn toàn xa lạ. Lòng tốt lan tỏa khắp nơi đồng nghĩa với việc quý nhân ngày càng nhiều. Đời lại có thêm nhiều điều tươi đẹp.

Oán trách chỉ gây thêm phiền não

Miệng nói thì tai nghe, tâm giận thì người nặng nề mệt mỏi. Nói thế để thấy là tức giận hay oán trách bất kì ai người khó chịu đầu tiên chính là bản thân mình. Đôi lúc chắc gì ta oán giận người khác đã để tâm? Mỗi người thực ra chỉ sống một cuộc đời cớ sao không gắng sống vui từng ngày trọn vẹn hơn là việc dành nữa thời gian cuộc đời cho việc âu sầu, phiền não vì những việc không liên quan đến ta.

Biết đủ niềm vui ngày càng nhiều

Tham thì thâm là câu nói mọi người đều hiểu. Tham là một trong những bản chất của con người, đừng ai phủ nhận bản thân chưa bao giờ nãy sinh lòng tham với bất kì điều gì. Con người sống không có tham vọng, ngày mai chắc gì đã tươi sáng nhưng lòng tham cũng cần có điểm dừng. Bản thân lòng tham không xấu chỉ là cách người ta dùng khiến nó sai lệch. Lòng tham khiến người ta sân si, đố kị ganh ghét lẫn nhau thì lòng tham đó thật tệ. Thế nên biết đủ mới là niềm vui đời người.

Thích trốn tránh thì thất bại ngày càng nhiều

Người xưa từng dạy “Vấp ngã không quan trọng, làm người ai không vấp ngã đôi ba lần, quan trọng là sau khi ngã, ngươi có thể một lần nữa đứng dậy hay không?” Người đứng lên sau thất bại ít nhất sẽ thành công bởi họ có ý chí. Ngược lại, sau thất bại người không thể đứng dậy, đổ lỗi cho hoàn cảnh, đỗ lỗi cho người cho đời, lẫn trốn giữa những lí do thì suốt đời vẫn mãi là kẻ thất bại.

Hay nổi giận thì bệnh tật ngày càng nhiều

Tức giận được xem là một trong những hành vị “đại ngốc” của nhân loại. Giận dữ chính là đem lỗi lầm của người khác để trừng phạt mình, tác hại khôn lường. Cả giận mất khôn, cơn giận khiến bạn mất đi sự bình tĩnh, không thể kiểm soát bản thân bằng lý trí, mà để cơn giận dữ kiểm soát, nên nhất thời dễ làm những sự việc hồ đồ, hại người hại mình.

Không chỉ vậy, cơn giận dữ còn trực tiếp ảnh hưởng lên sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Hình ảnh một người đang lên cơn giận đột nhiên hét toáng lên, ôm ngực, ngã xuống sàn và đột tử thật sự không phải chỉ có trong phim ảnh.

Thích chiếm lợi thì nghèo khó ngày càng nhiều

Cái lợi ai mà không thích, thế nhưng ta phải hiểu rõ được cái lợi nào là đáng và có thể. Người sốt đời chỉ lo ham lợi, trục được càng nhiều lợi về mình càng vui nhìn thế nhưng suốt đời sẽ mãi nghèo khổ.

Thích bố thí tiền tài thì phú quý ngày càng nhiều

Tiền tài là vật ngoài thân điều này thật sự đúng. Sống ở đời không phải ai cũng giàu có, người có tiền giàu vật chất, người nghèo lại giàu tình cảm. Cuộc sống lại cần cả 2 thứ vật chất và tình cảm bổ trợ. Người giàu chia sẻ tiền bạc vật chất nhận lại được tình cảm chân thật có vàng cũng khó mua được. Lúc cho đi cũng là lúc nhận về.

Thích hưởng phúc thì khổ đau ngày càng nhiều

Hưởng phúc sao có thể đau khổ? Được hưởng phúc và thích hưởng phúc là 2 khái niệm hoàn toàn trái ngược. Người được hưởng phúc trước đó chính là người đã ban phúc, chia sẻ tình thương, lòng lương thiện. Do vậy người đó nửa đời sau được hưởng phúc là điều xứng đáng. Ngược lại người muốn hưởng phúc chỉ chăm chăm chờ lòng tốt từ người khác. Xin hỏi trên đời này không có cho đi sao có nhận?

Trau dồi kiến thức trí tuệ ngày càng mở mang

Học tập tìm hiểu chưa bao giờ bị giới hạn bởi tuổi tác. Thế giới có bao nhiêu câu chuyện người cao tuổi vẫn miệt mài học. Những điều ta biết chỉ là hạt cát, kiến thức nhân loại là cả đại dương. Học hỏi, trau dồi kiến thức không bao giờ là sai, chỉ là bạn có sẵn sàng thực hiện.

Previous articleNhững thực phẩm người viêm tuỵ cần tránh
Next articleTa tự thảnh thơi khi ta buông bỏ