Home Blog Page 142

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương – Từ “Đêm đông” ấy

0

Đêm giao thừa Tết Kỷ Mão 1939, có một học sinh Huế không có tiền tàu xe về nhà ăn Tết, đã phải ở lại Hà Nội lang thang buồn nhớ giữa mưa phùn và rét mướt. Lúc ấy, không ai biết chính nhờ hoàn cảnh đó, cậu học sinh 20 tuổi ấy đã dâng trào lên một cảm xúc để tìm đến một ca khúc trữ tình để đời trong tân nhạc thời tiền chiến. Đấy là ca khúc “Đêm đông” của Nguyễn Văn Thương.

17 tuổi đã nổi tiếng bằng tác phẩm đầu tay

Nguyễn Văn Thương sinh ngày 22-5-1919 tại Hương Thủy, Thừa Thiên – Huế. Ông là con trai một gia đình công chức ở Huế nên đã được học đàn nguyệt để chơi ca Huế từ năm 9 tuổi. Bên cạnh đàn nguyệt, ông còn học thêm các nhạc cụ Tây phương. Ngay năm 1936, ông đã viết tác phẩm đầu tay “Trên sông Hương”. Ca khúc này đã được nhóm Myosotic xuất bản rộng rãi ở Hà Nội.

Mùa thu 1938, sau khi đỗ thành chung ở Quốc học Huế, gia đình cho Nguyễn Văn Thương ra học ban tú tài ở Trường Thăng Long – Hà Nội. Ông và một người bạn nữa trọ học tại nhà số 10 ngõ Hội Vũ. Bởi thế nên mới có cái đêm giao thừa xa nhà lần đầu tiên, Nguyễn Văn Thương cùng bạn bách bộ tới ga Hàng Cỏ, rồi lại quá bộ đến tận phố Khâm Thiên có xóm cô đầu. Khi ấy, ở xóm chỉ còn 2 căn nhà để đèn, mở cửa. Nghe tiếng chân qua đường, cô gái vội bước ra định đón khách, nhưng rồi thất vọng quay vào, ghé mình vào gương treo cạnh cửa, từ từ đưa cánh tay trần vuốt lên mái tóc. Hình ảnh ấy và tiếng gió lùa trên cửa sổ nhà trọ đã trở thành ám ảnh trong Nguyễn Văn Thương, khiến ông bắt đầu hình thành trong đầu đoạn nhạc tả về tiếng gió với ca từ giàu hình ảnh đã gặp: “Đêm đông – Xa trông cố hương buồn lòng chinh phu/Đêm đông – Bên song ngẩn ngơ kìa ai mong chồng/Đêm đông/Đêm đông – Thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư/Đêm đông – Ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng…”.

Một ca từ chịu ảnh hưởng nhiều văn chương Tự Lực Văn Đoàn thời bấy giờ. Đoạn nhạc theo ông vào Sài Gòn khi làm việc ở Bưu điện Thành phố. Nhờ anh bạn Kim Minh hoàn chỉnh lời ca khi Nguyễn Văn Thương đã tìm được đoạn đầu cho phù hợp với đoạn điệp khúc nói trên, “Đêm đông” mới chính thức được hoàn chỉnh. Trong một đêm ca nhạc của Tổng hội Sinh viên ở Sài Gòn sau đó, ca sĩ Nguyễn Thị Thiều đã hát “Đêm đông” rất hay. Người xem tán thưởng nhiệt liệt. Họ không ngờ tác giả của ca khúc với những lời ca già dặn kia chỉ là một chàng trai mới ngoài đôi mươi.

Từ lãng mạn sang hiện thực cách mạng

Thành công của “Đêm đông” đã kích thích Nguyễn Văn Thương tiếp tục sáng tạo. Làm việc ở Bưu điện Sài Gòn, nhân một lần đi qua Trường Nữ trung học Gia Long, nhìn cảnh tượng hàng trăm tà áo trắng nữ sinh tung bay như đàn bướm trắng nhởn nhơ giữa ngày đẹp trời, Nguyễn Văn Thương đã đầy rung cảm hát lên một thanh xuân chan chứa. Ông gọi nhạc phẩm này là “Bướm hoa”. Lại vẫn là người bạn Kim Minh làm lời: “Trời bình minh lướt theo chiều gió/Bướm bay, bướm bay chàng đi tìm yêu…”. Song, cũng như nhiều nhạc sĩ thời ấy, Nguyễn Văn Thương cũng có nhiều cảm hứng yêu nước, cảm tình cách mạng khi tham gia phong trào Hướng Đạo. Ông viết “Lên núi Bạch Mã”, “Ngày xanh”, “Trên đường khuya”… cho đến ngày Tổng khởi nghĩa là “Dưới bóng cờ”.

Trong kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Văn Thương rời khỏi ngành bưu điện, bước vào sáng tác chuyên nghiệp ở vùng tự do khu 4. Khi ấy, bên cạnh những “Người Hà Nội” (Nguyễn Đình Thi), “Trường ca sông Lô” (Văn Cao), “Du kích sông Thao” (Đỗ Nhuận)…, Nguyễn Văn Thương đã thét lên một tráng ca về quê hương Bình – Trị – Thiên của ông trong một đêm xúc động khi nghe tin quê hương bị quân xâm lược giày xéo. Bài hát ra đời như một ngọn lửa đốt cháy bừng bừng lòng yêu nước và căm thù: “Bình Trị Thiên khói lửa”. Đây là tác phẩm lột xác của Nguyễn Văn Thương khi chuyển hẳn bút pháp từ lãng mạn sang hiện thực cách mạng. Tráng ca được mở đầu bằng những điệu hò và lý miền Trung giàn giụa và ướt ròng 23 địa danh qua ca từ kể dùng thủ pháp vần lưng, những địa danh thấm vào lòng người để rồi biết đớn đau như da thịt, chảy ra như máu: “Hướng về Nam – Ai từng vô sông Hương từ rương Thiên Mụ, từng ngụ Đập Đá, Văn Xá, Truồi Nong/Hướng về Nam – Ai đã vô Đông Hà đã qua Ngô Xá đã đi Bích La, Thúy Ba, Triệu Phong…”.

