Home Chưa được phân loại Những điều không thể bỏ qua trong lễ Vu Lan

Những điều không thể bỏ qua trong lễ Vu Lan

1108
0

Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan

Trong kinh Phật kể rằng, Bồ Tát Mục Kiền Liên là một trong những đệ tử của Đức Phật. Mặc dù tinh thông nhiều phép thuật nhưng không thể cứu rỗi được mẹ của ngài đang bị đày dưới địa ngục. Được Đức Phật chỉ lối, Bồ Tát Mục Kiền Liên đã làm lễ cúng dường lên mười phương Chúng Tăng trong ngày Rằm Tháng Bảy, hay còn gọi là ngày Tự tứ, sau khi cúng lễ, ngài đã cứu được mẹ của ngài ra khỏi quỷ sa.
Từ đó trong nhân gian, cứ vào ngày Rằm Tháng Bảy tức 15 tháng Bảy Âm lịch người ta sẽ tổ chức một lễ hội để tưởng nhớ về các đấng sinh thành gọi là lễ Vu Lan.
Lễ Vu Lan không chỉ có ở Trung Quốc, thay vào đó lễ Vu Lan còn được tổ chức rầm rộ tại các nước như Malaysia, Lào, Campuchia và không thể thiếu Việt Nam. Ở Việt Nam, lễ Vu Lan thường được tổ chức tại các tịnh xá chùa chiền khắp nơi trên đất nước.

Dịp lễ Vu Lan không chỉ nhắc nhở con cháu đối với việc báo hiếu ông bà, cha mẹ mà còn hướng về cội nguồn để tỏ lòng thành biết ơn và báo ơn. Theo đó, Phật tử thường đến chùa cầu kinh, cầu nguyện với mong muốn những người đã khuất và chúng sinh được yên nghỉ và ấm cúng, còn với những người đang sống một sức khỏe tốt để ở mãi bên con cháu.

Đưa Cha Mẹ đi cúng Phật tại Chùa

Trong ngày đại lễ Vu Lan, tại các tịnh xá hay bất cứ chùa chiền nào cũng sẽ tổ chức lễ hội, hãy đưa cha mẹ tới đó. Ngoài việc thể hiện tấm lòng biết ơn với cha mẹ và chứng tỏ luôn nhớ về cha mẹ, đây cũng là dịp để cả gia đình đoàn tụ, quay quần bên nhau. Đưa bố mẹ đến những địa điểm chùa gần nhà bạn sẽ là sự lựa chọn đúng đắn nhất cho một ngày Vu Lan trọn vẹn đấy!

Làm lễ cúng tại gia

Cúng Rằm Tháng Bảy hay còn gọi cúng Tết Trung Nguyên, cúng Vu Lan báo hiếu tại nhà thường có các lễ: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và cúng phóng sinh. Đối với cúng Phật, ta sẽ làm một mâm cơm chay cùng với một mâm ngũ quả để cúng dường chư Phật rồi thụ lộc tại nhà. Thông thường khi cùng người ta thường đọc bộ Kinh Vu Lan, vừa để nhớ vừa để biết tường tận về ngày lễ và ý nghĩa lễ cúng này.

Cúng gia tiên và thổ địa

Thông thường, cúng Gia tiên thường được tổ chức vào buổi chiều, có thể vào ngày 14 hoặc 15 tháng 7 Âm lịch. Theo nhân gian kể rằng, đây là thời điểm mà các âm hồn được xá tội từ địa ngục, các âm hồn này chưa được siêu thoát và trở lại trần gian để phá hoại mùa màng. Vì vậy, lễ cúng Gia tiên và Thổ địa được tổ chức nhằm cầu thần linh và Thổ địa giúp ngăn chặn sự phá hoại của các âm binh tà ma quấy nhiễu nhân gian. Với các món dân cúng trong lễ cúng Gia tiên thông thường là đồ mặn tuy nhiên nếu là đồ chay thì sẽ tốt hơn.

Trong lễ cúng, người ta còn thường đốt muối và vàng hương để “đuổi vong” đi. Cúng cô hồn Cúng cô hồn là một tục lệ cúng viếng không thể thiếu trong tháng Bảy Âm lịch, cúng cô hồn giúp gia chủ tích đức và tránh được các tai họa do ma quỷ gây nên. Cũng như cúng hàng tháng, lễ cúng cần có các lễ vật sau đây :
– Muối gạo (1 dĩa).
– Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ), hay là cơm vắt: 3 vắt.
– 12 cục đường thẻ.
– Giấy áo, giấy tiền vàng bạc. Trong đó, tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.
– Bắp rang, khoai lang, ngô, sắn luộc…
– Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15 cm).
– Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).
– Nước: 3 ly nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ.

Thông thường, lễ sẽ được cúng ngày bất kỳ từ ngày mùng 1 cho tới ngày 15 Âm lịch. Người ta quan niệm rằng, cúng cô hồn là cúng cho những vong linh đang còn vương vấn trên trần gian, chưa kịp đi đầu thai chuyển thế, vất vưởng, đói rét. Ở Việt Nam, khi tổ chức lễ cúng cần thành tâm khấn vái. Sau khi cúng, không được đem đồ cùng vào nhà mà để ở ngoài. Giựt cô hồn là tục lệ bao đời nay, sau khi cúng sẽ có người cướp đồ cúng. Nếu như người cúng dọn mâm cúng ra nhưng chưa kịp khấn vái mà có người tranh cướp thì phải buông bỏ xuống ngay vì theo nhân gian, điều đó mang tại điềm gỡ cho gia chủ.

Trong ngày lễ Vu Lan, để chứng minh sự hiếu thảo, lòng thành của mình, con cháu thường cài lên trên ngực áo của mình một bông hồng màu đỏ đối với người còn cha mẹ và màu trắng để tưởng niệm tới những người quá cố. Đây là một hành động đẹp nhằm nhắc nhở chính bản thân chúng ta phải luôn luôn giữ được phẩm chất và đạo hiếu của một người con.

Hi vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho các bạn. Một mùa Vu Lan nữa lại về, nếu các năm trước bạn chưa thực hiện những điều trên với gia đình, người thân của mình thì hãy bắt đầu thay đổi từ bây giờ nhé!

 

Previous articleNhững điều cần biết về bệnh tai biến mạch máu não
Next articleNhững việc làm hướng thiện giúp bạn trở nên an nhiên