Kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng
Không chỉ là một loại trái ăn chơi, ăn cóc hằng ngày còn có tác dụng tốt cho tiêu hóa, kích thích ăn ngon miệng. Trong cóc chứa chất xơ, protein kết hợp vị chua, có glucid 8% -10,5%; protein 0,5% – 0,8%; lipid 0,3% – 1,8%; cellulose 0,9% – 3,6%… Nhờ vậy, quả cóc có khả năng kích thích tiêu hóa, làm sinh tân dịch, giúp ăn ngon miệng hơn. Ngoài ăn trực tiếp, cóc còn được sử dụng làm nguyên liệu để chế biến thành các món ăn như salad, nộm hay nước sốt cho các món khác.
Trị cảm cúm, đau họng
Dân gian có bài thuốc để nguyên quả cóc còn vỏ ăn kèm với muối sẽ giảm nhanh được các triệu chứng cảm cúm. Kiên trì ăn cóc trong nhiều ngày có thể chữa dứt được bệnh cảm, đau họng. Bài thuốc này có hiệu quả bởi trên thực tế, 100g thịt cóc chứa tới 42mg acid ascorbic, ngoài ra còn có nhiều chất sắt nên nó có tác dụng tăng sức đề kháng cho người bị cảm cúm.
Trị tiêu chảy
Theo Đông y, ngoài quả các bộ phận khác từ cây cóc cũng có công dụng nhất định. Để điều trị bệnh tiêu chảy, người ta dùng vỏ cây cóc làm nguyên liệu chính và cho thấy hiệu quả tốt. Cách thực hiện dễ dàng là lấy vỏ cây cóc và vỏ cây chiêu liêu nghệ sắc uống. Lấy khoảng 4 miếng vỏ cây của 2 loại, mỗi miếng bằng ngón tay cái, nấu với 750ml nước, 1 ngày chia uống 3 lần, sẽ giảm nhanh triệu chứng tiêu chảy.
Giúp da dẻ hồng hào
Các loại quả chua như: cam, chanh, cóc,…thường chứa nhiều vitamin C. Theo nghiên cứu 100g thịt cóc cung cấp 34mg vitamin C đáp ứng ½ nhu cầu vitamin cho cơ thể cho cơ thể mỗi ngày. Trái cóc chứa nhiều vitamin C nên có khả năng chống lão hóa rất tốt. Cơ thể được bổ sung đủ vitamin C, da dẻ sẽ trở nên hồng hào, mịn màng, giảm thiểu được các bệnh nóng, nhiệt trong người. Đối với người cao tuổi, vitamin C từ cóc giúp căng trẻ làn da, hạn chế tình trạng da khô, nhăn, xuất hiện đồi mồi do thiếu các sắc tố.
Bệnh tiểu đường
Đối với những người bị tiểu đường tuýp II, ăn quả cóc có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu. Có thể chế biến cóc bằng cách tách lấy cùi quả cóc, bỏ hạt, thái nhỏ sấy hoặc phơi khô, nghiền thành bột mịn, bảo quản khô ráo không để bị ẩm mốc để sử dụng lâu dài.
Thiếu máu
Những người thiếu máu, nhất là bà bầu nên ăn quả cóc để bổ sung thêm sắt từ trái cóc. Ngoài công dụng là thứ quả ăn vào thời kì nghén, bây giờ còn khám phá được nhiều công dụng khác từ cóc. Trong 100g cóc sẽ cung cấp khoảng 3,2 mg sắt, 32mg canxi, đáp ứng 18% lượng chất sắt và 3% lượng canxi cho cơ thể mỗi ngày. Chất sắt rất cần thiết cho sự vận chuyển ôxy và tạo ra các tế bào máu trong cơ thể.
Mang trong mình nhiều lợi ích và giá trị dinh dưỡng cao là thế nhưng người dùng cũng không nên sử dụng quá tùy tiện. Các chuyên gia khuyến cáo, với các loại trái cây như cóc, xoài… có vị chua thường chứa lượng a-xít rất lớn gây nên tình trạng thừa axít trong dạ dày khi dùng quá nhiều. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, dẫn tới viêm loét dạ dày, nặng có thể ung thư dạ dày.
Những người có tiền sử các bệnh: dạ dày, tá tràng, viêm loét dạ dày và các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa cần lưu tâm khi ăn cóc. Ăn vừa phải, hạn chế dùng món cóc dầm thịt bò khô, dầm đường. Không nên ăn cóc thường xuyên. Mỗi lần ăn cũng nên tiết chế không nên ăn quá nhiều cóc một lúc.
Bổ sung cóc hợp lí vào chế độ ăn hằng tháng giúp cơ thể khỏe mạnh, trị và ngăn ngừa một số bệnh trong cơ thể. Đây là bài thuốc tốt từ thực phẩm đáng để mỗi bà nội trợ chú tâm và tin dùng.