Bậc thầy soạn nhạc giao hưởng Việt

Hòa bình ở miền Bắc, Nguyễn Văn Thương tập kết ra Hà Nội và phụ trách Đoàn Văn công Trung ương. Ông bắt đầu thử nghiệm mình trong nhạc không lời khi viết nhạc cho vũ kịch và thơ múa như “Chim gâu”, “Múa ô”, “Chàm rông”… và đặc biệt là “Tấm Cám” tràn đầy âm hưởng dân ca Bắc Bộ. Ông cộng tác với Ngọc Phan viết độc tấu sáo trúc “Lý hoài Nam”, cộng tác với Hoàng Dương viết độc tấu cello “Quê hương”, “Buôn làng vào hội”… Tác giả của “Đêm đông” lãng mạn ngày nào giờ tràn đầy lãng mạn mới trong tình khúc “Bài ca trên núi”, viết cho phim “Vợ chồng A Phủ” với ca từ của nhà văn Tô Hoài – một tình ca ngắn nhất trong các tình ca Việt Nam với hơi thở dân ca người Mông Tây Bắc: “Ớ… Đầu trời có sao chiều sao sớm/Đầu núi kia có (ở) hai người/Dù đi cùng trời dù đi khắp núi/Trời chỉ có – Chỉ có sao sớm sao chiều/Núi chỉ có hai người, hai người yêu nhau”.

Nếu Đỗ Nhuận đi tu nghiệp nước ngoài để viết nhạc kịch thì Nguyễn Văn Thương đi tu nghiệp nước ngoài để viết giao hưởng. Người nhạc sĩ đã từng chuyển soạn bản nhạc Pháp “Cỗ xe trong rừng” cho mandoline và guitar thời chống Pháp giờ đây đã trở thành nhà soạn nhạc Nguyễn Văn Thương với thơ giao hưởng “Đồng khởi” được dàn nhạc giao hưởng Leipzig trình diễn dưới đũa chỉ huy của nhạc trưởng – TS Foster. Ở giao hưởng, những nhịp thuần Việt như 5/8, 7/8 được ông sử dụng rất thành công cùng với các nhạc cụ gõ như mõ, cồng… Một đội quân tóc dài ta thường biết qua ca khúc “Dáng đứng Bến Tre” của Nguyễn Văn Tý đã được thế giới biết đến từ những năm tháng chống Mỹ qua thơ giao hưởng “Đồng Khởi”.

Theo Người Lao Động

Bàn tay ấy

0

Bàn tay ấy ngày xưa anh đã nắm
Thuở dại khờ xa lắm tuổi tròn trăng
Dòng sông quê con đò bên bến lỡ
Nhánh mù u bướm đậu nở duyên tình.

Thời khốn khó tay trong tay cùng bước
Đường gian nan ta lướt nẻo chông gai
Đời đói nghèo tháng ngày gieo neo khổ
Đã qua rồi hạnh phúc được thăng hoa.

Bàn tay ấy con thơ êm giấc ngủ
Ấm mùa đông mát mẻ giữa trưa hè
Vun đắp vạn niềm vui xua hờn dỗi
Xoa nổi buồn dịu ngọt nghĩa phu thê.

Bốn mươi năm hay còn bao nhiêu nữa?
Bàn tay này neo đậu ở trong tim…
Dẫu gân guốc dẫu da nhờn hắt nắng
Cuối con đường nồng ấm mãi bên nhau.

Vẫn trong tôi một tình yêu cháy bỏng
Lửa yêu đương luôn thắp sáng thời gian
Thân xác rã chân mòn hay gối mỏi
Nắm bàn tay bền chặt chẳng rời xa.

Bàn tay ấy đôi bàn tay ngày ấy
Nắm được rồi muôn kiếp mãi không buông!!

Tác giả: Trường Nguyễn

Xin cho tôi

0

Xin cho tôi một chút bình yên.
Để xua tan hết mọi ưu phiền.
Lặng ngắm hoàng hôn, nghe gió hát.
Quên cả thời gian vội lướt qua.

Xin cho tôi một khúc hoan ca.
Trao cho nhau ánh mắt chan hòa.
Cho lòng ấm áp niềm thân ái.
Bước chân quên mỏi giữa dòng đời

Xin cho tôi giữ mãi xuân tươi.
Xin cho tôi giữ mãi nụ cười.
Dẫu ngàn gian khó không tuyệt vọng.
Trái tim còn đỏ, vẫn hoài mơ.

Xin cho tôi miên viễn những vần thơ.
Gói tâm tư, gói trọn niềm nhung nhớ.
Gói những ước mơ ngày xưa một thuở.
Gói cả thương yêu chất ngất của bây giờ.

Tác giả: Đỗ Lựu

Những món ăn bồi bổ sức khỏe từ “quả trường sinh”, bạn không nên bỏ qua

0

Những điều cần biết về quả lạc – “quả trường sinh”

Do hạt lạc giàu chất dinh dưỡng nên người Trung Quốc còn đặt cho nó những cái tên thật đẹp như “quả trường sinh”, “thịt thực vật”. Lạc có tính bình, vị ngọt, có tác dụng bổ tì, mát phổi tiêu đờm, lợi tiểu, giảm sưng, cầm máu, tăng tiết sữa. Nó có tác dụng chữa trị đối với những người bị suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, ăn uống kém, ho khan ít đờm, ho ra máu, chảy máu cam, chảy máu chân răng, sản phụ ít sữa và táo bón.

