Home Lời Hay Ý Đẹp Làm thế nào để cân bằng cuộc sống? Học hỏi kinh nghiệm...

Làm thế nào để cân bằng cuộc sống? Học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia hạnh phúc

509
0

Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc có lẽ là khi bạn cân bằng được giữa gia đình và công việc, toàn vẹn đôi bên. Một khi đạt được sự cân bằng đó, bản thân bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và viên mãn. Tuy vậy, việc cân bằng được 2 yếu tố này là điều mà có người dùng cả đời cũng không thể làm được. Vậy làm thế nào để đạt được sự cân bằng trong cuộc sống? Học hỏi cách của người sống tại các quốc gia hạnh phúc có lẽ là

Học hỏi kinh nghiệm từ những quốc gia hạnh phúc nhất ở Bắc Âu

Với người những công dân được công nhận là những người hạnh phúc nhất thế giới tại Bắc Âu, họ quan niệm hạnh phúc không chỉ gói gọn trong nụ cười mà là việc họ cảm thấy như thế nào về cuộc sống hàng ngày.

Đã bao giờ bạn tự hỏi thước đo hạnh phúc của bản thân là gì?

Kể từ khi Báo cáo hạnh phúc thế giới công bố lần đầu năm 2012, các quốc gia Bắc Âu, gồm Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan và Iceland, cùng với quần đảo Faroe, Greenland (quốc gia tự trị thuộc Đan Mạch) và Aland (vùng tự trị thuộc Phần Lan) thường xuyên có mặt trong nhóm dẫn đầu bảng xếp hạng hạnh phúc.

Tất cả những chuyện này không hề ngẫu nhiên. Các nước Bắc Âu có thứ hạng cao trong bảng xếp hạng hạnh phúc vì họ có những chính sách phúc lợi xã hội dồi dào, hào phóng. Họ có chính sách giáo dục và y tế miễn phí, tỉ lệ phạm tội thấp, các mạng lưới an ninh xã hội dễ chịu, cộng đồng dân cư tương đối thuần nhất và đời sống người dân thịnh vượng.

Đến đây, hẳn nhiều người sẽ than van, sướng thế thì tất nhiên phải nằm trong top những người hạnh phúc nhất thế giới rồi. Chế độ phúc lợi, môi trường sống và cả cách chính quyền ở các nước này ưu tiên sự cân bằng trong cuộc sống đã làm nên điều khác biệt. Đây cũng được cho là “công thức làm nên hạnh phúc” tại các quốc gia này. Tại đây, người dân không sống, làm việc và hoạt động để trở thành những người siêu giàu, ngược lại họ sẽ tìm kiếm sự cân bằng hiệu quả trong đời sống và các kết quả thì vô cùng tích cực”.

Họ tìm thấy hạnh phúc trong những theo đuổi riêng của bản thân, giống như những đam mê nghề nghiệp và những sở thích.

Làm ít giờ nhưng hiệu quả cao

Một tuần làm việc “toàn thời gian” ở Đan Mạch thông thường là 37 tiếng trong 5 ngày. Nếu ai đó làm việc quá nhiều giờ mỗi ngày (ngoài 8 tiếng trở lên), họ coi đó là một điểm yếu, bởi điều đó cho thấy sự không linh hoạt trong việc sắp xếp công việc.

Trên thực tế, để làm việc hiệu quả tối đa, người Đan Mạch không tụ tập, tán gẫu với đồng nghiệp hay tranh thủ những khoảng thời gian rảnh rỗi để mua sắm nọ kia.

Thực tế ở Phần Lan, người lao động còn có quyền đổi thời gian ngày làm việc của họ sớm hoặc chậm hơn 3 tiếng so với yêu cầu thông thường của chủ lao động để có thể thu xếp cuộc sống riêng hợp lý hơn.

5 tuần nghỉ ngơi

Tại Đan Mạch, bất kể vị trí hay lĩnh vực công tác là gì, người lao động toàn thời gian ở một tổ chức luôn được đảm bảo có 5 tuần nghỉ ngơi theo quy định.

Chính bởi đặc biệt coi trọng sự cân bằng này, nhiều người lao động ở Bắc Âu sẵn sàng bỏ việc nếu cảm thấy việc đó tạo cho họ quá nhiều áp lực. Điều đáng nói hơn khi chính phủ sẵn sàng hậu thuẫn họ trong quyết định đó.

Thật sự khó để chúng ta – trong xã hội Việt Nam – có thể thực hiện được cách sống như những người Bắc Âu, tuy vậy chúng ta vẫn có thể bắt đầu bằng những việc đơn giản. Thử không tán gẫu cùng đồng nghiệp, dành quá nhiều thời gian cho các trang web mua sắm, trì hoãn công việc bằng những vấn đề cá nhân,…đoan chắc bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Previous article3 loại quả cấp ẩm cho mùa hanh khô
Next articleMùa xuân tháng hai