Home Nổi Bật Khi nhìn lại cuộc đời mình, bạn hối tiếc điều gì nhất?

Khi nhìn lại cuộc đời mình, bạn hối tiếc điều gì nhất?

Khi nhìn lại cuộc đời mình, bạn hối tiếc điều gì nhất: tình yêu; sự nghiệp; con cái;…? Còn tôi, tôi ước rằng tôi đã không dành quá nhiều thời gian của cuộc đời mình chỉ để lo lắng!

16579
0

Cuộc đời của mỗi chúng ta là hữu hạn và rất ngắn ngủi. Nếu lo lắng quá nhiều, bạn không còn mấy thời gian để tận hưởng, trải nghiệm và hạnh phúc. Vậy làm thế nào để giảm bớt thời gian lo lắng trong cuộc sống này?

Hãy sống từng ngày, đừng luôn nghĩ tới tương lai quá xa

Khi bạn sống và thấy mình lo lắng quá nhiều, hãy dừng lại và tự nhủ “Điều gì rồi cũng sẽ qua”. Sự việc bạn đang phải đối mặt, dù khó khăn, đau khổ đến đâu rồi cũng sẽ trôi đi. Bạn không thể hủy hoại cuộc sống của mình bằng những suy nghĩ lo sợ được. Tuy nhiên, chắc chắn có những ngày u tối mà bạn cảm thấy lo lắng khủng khiếp, không cách nào ngừng lại. Lúc đó hãy cố nghĩ rằng: lo sợ không có tác dụng gì tốt cả. Nó giống như việc tự mình uống thuốc độc mà hy vọng tên hàng xóm đáng ghét sẽ chết vì đau bụng. Hãy gạt nó ra khỏi suy nghĩ hết mức có thể.

Thay vì lo sợ vô cớ, hãy hành động

Nếu bạn thấy mình hay có những nỗi băn khoăn lo sợ, hãy tìm hiểu về nó. Ít nhất tìm hiểu nguyên do mà bạn lo lắng là gì, xác định nó rõ ràng. Chỉ việc ngồi lại và phân tích suy nghĩ tiêu cực của bản thân cũng giúp bạn gạt bớt được những muộn phiền vô lý. Tất nhiên, có những lo lắng hoàn toàn hợp lý. Khi đã xác định được chúng, hãy hành động, bắt tay vào làm cái gì đó thay vì ngồi yên và lo sợ. Nếu sự hành động của bạn không thay đổi được kết quả gì nhưng nó sẽ làm thâm tâm bạn trở nên nhẹ nhõm và dễ chịu hơn rất nhiều, vì ít ra bạn đã cố gắng hết sức.

Học cách chấp nhận một cách tích cực

Bất chợt có điều gì đó xảy ra với bạn. Ai đó làm bạn tổn thương. Bạn thấy tức giận, bạn muốn trả thù. Đó chính là suy nghĩ thường tình mỗi người, nhưng bạn nên học cách “sống chậm” lại để phân tích, để nhìn nhận mọi sự việc. Thật ra mối quan hệ nhân duyên của con người vô cùng phức tạp. Bạn chẳng thể nào biết được nguyên nhân chính xác tại sao tự dưng một người lại rời bỏ bạn, làm bạn bực mình hay bẽ mặt. Trong trường hợp này, những người cao tuổi từ nhà dưỡng lão sẽ mỉm cười và nói rằng: “Không biết bao nhiêu lần tôi đã tự cảm ơn bản thân vì đã không nói lời nào”. Đôi khi sự im lặng không phải là sự chấp nhận mà im lặng là sự trưởng thành. Hãy chấp nhận những thực tế mà chúng ta không có thẩm quyền thay đổi, gạt đi những suy nghĩ tiêu cực, nhanh chóng lấy lại cân bằng và tiếp tục trải nghiệm cuộc sống.

Suy cho cùng, chính bạn chứ không phải ai khác là người chịu trách nhiệm cho việc bạn sử dụng số ngày còn lại của mình trong cuộc đời này ra sao. Thù hận hay yêu thương, hạnh phúc hay thảm hại đều chỉ là những sự lựa chọn.

 

Previous articleCách trang điểm đẹp dịu dàng cho tuổi trung niên
Next articleĐàn bà ngoài 40