Trong lạc còn giàu các loại vitamin như vitamin B2, vitamin PP, vitamin A, vitamin D, vitamin E, canxi, sắt, kẽm, và có chứa vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3.

Hàm lượng khoáng chất trong lạc cũng rất phong phú. Đặc biệt phải kể đến là axit amin một khoáng chất cần thiết cho cơ thể có tác dụng thúc đẩy tế bào phát triển, tăng cường trí nhớ, làm chậm quá trình lão hóa sớm của cơ thể một cách hiệu quả, có tác dụng chống lão hóa.

Ngoài ra lạc còn chứa một lượng lớn canxi giúp xương của trẻ phát triển và có thể phòng ngừa các bệnh lý về xương ở người già.

Nguyên tố vi lượng Selen và hoạt chất Resveratrol trong lạc có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư đồng thời cũng là thuốc dự phòng làm giảm kết tụ tiểu cầu, phòng ngừa và điều trị bệnh xơ cứng động mạch, bệnh tim mạch.

Trong lạc còn có chứa vitamin K có tác dụng cầm máu. Vỏ lụa của lạc có thể ngăn chặn sự hòa tan của Fibrin, tăng hàm lượng tiểu cầu, cải thiện chất lượng tiểu cầu, cải thiện khiếm khuyết của các nhân tố làm đông máu, thúc đẩy chức năng tạo tiểu cầu của tủy xương.

Những món ăn bổ dưỡng được chế biến từ lạc

1. Cháo lạc nấu với táo đỏ

Nguyên liệu: Lạc 50g, gạo100g, táo đỏ 6 quả.

Cách làm: Lạc và gạo đem rửa sạch rồi cho thêm nước, táo đỏ vào đun cùng. Sau khi sôi đun nhỏ lửa thành cháo.

Công dụng: Kiện tì khai vị, bổ huyết, tăng tiết sữa, rất thích hợp đối với những người có lá lách yếu, hấp thụ kém, cơ thể suy nhược, thiếu máu và những phụ nữ sau sinh có ít sữa. Nếu ăn thường xuyên sẽ có tác dụng bồi bổ sức khỏe.

2. Canh táo đỏ nấu với lạc

Nguyên liệu: Táo đỏ 50g, lạc còn cả vỏ lụa 100g, đường đỏ

Cách làm: Táo đỏ đem rửa sạch, bỏ hạt. Bỏ táo đỏ và lạc vào nồi cho lượng nước vừa đủ, bật lửa lớn đun đến khi sôi thì đun nhỏ lửa khoảng nửa tiếng rồi cho đường đỏ vào khuấy đều lên là có thể dùng được.

Công dụng: Bồi bổ cơ thể, ích khí, bổ huyết, cầm máu. Rất thích hợp với những người hấp thụ kém do khí huyết suy nhược, đoản khí và các loại bệnh xuất huyết.

3. Móng giò hầm lạc

Nguyên liệu: Móng giò nửa chiếc, nhân lạc 100g, hoa hồi 3 bông, trần bì 1.2g , gừng miếng nhỏ, hành lá cắt khúc, 10 tép tỏi (đập nát), dầu, gia vị, nước tương, dầu hào, mì chính, dấm, rượu lượng vừa đủ.

Cách làm: Đun lạc khoảng 1 tiếng, đổ ra để ráo nước. Chân giò làm sạch chặt khúc cho vào nồi đảo qua, đổ nước máu đi.

Cho dầu vào nồi, cho tiếp hoa hồi, gừng tươi, tỏi, hành đảo đến khi có mùi thơm sau đó cho móng giò đã được đảo qua vào cho thêm gia vị, mì chính, dầu hào, nước tương, dấm rồi cho rượu vào, thêm lượng nước vừa đủ đem đun sôi. Tiếp đó cho vào nồi áp suất ninh khoảng 15 phút sau thì tắt bếp.

Công hiệu: Bổ khí huyết, tăng cường sức mạnh cơ bắp. Thích hợp với người đau mỏi lưng đầu gối, những phụ nữ sau sinh bị ít sữa.

Những trường hợp cần cân nhắc khi ăn lạc

 1. Lạc bị mốc tuyệt đối không được ăn
Vì trong lạc mốc có chứa chất Aflatoxin gây ung thư cực mạnh. Aflatoxin có thể gây ra viêm gan do trúng độc, xơ gan, ung thư gan. Vì vậy cần đặc biệt lưu ý không được ăn lạc đã bị mốc.

2. Những người bị tai biến, đái tháo đường, mỡ máu cao, béo phì:

Do nhiệt lượng và hàm lượng chất béo trong lạc đều rất cao, nếu ăn nhiều chất béo sẽ làm giảm Acid uric được đào thải ra ngoài khiến bệnh tình càng nặng thêm. Vì vậy trong thời gian phát tác tai biến cấp tính tuyệt đối không được ăn lạc. Trong thời gian tai biến đã thuyên giảm cũng chỉ có thể ăn lượng vừa đủ.

Những người bị mỡ máu cao, đái tháo đường cần kiểm soát tổng lượng hấp thụ mỗi ngày, không nên ăn quá nhiều.

3. Những người bị viêm  dạ dày, viêm ruột, bị cắt bỏ túi mật, tiêu hóa kém: 

Nhóm người này nên ăn lượng ít và chia thành nhiều bữa, ăn thanh đạm ít dầu mỡ. Lạc thuộc loại hạt cứng có hàm lượng protein và chất béo cao nên rất khó tiêu hóa hấp thụ vì vậy nên hạn chế dùng.

4. Người bị thương do ngã, tắc tĩnh mạch 

Do trong lạc có chứa một hoạt chất làm đông máu tạm thời nên sau khi ăn lạc có thể sẽ làm máu ứ đọng khiến bệnh sưng đau càng trầm trọng hơn. Lạc có thể khiến máu bị đông lại dẫn đến chứng huyết khối. Vì vậy những người bị chứng độ nhớt trong máu cao hoặc có huyết khối không nên ăn.

