Mong muốn được ở bên cạnh con cháu
Ai cũng phải trải qua quy luật của con người, của vòng tuần hoàn “Sinh – Lão – Bệnh- Tử”. Lúc con cháu trưởng thành, khôn lớn là lúc ông bà, cha mẹ ngày một già đi, sức khỏe đi xuống và đó chính là lúc người lớn tuổi cần sự quan tâm, chăm sóc của con cháu. Sự gần gũi, quan tâm luôn ở bên, hỏi han và động viên tinh thần giúp ông bà, cha mẹ già cảm thấy ấm áp, không còn cảm giác cô đơn và tủi thân tuổi già.
Các cụ ta thường có câu “Trẻ cậy cha, già cậy con”, hạnh phúc tuổi xế chiều của ông bà, cha mẹ không phải là một cuộc sống giàu có, sung túc về vật chất mà chính là tình yêu thương ấm áp của con cháu và những người thân yêu dành cho họ.
Được chia sẻ và trò chuyện thân tình
Người lớn tuổi thường có cảm giác bị “bỏ rơi” và khá nhạy cảm khi sống cùng con cháu bởi những cách biệt rất xa về lối sống, sở thích và thói quen giữa các thế hệ. Dù có khó tính đến đâu, người già vẫn có nhu cầu được trò chuyện, lắng nghe, chia sẻ và quan tâm theo cách của họ.
Đôi khi, cha mẹ già có thể kể mãi, hoài niệm không thôi về một câu chuyện, đừng tỏ ra chán nản và thờ ơ, hãy lắng nghe hồ hởi như lần đầu tiên bạn nghe thấy và cũng nên thường xuyên tâm sự, trò chuyện những tin vui về công việc, cuộc sống của mình hay tình hình học tập tốt của các cháu để các cụ yên lòng. Những chia sẻ giản dị về cuộc sống hàng ngày ấy tạo nên sự gắn kết và đầm ấm bên gia đình sẽ là động lực và liều thuốc tinh thần vô giá giúp cha mẹ có thêm động lực vui sống và tận hưởng tuổi già an nhàn bên gia đình thân yêu.
Người già thường thích trẻ con, gia đình nên tạo cơ hội cho ông bà vui chơi với cháu chắt để họ không còn cảm giác cô đơn. Hoặc cũng có thể đưa cha mẹ đến các môi trường hòa nhập, giao lưu với họ hàng, bạn bè, câu lạc bộ, hay nhóm cộng đồng khác. Ở những nơi như thế, cha mẹ già tìm lại được chính mình khi xưa, được tôn trọng, được lắng nghe và chia sẻ. Cha mẹ cũng thấy tự tin vì mình vẫn đủ sức khỏe để đi đến những nơi mình thích, và đặc biệt hơn là được con cháu thấu hiểu, quan tâm hết mực.
Và giữ được lòng tự tôn cùng cảm giác tự chủ trong vệ sinh cá nhân
Nỗi lo sợ khiến cha mẹ già ái ngại nhất là trở thành gánh nặng cho con cháu. Khi già yếu, cha mẹ già dễ cảm thấy ngại ngần khi không thể tự chăm sóc bản thân, nhất là khi bị mất tự chủ trong vệ sinh cá nhân. Chính vì vậy, dù chăm sóc trực tiếp hay thuê người hỗ trợ thì con cháu vẫn cần biết cách chăm sóc để ông bà, cha mẹ luôn cảm thấy được thoải mái, mà đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ.
Việc vệ sinh cá nhân là điều tế nhị đối với bất kỳ ai, với ông bà hay cha mẹ cũng vậy, họ rất ngại ngần khi phải nhờ vả con cháu hoặc người chăm sóc hỗ trợ. Vậy nên, con cháu nên hiểu tâm lý tuổi già và cần chủ động, tế nhị “phá vỡ” mọi rào cản, ngại ngần để các cụ cảm thấy tự tin hơn trong việc chia sẻ những điều “thầm kín”, khó nói của tuổi già.
Nhìn vào những mô hình chăm sóc y tế cho người già ở các nước tiên tiến sẽ thấy có nhiều điều chúng ta có thể học tập. Ví dụ, người Nhật có chất lượng sống cao và rất tinh tế trong từng mục tiêu chăm sóc sức khỏe cũng như chăm sóc vệ sinh người lớn tuổi. Đối với vấn đề chăm sóc vệ sinh cá nhân, người Nhật chọn tã giấy và phân biệt rất rõ từng loại tã giấy dành cho mỗi đối tượng dựa vào khả năng đi lại của người dùng mà có thể dùng tã quần hay tã dán. Đặc biệt với người hạn chế khả năng đi lại, phải phụ thuộc hoàn toàn vào việc chăm sóc của con cháu thì tã dán là sản phẩm được khuyên dùng.
Có thể nói, bên cạnh việc quan tâm, chăm sóc, chia sẻ và tình yêu thương dành cho ông bà, cha mẹ từ bữa ăn, giấc ngủ, uống thuốc hỗ trợ sức khỏe cho tới các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân cũng cần có sự tìm hiểu và lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu của ông bà hay cha mẹ mình để không chỉ mang lại cho các cụ sự thoải mái, dễ chịu mà còn cả là tinh thần lạc quan, yêu đời, đồng thời giảm thiểu áp lực cho con cháu, người chăm sóc trong cuộc sống bộn bề những lo toan.