Home Blog Page 139

Những điều lúc tuổi trẻ không làm tuổi già hối tiếc

0

Lúc trẻ khỏe không điều dưỡng thì lúc tuổi già bệnh tật sẽ thấy hối tiếc

Con người khi bị bệnh, mệt mỏi thường sẽ nghĩ lại và hối hận rằng đã không làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Nhưng khi bệnh có chuyển biến tốt thì người ta thường lại quên mất đạo lý này.

Khi con người còn trẻ và khỏe mạnh thì không ngừng tính toán danh lợi, buông thả trong rượu và sắc, không để tâm tiết chế dục vọng mà khiến ăn không ngọn, ngủ không yên. Đến tuổi trung niên hay khi cơ thể mắc bệnh, lại rơi vào hối hận. Đây chính là vòng quay mà con người thường mắc phải. Đã hiểu được nỗi khổ ấy, khi an định, khỏe mạnh không để tâm được bình thản, giảm bớt ham muốn và sự hưởng lạc của bản thân?

Chỉ khi con người bị bệnh tật mới hiểu được rằng: “Không có bệnh là hạnh phúc nhất!”. Cho nên, đừng vì ham muốn, hưởng lạc vô độ mà hủy hoại thân thể.

 Lúc trẻ giàu có mà không tiết kiệm, lúc già nghèo khổ sẽ hối tiếc

Người ta thường nói: “Miệng ăn núi lở”. Người không biết tiết kiệm, chỉ một mực xa hoa lãng phí thì sẽ rất nhanh chóng chuyển từ giàu thành nghèo. Người xưa cũng có câu: “Từ nghèo mà thành giàu thì dễ chứ từ xa xỉ mà thành tiết kiệm thì khó.” Một người nếu nuôi dưỡng thói quen tiêu tiền vô độ, không cân nhắc tính toán, đến lúc rơi vào quẫn bách thì chẳng những cảm thấy thiếu thốn vật chất mà về mặt tâm lý cũng không chịu đựng được.

Thường khi một người ở vào giàu có thì sẽ có người tôn kính, ngưỡng mộ nhưng khi rơi vào bần cùng thì lại có người đả kích, mỉa mai. Khi ấy, hồi tưởng lại cuộc sống trước đây thì hối hận vô cùng, thậm chí có người còn không chịu được mà tìm đến đường cùng.

 Khi trẻ gặp việc không học, lúc tuổi cao cần dùng đến lại hối tiếc

Người xưa có câu: “Đến lúc cần dùng đến sách vở, mới ân hận là tri thức của mình quá kém”. Trong cuộc sống, cứ trải qua một việc thì trí tuệ của con người được tăng thêm một phần.

Nếu như một người có thể bảo trì tinh thần ham học hỏi, gặp việc thì lưu tâm, không hiểu thì hỏi người biết, học tập bất cứ lúc nào thì mới có thể tích lũy được kinh nghiệm và khiến bản thân ngày càng trưởng thành, thành thục hơn.

Con người chỉ ở vào thời điểm rời xa học hỏi thì mới thực sự là già yếu. Trong cuộc sống, rất nhiều người vì không ham học hỏi nên thiếu hiểu biết, khi gặp việc khó thì hối hận đã không kịp.

Khi còn trẻ không học nghề, đến lúc quá tuổi mới hối tiếc

Lúc còn trẻ, trí tuệ của con người thường tinh thông, tinh thần tràn đầy nhiệt huyết nên dễ dàng tiếp thu được những điều mới. Nếu khi còn trẻ tuổi mà lười biếng, mải chơi, đến khi tuổi đã nhiều, tóc đã bạc thì hối hận cả đời.

Đời người chỉ ngắn ngủi mấy chục năm, tuổi trẻ là khoảng thời gian vô cùng quý giá, lại trôi qua nhanh, nếu không cố gắng thì khi quá tuổi sẽ hối tiếc, bi thương.

Khi trẻ ngông cuồng, xằng bậy đến lúc trung niên sẽ hối tiếc

Một số người khi còn trẻ thường không tiết chế được bản thân, thường hay nói và hành động một cách ngông cuồng. Họ thậm chí cho mình là “ông Trời”, “trên không sợ trời, dưới không sợ đất”, làm bất cứ việc gì mà mình muốn. Kỳ thực, khi đến một độ tuổi nào đó người ta sẽ cảm thấy hối hận về điều này vô cùng.

Ngoài ra một số người trẻ tuổi hiện đại ngày nay chìm ngập trong xa hoa, tiệc rượu. Nhưng rượu là có thể làm loạn tính. Có những lời nói mà một người lúc tỉnh táo sẽ không dám nói nhưng khi say rượu thì dễ dàng tùy tiện nói. Hay có những việc mà một người lúc bình thường sẽ không dám phạm nhưng khi say rượu lại dám làm tất cả.

Bởi vì rượu mà đem lại rất nhiều mối họa cho con người. Đến khi tỉnh lại mới hối hận mãi không thôi, thậm chí có những việc mà hối hận cũng đã không lấy lại được nữa.