5. Người tì yếu, phân nát: 

Do lạc giàu chất béo nên những người có tì yếu và đường ruột kém không nên ăn. Đặc biệt lưu ý không nên ăn kèm lạc với cua, dưa chuột.

6. Người bị viêm khoang miệng, viêm lưỡi, nổi mụn nước ở môi, chảy máu cam:

Lạc rang có tính nóng nên những người có mắc những  bệnh trên không nên ăn vì sẽ càng làm bệnh trầm trọng thêm.

*Theo People

8 điều tuổi trung niên nên gắng làm và trân quý

0

Nên có bạn tri kỷ

Bất kể là người trong gia đình hay bạn bè, xã hội có rất nhiều loại người và người tốt và người xấu cùng tồn tại. Nhưng dường như chỉ khi gặp nguy nan, bạn mới nhận được rõ đâu là tri kỷ.

Có nhiều người bạn tốt giống như bản thân có nhiều chiếc áo ấm giữa mùa đông giá lạnh. Tính cách và nhân phẩm quyết định bạn có bao nhiêu người bạn thật sự tốt ở xung quanh. Khi đã bước vào tuổi trung niên, bạn cần biết trân quý nó. Nếu ở hiện tại, bạn viết tên những người bạn thân thiết ra một tờ giấy, chỉ có một vài người, vậy thì bạn nên đặt tâm vào việc này nhiều hơn một chút. Điều đó cũng có nghĩa là bạn sẽ phải trở nên rộng mở hơn, tấm lòng thoáng đãng, lắng nghe và chia sẻ.

Bình tĩnh trước sóng gió nguy nan

Ở tuổi trung niên không cho phép chúng ta thiếu bình tĩnh trong hành xử giống như con trẻ. Ai cũng đã từng trải qua rất nhiều sự việc trong cuộc sống, và đã nhìn thấy quá trình từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc một sự việc. Nếu không rút ra kinh nghiệm và bài học cho bản thân thì có lẽ chúng ta chưa thực sự trưởng thành. Không nên than trách trời đất, chính bởi vì tính khí thiếu bình tĩnh này mà chúng ta tự khiến mình cảm thấy ngột ngạt.

Gieo hạt lương thiện

 

Nhìn lại xung quanh, bạn sẽ thấy còn rất nhiều hoàn cảnh éo le. Cho dù mình khổ đến đâu thì vẫn có người tội nghiệp hơn mình, vì thế hãy giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn để họ cảm nhận thấy những ánh mặt trời của lòng tốt. Nên làm những việc thiện nhiều hơn, theo quá trình gieo hạt đó mà ươm trồng những bông hoa đẹp nhất cho nhân loại.

Trau dồi sở thích của bản thân

Mỗi người nên chọn cho mình ít nhất một sở thích trong cầm, kỳ, thi, họa và bồi dưỡng nó. Chúng sẽ làm cho cuộc sống của bạn thêm phần lãng mạn, khiến tâm hồn thư thái, tăng cường trí nhớ và kích thích trí tưởng tượng. Khi làm thơ, ca hát, đánh đàn hay vẽ tranh, chúng ta sẽ cảm nhận được sự yên tĩnh mà bản thân không ngờ tới. Còn có chụp ảnh, sưu tầm… chúng đều là những thứ gia vị cho cuộc sống thêm ý nghĩa.

Hãy để “được mất tùy duyên”

Nơi thế gian có 2 loại khổ, một là nỗi khổ về được và mất, hai là nỗi khổ về tình. Con người thường cố gắng bằng mọi cách để được sở hữu những thứ mình muốn, suy cho cùng nó giống như đang đánh bạc vậy. Thắng thì cảm thấy vui vẻ, còn thua thì cảm thấy buồn khổ. Trong tình yêu, được thì hạnh phúc, mất thì than trách số phận.

Nơi thế gian, khổ nhất là tình, còn duyên thì ở cùng nhau, hết duyên thì mỗi người một ngả. Bước qua tuổi trung niên là chúng ta đã qua tuổi “yêu thương mơ mộng” mà hiểu rõ bản thân. Nói chung, mỗi người đều đang tự mình bước đi trong kiếp sống làm người. Hãy tùy thuận theo tự nhiên, được mất tùy duyên sẽ thấy lòng nhẹ nhàng.

Học cách bằng lòng và chấp nhận

Mỗi lần gặp chuyện khiến bản thân cảm thấy đau lòng chính là một lần rèn luyện sự chịu đựng thống khổ, lặng lẽ chấp nhận cuộc sống không hoàn mỹ như mình tưởng. Một lần trải qua trong tình huống như thế là một lần khiến bản thân trở nên lý trí hơn, can đảm và mạnh mẽ hơn. Để rồi mỗi khi gặp đau khổ và phiền não, chúng ta vẫn có thể vững vàng vượt qua một mình. Mỗi lần gặp chuyện như vậy, hãy xem nó như cơ hội hay chính là liều thuốc bổ tăng thêm nghị lực cho bản thận.

Thường nói câu cảm ơn

Khi chúng ta tham dự xong một buổi tang lễ, thường sẽ có cảm giác bùi ngùi, sâu lắng, và khi chúng ta mới khỏi bệnh, chúng ta sẽ cảm thấy trân quý tất cả mọi thứ. Tất cả rồi sẽ đi theo cát bụi… Mang giữ một tâm thái hàm ơn và biết cảm tạ đối với con người và cuộc sống sẽ khiến bạn biết yêu thương từng cành cây cọng cỏ. Nó sẽ giúp bạn vượt qua được những áp lực vô hình, hạ bỏ dục vọng và tâm tranh đấu. Vì thế hãy nên sử dụng hai từ này một cách thường xuyên. Nhiều khi, hạnh phúc cũng được bắt nguồn từ đó…

Hưởng thụ niềm vui của sự vận động

Rèn luyện thân thể là cách tốt hơn cả để tận hưởng cuộc sống, như vậy trọng lượng cơ thể sẽ không tăng do lười biếng, khuôn mặt cũng không vì tuổi tác mà trở nên già nua. Thực tế, thời gian không phải là điều quan trọng nhất, mà là ở thân thể và tinh thần.

