Home Blog Page 57

Nghệ thuật lắng nghe giúp bạn thành công (Phần 2)

0

5. Tạo ra dấu hiệu là bạn hứng thú với câu chuyện

Khi lắng nghe bạn không nên chỉ đứng yên nhìn chăm chăm vào người nói, bạn cần có những hành động để người nói biết rằng bạn đang rất hứng thú với câu chuyện họ đang kể.

Trong lúc lắng nghe bạn nên có những cái gật đầu thể hiện rằng bạn hiểu và đang rất quan tâm đến câu chuyện của người nói. Bên cạnh đó bạn có thể có những phản ứng như: ừ, à, vâng… Những hành động đó tuy rất nhỏ nhưng sẽ làm cho người nói biết rằng bạn đang rất chú ý lắng nghe và hứng thú với câu chuyện của họ.

6. Chắc rằng bạn hiểu được tất cả câu chuyện bạn được nghe

Đừng để khi câu chuyện kết thúc mà bạn không biết người nói đã nói những gì, họ muốn truyền đạt gì tới bạn. Điều đó vô cùng nguy hiểm, bởi đó là biểu hiện của sự không tôn trọng người khác. Hãy chắc chắn bạn hiểu được tất cả câu chuyện bạn đã nghe được.

Trong khi lắng nghe sẽ có những điểm bạn không hiểu, nếu có thể bạn hãy hỏi lại ngay để hiểu được vấn đề, nếu không bạn hãy ghi nhớ và hỏi lại ngay khi câu chuyện kết thúc. Việc làm đó để chắc chắn bạn có quan tâm đến câu chuyện và hiểu được ý nghĩa của câu chuyện đó. Điều đó cho thấy bạn là một người biết lắng nghe.

7. Phản hồi lại ý kiến đó

Một việc làm không kém phần quan trọng trong kỹ năng lắng nghe mà bạn cần phải có đó là phản hồi lại ý kiến người nói.

Có thể bạn hiểu được câu chuyện, cũng có thể bạn không hiểu nhưng bạn cần phải có phản hồi lại những gì bạn đã nghe được. Khi hiểu được câu chuyện bạn sẽ phản hồi bằng cách cùng người nói chia sẻ về vấn đề câu chuyện họ đã nói, nhưng khi không hiểu bạn cần phải hỏi lại như: “Xin lỗi, tôi không hiểu lắm về vấn đề này, bạn (anh, chị) có thể nói lại được không?” hay “có phải bạn muốn nói về vấn đề…”

Việc phản hồi lại ý kiến của người khác chứng tỏ bạn đã lắng nghe họ một cách cẩn thận. Bạn đã đặt mình vào vị trí của người nói để lắng nghe và thấu hiểu họ.

8. Không cắt ngang khi người khác đang nói

Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu như câu chuyện của bạn bị người khác cắt ngang. Chắc chắn là rất khó chịu đúng không? Vậy khi người khác đang nói bạn cũng không nên cắt ngang lời nói của họ.

Việc cắt ngang lời nói của người khác không những làm cho họ bị đứt mạch, không còn hứng thú tiếp với câu chuyện mà còn thể hiện bạn là người thiếu lịch sự, không tôn trọng họ.

Phản ứng lại người nói là việc cần làm, nhưng việc phản ứng đó phải đúng lúc, đúng chỗ mới thể hiện bạn là người biết lắng nghe và kiên nhẫn khi lắng nghe.

9. Tôn trọng ý kiến của người khác

Hãy lắng nghe ý kiến của người khác và đánh giá một cách chân thật nhất. Không nên đả kích hay chê bai ý kiến của họ. Làm như vậy sẽ khiến cho họ cảm thấy không được tôn trọng.

Một ý kiến hay hay dở cũng đều phải suy nghĩ, cân nhắc trước khi nói ra. Vì vậy cho dù thế nào khi nghe chúng ta nên tỏ thái độ tích cực, nếu không chính chúng ta sẽ biến mình thành con người ích kỷ, nhỏ nhen. Nếu kéo dài tình trạng đó sẽ không ai chia sẻ gì với bạn nữa. Vì vậy hãy tôn trọng ý kiến của người khác trước khi bạn muốn họ tôn trọng ý kiến của mình.

Lắng nghe là kỹ năng sống rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, nó không chỉ giúp bạn kiềm chế được cảm xúc của mình mà còn giúp bạn học hỏi thêm được nhiều điều bổ ích. Nếu không hài lòng với ý kiến của ai đó bạn hãy phân tích một cách chính xác và thuyết phục để người khác công nhận. Thay vì đả kích như một người không biết suy nghĩ. Nếu bạn tôn trọng ý kiến của người khác thì chắc chắn họ cũng tôn trọng ý kiến của bạn và ngược lại.

Nghệ thuật lắng nghe giúp bạn thành công (Phần 1)

0

Nghệ thuật giao tiếp vô cùng quan trọng trong cuộc sống cũng như công việc của chúng ta. Nhưng phần lớn mọi người nhầm tưởng rằng những ai giao tiếp giỏi là những người có kỹ năng nói tốt, điều đó hoàn toàn sai lầm.