  Bất hiếu với cha mẹ thì khi cha mẹ mất sẽ hối tiếc

Cổ ngữ đã nói: “Bách thiện hiếu vi tiên” (trong trăm cái thiện thì hiếu thảo là đứng đầu). Dù cho cha mẹ có là người nuôi dưỡng chúng ta hay không thì ít nhất cha mẹ cũng là người đã sinh ra ta trên cõi đời này. Có thể chứng kiến tất cả mọi điều xảy ra trên thế giới này, cái đẹp cái xấu, cái thiện cái ác, tất cả đều là do Thượng đế và cha mẹ đã ban cho ta.

Đừng làm những việc sẽ khiến chúng ta sau này phải hối hận, hãy đối xử tốt, hiếu thảo với cha mẹ của mình. Đừng để đến khi họ mất đi rồi lúc đó mới thấy quý tiếc, bởi vì khi ấy hết thảy mọi thứ đều không còn kịp nữa rồi.

Khi về già, người ta thường mong muốn được nhìn thấy con cháu sung túc, khỏe mạnh, bình an. Cho nên, khi ngẫm nghĩ lại những hành vi sai trái của mình, những người già sẽ cảm thấy rất hối tiếc về những điều mình đã làm.

Những động tác đơn giản giúp bạn khỏe mạnh sống lâu, không lo bệnh tật

0

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ với “9 phút vàng” buổi sáng sau khi thức dậy, nếu bạn thực hiện những động tác dưới đây, sẽ mang đến cho bạn cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái, không còn lo lắng bệnh tật. Ngoài ra sẽ giúp bạn nâng cao tuổi thọ thêm hàng chục năm nữa.

1.  Xoa hai bàn tay vào nhau

Sáng ra, khi bạn xoa hai bàn tay vào nhau, sẽ tạo ra nguồn năng lượng, vừa giúp bạn tỉnh ngủ, vừa làm ấm cơ thể, còn mang đến nhiều lợi ích to lớn như giúp giảm tê tay, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tay, khiến cho tinh thần thư giãn, thoải mái. Không chỉ vậy, động tác này còn giúp chị em làm đẹp đôi tay của mình nữa đấy!

2. Mát-xa da đầu

Sử dụng mười đầu ngón tay nhẹ nhàng mát-xa với một lực vừa phải quanh da đầu, sẽ giúp bạn có được sự thư giãn tuyệt vời.

Động tác này kích thích trực tiếp đến các kinh mạch quan trọng trên da đầu, tăng cường sự trao đổi chất, lưu thông máu, cho bạn cảm giác minh mẫn, sảng khoái cả ngày. Ngoài ra đây cũng là bí quyết giúp bạn có mái tóc đen nhánh, khỏe mạnh, ngay cả khi bước vào tuổi trung niên.

3. Xoa tai

Trên cơ thể, tai là bộ phận chứa tới 120 huyệt và các huyệt này lại thông với tất cả bộ phận trong cơ thể. Do đó xoa tai sẽ mang lại hiệu quả thư giãn, tăng cường sức khỏe cho toàn bộ cơ thể, tránh nguy cơ ù tai, chóng mặt.

Cách xoa: dùng ngón cái áp sau tai, ngón trỏ sát bên mang tai rồi đẩy lên đẩy xuống vành tai, lặp đi lặp lại khoảng 30 lần.

4. Đảo mắt qua lại

Đảo hai mắt từ trên xuống dưới, rồi từ trái qua phải, sau đó làm ngược lại. Mỗi chiều làm khoảng 10-15 lần. Động tác này giúp mắt sáng, thư giãn, giảm mệt mỏi cho mắt rất hiệu quả.

Lưu ý: không nên đảo mắt quá nhanh, ưu tiên chất lượng hơn số lượng.

5. Xoa cánh mũi

Dùng 2 ngón tay trỏ vuốt ngược từ chân 2 cánh mũi lên, qua sườn mũi đến tận 2 đầu mày (30 lần). Sau đó dùng ngón trỏ và ngón cái chụm lại, vuốt xuôi sống mũi, từ trên đầu mày xuống đầu mũi (30 lần).

Động tác này giúp giảm các triệu chứng bệnh liên quan đến mũi, lưng, tim phổi và bộ phận sinh dục. Có thể tăng cường sinh lý đàn ông, và giúp làm giảm nguy cơ sa tử cung ở phụ nữ.

6. Tập cơ miệng

Há rộng miệng ra hết cỡ rồi khép lại. Lặp đi lặp lại khoảng 30 lần, vừa giúp luyện tập cơ mặt, vừa giúp răng miệng khỏe mạnh.

7. Xoa bụng

Động tác xoa bụng được chứng minh là mang lại nhiều lợi ích, cực kì tốt cho sức khỏe. Giúp thúc đẩy tuần hoàn máu đến nội tạng, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, hỗ trợ hệ tiêu hóa, chống táo bón, đầy bụng, phòng ngừa các bệnh về dạ dày.