Ngộ ra đã là điều không dễ, thực hiện và gìn giữ những điều trên đôi khi lại chẳng dễ dàng vì đời mấy ai không có những sân si, đố kị một thời. Nhưng nếu găng ghi nhớ, làm tốt những điều trên bình an hẳn sẽ gõ cửa.

                                                                                 Sưu tầm

Dắt túi 3 bài thuốc chữa bệnh từ hành tây mùa đông này

0

Theo Đông y, hành tây có vị cay ngọt, tính bình, không độc, đi vào 3 kinh can, tỳ, tâm có công năng kiện tỳ vị, trừ đờm, giải độc, hoạt huyết, chỉ huyết. Hành tây thường được sử dụng để chữa bệnh mạch vành tim, đái tháo đường, thương phong nhiều đờm, kém ăn, viêm ruột, tiêu chảy, lương y.

Trong y học hiện đại, hành tây cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh nhờ hàm lượng vitamin và khoáng chất quý giá. Hành tây rất giàu Allium và lưu huỳnh, hoạt động như một loại thuốc kháng sinh và sát khuẩn. Hành tây cũng rất giàu Querectin – chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại các gốc tự do. Loại củ này còn giúp ổn định cholesterol, trị viêm khớp, tốt cho bệnh nhân tiểu đường nhờ giàu hợp chất flavonoid và lưu huỳnh.

Riêng trong hành tây đỏ chứa nhiều vitamin và khoáng chất như canxi, magiê, kali, folate, mangan, thiamin, vitamin C, K và B-6. Ăn loại củ này thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, và thậm chí có thể ngăn ngừa các bệnh mãn tính. Đặc biệt, vào mùa đông, công dụng của hành tây càng được phát huy nhờ khả năng kháng viêm cực mạnh, có thể chữa bệnh thường gặp vào mùa đông cảm cúm, cảm lạnh, chữa ho, đau nhức xương khớp… Với người khỏe mạnh, bình thường, ăn nhiều hành tây vào mùa đông sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng vô cùng hiệu quả.

Dưới đây là 3 món ăn bạn chế biến từ hành tây như một bài thuốc được các chuyên gia khuyên dùng:

Rượu hành tây chữa đau nhức xương khớp, điều hòa huyết áp

3 củ hành tây cỡ vừa, 750ml rượu vang đỏ hoặc rượu nho. Chọn hành tây có vỏ đỏ tím càng nhiều càng tốt, đem bóc vỏ, cắt dọc thành 8 phần đều nhau, cắt cuống, tách rời các lát hành tây. Cho hành vào lọ thủy tinh kín, đổ rượu vào, đóng nút thật chặt, để chỗ thoáng mát khoảng 1 tuần là có thể chắt rượu ra, cho vào tủ lạnh dùng dần. Mỗi lần dùng 50ml, mỗi ngày uống 1-2 lần, ăn được hành ngâm càng tốt. Có thể cho thêm chút mật ong để dễ uống hơn.

Nước hành tây mật ong chữa ho nhiều đờm nhiều ngày

Hành tây đem ép lấy nước, hòa thêm chút mật ong và uống mỗi ngày sẽ giúp chống viêm, giảm ho, giảm phù nề thanh quản, tiêu đờm. Trong những ngày rét buốt, nhiều gió như mùa đông đây thực sự là thức uống cần thiết đồng hành cho sức khỏe của bạn.

Cháo hành tây giải cảm

Ngoài món cháo hành (lá), cháo hành tây cũng được xem là món ăn giải cảm hiệu quả, cách thực hiện lại vô cùng đơn giản. Nấu cháo nhừ, trước khi bỏ cháo ra, bạn cho thêm hành tây xắt nhỏ vào trộn đều, ăn nóng sẽ giúp giải cảm, đổ mồ hôi. Ngoài ra, bạn có thể xắt nhỏ hành tây, sau đó đem vào nấu chín và uống khi còn nóng cũng giúp giải cảm rất tốt.

Hành tây, nhất là hành tây đỏ được coi là thảo dược cũng như thực phẩm có nguồn gốc phương Tây được du nhập vào nước ta. Với công dụng như vậy, trong chế độ ăn hàng ngày của bạn và gia đình cần hết sức coi trọng. Ai cũng có thể sử dụng loại củ quý giá này. Tuy nhiên mùi hăng của hành tây có thể khiến nhiều người không hứng thú. Có thể chế thành nhiều dạng khác nhau cho dễ dùng hơn ăn sống như ngâm dấm, làm salad hoặc xào nấu…

Đời người chỉ gói gọn trong 10 điều tưởng chừng đơn giản này, nhưng phải hiểu hết bạn mới được thảnh thơi

0

Cuộc sống giống như một ly trà, bất luận đầy hay vơi, nóng hay lạnh, nồng hay nhạt, cũng đều có dư vị riêng của nó. Con người cũng vậy, chẳng ai giống ai, mỗi người có một lý tưởng, một cách sống riêng, có người ôm giấc mộng giàu sang, có người mong được sống an nhàn, có người lại chỉ cần một tâm hồn thư thái…

Nhưng giữa cuộc sống đầy bon chen này, con người rất khó giữ được trạng thái vô lo vô nghĩ, không ưu phiền vấn vương. Người ta cứ mải chạy theo những điều phù phiếm trước mắt mà quên mất những giá trị thật sự của đời người.