1. Nghe quan trọng hơn nói

Tại sao lắng nghe lại quan trọng hơn nói. Có lẽ không ít bạn cho rằng nếu mình không nói thì người khác sẽ không đánh giá được con người, năng lực của mình, như thế có thể họ cho mình là người không thông minh. Đó là suy nghĩ hoàn toàn sai.

Phần đông trong chúng ta chỉ biết nói chứ không biết nghe, những người biết lắng nghe thật sự vô cùng ít. Nếu người biết nói có thể tạo ấn tượng trước người khác thì người biết nghe sẽ tạo được cảm giác quan tâm, gần gũi, thân thiết. Nhưng phải nghe như thế nào cho đúng để được gọi là biết nghe, đó là một câu hỏi mà không ít người đang đi tìm câu trả lời cho mình.

2. Lắng nghe ý kiến của người khác một cách cẩn thận

Việc lắng nghe người khác cẩn thận thể hiện bạn đang tôn trọng người nói. Khi chú ý lắng nghe cẩn thận bạn sẽ cảm thấy sự đồng cảm và giúp bạn dành được lòng tin của người khác.
Khi lắng nghe người khác một cách cẩn thận bạn có thể cùng họ giải quyết được vấn đề. Vì thế việc lắng nghe không phải chỉ đơn thuần là những cái gật đầu cho có, rồi vội vàng đưa ra lời khuyên hay góp ý chưa phù hợp với mong muốn của người đang chia sẻ. Hãy nghĩ rằng câu chuyện mà bạn đang được người khác chia sẻ nó vô cùng quan trọng với bản thân mình, nếu để lọt bất kỳ một chi tiết nào cũng có thể khiến bạn thấy hối tiếc. Như vậy chắc chắn bạn sẽ lắng nghe câu chuyện một cách cẩn thận hơn.

3. Kiên nhẫn lắng nghe

Trong nghệ thuật giao tiếp, yêu cầu người lắng nghe phải biết kiên nhẫn. Điều đó không phải ai cũng làm được, bởi sẽ có những câu chuyện, những vấn đề mà bạn không hề quan tâm và có hứng thú, khi đó việc sao lãng khi nghe là điều không khó tránh khỏi. Vậy để thành công bạn nên học cách kiên nhẫn lắng nghe.

Kiên nhẫn không phải là việc bạn cứ cố gắng nghe hết câu chuyện từ đầu tới cuối mà kết quả là không hiểu được vấn đề của câu chuyện. Tất nhiên nếu câu chuyện đó không phải là vấn đề bạn quan tâm thì không nhất thiết phải cố tỏ ra đồng ý với quan điểm hoặc cố chỉ ra những điểm chưa đúng của đối phương. Những lúc như vậy bạn hãy thể hiện bằng những cái gật đầu hoặc nói: “Tôi hiểu những gì bạn đang suy nghĩ” hoặc “bạn hãy chia sẻ với tôi tất cả những gì bạn đang băn khoăn, tôi sẵn sàng lắng nghe bạn”…

4. Đặt mình vào vị trí của người nói

Việc đặt mình vào vị trí của người nói vô cùng quan trọng, bạn không nên lắng nghe một cách thụ động và để lời nói lọt từ tai này qua tai kia, không đọng lại gì trong tâm trí của bạn. Vậy để hiểu được câu chuyện bạn hãy đặt mình vào vị trí của người nói.

Đặt mình vào vị trí người nói bạn sẽ tập trung và tôn trọng câu chuyện của người khác. Vì khi đó bạn đã xem câu chuyện của họ như câu chuyện của mình. Đã là câu chuyện của mình thì tất nhiên mình phải quan tâm.

Tại sao bánh mì đen được xem là thực phẩm tốt cho sức khỏe?

0

Được xếp vào danh sách những loại thực phẩm tốt và lành mạnh nhất cho sức khỏe, bánh mì đen vì thế được lòng nhiều người yêu sức khỏe.  

Được phong tặng danh hiệu vua của các loại bánh mì, bánh mì đen mang trong mình nguồn năng lượng và dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Cùng chung phương thức chế biến như bánh mì trắng thông thường nhưng bánh mì đen đặc biệt hơn nhờ nguồn nguyên vật liệu bổ dưỡng: 100% từ bột lúa mạch đen thiên nhiên kết hợp cùng đường mạch nha.

Bánh mì đen có thể còn khá xa lạ với người Việt khi việc sử dụng bánh mì trắng đã trở thành một thói quen khó bỏ. Tuy vậy, sau bài viết này có thể nhiều người sẽ phải cân nhắc lựa chọn bánh mì đen thay cho bánh mì trắng vì những lợi ích không ngờ từ những chiếc bánh mì be bé. So với bánh mì trắng, bánh mì đen chứa lượng chất xơ cao gấp 4 lần, đồng thời lượng calo ít hơn 20%. Hàm lượng chất xơ khá cao có chứa trong bánh mì đen đồng nghĩa với việc chỉ số đường huyết sẽ rất thấp. Với những ưu thế không thể chối cãi, bánh mì đen thật sự là lựa chọn hoàn hảo đáp ứng cơn thèm của nhiều người nhưng đồng thời vẫn có thể kiểm soát tốt cân nặng.