Thực hiện: đứng thẳng hoặc nằm ngửa trên giường, thả lỏng vùng bụng, đặt hai bàn tay lên trên bụng và bắt đầu xoa vòng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ góc bên phải bụng. Chú ý xoa nhẹ nhàng, dùng lực vừa phải, mỗi lần 20 vòng, thực hiện từ 2 đến 3 lần là được.

8. Hóp bụng

Hóp bụng là động tác đơn giản, nhưng rất hiệu quả trong việc tăng cường chuyển hóa năng lượng, luyện tập cơ bụng, tránh tích lũy mỡ thừa. Bạn nên kết hợp với động tác hít thở, khi hít vào thì bụng phình to ra, khi thở ra thì bụng xẹp lại, thực hiện từ từ. Đây cũng chính là động tác bắt đầu mà bất kì ai muốn học yoga, dưỡng sinh thì đều phải biết.

9. Co duỗi chân tay

Đứng thẳng, sau đó giơ hai tay và duỗi chân trái ra phía trước mặt (như minh họa). Sau đó thu tay về trước ngực, chân gập lại ở tư thế lò cò. Tiếp tục duỗi chân, tay ra phía trước, rồi thu về. Làm lần lượt chân trái, rồi chuyển sang chân phải. Mỗi bên co duỗi khoảng 20 cái. Động tác này tác động lên các cơ, khớp, giúp cơ thể vận động nhanh nhẹn, linh hoạt, phòng tránh các bệnh xương khớp và các bệnh về tim mạch.

10. Cọ xát lòng bàn chân

 Sử dụng 2 lòng bàn chân cọ xát vào nhau cho ấm lên. Chân là vị trí có rất nhiều huyệt đạo quan trọng. Khi matxa làm ấm chân, sẽ cực kì tốt cho cơ thể, đặc biệt giúp cho tim phổi và ngũ tạng được khỏe mạnh.

Ngoài ra, để cơ thể được khỏe mạnh, chúng ta cần lưu ý đến giấc ngủ, mỗi ngày nên ngủ đủ giấc (từ 7-8 tiếng). Thời gian thích hợp để đi ngủ là 9-10h tối. Bạn cũng nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Lưu ý chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, khoa học, tránh xa các thực phẩm không lành mạnh. Đặc biệt nên kết hợp với việc rèn luyện cơ thể mỗi ngày, vận động vừa sức, luôn giữ cho tinh thần lạc quan, thanh tịnh, đó chính là chìa khóa vàng, mang đến cho bạn sức khỏe và tuổi thọ dài lâu.

4 điều nên biết trước khi ăn cam

0

Chứa nhiều vitamin C và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, cam được xem là loại quả thần giá rẻ cho sức khỏe con người. Dùng cam là tốt, nhưng vẫn cần chú ý một số điều khi ăn loại quả này. Dưới đây là 4 nguyên tắc nên nhớ cho những người thường xuyên sử dụng cam nhé.

Mùa đông là chính là mùa cam chín ươm, người yêu thích cam có thể thỏa thích ăn loại quả này vào mùa nó ngon nhất từ tháng 11 – 12 hàng năm. Được biết đến với cái tên quả vitamin C, cam mang trong mình nhiều ích lợi đặc biệt cho con người. Một số lợi ích nổi bật có thể kể đến như: đẹp da, giữ dáng, cung cấp vitamin cần thiết cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, giảm ho, tiêu đờm,….Đặc biệt, loại trái cây này còn được mệnh danh là “thức quả thượng thừa” vô cùng tốt cho người lớn tuổi bị viêm phế quản cấp và mãn tính hoặc những đối tượng mắc các bệnh về tim mạch.

Công dụng từ quả cam

Ngoài việc được như một loại quả ăn, uống giải khát, cam còn được dùng như một vị thuốc trị hiệu quả nhiều chứng bệnh. Thịt quả cam có vị ngọt chua, tính mát, hương thơm có thể giúp khai thông khí huyết, khỏi ho, nhuận phế. Đồng thời, đây cũng là bài thuốc giải rượu, trị nôn, chữa miệng khô, lưỡi khô, ho khan cùng nhiều chứng bệnh khác.

Vitamin B1,P trong thịt quả cam được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh tăng lipid trong máu, xơ vữa động mạch cùng một số chứng bệnh về tim mạch. Đặc biệt, nomilin có trong “thịt” của loại trái cây này là chất chống ung thư hiệu quả giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày.

Lớp vỏ màu xanh bao bọc bên ngoài quả cam còn xanh là một vị thuốc Trung y được biết tới với tên gọi “thanh bì”.Thanh bì tính ôn, vị cay, đắng, giúp thông gan, thông khí, tiêu đờm. So với vỏ cam chín, loại vỏ xanh này có công dụng mạnh hơn, thường dùng khi khí gan uất trệ, ngực sưng, ngược sườn đau…Hạt cam thường được dùng làm thuốc lưu thông khí huyết, giảm đau (đau tinh hoàn, đau thoát vị, đau lưng…) và tiêu viêm.