Kỳ thực, cuộc sống đôi khi đơn giản hơn chúng ta tưởng rất nhiều, chỉ có điều chúng ta hay tự biến nó thành một mớ bòng bong, để rồi cứ phải mải miết đi tìm kiếm câu trả lời cho một cuộc sống thảnh thơi những ngày sau.

Nếu có thể, hãy vào trong một căn phòng kín, tĩnh tâm ngồi ngẫm nghĩ 10 chân lý dưới đây, và khi đã ngộ ra rồi, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống mới dễ chịu làm sao!

1. Độ lượng

Con người sống ở trên đời, không cần thiết việc gì cũng phải quá minh bạch, rõ ràng, bởi “nước trong quá thì không có cá, còn người thanh cao quá thì không ai chơi”.

Khi bạn tranh giành với người nhà, tình thân sẽ rạn nứt; tranh giành với người yêu, tình yêu sẽ phai nhạt; tranh giành với bạn bè, tình nghĩa sẽ tan vỡ. Tranh giành là lý trí, nhưng thua lại là tình cảm, tổn thương vẫn là chính mình.

Đen là đen, mà trắng là trắng, thời gian sẽ chứng minh tất cả. Buông bỏ sự cố chấp của bản thân, làm một người độ lượng, làm việc không so đo, sẽ thắng cả cuộc đời; thêm một chút hòa nhã, một chút dịu dàng, cuộc sống sẽ tràn ngập ánh nắng mặt trời.

2. Giàu nghèo

Người biết đủ dù ngủ trên nền đất vẫn cảm thấy như đang ở trên thiên đường; người không biết đủ dù ở giữa thiên đường vẫn giống như đang bị đày đọa dưới địa ngục.

Trong cuộc đời này, tâm hồn giàu có là thứ quan trọng nhất, nếu ước vọng chỉ bó hẹp trong vật chất thì dù có nhiều đến mấy vẫn thấy không đủ, đó chính là nghèo khó. Trái lại, cuộc sống vật chất nghèo nàn cũng không gây ảnh hưởng đến tâm hồn thanh cao khoáng đạt, mà vẫn sống tự do tự tại, đó mới thật sự là giàu có.

3. So đo

Tạo điều kiện thuận lợi cho người khác, chính là tạo phúc cho bản thân về sau. Nhân tâm vốn tương thông, bạn nhường người ta một bước, người ta sẽ kính bạn một thước.

Lòng người cũng giống như con đường, càng so đo, con đường càng thu hẹp; càng rộng lượng, con đường càng rộng mở. Không tính toán với người quân tử, họ sẽ trả lại bạn sự kính trọng; không so đo với người khác, họ sẽ chẳng bày mưu tính kế với bạn.

Khoan dung, dường như là phải nhường cho người ta, nhưng kỳ thực lại là mở cho chính mình một con đường.

4. Buông bỏ

Có những việc hôm nay được xem là chuyện lớn, nhưng ngày mai lại chỉ là chuyện nhỏ; việc xảy ra trong năm nay dù có lớn đến mấy, sang năm chỉ còn là câu chuyện; việc xảy ra trong kiếp này dù có to cỡ nào thì sang kiếp sau cũng chỉ là truyền thuyết; chúng ta cùng lắm chỉ là những người có câu chuyện mà thôi.

Khi gặp khó khăn trong cuộc sống hay trong công việc, hãy tự nhủ với bản thân rằng: Hôm nay sẽ qua đi, ngày mai rồi sẽ đến, một ngày mới sẽ lại bắt đầu.

5. Giản đơn

Tâm đơn giản, cuộc sống cũng trở nên giản đơn, rồi hạnh phúc sẽ tự sinh sôi; tâm tự do, cuộc sống cũng trở nên tự tại, đến đâu cũng tự tìm thấy niềm vui. Lúc đắc ý cần xem nhẹ, khi không như ý hãy nghĩ thoáng. Cuộc đời có rất nhiều thứ có thể buông bỏ được. Chỉ có buông xuống được thì mới cầm lên được.

Khoan dung hơn một chút, rộng lượng hơn một xíu, vẫy vẫy tay, cười một cái, hết thảy những chuyện không vui đều sẽ trở thành quá khứ.

6. Nhân tâm

Đừng coi sự lương thiện của người khác là mềm yếu, bởi đó là một loại độ lượng; đừng xem sự khoan dung của người ta là nhu nhược, bởi đó là một kiểu từ bi. Người tâm tính tốt không dễ nổi nóng, nhưng không có nghĩa là họ không biết tức giận; người lãnh đạm chỉ giả vờ hồ đồ, nhưng không có nghĩa là họ nhìn không thấu.

Tình cảm, không thể qua loa đại khái; nhân tâm, không thể đem ra chơi đùa; duyên phận, không thể phung phí bừa bãi. Lấy tình đổi tình, mới có được tình yêu thật sự; yêu thương bình đẳng, mới có được tình cảm chân chính.

7. Phúc họa

Tích đức tuy rằng chẳng ai thấy, nhưng làm việc thiện luôn có trời đất chứng giám.

Con người lương thiện, dù phúc chưa tới, nhưng họa đã tự khắc rời xa; con người tà ác, dù họa chưa tới, nhưng phúc đã tự khắc rời xa; làm việc thiện giống như cỏ mọc trong vườn xuân, dù không trông thấy tăng trưởng, cũng vẫn cứ lớn dần đều; làm việc ác giống như mài dao trên đá, dù không trông thấy tổn hại, cũng vẫn hao mòn từng ngày.

Phúc hay họa đều tại tâm, điều đáng sợ khi làm việc ác, không phải là lo người khác phát hiện, mà là tự bản thân mình biết; điều đáng mừng khi làm việc thiện, không phải là được người khác tán dương, mà là tự bản thân cảm thấy thanh thản.

