Home Tâm Lý Gia Đình Tâm lý người cao tuổi và những điều cần biết

Tâm lý người cao tuổi và những điều cần biết

Cùng với các bệnh mãn tính, tâm lý người cao tuổi sẽ có nhiều bất ổn và rối loạn hơn người bình thường. Bài viết sau đây giúp các bạn hiểu hơn về người già để có những thay đổi thích hợp, giúp người già cảm thấy thoải mái và an nhiên hơn.

6626
0

Nguyên nhân của chứng rối loạn tâm lý

Đầu tiên có thể kể đến là do stress từ việc tái thích nghi với cuộc sống mới, khi phải chuyển giao từ giai đoạn làm việc tích cực sang giai đoạn nghỉ hưu.  Nhiều người cao tuổi đã nghỉ hưu dễ nảy sinh tình trạng buồn chán, tự ti, trầm cảm. Thứ hai, người già thường mang nặng tâm lý lo âu, sợ hãi, sợ bệnh, sợ chết. Chúng ta đều biết, lão hóa là một quy trình tự nhiên của tạo hóa và không thể cưỡng lại được, kéo theo đó là sự suy giảm hệ thống miễn dịch và làm xuất hiện nhiều bệnh như tim mạch, béo phì, cao huyết áp, ung thư… Với những bệnh mãn tính đã có từ trước cộng thêm các bệnh tuổi già sẽ làm biến đổi sâu sắc tâm lý của người cao tuổi.  Vậy giai đoạn nào người cao tuổi thường bị rối loạn tâm lý? Theo các chuyên gia, tuổi từ 50-59, đặc biệt trên 70 thường dễ rơi vào tình trạng rối loạn tâm lý, trong đó các cụ bà dễ mắc bệnh hơn các cụ ông. Người có trình độ văn hóa thấp, kinh tế khó khăn hoặc những người mắc nhiều bệnh, nằm viện nhiều lần cũng có tỷ lệ rối loạn tâm lý cao hơn.

Các hình thức rối loạn tâm lý

Người già thường phải dựa dẫm rất nhiều vào con cái từ việc ăn uống, đi lại, chăm sóc cơ thể…Tình trạng này sẽ làm các cụ cảm thấy tự ti, mặc cảm và hay gắt gỏng nếu chẳng may con cái chăm sóc không kỹ hoặc có thái độ bỏ bê. Luôn cảm thấy bất an nên người cao tuổi luôn mong được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn. Đồng thời  khi bước vào độ tuổi xé chiều, người già rất sợ cô đơn. Họ rất dễ thấy cảm thấy rằng mình bị bỏ rơi và quên lãng vì sự cách biệt giữa các sinh hoạt thời còn trẻ và tuổi già. Do đó, người già rất dễ bị thất vọng, thích lệ thuộc vào con cái của mình. Vì vậy, chúng ta cần cư xử một cách tế nhị, tránh làm cho các cụ có cảm giác bị hắt hủi hay ngược đãi. Hay lo xa cũng là đặc tính về tâm lý của người cao tuổi, do sự chậm chạp về tư duy và cảm giác bị lệ thuộc, nhờ vả người khác mà các cụ luôn trăn trở, đôi khi lo lắng đến những chuyện chẳng cần thiết. Các cụ thường lặp đi lặp lại những yêu cầu, những đòi hỏi, những câu hỏi và từ đó có thể làm con cháu hay người gần cận bực dọc và cau có với các cụ nếu không hiểu được tâm lý. Lệ thuộc vào con cái, tâm lý các cụ thường nghĩ rằng mình là người “vô tích sự” và sẽ dễ mủi lòng, tủi thân nếu như các nhu cầu, đòi hỏi của mình không được các con đáp ứng đầy đủ và kịp thời. Biểu hiện cao nhất và cũng nguy hiểm nhất trong rối loạn tâm lý của người cao tuổi là bệnh trầm cảm. Vấn đề ưu tư hàng đầu của người già, dù nói ra hay không, vẫn là quan tâm đến cái chết. Người thì rất thoải mái bàn luận về vấn đề này, có những thu xếp rõ ràng về tang lễ của mình nhưng đa phần nhiều người rất kiêng cữ, sợ xui xẻo. Cảm giác “gần đất xa trời” ngày một gần sẽ dễ làm các cụ chán nản, bực dòng và trầm cảm nặng.

Để hạn chế tình trạng rối loạn tâm lý, người thân nên quan tâm và chăm sóc một cách đúng cách từ thể chất lẫn tinh thần. Song song đó, việc tăng cường các hoạt động thể thao, rèn luyện trí óc, xây dựng một lối sống lành mạnh sẽ giúp đẩy lùi các suy nghĩ tiêu cực và chiếm hữu những thời gian trống trải.

 

Previous articleQuê Ngoại
Next articlePhụ nữ trung niên và những lưu ý trong cách trang điểm