Tuy là một loại quả bổ dưỡng như vậy, nhưng cam lại nằm trong nhóm những thực phẩm không thể ăn một cách tùy tiện.

Tuyệt đối không ăn cam vào trước bữa ăn hoặc lúc đói

Bên trong thịt cam có chứa nhiều acid hữu cơ, dễ gây kích thích niêm mạc dạ dày. Do đó, nếu ăn cam vào trước lúc ăn cơm hoặc khi đang đói có thể làm tổn thương dạ dày.

Không ăn kèm sữa tươi

Protein trong sữa tươi sẽ phản ứng với acid cùng vitamin C trong cam và kết tủa, gây ra hiện tượng trướng bụng, đau bụng, đi tả và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tiêu hóa, hấp thu. Do vậy, trước và sau khi ăn cam trong vòng 1 giờ đồng hồ nạp thêm sữa tươi là điều tuyệt đối hạn chế.

Không dùng cho người “âm hư”

Chứng âm hư có các biểu hiện lâm sàng chủ yếu là thể trạng gầy còm, miệng ráo, họng khô, chóng mặt mất ngủ, ra mồ hôi trộm…

Trung y cho rằng cam tính ôn, ăn nhiều dễ “hỏa vượng” (bốc hỏa), những người bị âm hư, dương thịnh ăn vào dễ bị lở miệng, khô miệng, đau họng, táo bón và nhiều triệu chứng khác. Bởi vậy, các người “âm hư” không nằm trong danh sách các đối tượng được khuyến khích ăn cam.

Không dùng quá nhiều với trẻ.

Việc ăn nhiều cam có thể dẫn tới tình trạng nóng trong ở trẻ. Nếu phát hiện cơ thể có các triệu chứng như viêm lưỡi, viêm nha chu, viêm họng, các em nên dừng ăn cam từ 1-2 tuần. Cho bé dùng cam từ 3 – 5 lần trong tuần vào buổi sáng sau khi ăn là liều lượng và thời gian phù hợp nhất.

Cam là loại quả nhiều dinh dưỡng và quen thuộc trong đời sống chúng ta. Tuy nhiên dùng như thế nào cho đúng và phù hợp chưa hẳn là điều ai cũng biết. Hi vọng qua bài viết này, mọi người sẽ biết được cách dùng cam đúng cách, đúng lúc, đúng thời điểm để đạt hiệu quả tốt nhất cho cơ thể.

Ðể khỏe trong tiết trời giá lạnh

0

Với một đất nước mang kiểu vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam thì thích nghi với khí hậu lạnh là một điều khó. So với miền Bắc, khí hậu ở các tỉnh miền Nam ấm áp hơn, ngược lại càng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, mãn tính,…hơn khi đối diện với thời tiết lạnh bất thường như mùa đông năm nay. Các nhóm đối tượng rất dễ nhiễm bệnh như: người già, trẻ em, phụ nữ mang thai lại cần càng thêm cẩn trọng. Để luôn khỏe trong thời tiết giá lạnh, mỗi chúng ta cần biết cách giữ ấm và phòng bệnh một cách hiệu quả.

Ăn no, mặc ấm

Tiết trời giá lạnh trong mùa đông khiến bạn có cảm giác nhanh đói hơn. Hãy bổ sung thực phẩm theo đòi hỏi của cơ thể. Đừng lo ngại việc này sẽ khiến bạn tăng cân, bởi vì nguồn dinh dưỡng này sẽ được cơ thể chuyển hóa thành calo, sau đó đốt cháy để giữ ấm cho cơ thể. Vì vậy ăn uống đầy đủ sẽ giúp cơ thể bạn đối phó với cái lạnh tốt hơn.

Bên cạnh đó, mặc ấm cũng là điều cần đặc biệt lưu ý. Mặc ấm bằng các chất vải dày, len dạ, mặc nhiều lớp, đi tất giúp cơ thể không bị mất nhiệt. Tay và chân là 2 bộ phận quan trọng của cơ thể. Giữ ấm tốt 2 bộ phận này sẽ khiến khí lạnh bất xâm, giữ ổn định thân nhiệt cơ thể.

Ngâm chân bằng nước nóng

Như đã nói tay và chân là bộ phận quan trọng của cơ thể, tập trung nhiều dây thần kinh, mạch máu, đồng thời cũng là nơi thải độc cơ thể hiệu quả vì vậy ngâm chân vào nước nóng mùa này là điều cực kì cần thiết. Giữa chân và các cơ quan trong cơ thể có mối quan hệ đối xứng, xoa bóp vào bất kỳ một khu phản xạ nào ở chân đều có thể kích thích tuần hoàn máu, cân bằng nội phân tiết, thúc đẩy công năng sức khỏe đối với một bộ phận tương ứng trên cơ thể. Ngâm chân nước nóng vẫn được biết đến như một phương pháp “lợi trong lợi ngoài”: nó giúp bạn phục hồi nguyên khí và làm ấm cơ thể vào mùa đông, giải trừ cảm giác say nắng vào mùa hè, giúp nhuận tràng vào mùa thu. Do vậy, không chỉ mùa đông này mà mọi mùa trong năm bạn đều nên ngâm chân đều đặn mỗi tối.

