Home Tâm Lý Gia Đình Người muốn tìm thấy giá trị của bản thân, sau 50 tuổi...

Người muốn tìm thấy giá trị của bản thân, sau 50 tuổi đừng mãi đến 4 nơi này

514
0

Sống vài chục năm cuộc đời, có bao giờ bạn băn khoăn tự hỏi “Tôi là ai giữa cuộc đời này, giá trị của bản thân tôi là gì?”. Nhiều người trong chúng ta sống từ ngày này qua ngày khác, mơ hồ qua ngày và mãi không tìm được giá trị của bản thân mình,…không có thành tựu, chẳng có ý nghĩa.

“Sống phải có danh gì với núi sông” không phải là một câu nói viễn vông. Người sống trên đời, 1 kiếp người, chúng ta ai chẳng mong bản thân trở thành một ai đó hoặc giả để lại được gì đó cho đời, tạo ra được giá trị cho cuộc sống,…để chẳng phí hoài một kiếp người. Có người như Trịnh Công Sơn để lại những bản nhạc bất hủ, lưu tiếng thơm muôn đời; có người sống không một chút tên tuổi, chỉ làm trọn bổn phận của mình (cưới vợ/chồng, nuôi dạy con cái nên người); có cả những người sống một cuộc đời vô định, không biết mình là ai, giá trị của bản thân nằm ở đâu.

Con người sinh ra là phải phấn đấu để tìm kiếm giá trị của bản thân ở mức độ lớn nhất, thì mới không uổng công đến nhân gian một chuyến. Nhưng muốn thực hiện giá trị của bản thân cũng không phải là chuyện dễ dàng gì, cần phải có sự nỗ lực của bản thân mỗi người. Nhân sinh tại thế, đến tuổi 50, nếu như vẫn thường lui tới 4 nơi này, chắc là sẽ rất khó tìm thấy được giá trị sinh mệnh của mình:

Tiệc tùng

Tiệc tùng cũng có dăm bảy loại. Tiệc tùng với những người thân trong gia đình, tiệc tùng vì mục đích công việc,…riêng loại tiệc tùng cùng những người bạn ham chơi lười làm tuyệt đối không nên tham dự, đơn giản là vì “gần mực thì đen”.

Không như thanh niên ở độ tuổi 20, ở ngưỡng 50 bạn chẳng còn bao niêu thời gian để sống, để cống hiến. Không cần sống một cuộc đời vẻ vang, giá trị của bản thân chỉ bằng nằm ở việc bạn sống tốt đời đẹp đạo với gia đình, con cái, vậy là đủ rồi.

Chìm đắm trong những bữa tiệc thâu đêm, không mục đích, chẳng cần thiết, điều bạn thu lại chỉ là những tổn hại về sức khỏe không hơn cũng chẳng kém.

Ăn nhậu

Phải nói rằng, chốn ăn nhậu có sức hút cực kỳ lớn đối với người Việt, chẳng thế mà Việt Nam với số dân vỏn vẹn 90 triệu dân lại nằm trong top những quốc gia tiêu thụ bia lớn nhất thế giới. Có khá nhiều lý do để người ta bắt đầu một bữa nhậu: buồn, vui, chẳng có việc gì. Các bữa nhậu có thể sẽ giúp chúng ta giảm bớt những áp lực trong cuộc sống, hoặc là giúp chúng ta xây dựng mối quan hệ xã hội với đồng nghiệp hoặc bạn bè xung quanh.

Tuy vậy, phải nhìn nhận một thực tế là chúng ta chẳng thể mãi duy trì các mối quan hệ bằng việc ăn nhậu. Bởi ở ngưỡng tuổi 50, sức khỏe chẳng còn cho phép bạn buông thả bản thân. Đừng biến rượu bia trở thành công cụ để mọi công việc suôn sẻ, hãy biến bản thân thành người có giá trị để người khác chủ động liên hệ khi cần hợp tác.

Cờ bạc

“Cờ bạc là bác thằng bần”, chẳng cần đợi đến năm 50 tuổi, người sa vào cơ bạc mấy ai có cuộc đời đẹp đẽ. Cờ bạc ngoài việc làm bệ rạc con người, chẳng có gì hơn, của thiên trả địa, có đấy rồi mất đấy. Người dính vào cờ bạc mà tôi quen, kẻ đi tù, người mất trắng nhà cửa, con cái cũng chẳng còn.

Thử hỏi bạn, ta tìm được giá trị gì của bản thân trong đống đổ nát ấy?

Sau khi bước qua tuổi năm mươi, chúng ta cần tỉnh táo để nhìn rõ năng lực của chính mình, làm việc một cách chắc chắn, trong lúc thực hiện giá trị của bản thân, đồng thời cũng có thể cống hiến cho xã hội.

Vui chơi giải trí

Khi đến tuổi năm mươi, chúng ta không thể cứ suốt ngày lui tới các quán karaoke hoặc các địa điểm giải trí, mỗi ngày đều chỉ nghĩ đến vui chơi giải trí mà phớt lờ cuộc sống.

Có một người lớn tuổi từng nói rằng: “Con người sống trên đời, không thể mãi mãi cứ vô tư vô ưu được. Chúng ta muốn thực sự hòa nhập với cuộc đời, là phải để bản thân cảm nhận được sự chân thực của thế gian”. Là khổ ải và gian nan, là đắng cay và mất mát. Vui chơi giải trí thật ra chỉ là một chiếc lồng màu mè nhưng mỏng manh bạn tự nhốt mình trong đấy, thoát ra tốt ngày nào hay ngày ấy, từ chối đối diện với thực tế chỉ khiến bản thân khốn cùng hơn khi đối mặt. Bởi ai rồi cũng phải đối mặt.

Không lui tới các quan karaoke nữa, thì sẽ không say mê giải trí nữa, như vậy chúng ta mới có thể thực sự quay trở về với cuộc sống thực tế, nhìn thấy khói lửa, nhìn thấy tương lai, bằng lòng cố gắng để thực hiện giá trị của bản thân.

“Đến tuổi năm mươi, đừng ở bốn chỗ này”, con người đến tuổi năm mươi, bốn chỗ này là những chỗ không đáng để lưu luyến nhất. Các bạn có cảm thấy có lý không?

Previous articleTương sinh tương khắc
Next articleChế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh gan nhiễm mỡ