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, bánh mì đen còn thực sự hữu ích khi chứng tỏ được vai trò của mình đối với sức khỏe con người:

Theo một số thông tin, bánh mì đen là loại thực phẩm được chế biến rất giống như bánh mì thường. Nhưng điều đặc biệt ở đây là chúng được làm từ hạt lúa mạch đen kết hợp cùng với một ít đường mạch nha. Theo các thống kê cho thấy, người Việt chúng ta thường có thói quen sử dụng các loại bánh mì trắng nhiều hơn.

Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Đối với nhiều phụ nữ, bánh mì là một trong nhóm các thực phẩm chứa tinh bột không hề tốt cho công cuộc giảm cân của họ. Tinh bột thực sự không phải là lựa chọn hoàn hảo cho quá trình giảm cân trừ tinh bột trong bánh mì đen. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng: phần tinh bột được tìm thấy trong bánh mì đen thực sự tốt cho sức khỏe (kể cả quá trình giảm cân của bạn). Tinh bột trong bánh mì đen có khả năng làm giảm cơn đói thường trực ở những người đang trong chế độ giảm cân. Bên cạnh đó, chúng cũng hỗ trợ giảm lượng đường trong máu và tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Trong khi 100g bánh mì trắng chứa khoảng 304 calo thì 100g bánh mì đen chỉ chứa khoảng 284 calo. Lượng calo khá ít chứa trong bánh mì trắng sẽ không gây ảnh hưởng đến kết quả của quá trình giảm cân nhưng vẫn cung cấp cho bạn đầy đủ năng lượng và luôn tạo cảm giác no cho bạn khi ăn vào buổi sáng.

Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra 4 lợi ích không ngờ của bánh mì đen cho việc giảm cân, cụ thể:

Bánh mì đen là một loại thực phẩm giúp tăng cảm giác no và không sợ bị đói. Cảm giác no này thường tồn tại trong 7-8 tiếng đồng hồ. Những hạt lúa mạch đen dùng để chế biến ra bánh mì còn có chức năng kiểm soát được lượng đường trong máu, giúp tăng cảm giác nó lâu hơn.

Sử dụng bánh mì đen có thể giúp bạn kiểm soát trọng lượng, ức chế calo, giúp cho lượng mỡ luôn ở mức độ thấp.

Bánh mì đen có chức năng hỗ trợ ổn định lượng đường huyết trong cơ thể từ đó vận hành trơn tru quá trình sinh sản insullin. Insullin giảm dần là nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì và các bệnh liên quan đến tiểu đường.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Chất xơ có trong bánh mì đen là điều kiện giúp cơ thể luôn có được một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Các sợi chất xơ đến ruột, sau khi liên kết với các chất thải trong ruột nhanh chóng thực hiện quá trình đào thải độc tố, trả lại cho hệ tiêu hóa một mô trường ổn định. Lượng chất xơ khá lớn trong bánh mì đen cũng có khả năng ngăn ngừa nguy cơ táo bón và duy trì một hệ thống tiêu hóa ổn định, khỏe mạnh.

Bảo vệ tim mạch

Hàm lượng phytonutrient và chất xơ cao có trong lúa mạch (nguyên liệu sản xuất bánh mì đen) có thể góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người. Những người ăn 3 hoặc nhiều khẩu phần thực phẩm ngũ cốc như lúa mạch hằng ngày sẽ giảm 20 – 30% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các chuyên gia cũng khuyến cáo người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, người cao tuổi nên sử dụng bánh mì đen và các loại ngũ cốc nguyên hạt chứa chất xơ cao để bảo vệ sức khỏe tim mạch.  

Ngăn ngừa ung thư

Lúa mạch đen chứa lượng chất xơ hòa tan, và không hòa tan axit phytic, tinh bột kháng, polyphenol, saponin và chất ức chế protease,…Đây đều là những chất có khả năng ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển. Do vậy, không sai khi nói rằng bánh mì đen với nguyên liệu chính từ lúa mạch đen có khả năng ngăn ngừa ung thư hiệu quả nếu sử dụng thường xuyên. Bánh mì đen cũng được chứng minh có khả năng làm suy giảm nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ.

Cùng một là bánh mì với mục đích sử dụng như nhau, hãy chọn bánh mì đen vì những lợi ích tốt cho sức khỏe.

Sưu tầm

Những công dụng “thần dược” của hành ta

0

Người cao tuổi, cơ thể thường có dấu hiệu mệt mỏi, đề kháng cũng yếu đi vì thế nguy cơ mắc bệnh càng cao hơn. Để giữ cho mình một sức khỏe dẻo dai và phòng tránh bệnh tật “tuổi già”, ngoài chế độ ăn uống khoa học, Mùa gió heo may khuyên các bạn nên tìm hiểu thêm về công dụng của các gia vị, thực phẩm quen thuộc trong gian bếp nhà bạn để kịp thời đối phó khi bệnh “ghé thăm” nhé!