Tập thể dục

Nếu còn lo ngại về chế độ dinh dưỡng quá nhiều trong mùa đông sẽ dễ khiến bạn mắc các bệnh như: tăng cân, béo phì, tim mạch, cơ thể nặng nề,… thì tập thể dục là một lựa chọn hữu hiệu cho sức khỏe của bạn. Tập thể dục không chỉ giúp bạn có một sức khỏe tốt, có một vóc dáng như ý, mà còn giúp bạn cảm thấy ấm người hơn. Cơ thể sẽ tạo ra nhiệt khi bạn vận động, điều đó cũng giúp cơ thể ấm áp hơn. Tập thể dục đơn giản, dễ áp dụng nhất chính là đi bộ. Khi đi bộ vận động, bạn phải sải bước chân thật dài kết hợp đánh mạnh tay. Đừng coi nhẹ động tác đơn giản này, vì nó làm tăng lượng vận động lên gấp nhiều lần. Mỗi ngày 20 phút đi bộ sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt trong những ngày lạnh giá mà không sợ rét. Các nghiên cứu cũng chứng minh rằng đi bộ 1000 bước mỗi ngày tốt cho tim mạch của bạn.

Tập yoga cũng là cách giúp bạn giữ ấm cơ thể hiệu quả. Yoga có nhiều dạng bài tập khác nhau, có bài yoga mùa đông, dành riêng cho việc làm ấm người. Mỗi ngày dành một chút thời gian tập luyện bạn sẽ không còn lo chuyện run cầm cập nữa. Thời gian tập yoga phù hợp thường là sau khi ăn 2 tiếng. Trước khi tập phải khởi động kỹ các khớp xương và cổ. Tập xong nghỉ ngơi khoảng 30 phút có thể ăn uống.

Ngoài ra bạn còn có thể giữ ấm cơ thể bằng cách bổ sung các thực phẩm có lợi và giữ ấm cơ thể vào mùa đông như: tỏi, gừng, đậu đen, rau cải, khoai lang, các loại thịt đỏ,…Hi vọng những chia sẻ trên sẽ thực sự có ích và giúp cơ thể bạn ấm hơn trong mùa đông này.

Tuổi xế chiều: Dựa vào ai cũng không bằng dựa vào chính mình

0

Người xưa có câu “nuôi dạy con cái phòng chừng lúc về già”, nhưng thời đại đã thay đổi, chúng ta đừng quá phụ thuộc vào con cái, hãy dựa vào chính bản thân mình, tự quyết định cuộc sống của mình. Để làm được điều đó, nhất định bạn phải nhớ năm điều sau đây.

Điều đầu tiên: quản lý sức khoẻ của bản thân

Cơ thể khỏe mạnh quyết định chất lượng cuộc sống. Nếu bạn có được sức khỏe, thể chất nhanh nhẹn, bạn có thể tự túc mọi sinh hoạt và sở thích, không cần mướn người giúp việc, cũng không cần phụ thuộc vào sự giúp đỡ của con cái.

Vì vậy, để khỏe mạnh, thì trong cuộc sống hàng ngày, cần phải tăng cường tập thể dục. Ngoài ra cần vui vẻ lạc quan, cười nói nhiều hơn, tránh xa năng lượng tiêu cực, ít giận dỗi, không quản những việc vặt. Có vậy mới mong khỏe mạnh, sống lâu được.

Điều thứ hai: quản lý tiền của chính mình

Nếu bạn muốn sống thoải mái và độc lập, bạn phải quản lý được tiền của bạn và có một khoản tiết kiệm dành cho tuổi già. Tiền không nhất thiết phải nhiều, nhưng phải đủ để sử dụng.

Tiền phải nằm trong tay mình, đứng tên của mình thì mới chắc chắn. Khi về già, sống không cần quá tiết kiệm nữa, nhưng cái gì đáng tiêu thì tiêu, không đáng tiêu, thì đừng tiêu. Cũng đừng mạo hiểm đầu tư, và phải chú ý để không bị mắc lừa.

Điều thứ ba: quản lý cảm xúc của bạn

Mọi người khi già đi, thường dành tình cảm cho gia đình, như tình yêu với vợ/chồng, con cái, cháu chắt… Tuy nhiên sự thật là bạn không nên can thiệp vào gia đình con cái của mình, trừ khi họ cần bạn giúp đỡ, thì trong khả năng của mình, cái gì có thể giúp thì giúp.

Thay vào đó, bạn nên đối xử tốt với vợ/chồng hơn, bởi vì ngoài cha mẹ, đó sẽ là người luôn ở bên bạn những lúc thành công hay khó khăn, cùng bạn nắm tay đi hết con đường này.

Thông thường, thời gian rảnh rỗi, hãy quan tâm đến bạn bè nhiều hơn. Bạn bè thân thiết lâu không gặp, thì hãy gặp nhau nhiều hơn, tụ tập ăn uống nhiều hơn. Bạn bè chính là niềm vui trong cuộc sống bên cạnh gia đình của bạn.

