Home Chưa được phân loại Những thói quen ăn uống không đúng cách dẫn đến bệnh đau...

Những thói quen ăn uống không đúng cách dẫn đến bệnh đau dạ dày

449
0

Dạ dày là một cơ quan rất tuân thủ “thời gian biểu.” Trong một ngày, sự bài tiết dịch vị của nó sẽ có lúc ở mức nhiều nhất và ít nhất mang tính sinh lý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu hóa thức ăn kịp thời.

Công việc bận rộn khiến bạn quên ăn quên uống, chỉ đến khi thấy bụng sôi sùng sục mới vội ăn thật nhiều là một trong những nguyên nhân làm tổn hại dạ dày. Do đến một giờ cố định, dạ dày theo thói quen sẽ tiết axit để tiêu hóa thức ăn.

Nếu không bổ sung thức ăn kịp thời, lượng axit sản sinh sẽ “phản lại” chính chủ nhân của mình, từ đó gây viêm loét dạ dày. Ăn vặt nhiều quên bữa chính hay thời gian giữa các bữa ăn không cố định chính là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.

Nếu ăn quá nhanh, nước bọt chưa tiết đủ glycoprotein và enzym amylase để nghiền nhuyễn, chuyển hóa và tiêu hóa thức ăn sẽ khiến thức ăn không được tiêu hóa kỹ ở khoang miệng, trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn ở dạng thô để tiêu hóa tiếp.

Điều này sẽ trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày, làm mệt mỏi cơ bắp dạ dày và giảm nhu động dạ dày.

Nhiều người có thói quen bỏ qua bữa sáng, ăn bữa trưa vội vàng mang tính qua quýt, để rồi đến bữa tối lại ăn thật nhiều hoặc trước khi ngủ còn ăn đêm sẽ khiến hệ tiêu hóa dễ dàng bị suy yếu do phải làm việc quá tải vào thời gian lẽ ra phải được nghỉ ngơi.

Bởi việc ăn tối quá no hoặc ăn đêm trước khi đi ngủ không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây béo phì mà còn ép dạ dày làm việc quá tải, khiến dịch vị dạ dày tiết ra quá mức gây ăn mòn niêm mạc dạ dày. Lâu dần điều này sẽ dẫn đến viêm, loét dạ dày.

Khi ăn tối muộn, thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết sẽ phân hủy và lên men trong dạ dày, dẫn tới đầy bụng và đau dạ dày.

Ăn uống không vệ sinh là nguy cơ mắc các căn bệnh về đường ruột như viêm dạ dày cấp tính, đau dạ dày, đầy bụng, buồn nôn… Vi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh dạ dày mạn tính, lây nhiễm qua đường ăn uống không vệ sinh. Nó cũng tồn tại trong khoang miệng và nước bọt của người mắc bệnh.

Previous articleLưu ý dùng khi dùng thuốc kháng sinh ở người cao tuổi
Next articleNgười bệnh đau dạ dày không nên ăn gì?