Home Sống Khỏe Dinh Dưỡng Mẹo rửa thực phẩm vừa sạch vừa giữ nguyên được dinh dưỡng

Mẹo rửa thực phẩm vừa sạch vừa giữ nguyên được dinh dưỡng

375
0

Muốn có món ăn tươi ngon, giàu dinh dưỡng, mua được thực phẩm ngon là chưa đủ, chế biến như thể nào để thực phẩm sạch nhưng vẫn giữ được đầy đủ chất dinh dưỡng là điều bà nội trợ nào cũng nên biết. Cùng Mùa gió heo may học một vài mẹo nhỏ giúp sơ chế thực phẩm sạch.

Thực phẩm trước khi chế biến cần được rửa và sơ chế sạch sẽ. Đối với các loại thực phẩm như rau, củ, quả người nội trợ chỉ cần rửa sạch bằng nước cất hoặc nước muối pha loãng để loại bỏ sạch vi khuẩn và các chất có hại. Tuy vậy, đối với một số loại thực phẩm có mùi, công đoạn rửa, sơ chế phức tạp hơn nhiều để có thể loại bỏ sạch mùi thực phẩm, từ đó chế biến món ăn ngon hơn.

Thịt

Bạn thường dùng cách nào để rửa thịt lợn? Theo cách thông thường, đa số người sẽ mang thịt lợn rửa dưới vòi nước chảy rồi chế biến. Cách đó đúng nhưng chưa đủ. Bề mặt của thịt lợn thường có lớp mỡ nên rất nhờn, khi được bày bán ở chợ, lớp nhờn này vô tình trở thành lớp màn bám bụi, nếu chỉ được rửa bằng nước, lớp bụi bẩn này không thể nào sạch. Đúng vậy, nếu vẫn rửa theo cách thông thường, bạn và gia đình đang ăn thực phẩm bẩn mỗi ngày.

Làm thế nào để thịt lợn được sạch? Nước vo gạo chính là giải pháp dành cho bạn. Sau khi vo gạo, bạn giữ nước này lại, mang đi rửa với thịt. Nước vo gạo là thứ nước với công dụng rửa sạch thịt vừa tuyệt vời lại không tốn kém. Bà nội trợ cũng có thể dùng một ít muối hòa tan trong nước ấm để ngâm một lúc và rửa sạch. Bởi nước muối loãng cũng có tác dụng loại bỏ các chất bẩn từ thịt ra.

Cua

Tương tự với thịt lợn, cua những tưởng là một thực phẩm dễ rửa sạch nhưng không phải vậy. Đừng chỉ mang cua đem rửa với nước, điều đó chắc chắn không thể khiến cua trở nên sạch. Sau khi mua cua về, thay vì cọ rửa cua với nước bình thường, bạn nên cọ rửa và ngâm cua trong nước muối pha loãng, điều này sẽ giúp cua sạch hơn nhờ loại bỏ các chất bẩn ở cua trong quá trình ngâm. Lặp lại việc ngâm cua với nước muối khoảng 2 – 3 lần trước khi xả sạch dưới vòi nước chảy. Lúc này cua đã thực sự sạch, bạn có thể thỏa thích chế biến các món ăn ngon từ cua mà không lo các chất dơ không cần thiết xuất hiện trong món ăn của bạn. Không chỉ có cua, đối với các loại thực phẩm có vỏ khác, bạn cũng có thể thực hiện theo cách thức tương tự.

Không như các loại thực phẩm khác, cá rất bổ dưỡng nhưng cũng mang trong mình mùi vị riêng biệt. Mùi tanh, chất nhờn và một số loại bụi bẩn trên cá đôi lần có thể gây rắc rối cho bạn trong việc chế biến món ăn. Lúc này, hãy hòa thêm 2 muỗng canh giấm vào chậu nước lạnh rồi cho cá vào ngâm rửa để có thể loại bỏ hoàn toàn mùi tanh từ cá.

Bạn cũng có thể chà rửa cá bằng nước vo gạo, vì nước gạo cũng giúp khử bớt mùi tanh và làm sạch bụi bẩn rất hiệu quả. Nếu bạn vô tình làm vỡ mật cá, có thể rửa bằng rượu trắng để loại bỏ vị đắng dính vào cá.

Nấm

Là loại thực phẩm khá phổ biến và giàu chất dinh dưỡng, nấm có mặt thường xuyên trong bữa cơm của gia đình Việt, tuy vậy, sơ chế nấm như thế nào là đúng cách không phải ai cũng rõ.

Đối với nấm tươi, khi mua về bạn nên ngâm trong nước ấm khoảng 5 phút để loại bỏ hết chất nhờn, bụi cát trong nấm, cắt gốc rễ, cạo sạch các mảng bám trên nấm trước khi chế biến. Đối với nấm khô như nấm mèo, nấm hương, đông cô,…sau khi mua về nên chuẩn bị sẵn một ít nước sôi từ 50 – 70 độ. Sau khi cắt bỏ phần chân nấm hãy cho vào ngâm trong 10 – 15 phút. Khi từng bông nấm nở bung ra tiếp tục rửa dưới vòi nước để sợi nấm sạch hoàn toàn.

Với từng loại nấm khác nhau sẽ có cách sơ chế phù hợp, do vậy bạn nên rửa nấm theo từng tai nấm để đảm bảo mọi cây nấm đều sạch, không bị lẫn cát, rêu, rạ hay mảng bám.

Hy vọng các mẹo nhỏ dưới đây đã giúp ích cho các bà nội trợ trong công cuộc nấu nướng của mình

Tổng hợp

Previous articleTăng cân nhanh chóng không cần thuốc nhờ 5 thực phẩm quen thuộc
Next articleXu hướng quà tặng 8/3 cho cánh mày râu tham khảo