Điều thứ 4: Quản lý tâm thái của bạn

Bạn muốn sống một tuổi già hạnh phúc, thì điều quan trọng nhất là quản lý tâm thái của bạn.

Sức khỏe, kinh tế là nền tảng, nhưng quan trọng hơn là chính tư tưởng của bạn. Vui vẻ, lạc quan sẽ vượt lên bệnh tật, tuổi già. Hãy xem nhẹ những thứ danh lợi hão huyền, hãy để tâm trí của bạn được nghỉ ngơi, tận hưởng ánh nắng mặt trời, tận hưởng cuộc sống hiện tại, đừng lúc nào cũng ủ rũ, rên rỉ, thở than. Cởi mở vui vẻ, cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn.

Điều thứ năm: Quản lý danh tiếng của bạn

Càng là người già, càng phải quý trọng danh tiếng của chính mình. Càng tuổi cao, thì càng phải tự yêu bản thân, sống càng tôn nghiêm hơn. Đừng tham tận hưởng, đừng tham lam danh tiếng. Chỉ cần lòng tự trọng, tự yêu mình, yêu cuộc sống, thì tuổi già sẽ được rực rỡ hơn.

Biết cách tránh xa những người xấu, những điều xấu. Đừng làm những điều khiến cho bản thân không được tôn trọng, tránh đưa mình vào những cuộc tranh luận vô bổ.

Dựa vào ai cũng không bằng dựa vào chính mình. Nếu chúng ta có thể quản lý tốt năm điều trên, thì hãy yên tâm, bạn đã sẵn sàng cho một cuộc sống an nhiên, vui vẻ lúc về già.

Chị em tuổi 40 và 8 điều luôn phải ghi nhớ

0

1. Bớt giận dữ

Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng nói: “Sự tức giận giống như một cơn bão tăng lên từ tận cùng ý thức. Khi cảm nhận được nó, hãy tập trung vào hơi thở của bạn. Hít thật sâu để lấy lại lý trí. Sau đó nhìn vào hoặc nghĩ đến người làm bạn giận dữ. Hãy suy nghĩ, có thể họ không vui hoặc đang đau khổ. Bạn cũng có thể thấy rằng mình không muốn như họ. Và bạn sẽ muốn nói hoặc làm điều gì đó tốt đẹp để giúp đỡ người khác bớt khó chịu. Điều này có nghĩa là năng lượng từ bi đã được sinh ra trong tim bạn. Và khi lòng từ bi xuất hiện, sự tức giận đã tiêu tan”.

Còn đối với người phương Tây, họ cho rằng: “Cứ mỗi phút giận dữ, bạn mất đi 60 giây của hạnh phúc”. Khi cơn giận bùng lên trong bạn, hãy cố gắng trấn tĩnh, suy nghĩ xem tình huống đang xảy ra nghiêm trọng đến mức nào, rồi hãy hành động để không hối tiếc sau này. Mỗi lần bạn hạ thấp được cảm giác hừng hực của ngọn lửa giận dữ, nghĩa là bạn đã chiến thắng được chính mình ở mức độ nào đó.

2. Học cách không quan tâm

Muốn hạnh phúc, bạn cần phải học cách không quan tâm những gì người khác nghĩ về mình mà thay vào đó là suy nghĩ của bạn về họ. Hãy tự do thoải mái làm những gì mình thích, giả ngây giả ngô với đời. Đây là cuộc sống của bạn, bạn phải tự lựa chọn, quyết định lấy nó.

Một khi đã quan tâm quá nhiều đến những gì người ta nói thì bạn đang sống cuộc sống của người ta chứ không phải của mình nữa rồi. Điều này đơn giản chỉ là nếu bạn thích cái áo quần nhiều túi mà nhiều người không thấy đẹp thì bạn cũng không cần bận tâm. Sự phán xét của người khác trong cuộc sống của bạn là vô ích, nhưng khả năng quan sát và cảm nhận của bạn về họ thì ngược lại.

3. Học cách tha thứ cho mình

Chúng ta đều có những lỗi lầm và rắc rối trong cuộc đời. Đó là chuyện hết sức bình thường vì vậy đừng tự trách mình quá đáng. Hãy chấp nhận rằng con người đôi khi phải mắc lỗi, đó là điều kiện để bản thân tốt hơn.

Hãy học cách tha thứ cho chính mình nhiều hơn. Nên nhớ, “không ai có thể quay ngược lại thời gian để bắt đầu lại từ đầu, nhưng bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu từ ngày hôm nay và tạo ra một kết thúc mới”.

4. Hãy chấp nhận những gì đang có

Khi bạn 40, bạn có một gia đình ổn định, nhưng có khi bất chợt nhìn xung quanh và bạn tự hỏi: “sao cô ta/ chị ta cũng bằng tuổi mình mà sang trọng thế, giàu có và hạnh phúc thế?”. Sự thật là con người thường có xu hướng băn khoăn và lo nghĩ về những gì mình không có chứ không phải những gì họ đã đạt được.

