Home Sống Khỏe Bệnh Thường Gặp Sai lầm nghiêm trọng trong việc điều trị suy giãn tĩnh mạch

Sai lầm nghiêm trọng trong việc điều trị suy giãn tĩnh mạch

307
0

Giãn tĩnh mạch là một căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi, đây không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó sẽ gây bất tiện đối với người già. Và trong quá trình điều trị ăn bệnh này, không ít người mắc những sai lầm nghiêm trọng khiến bệnh ngày càng trở nặng hơn.

Bỏ thói quen đi bộ

Rất nhiều người bỏ thói quen đi bộ khi biết mình bị suy tĩnh mạch. Họ cho rằng đi bộ khiến máu dồn xuống hai chân nhiều hơn và làm nặng thêm tình trạng suy tĩnh mạch. Thực ra, đi bộ là môn thể thao rất có lợi cho sức khỏe. Chuyển động của đôi chân không những tốt cho hệ tim mạch mà còn giúp giảm cân, ngăn ngừa béo phì. Đối với hệ tĩnh mạch, động tác đi bộ làm co thắt các cơ cẳng chân, ép vào các tĩnh mạch sâu, làm cho máu tĩnh mạch được đẩy về tim tốt hơn, giảm ứ đọng ở các tĩnh mạch nông, giảm các triệu chứng đau nhức và khó chịu của bệnh suy tĩnh mạch chi dưới. Do đó, những người bị suy giãn tĩnh mạch nên tập và duy trì thói quen đi bộ mỗi ngày.

Ở bệnh nhân bị suy tĩnh mạch dẫn đến lở loét, làm cho cổ chân không di động được hay cứng khớp cổ chân, đi bộ không có hiệu quả. Người bệnh cần tập vật lý trị liệu để di chuyển được cổ chân thì đi bộ mới mang lại lợi ích thực sự.

Thoa dầu nóng, ngâm chân nước nóng

Nhiều người mắc bệnh giãn tĩnh mạch thường thoa dầu nóng hay ngâm chân vào nước nóng vì nghĩ rằng làm thế sẽ bớt đau. Thực ra, đây là một quan niệm sai làm cho người bệnh đau nhức chân nhiều hơn và tăng cảm giác khó chịu.

Vì theo phản xạ tự nhiên, khi gặp nóng các tĩnh mạch sẽ giãn nở ra, làm cho các van tĩnh mạch vốn bám vào thành tĩnh mạch hở nhiều hơn và dòng máu chảy ngược tăng. Cùng lúc, các mạch máu nhỏ ở chân cũng giãn to là tăng ứ đọng máu, gây cảm giác đau nhức và khó chịu ở chân.

Ngược lại nhiệt độ lạnh có lợi cho tình trạng suy tĩnh mạch. Đa số bệnh nhân suy tĩnh mạch phản hồi rằng cảm thấy đỡ đau khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, ví dụ như thay đổi thời tiết sang đông, ngâm chân vào nước lạnh, ở trong phòng điều hòa nhiệt độ, đi chân không tiếp xúc nền đất lạnh… Lý do là khi gặp lạnh, các tĩnh mạch co nhỏ lại làm giảm dòng máu chảy ngược cũng như tình trạng ứ đọng tĩnh mạch, nhờ đó giảm cảm giác đau nhức và khó chịu.

Sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc chữa suy giãn tĩnh mạch. Một số thuốc có hiệu quả thực sự, đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu, sản xuất bởi các công ty có uy tín. Mặt khác có nhiều loại được bán rộng rãi tại các nhà thuốc với lời quảng cáo “có cánh” về hiệu quả và chất lượng tuy nhiên nguồn gốc xuất xứ lại không đảm bảo, đặc biệt là các loại thuốc thảo dược, thuốc nam, thuốc bắc… Trước tình hình đó, mỗi người bệnh cần phải sáng suốt khi chọn mua thuốc, tốt nhất là các bạn nên đến nghe tư vấn của các bác sĩ, dược sĩ để chọn cho mình loại thuốc phù hợp và an toàn nhất.

Không đi tái khám và theo dõi bệnh sau phẫu thuật

Suy tĩnh mạch là bệnh mạn tính, không thể tự khỏi. Để điều trị bệnh hiệu quả và ngăn ngừa tái phát, cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Bệnh ở giai đoạn sớm, chữa trị bằng cách thay đổi lối sống, uống thuốc và mang vớ ép chân. Tĩnh mạch giãn với kích thước nhỏ có thể chích xơ để loại bỏ. Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn hơn, cần phải điều trị tích cực kết hợp nội khoa và ngoại khoa. Thông thường sau khi điều trị một thời gian, bệnh nhân cảm thấy giảm hẳn triệu chứng đau và mỏi. Phẫu thuật xong, các triệu chứng sẽ giảm hoặc biến mất. Sau một thời gian, nhiều người thường quên mất rằng mình có bệnh, không còn tái khám để theo dõi, không tuân thủ lối sống có lợi cho tĩnh mạch cũng như biện pháp phòng tránh tái phát. Điều này có thể làm cho bệnh quay trở lại.

Do đó người từng bị suy tĩnh mạch sau khi đã khỏi bệnh nên duy trì các phương pháp tập luyện có lợi cho tĩnh mạch, đồng thời tái khám định kỳ ở các cơ sở chuyên khoa Mạch máu.

Mùa gió heo may hi vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích trong việc điều trị bệnh giãn tĩnh mạch.

Previous article3 loại hạt làm thuốc và công dụng chữa bệnh
Next articleTài sản vô giá ở tuổi trung niên là gì?