Home Nổi Bật Súc họng: chốt chặn Covid-19 cuối cùng bảo vệ bạn

Súc họng: chốt chặn Covid-19 cuối cùng bảo vệ bạn

744
0

Nếu đã thực hiện đầy đủ các biện pháp: đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, hạn chế tiếp xúc, tập trung nơi đông người theo khuyến cáo của Bộ Y tế nhưng vẫn chưa yên tâm? Súc họng sẽ là tường ngăn cuối cùng giúp bạn bảo vệ bản thân tránh xa Covid-19.

Mới đây, các bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra lời khuyên về việc súc họng với dung dịch sát khuẩn có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn trong vòm họng của bạn, bao gồm cả Covid-19.

Tại sao lại tiêu diệt virut ở vùng hầu họng mà không phải là vị trí nào khác?

Theo tiến sĩ – bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM): Cũng giống như các loại vi rút gây viêm đường hô hấp khác, Covid-19 có cơ chế nhiễm và gây bệnh như sau:

Giai đoạn ủ bệnh

Sau khi vào vùng hầu họng, vi rút xâm nhập các tế bào niêm mạc và nhân lên, từ một con sẽ sản sinh ra hàng trăm con. Phát triển đủ lớn cả về số lượng và cấu trúc, chúng sẽ phá vỡ tế bào để tràn lan ra ngoài và mỗi con lại tìm cách chui vào một tế bào mới. Cứ như thế chu trình phát triển được lặp lại nhiều lần và ngày càng đi sâu hơn vào cơ thể.

Giai đoạn phát bệnh

Đến một lúc nào đó, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mỗi người, số lượng vi rút đủ lớn phá vỡ cơ chế tự bảo vệ của con người thì bệnh sẽ phát ra.

Ở giai đoạn ủ bệnh, người mang mầm bệnh thường không biểu hiện bất kì triệu chứng nào, thời gian ủ bệnh dài (14 ngày) khiến khả năng lây lan cho người tiếp xúc gần là vô cùng lớn. Do vậy, việc vệ sinh vòm họng mỗi để ngăn chặn vi rút đi vào vùng hầu họng chính là cách để phòng chống lây nhiễm hoặc bị lây nhiễm cho bản thân và cộng đồng.

Hướng dẫn súc miệng đúng cách

  • Súc họng không phải súc miệng: Sẽ có rất nhiều người nhầm tưởng việc súc họng giống với việc súc miệng thông thường. Nếu thực hiện theo cách súc miệng thông thường, sẽ không có con virus nào bị tiêu diệt cả. Việc bạn cần làm là cố gắng để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà bạn có thể chịu được.
  • Thời gian súc họng: Bạn nên súc họng 2 phút/ lần, trong đó có 3 lần đưa dung dịch xuống họng, mỗi lần khoảng 15 giây. Sau khi súc xong thì để nguyên, không súc lại bằng nước.
  • Sử dụng lượng dung dịch vừa đủ: Không phải cứ dùng càng nhiều dung dịch thì hiệu quả càng gia tăng. Quá nhiều dung dịch sẽ khiến việc đưa dung dịch xuống sâu dưới cổ họng khó khăn hơn. 5ml là lượng dung dịch vừa đủ được các bác sĩ khuyên dùng.
  • Thời điểm súc họng trong ngày: Súc họng trước khi đi ra ngoài và ngay khi từ ngoài về nhà, hay ngay khi tiếp xúc gần với người khác. Nếu trên máy bay thì nên súc mỗi 3 giờ (với chlohexidin) hay ngay sau khi ăn.

Súc họng bằng dung dịch nào?

Để đối phó với Covid-19, các bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng dung dịch sát khuẩn. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp nếu không thể tìm được dung dịch sát khuẩn, bạn hoàn toàn có thể sử dụng nước lọc, nước muối sinh lý để súc họng với tần suất thường xuyên, khoảng 1 giờ/lần.

Thực hiện dự phòng cá nhân theo khuyến cáo của Bộ Y tế

Bên cạnh việc tiến hành súc họng, thực hiện dự phòng cá nhân theo khuyến cáo của Bộ Y tế là điều cần thiết nên thực hiện mỗi ngày để đảm bảo an toàn, tránh xa Covid-19, cụ thể như sau:

  • Đeo khẩu trang (bất kì khẩu trang nào). Thông thường, khẩu trang y tế sẽ là lựa chọn số 1 đối với việc phòng chống các tác nhân gây bệnh. Tuy vậy, trong thời điểm mà khẩu trang y tế trở nên khan hiếm, bạn hoàn toàn có thể sử dụng khẩu trang vải được đã qua diệt khuẩn và giặt sạch sau khi sử dụng. Một lưu ý khi dùng khẩu trang mùa dịch là bạn không nên chạm tay vào bề mặt bên ngoài của khẩu trang bởi đó là điểm dễ có nguy cơ tồn tại virus nhất. Sau khi sử dụng bạn nên chạm tay vào phần dây đeo để tháo gỡ, bỏ ngay vào thùng rác hoặc thau chứa để tránh lây nhiễm virus.
  • Rửa tay sạch thường xuyên bằng xà phòng và nước, hoặc dung dịch rửa tay có cồn, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi hoặc chùi mũi, tránh chạm tay lên mặt; Che mũi, miệng khi có ho và hắt hơi bằng khăn giấy. Sau đó, rửa tay sạch sẽ.
  • Uống nhiều nước ấm, bổ sung vitamin

Tổng hợp

Nguồn: Thanh Niên

Previous articleSống đúng nghĩa chứ đừng tồn tại
Next articleNâng cao đề kháng chống virus Covid-19 nhờ chế độ dinh dưỡng khoa học