Thay vì dằn vặt vì những thứ mình không có, hãy thử liệt kê những mặt lợi của những gì ta có và mặt hại của những gì ta không có.

Hãy tập hài lòng với những gì mình đang có và đừng đứng núi này trông núi nọ. “Sống trong chăn mới biết chăn có rận”, bạn không thể biết người khác hạnh phúc hay bất hạnh, trừ khi trải nghiệm cuộc sống của chính họ.

5. Bước ra khỏi vòng an toàn của chính bạn

Hãy đẩy mình ra khỏi vùng an toàn của chính bạn. Ví như một số người muốn được thử cảm giác mạo hiểm khi lặn biển trong khi nhiều người khác lại muốn ăn món đặc biệt tại một nhà hàng họ ưa thích.

Hãy dũng cảm và nắm lấy thời khắc để làm những thứ mà bạn cho rằng mình không thể hoặc không dám thực hiện! Trước mắt, hãy đi mua sắm và thay đổi một phong cách hoàn toàn mới, tất nhiên đừng quá “lố” so với tuổi. Sự thử nghiệm trong thời trang luôn thú vị và làm cho mọi thứ trở nên mới mẻ, nó sẽ mang đến cho bạn sự tự tin bất cứ khi nào bạn phục trang theo đúng con người và tính cách của bạn.

6. Viết thư cho mình

Bước sang tuổi 40 có thể khiến bạn cảm thấy khó khăn. Vậy thì bạn nên làm cho nó trở nên dễ dàng hơn bằng cách ngồi xuống và viết cho mình một bức thư.

Hãy liệt kê tất cả mọi thứ bạn đã làm được từ trước đến nay, những thứ khiến bạn tự hào và những gì bạn yêu thích. Sau đó, hãy nói với chính mình lý do tại sao bước sang tuổi 40 sẽ là việc tốt nhất mà bạn từng làm.

7. Không ngừng khám phá

Hãy bỏ đi ý nghĩ, rằng một khi đã chạm cửa tứ tuần cũng đồng nghĩa với việc bạn chỉ suốt ngày ru rú trong nhà lo cơm nước. Thế giới này sở hữu vô số cảnh đẹp khó tưởng tượng nổi, miễn là bạn có cơ hội khám phá chúng.

Du lịch có thể tốn kém, nhưng nếu chịu khó để ý, bạn cũng có thể tìm thấy rất nhiều địa chỉ bỏ túi tuyệt vời ở gần nơi mình ở. Một cách đơn giản hơn, là hãy bước ra khỏi nhà ngay khi bạn có thể. Chỉ cần 5 phút trong ngày để hít thở khí trời và để cho ánh nắng mơn man trên mặt cũng đã đủ để sưởi ấm tâm trạng của bạn.

8. Giúp người khác có cảm giác dễ chịu

Những cuộc trò chuyện ngắn ngủi với người thu ngân ngoài cửa hàng hay bảo vệ công ty có ích nhiều hơn là bạn tưởng. Khi bạn mở lòng với người khác, cũng có nghĩa là bạn đang cho bản thân một cơ hội để giải tỏa nhiều vấn đề.

Hãy tập nói lời yêu thương với những n gười thân của bạn. Hãy cụ thể hóa tình thương của bạn. Hãy xóa bỏ mọi giận hờn, hiềm khích, mâu thuẫn… nếu những điều ấy đang hiện hữu và ngăn trở lòng yêu thương của bạn. Hãy khôi phục lại những tình yêu thương mà bạn đã dại dột đánh mất trước đây.

Mỗi ngày bạn hãy tạo cho mình một niềm vui, dù là rất nhỏ bé. Ví dụ như bạn thích đọc sách, bạn hãy tự “thưởng” cho mình một tiếng dạo quanh các phố bán sách để tha hồ chọn lựa những quyển sách yêu thích. Còn nếu bạn có một cô con gái xinh đẹp, vậy mỗi khi buồn bực vì quá nhiều việc ở công ty cũng như ở nhà khiến bạn bị stress, bạn hãy nghĩ đến những lúc con cười, con đùa hoặc những hình ảnh đáng yêu của con.

Chỉ nghĩ như vậy, nhất định bạn sẽ mỉm cười và nỗi buồn bực kia sẽ tan đi như có phép màu vậy.

St

Vô Thường triết lý của vũ trụ

0

Một ngày nào đó bạn thức dậy thấy cây trong vườn rụng hết lá, con mèo ngày ngày quấn quýt bên mình biến mất, soi trong gương thấy bạn gìa đi tóc điểm bạc, da nhăn nheo… Vậy thì đừng quá sốc và sợ hãi vì đấy là quy luật của vũ trụ, ai rồi cũng có lúc già, bệnh tật và mất đi.