1 Trị phong hàn, cảm mạo

Chuẩn bị từ 3 đến 5 củ hành ta, rửa sạch, cắt miếng, sắc cùng nước sôi (có thể cho thêm 3 lát gừng tươi). Uống khi còn nóng, cơ thể ra mồ hôi sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm. Cách khác, bạn dùng một đoạn hành hoa, giã hoặc nghiền nát để lấy nước, uống nhiều lần trong ngày cũng giúp mang lại hiệu quả tương tự.

2  Nghẹt mũi vì cảm lạnh

Củ hành ta giã nát lấy nước. Dùng nước thu được chấm lên vùng giữa môi và mũi. Tình trạng ngạt mũi sẽ được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, bạn có thể cắt nhỏ nhánh hành ta rồi ngâm vào nước nóng để xông mũi. Hoặc sắc hành uống ngày 3 lần, uống khoảng 2-3 ngày sẽ có tác dụng.

3 Chữa đau bụng, lạnh chân tay

Người lớn tuổi chân tay thường bị lạnh giá, môi xanh, mạch hiện lờ mờ thì lấy một nắm hành ta bỏ rễ và lá, lấy củ hơ nóng, ấp lên rốn, lấy chai nước nóng chườm lên trên. Thấy hành đã bị mềm nhũn lại thì thay nắm hành khác. Đợi một lúc lâu cho hơi nóng ngấm vào thì chân tay sẽ ấm, mồ hôi thoát ra từ từ, sau đó sẽ khỏi. Tiếp đó, lấy miếng gừng khô bằng độ 2 ngón tay cái thái nhỏ, đun nước uống.

4 Trị cảm sốt, nhức đầu

Khi bị cảm sốt, đau đầu, nên lấy 20 nhánh hành hoa cắt bỏ đoạn lá xanh, giữ lại rễ. Cho một ít gạo và 5 lát gừng dày nấu thành cháo, ăn nóng. Nên cho thêm 1 ít giấm chua và cháo để ăn. Sau khi ăn xong, lên giường nằm nghỉ và đắp chăn để ra mồ hôi, bệnh tình sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Sữa đậu nành: uống bao nhiêu là đủ?

0

Là loại sữa thân thuộc với người Việt, sữa đậu nành chứng tỏ giá trị của mình khi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy vậy, cũng giống như các loại thực phẩm khác, sữa đậu nành chỉ thực sự tốt khi được dùng đúng và đủ. Vậy 1 ngày nên uống bao nhiêu sữa đậu nành?

Chứa nhiều vitamin A, D, E, K, các vitamin nhóm B, chất đạm thực vật, chất béo, axit amin,…tốt cho sức khỏe, sữa đậu nành đơn thuần nhưng lại chứa các chất dinh dưỡng không thua gì các loại sữa bột, sữa ngoại trên thị trường.

Lợi ích sức khỏe từ sữa đậu nành

Lợi ích từ sữa đậu nành đối với sức khỏe là điều không thể bàn cãi. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh những giá trị mà sữa đậu nành mang đến cho sức khỏe, cụ thể: tăng kích thước vòng 1, làm đẹp da, hạn chế các bệnh về tim mạch, chống lão hóa, thúc đẩy quá trình giảm cân, hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư (ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú ở nữ), khắc phục tình trạng loãng xương ở người cao tuổi,…Sữa đậu nành cũng được chứng minh giúp hạn chế những “mệt mỏi” có thể xảy đến ở phụ nữ tiền mãn kinh như: hạn chế tình trạng bốc hỏa, giảm ham muốn, rụng tóc,…

Đối tượng nào nên uống sữa đậu nành?

Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên đã có thế uống sữa đậu nành. Dựa vào thành phần dinh dưỡng có trong sữa đậu nành đã được các nghiên cứu kiểm chứng, bạn hoàn toàn có thể cho trẻ dùng sữa đậu nành thay thế các loại sữa bột khác mà không cần lo ngại việc không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, sữa đậu nành có tính mát, không gây dị ứng như sữa bò, đồng thời chứa nhiều protein thực vật tốt cho trẻ.

Sữa đậu nành có hại cho nam giới?

Nhiều thông tin cho rằng sữa đậu nành cho hại, không tốt cho nam giới. Nguyên do là bởi sữa đậu nành chứa nhiều chất isoflavones (có cấu trúc giống estrogen nội tiết tố ở nữ). Isoflavones được nhắc đến như là estrogen thực vật nhưng thực chất hoạt chất này khác với hormone nội tiết tố nữ. Vì vậy nhiều người đã hiểu lầm ăn nhiều đậu nành chứa isoflavones, nam giới sẽ bị nữ tính hóa. Trên thực tế, sữa đậu nành tốt cho tất cả mọi người bất kể giới tính nếu được dùng đúng liều lượng.

Uống sữa đậu nành bao nhiêu là đủ?