8. Khoảng trống

Chừa cho mình một khoảng trống, sẽ khiến tâm hồn thêm linh hoạt, thoải mái. Lúc thuận buồm xuôi gió, chừa ra một khoảng trống để suy ngẫm, đừng để sự đắc ý làm lu mờ đầu óc; lúc khó khăn gian khổ, chừa ra một khoảng trống để trấn an, đừng để sự khổ đau làm ngột ngạt tâm hồn; lúc bộn bề phiền muộn, chừa ra một khoảng trống cho niềm vui, để bao lo lắng tan thành khói mây, nụ cười sẽ tự khắc gia tăng; lúc cô đơn lạc lõng, chừa ra một khoảng trống cho bạn bè, bởi những người bạn thực sự chính là một phần trong cuộc sống của ta.

Chừa ra một khoảng trống không chỉ là chân lý của cuộc sống, mà còn là trí tuệ của đời người.

9. Cảm ơn

Cảm ơn người đã tổn thương bạn, bởi họ đã giúp bạn tôi luyện ý chí; cảm ơn người đã lừa dối bạn, bởi họ đã giúp bạn tăng thêm kiến thức; cảm ơn người đã đánh đập bạn, bởi họ đã giúp bạn tiêu trừ nghiệp chướng; cảm ơn người đã bỏ rơi bạn, bởi họ đã giúp bạn biết cách tự lập; cảm ơn người đã xô ngã bạn, bởi họ đã giúp bạn trở nên mạnh mẽ; cảm ơn người đã chỉ trích bạn, bởi họ đã giúp bạn biết định thần lại.

Cảm ơn tất cả những người đã giúp bạn trở nên kiên cường, thành công hơn, trong cuộc đời này cần phải biết mang ơn, thì cuộc sống mới càng thêm nhiệm màu.

10. Tùy duyên

Nhân sinh, cũng giống như một ly trà, đong đầy cũng tốt, mà vơi nửa cũng chẳng sao, cần chi phải tranh giành? Nồng đậm cũng tốt, mà nhạt nhẽo cũng được, vẫn đều có hương vị riêng. Vội vàng cũng tốt, mà chậm chạp cũng được, vậy thì đã làm sao? Ấm áp cũng tốt, mà lạnh lẽo cũng được, chỉ cần nhìn nhau cười một cái thôi.

Cuộc sống, bởi vì để tâm, cho nên mới đau khổ; bởi vì nghi ngờ, cho nên mới tổn thương; bởi vì xem nhẹ, cho nên mới vui vẻ; bởi vì đạm bạc, cho nên mới hạnh phúc.

Chúng ta đều là những vị khách qua đường của đất trời, có rất nhiều việc chúng ta không thể làm chủ được, vậy nên hãy cứ để vạn sự tùy duyên đi!

Một số tác dụng phụ của gừng bạn cần lưu ý

0

Gây loãng máu

Gừng được cho là có tác dụng tương tự như aspirin. Chúng có thể làm chậm quá trình đông máu và gây loãng máu. Điều này là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với những bệnh nhân đang phải sử dụng những loại thuốc chống đông máu. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Dị ứng

Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy gừng có khả năng gây ra một vài phản ứng dị ứng như tình trạng khó thở, tắc nghẽn đường thở tình trạng sưng phồng ở môi, lưỡi, phát ban hay mề đay. Nếu rơi vào một trong những hợp này, bạn cần ngưng sử dụng gừng và đến bệnh viện để được kiểm tra kỹ hơn. Gừng tuy là một loại thực phẩm có nhiều lợi ích nhưng sử dụng gừng ở liều lượng cao có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Gây nhạy cảm về thị giác

Ăn nhiều gừng còn được cho là nguyên nhân khiến mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng. Do đó, những người có xu hướng dễ bị mắc triệu chứng kể trên không nên ăn gừng để tránh gây hại cho mắt.

Rối loạn nhịp tim

Việc sử dụng gừng ở liều lượng cao có thể làm tim đập nhanh. Các kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng gừng dưới dạng thức uống có ga (bia gừng) có thể gây ra chứng rối loạn nhịp tim nếu uống quá nhiều. Bên cạnh việc uống, sử dụng gừng quá nhiều trong các bữa ăn cũng có thể gây tác hại tương tự.

Không nên ăn gừng buổi tối

“Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm; buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín” là lời dạy của cha ông ta ngày xưa. Vào buổi sáng, khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng vào sẽ kiện tì ôn vị, khích lệ cho dương khí bốc lên. Đến nửa đêm, dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát, lúc này ăn gừng sẽ vi phạm qui luật sinh lí. Bạn cần chú ý điều này để không tự mình gây hại cho cơ thể.

Uống trà gừng cũng là một thói quen của nhiều người, nhất là trong mùa đông này. Chúng giúp làm dịu bao tử nên có tác dụng hỗ trợ việc điều trị chứng buồn nôn. Tuy nhiên, nếu uống quá 5 ly một ngày, bạn có thể bị đau đầu, nôn mửa, tiêu chảy, ợ nóng, tim đập nhanh và mất ngủ. Nếu uống quá 5 ly một ngày, có thể dẫn đến tình trạng đau đầu, nôn mửa, tiêu chảy, ợ nóng, tim đập nhanh và mất ngủ.

Ích lợi của gừng là điều ai cũng biết, nhưng vẫn có một số người không nên ăn loại củ này.

Người đau dạ dày, đại tràng

Thành phần của gừng bao gồm các chất chủ yếu hoạt động trên niêm mạc dạ dày, ruột và đại tràng vì thế có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, nếu dạ dày yếu có thể bào mòn và gây ra những vết loét.

Phụ nữ có thai

Dù gừng rất tốt để giải quyết các tình trạng thai nghén như buồn nôn nhưng trong thời kỳ cuối của thai kỳ nên hạn chế ăn gừng vì gừng làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.

