1. Dậy đúng giờ, không ngủ nướng
Ngủ nướng khiến tinh thần uể oải, cơ thể nặng nề mệt mỏi
Bình thường những người sống thọ thường đi ngủ đúng giờ, thức dậy đúng giờ bất kể là ngày nghỉ. Rất nhiều người trẻ có thói quen ngủ nướng, nhưng điều này khiến mọi người càng cảm thấy mệt mỏi hơn, chân tay nặng nề, tinh thần uể oải, đồng thời cũng làm xáo trộn sinh hoạt bình thường và gây rối loạn đồng hồ sinh học.
2. Thức dậy từ từ
Như chúng ta đã biết, buổi sáng là khoảng thời gian có nguy cơ cao dẫn đến các tai biến về tim mạch và mạch máu não. Sau một đêm ngủ, nước trong cơ thể được bài tiết ra ngoài cùng với hơi thở, mồ hôi và nước tiểu, cơ thể thiếu nước sẽ làm tăng độ nhớt của máu và làm chậm quá trình lưu thông máu. Đồng thời lúc này huyết áp tương đối cao, nếu bạn bật dậy đột ngột vào buổi sáng, huyết áp dao động quá mức, gây đau đầu, chóng mặt, thậm chí là đột quỵ.
Cách thức dậy đúng là đầu tiên bạn mở mắt, cử động chân tay trên giường, sau đó nghiêng người từ từ đứng dậy.
3. Tập thể dục thích hợp sau khi ngủ dậy
Sau khi ngủ dậy, kiến nghị mọi người chọn các bài tập thể dục nhịp điệu cường độ từ thấp đến trung bình, chẳng hạn như chạy bộ, đi bộ nhanh hoặc hít thở sâu,… có thể cải thiện chức năng tim phổi, duy trì sự cân bằng của âm và dương, tăng tỷ lệ trao đổi chất và giảm mệt mỏi. Không được tập thể dục quá mạnh, nhất là tập khi bụng đói, dễ gây hạ đường huyết hoặc tụt huyết áp, thậm chí đột quỵ.
4. Uống một cốc nước vào buổi sáng
Sau một đêm ngủ, chắc chắn cơ thể sẽ thiếu nước. Uống một cốc nước khi bụng đói sau khi thức dậy vào buổi sáng có thể làm loãng máu và giảm độ nhớt của máu. Đồng thời, nó cũng có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, đánh thức dạ dày và các cơ quan khác.
Ngoài ra, hãy tập thói quen đi đại tiện vào buổi sáng, vì sau một đêm quá trình trao đổi chất sẽ bài tiết rất nhiều chất thải chuyển hóa và chất độc trong cơ thể, đại tiện kịp thời có thể đào thải các chất độc hại trong cơ thể ra ngoài.