Tùy vào thể trạng dinh dưỡng từng người mà sẽ có mức tiêu thụ phù hợp. Thông thường, 1 người nên uống 1 ly sữa đậu nành mỗi ngày, tương đương với 200ml sữa nguyên chất. Lưu ý rằng lượng sữa có thể gia giảm tùy vào nhu cầu của từng người.

Sữa đậu nành sẽ phát huy công dụng tốt hơn nếu được sử dụng ở thể nguyên chất (nghĩa là không đường hoặc rất ít đường).

Đối với những người có nhu cầu giảm cân thì nên đặc biệt chú ý hạn chế uống những sản phẩm sữa đậu nành có đường. Uống sữa đậu nành có đường không có tác dụng hỗ trợ giảm cân. Thậm chí còn khiến tăng cân nhanh hơn.

Sưu tầm

5 không luôn nhớ khi uống sữa đậu nành

0

Ngon, bổ dưỡng, rẻ tiền là 3 điều về sữa đậu nành mà bạn không thể chối cãi. Ngon, bổ dưỡng là vậy nhưng sữa đậu nành vẫn có 5 điều cấm kị khi uống mà người dùng buộc phải nhớ nếu không muốn lợi bất cập hại. Đâu là 5 điều cấm kị khi uống sữa đậu nành? Cùng Mùa gió heo may tìm hiểu nhé!

Có tác dụng tích cực trong phòng ngừa và điều trị các bệnh ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, tiểu đường; hỗ trợ giảm cân hiệu quả, hạn chế loãng xương, chống lão hóa, làm đẹp da, tốt cho tim mạch,…là những lợi ích có thể kể đến khi nhắc về sữa đậu nành. Để sữa đậu nành mang đến những hiệu quả tốt nhất, trước tiên bạn cần nắm 5 điều tuyệt đối không làm khi uống sữa để tránh biến thuốc thành độc.

Không uống sữa đậu nành khi chưa được đun sôi kỹ

Uống sữa đậu nành khi chưa được đun sôi kỹ hoặc sữa đậu nành sống có thể gây buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài, trường hợp nặng có thể gây ngộ độc. Lý giải nguyên do dẫn đến điều này, các nghiên cứu đã phát hiện ra trong sữa đậu nành có chứa trypsin, saponin (chất ức chế men) và các chất không có lợi cho sức khỏe khác khi chưa được đun chín.

Từ nay đừng bao giờ uống sữa đậu nành khi chưa được nấu kỹ nữa bạn nhé!

Không đánh trứng cùng sữa đậu nành

Nhiều người thường có thói quen đánh trứng gà cùng sữa đậu nành nóng để tăng hương vị cũng như giá trị dinh dưỡng của ly sữa. Những điều tưởng đúng nhưng lại hoàn toàn sai lầm khi không chỉ làm mất đi chất dinh dưỡng có trong trứng và sữa mà đôi khi còn khiến cơ thể khó hấp thu chất dinh dưỡng. Lòng trắng trứng khi kết hợp cùng men tripsin có trong sữa đậu nành tạo ra một chất kết tủa khiến cơ thể khó hấp thu và mất đi giá trị dinh dưỡng.

Không uống sữa đậu nành “1 mình”

Nhiều người có thói quen uống sữa đậu nành buổi sáng như nước mà không ăn kèm thực phẩm sau đó. Điều này trên tế khiến cơ thể không thể hấp thu hoàn toàn chất dinh dưỡng từ sữa đậu nành. Người dùng nên uống sữa đậu nành kèm theo ăn các loại bánh ngọt, bánh mì, bánh bao… hay các sản phẩm chế từ tinh bột. Tinh bột có trong các thực phẩm này có tác dụng làm dịch vị tiết ra khiến các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành được tiêu hóa và hấp thụ hoàn toàn.

Không uống quá nhiều sữa

Mặc dù là loại thực phẩm từ thiên nhiên tốt cho sức khỏe nhưng người dùng không nên quá lạm dụng. Một người trưởng thành chỉ nên uống khoảng 1 ly sữa (200ml)/ ngày để cung cấp đủ nhu cầu sữa cơ thể cần. Uống quá 500 ml sữa đậu nành nguyên chất trong 1 lần hoặc 1 thời điểm có thể dẫn đến tình trạng đau bụng, đi ngoài do do các chất dinh dưỡng không được hấp thụ hết, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.

Không dùng sữa đậu nành để uống thuốc

Một số loại thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Do vậy, nếu sử dụng sữa đậu nành đi kèm các loại thuốc này, việc hấp thu sữa đậu nành trong trường hợp này trở thành điều bất khả thi.

Nhớ 5 điều tuyệt đối không làm để uống sữa đậu nành có hiệu quả nhé các bạn

 Sưu tầm

4 nhóm thực phẩm nếu ăn nhiều có thể hủy hoại hệ miễn dịch

0

Trong nhiều trường hợp, hệ miễn dịch bị suy giảm là do tiêu thụ quá nhiều một số thực phẩm không có lợi cho hệ miễn dịch hoặc do môi trường sống gây ra. Dưới đây là một số loại thực phẩm có khả năng làm suy giảm miễn dịch. Bạn hãy tham khảo và thận trọng hơn trong việc tiêu thụ.