Trong thời kỳ cuối của thai kỳ, thai phụ nên hạn chế ăn gừng vì gừng làm tăng huyết áp có thể gây nguy hiểm

Người mắc bệnh về gan

Gừng có tác dụng kích thích sự bài tiết của các tế bào gan khiến cho những tế bào này bị hoại tử trong tình trạng được kích thích. Vì thế người bị bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan không nên ăn gừng.

Người mắc bệnh sỏi mật

Gừng có khả năng kích thích cơ thể tiết ra nhiều mật. Do đó, những người mắc các bệnh có liên quan đến túi mật thường được bác sĩ điều trị khuyên không nên dùng gừng dưới mọi hình thức bởi sử dụng quá nhiều gừng có thể làm gia tăng các cơn đau ở túi mật.

Người bị bệnh trĩ, xuất huyết

Gừng rất nóng có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu nên những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, bệnh trĩ không nên ăn gừng để tránh tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

Lưu ý những điều trên, sử dụng gừng đúng liều lượng sẽ là liều thuốc bổ dưỡng cho sức khỏe của bạn.

Hạnh phúc thì ai cũng như ai nhưng bất hạnh mỗi người lại mỗi khác

0

Đừng bảo đến cuối đời bất hạnh hay nỗi đau cũng đã dứt. Nhiều người lúc về già, người ngoài nhìn vào vui vẻ, sung túc, đầy hạnh phúc nhưng chính họ đôi lúc lại chịu những nỗi bất hạnh về mặt tâm hồn. Đó có thể là nỗi cô quạnh lúc về già vẫn chăn đơn, gối chiếc. Đó cũng có thể là nỗi buồn khi bị con cháu bỏ mặc hay nỗi bất hạnh mất đi người tri kỉ, người thân thương nhất. Những tưởng đã nắm tay nhau đi đến tận bờ bến này rồi, sẽ cùng đợi nhau về cõi vĩnh hằng nhưng mấy ai được như nguyện. Chia lìa tuổi già ngẫm lại quả thực cũng là một nỗi bất hạnh.

Ai chẳng mong đến lúc tuổi già bên cạnh vẫn có người bạn đời vẫn kề vai sát cánh bầu bạn. Nhưng hỡi ôi, chín người mười kiếp. Người hạnh phúc vẹn toàn, kẻ lại cô đơn lẻ bóng. Nhân sinh kiếp người mấy ai lường được. Vợ chồng từ thuở gặp nhau là người dưng xa lạ, yêu đương gặp gỡ qua bao sóng gió, có duyên có nợ mà về chung một nhà. Từ quan hệ đơn sơ trở nên thân thuộc, thứ tình cảm yêu đương thuở xưa đã thành thứ tình thân không chia cắt được. Chớp mắt cái đã vài chục năm, người vợ, người chồng thân thuộc vì hết nợ với đời bỏ ta đi trước là mối bất hạnh, nỗi đau phải chịu lúc cuối đời.

Những tưởng trải qua, chứng kiến nhiều đau đớn giữa đời tâm sẽ thôi không buồn khổ nhưng lạ thay vẫn đau đến quặn thắt. Xóa nhòa nỗi đau này không còn cách nào khác ngoài đối diện. Đến cùng ta là bệnh nhân cũng chính là thầy thuốc tốt nhất. Thời gian sẽ làm nguôi ngoai tất cả, kể cả nỗi đau, buồn tuổi.

Sống những ngày tươi đẹp cuối cùng nếu còn được sống là cách để nỗi buồn tan biến. Những người kém may mắn gặp phải những nỗi đau lúc cuối đời xin thôi đừng u sầu. Sống một cách thật tích cực bởi sống không chỉ cho mình mà còn cả cho người đã khuất. Cả khi người bạn đời thân thiết đã về trời, yêu thương vẫn gửi ở lại. Yêu thương đó như chất độc lại như liều thuốc bổ. Nhìn nhận và sử dụng nó một cách tích cực thì yêu thương ấy sẽ vẫn còn mãi, như liều thuốc tràn đầy nuôi dưỡng tâm hồn ta, làm đẹp hơn cuộc sống của ta mỗi ngày.

 

Cuộc sống, phân nửa là hồi ức, phần còn lại là phải tiếp tục

0

Trên thế giới này, người cười với bạn có thể rất nhiều, nhưng thật lòng bao dung bạn thì lại rất ít.
Điều đó cũng không sao, chỉ cần bạn là tốt ba việc này: biết cách lựa chọn, hiểu mình cần phải kiên trì như thế nào và giữ gìn điều đó ra sao, là đủ!
Tay – vốn không phải để đánh, mà dùng để bảo bọc lấy những người mình yêu thương.
Người ta cô đơn buồn khổ, hoàn toàn không phải vì người đời không thông cảm cho ta, mà bởi lòng mình không buông được ai đó!

Một người bạn tốt thật sự trong đời thì khó tìm, khó bỏ và cũng khó quên. Bạn không cần cố gắng, cũng không phải che đậy, người hiểu – tất sẽ biết bạn vốn là người như thế nào.
Không nên vừa gặp người lạ liền phơi bày tâm can, nên biết một số người trước mặt thì tỏ vẻ hết lòng, nhưng sau lưng lại có những suy nghĩ khác.
Sống – nên vui vẻ một chút, vì cuộc đời vô thường ngắn ngủi. Kiểm soát tốt tâm trạng mình, mới có thể thanh thản, bình an.
Dù bạn từng trải qua bao nhiêu buồn đau, rồi cũng sẽ trôi vào quên lãng, vì không có gì là vĩnh viễn. Cuộc sống, phân nửa là hồi ức, phần còn lại là phải tiếp tục.
Mang những điều không vui trả hết lại hôm qua, tặng cho hôm nay niềm tin và hy vọng, rồi gửi đến ngày mai tất cả sự nỗ lực của mình.
Mọi việc đều có đáp án riêng của nó, đã cố gắng hết mình rồi thì không cần phải lo lắng hay muộn phiền, thuận theo nhân duyên là được.