Thực phẩm chứa nhiều đường

Các loại thực phẩm chứa nhiều đường đều không có lợi cho hệ thống miễn dịch của bạn. Nếu tiêu thụ nhiều đường, nồng độ đường trong máu tăng lên sẽ làm giảm đáng kể khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus của tế bào bạch cầu. Do đó, hệ miễn dịch của cơ thể bạn cũng sẽ không làm tốt chức năng vốn có của nó. Vì vậy, tốt nhất bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này.

Thực phẩm chứa hàm lượng axit cao

Để tốt cho sức khỏe, bạn nên tránh thức ăn có chứa hàm lượng axit cao. Các thực phẩm có tính axit cao khi được tiêu thụ vào cơ thể quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng các lớp niêm mạc trong đường tiêu hóa, do đó, phá hủy hệ thống miễn dịch của bạn.

Tuy nhiên, theo nghà nghiên cứu Alice của Đại học Columbia (Mỹ) thì tiêu thụ một quả bưởi sẽ không có hại nhiều cho hệ miễn dịch của bạn mặc dù bưởi cũng có tính axit. Đó là bởi vì, tính axit trong bưởi không cao như các loại axit vốn có trong dạ dày và ruột của bạn. Những thực phẩm có tính axit cao mà bạn nên tránh là chanh, dấm…

Các thực phẩm cócao sẽ gây ảnh hưởng các lớp niêm mạc trong đường tiêu hóa, do đó, phá hủy hệ thống miễn dịch của bạn. Ảnh minh họa

Thực phẩm chứa nhiều dầu, mỡ

Các chuyên gia ở Viện hàn lâm Sahlgrenska (Pháp) đã tiến hành nghiên cứu dài kì trên chuột và phát hiện thấy rằng, tiêu thụ thực phẩm nhiều dầu, mỡ cũng chính là nguyên nhân làm suy yếu hệ miễn dịch .

Kết quả cho thấy, những con chuột ăn thực đơn giàu mỡ này càng phát phì, trong khi đó hệ miễn dịch ngày càng trở nên chậm chạp, đặc biệt khả năng tấn công virus, vi khuẩn của các tế bào bạch cầu ngày càng giảm mạnh và tỷ lệ chết vì nhiễm khuẩn cao.

Tác giả Louse Strandberg, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu này cho biết, béo phì thường đi kèm với chứng viêm nhiễm, lý do đơn giản là vì cơ chế bảo vệ của hệ miễn dịch được kích hoạt không đúng. Vậy nên, bạn nên tránh tiêu thụ nhóm thực phẩm này quá nhiều để tránh ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của mình.

Ngũ cốc

Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều ngũ cốc trong thời gian dài, bạn cũng sẽ có nguy cơ bị suy giảm hệ miễn dịch. Đó là bởi vì nhóm thực phẩm này cũng góp phần làm tăng hàm lượng đường trong cơ thể và trong máu vì nó được chuyển hóa thành glucose. Vì vậy, tốt nhất, bạn nên tiêu thụ các loại thực phẩm thuộc nhóm này một cách chừng mực để bảo vệ hệ miễn dịch của mình.

Mù tạt: món quà tuyệt vời cho sức khỏe có lẽ bạn chưa biết

0

Là một loại gia vị quen thuộc thường dùng ăn kèm với các món cá sống của Nhật, mù tạt dần trở thành loại gia vị được nhiều người yêu ẩm thực ưa dùng. Bên cạnh vai trò là một loại gia vị, mù tạt còn là món quà tuyệt vời cho sức khỏe của bạn và gia đình bởi những lợi ích vượt trội.

Là một trong số những loại gia vị lâu đời nhất thế giới, mù tạt không chỉ có vị cay nồng như bạn nghĩ. Trên thực tế có đến 5 loại mù tạt khác nhau, sử dụng cho những mục đích nấu nướng riêng biệt, trong đó có 3 loại mù tạt thường gặp mà bạn nên biết: Mù tạt xanh (Wasabi); Mù tạt vàng; Mù tạt nâu (mù tạt Ấn Độ); Mù tạt trắng.

Mù tạt xanh hay còn được gọi với cái tên thân thuộc wasabi có chiếc xuất từ cải ngựa. Mù tạt xanh được chia làm 2 dạng bột và kem để người dùng tùy ý lựa chọn. Mù tạt xanh thường được sử dụng trong các món ăn sống như cá và hải sản. Vị cay nồn từ mù tạt sẽ khử được vị tanh từ hải sản và kích thích người dùng.

Mù tạt vàng làm từ mật ong và nghệ có vị béo và hơi chua, khác hoàn toàn so với mùi vị mù tạt trong tưởng tượng của bạn. Mù tạt vàng thường được dùng để làm sốt salad, tẩm ướp thực phẩm, ăn kèm thịt nướng, bánh mì. So với mù tạt xanh thì mù tạt vàng có cách ăn đa dạng hơn, dễ kết hợp với nhiều món ăn khác nhau.

Mù tạt Dijon có màu vàng tươi, được làm từ loại hạt của mù tạt đen giữ nguyên phần vỏ kết hợp với muối, rượu trắng và một số gia vị khác, vị từ nhẹ nhàng đến cay nồng, thường dùng để làm sốt, trộn salad…

Mù tạt có nhiều loại và công dụng khác nhau nhưng hôm nay chúng ta chỉ bàn về mù tạt xanh với vị cay nồng ăn sâu vào trong tiềm thức người dùng. Mù tạt xanh ngoài công dụng khử tanh thực phẩm, kích thích vị giác còn là nguồn thực phẩm với nhiều lợi ích vượt trội, tiêu biểu có thể kể đến như:

Tốt cho hệ tiêu hóa

Hạt mù tạt chứa nhiều chất xơ, magie có khả năng ngăn ngừa táo bón, các chứng đầy hơi, ợ hơi,…ở người thường gặp vấn đề về tiêu hóa. Nó cũng có tác dụng loại bỏ các độc tố có hạt và giúp làm sạch ruột.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Một trong những khả năng tuyệt vời của mù tạt là có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn. Bằng cách ngăn chặn sự tập hợp của các tiểu cầu, mù tạt có thể làm giảm nguy cơ đau tim ở những người cao tuổi.

Phòng chống ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch

Một nghiên cứu mới đây cho thấy rằng glucosinolates có nhiều trong mù tạt có thể giúp tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc ngăn chúng lây lan. Bên cạnh đó mù tạt cũng có tác dụng tăng cường sức khỏe cho gan và hệ thống miễn dịch. Các chất chống oxy hóa trong hạt mù tạt có thể cung cấp một số chất như: E. coli , B. subtilis và S. Aureus nhằm bảo vệ và chống lại vi khuẩn và nấm, từ đó tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh bên ngoài.

Chống viêm khớp

Mù tạt có đặc tính kháng viêm giúp giảm đau khớp. Các isothiocyanate có sẵn trong mù tạt ngăn ngừa bệnh đường ruột và hen suyễn.

Chăm sóc da và tóc

Mù tạt được xem như là một thành phần hữu ích trong việc hỗ trợ bạn làm đẹp. Dầu mù tạt kết hợp cùng nước cây lá móng đun sôi có tác dụng kích thích tóc mọc nhanh và khỏe hơn. Mỗi ngày hãy lấy một ít hỗn hợp để massage da đầu. Bạn cũng có thể rang hạt mù tạt với dầu mè hoặc dầu dừa, sau đó bôi hỗn hợp này lên mụn để làm giảm mụn và giúp làn da sáng lên.

Ngăn cảm lạnh và dị ứng

Ăn mù tạt có thể giúp bạn ngăn ngừa cảm lạnh và dị ứng. Nó chống lại vi khuẩn và những mầm bệnh có xu hướng lây nhiễm đường hô hấp.

Sưu tầm

Mẹo kiểm soát cân nặng mùa dịch

0

Giãn cách xã hội, cách ly xã hội mùa dịch Covid-19 khiến bạn ở nhà nhiều hơn, có nhiều thời gian rảnh hơn, nấu nướng những món ngon ưa thích. Đây cũng là thời điểm mà cân nặng dễ tăng lên do ăn nhiều, vận động ít, và quan trọng là phòng gym đóng cửa.

Sau dịch bệnh sẽ có 2 nhóm đối tượng: một nhóm đối tượng vẫn sẽ giữ nguyên vóc dáng, nhóm đối tượng còn lại sẽ tăng cân chóng mặt. Hẳn chị em phụ nữ chúng ta không ai muốn bị liệt vào danh sách nhóm 2 cả. Vậy làm thế nào để cân bằng dinh dưỡng, kiểm soát cân nặng trong mùa dịch khi phòng gym đóng cửa? Cùng Mùa gió heo may điểm mặt 3 mẹo kiểm soát cân nặng mùa bệnh dịch nhé!

Ăn chậm lại, nhai kỹ hơn

Trân trọng thực phẩm bạn đang ăn. Đặt bộ hẹn giờ trong 20 phút và đảm bảo bạn dành toàn thời gian đó để thưởng thức món ăn trước mặt. Việc chú tâm và bữa ăn sẽ khiến quá trình ăn uống của bạn diên ra đúng “chuẩn”, nghĩa là ăn và nhai kỹ hơn. So với việc nhai nhanh, ăn nhanh như thông thường, việc ăn chậm – nhai kỹ có thể giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động nhẹ nhàng hơn, đồng thời đủ thời gian để dạ dày ra tín hiệu với bộ não về việc cơ thể đã “đủ no” trước khi bạn ăn vượt mức cơ thể cần. Ăn hơn mức cơ thể cần cũng chính là nguyên do khiến bạn bị đầy hơi, khó tiêu sau mỗi bữa ăn.

Đừng ăn trước máy tính hoặc ti vi

Đừng ăn trước máy tính, ti vi hay bất cứ thiết bị, vật dụng nào khác khiến bạn bị phân tâm. Nhiều người có thói quen vừa ăn cơm vừa xem ti vi hoặc máy vi tính. Việc hợp nhất thời gian xem truyền hình hoặc giải quyết công việc với bữa ăn chính để tiết kiệm thời gian là một sai lầm khi chỉ khiến bạn tăng cân trông thấy mà còn ảnh hưởng nặng nệ đến hệ tiêu hóa, mà cụ thể là dạ dày.

Con người thường chỉ có khả năng tập trung vào 1 việc cố định, mang việc ăn và xem ti vi đặt lên bàn cân, rõ ràng việc xem đòi hỏi sự tập trung của con người cao hơn. Theo đó, những người vừa ăn vừa xem có xu hướng tập trung vào những gì diễn ra trên màn hình và nhai theo quán tính từ đó không nhận biết được những gì diễn ra trong miệng và dạ dày. Đây cũng là nguyên do chính dẫn đến việc tăng cân không kiểm soát do cơ thể hấp thu nhiều hơn lượng thức ăn cơ thể cần, từ đó tạo ra năng lượng dư thừa.

Ngủ ngon hơn

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, những người ngủ ít hơn 5,5 giờ/ ngày có xu hướng tiêu thụ nhiều đồ ăn nhẹ không tốt cho sức khỏe do chứa nhiều carbohydrate hơn những người ngủ đủ giấc. Ngủ đủ giấc 8 giờ/ ngày không phải là một việc khó trong thời điểm giãn cách xã hội. Từ bỏ những thói quen xấu như thức khuya thay vào đó bằng việc ngủ đúng giờ không chỉ giúp bạn hạn chế khả năng tiêu thụ thực phẩm giúp đẩy nhanh quá trình tăng cân, mà còn giúp cơ thể thực hiện quá trình thanh lọc, thải độc cơ thể vào ban đêm khi bạn ngủ sâu giấc.

Với những người thường xuyên mất ngủ, ngủ không đủ giấc, có thể thực hiện một vài bài tập hít thở sâu để có giấc ngủ ngon và điều chỉnh các hormone gây đói. Bạn cũng có thể lưu ý, sắp xếp thời gian làm việc hợp lý để không ảnh hưởng quá nhiều đến giờ giấc nghỉ ngơi của bản thân.

Sưu tầm

Thực phẩm giúp người cao tuổi tăng cường sức đề kháng

0

Người cao tuổi thường hấp thụ kém các chất dinh dưỡng dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, giảm khả năng chống lại sự tấn công của virus.

Thực phẩm cung cấp vitamin B12

Người già thường dễ bị thiếu hụt vitamin B12 vì họ khó hấp thụ loại vitamin này từ thực phẩm. Nhưng cách tốt nhất vẫn là cố gắng ăn nhiều các thực phẩm giàu B12 như cá, thịt gia cầm, trứng, sữa và các sản phầm từ sữa…
Thực phẩm giúp người cao tuổi tăng cường sức đề kháng – Ảnh 2.Thực phẩm giúp hấp thụ vitamin D:Ở người lớn tuổi, loãng xương do thiếu vitamin D là bệnh lý thường gặp. Những thực phẩm giàu vitamin D gồm: cá hồi, cá ngừ, trứng, ngũ cốc, sữa, một số loại sữa chua, nước ép.

Thực phẩm giúp bổ sung canxi

Canxi đóng nhiều vai trò trong cơ thể nhưng quan trọng nhất là để củng cố và duy trì xương chắc khỏe. Các nguồn canxi tốt nhất cho cơ thể gồm sữa và các chế phẩm từ sữa.
Thực phẩm giúp người cao tuổi tăng cường sức đề kháng – Ảnh 4.Thực phẩm cung cấp kali: Nhiều người cao tuổi lại không được cung cấp đủ lượng kali thiết yếu hàng ngày. Để khắc phục điều này, người già nên ăn nhiều trái cây và rau quả giàu kali như bơ, mận, khoai tây…

Thực phẩm giúp bổ sung magie

Hấp thụ đủ magie có thể giúp hệ thống miễn dịch ở trạng thái tốt nhất, trái tim khỏe mạnh và xương chắc khỏe. Nhiều loại thực phẩm nguyên chất, bao gồm rau, đậu… sẽ giúp người cao tuổi bổ sung magie.

Thực phẩm bổ sung chất xơ

Theo các nhà khoa học, hầu hết người cao tuổi chỉ nhận được khoảng một nửa lượng chất xơ được khuyến cáo. Để tránh thiếu hụt chất xơ người cao tuổi nên bổ sung thêm ngũ cốc, các loại hạt, đậu, trái cây và rau…

Nước

Nước không phải là một loại vitamin hay khoáng chất, nhưng nó rất quan trọng cho sức khỏe. Tuổi càng cao, cảm giác khát có thể suy giảm, khiến người gia có thể tăng nguy cơ bị mất nước.