Vô thường là triết lý của nhà Phật có thể hiểu đơn giản tức mọi vật đều thay đổi, không đứng yên cuộc sống và vạn vật xung quanh chúng ta từng giờ từng phút luôn biến đổi theo không gian và thời gian không có gì tồn tại vĩnh viễn. Chúng ta hãy lắng nghe Thái tử Tất đạt Đa nói với Công chúa Dà Du trước khi Ngài đi xuất gia:

“Chúng ta sẽ già yếu và xấu xa. Thời gian sẽ phủ lên đầu chúng ta những lớp tro bạc. Ôi! Mặt trong của nàng rồi sẽ mờ đục! Môi thắm của nàng rồi sẽ úa màu! Ta nghe trong ta, trong nàng và trong cả mọi người, mỗi ngày mỗi đổ vỡ, dưới sức tàn phá của cái búa thời gian, tất cả những gì quý giá của đời người… Chúng ta ôm giữ một cách tuyệt vọng, những bảo vật ở trong ta, như ôm giữ một cái bóng, như nắm bắt một làn hương!”.

Luân hồi của kiếp sống là Sinh – Lão – Bệnh – Tử, không ai có thể thoát ra ngoài tứ luân hồi này được. Lúc trẻ xinh đẹp, trẻ khỏe, rồi 20 năm hay 30, 40 năm sau đó ta sẽ già đi, da nhăn lại, mắt không còn nhìn rõ. Khuôn mặt tươi tắn, làn da căng mịn không còn nữa đến lúc đấy ta có buồn không, có tiếc nuối và đau khổ không?

Nếu nam nữ dành tình yêu, sự quan tâm, yêu thương đến với nhau chỉ vì sắc đẹp của  người khác phái thì đấy không còn là tình yêu chân chính nữa, tức vì vẻ đẹp, dung mạo bề ngoài mà đem lòng cảm mến đến khi chứng kiến từng ngày người mình yêu già đi, xấu dần họ sẽ chán nản, muốn đi tìm một người đẹp, trẻ, xinh xắn để yêu thương. Còn khi hiểu được cuộc sống vốn dĩ là biến đổi, không có gì tồn tại mãi mãi ai cũng sẽ gìa bệnh tật và chết đi. Điều gì xảy đến cũng không còn đau khổ nữa.

Đạo Phật nói đến hai triết lý “ vô thường “ và “ vô ngã “ hiểu được bản chất của cuộc đời là khổ, Đức Phật hướng con người đến việc chấp nhận cái đau khổ của Sinh – Lão – Bệnh – Tử, Oán tăng hội – Ái biệt ly, khi nghiệm được triết lý này con người sẽ đi đến trạng thái không còn đau khổ vì những việc thay đổi của cuộc đời. Nay được người này yêu thương chăm sóc, một ngày nào đó phải chia xa cũng không còn vấn vương chìm đắm trong nước mắt mà sẽ nhẹ nhàng buông bỏ.

Khi ta chấp thân mình, chăm chút bảo vệ cho thân hình, làm đẹp tô điểm cho khuôn mặt, tập thể dục cật lực để giảm béo, muốn trở nên xinh đẹp như hoa hậu…chấp thân này là của ta, ta yêu quý chăm chút không cho ai xâm hại, rồi chấp ưu điểm cái đẹp của bản thân mà kiêu mạn…Hãy tưởng tượng 30 năm nữa bạn sẽ như thế nào, gương mặt còn xinh như bây giờ không, eo con kiến nữa hay không? Vòng quay của thời gian sẽ làm mọi thứ thay đổi.

Thân này rồi cũng sẽ tàn chỉ có đạo lý là tồn tại mãi mãi, Đức Phật nói rằng khi con người chết đi thì chỉ các nhau ở cái nghiệp và cái Phước khi còn sống mà thôi, tiền bạc, tài sản, danh vọng không thể mang theo được, vậy ngay khi còn sống hãy làm phước, làm thật nhiều phước để tích lũy cho đời sau. Nghiệm triết lý vô thường của đạo Phật để sống cuộc đời thanh thản hơn, không chấp vật chất của ta, thân này của ta… một ngày nào đó mọi thứ sẽ biến đổi theo dòng luân hổi sinh tử của dòng đời.

Khủng hoảng tâm lý tuổi trung niên: nguyên nhân và cách khắc phục

0

Bước vào độ tuổi 35, cảm giác già nua, buồn chán có thể xâm chiếm tinh thần phụ nữ. Các chuyên gia tâm lý gọi đó là cơn “khủng hoảng tuổi trung niên” – điều không dễ chịu nhưng sẽ sớm bình ổn nếu tìm được cách nhìn nhận và đối diện với nó.

Những dấu hiệu báo cơn khủng hoảng đang đến gần có thể dễ nhận biết như: cảm giác buồn chán, giận dữ hay lo lắng; thờ ơ với “chuyện ấy”; mất ngủ; uể oải với công việc. Thậm chí ở một số phụ nữ còn xuất hiện cảm giác trống trải, vô nghĩa. Đặc biệt, khi có con cái tình trạng này càng trở nên tệ hại hơn khi sức lực họ bị vắt kiệt, dẫn đến việc họ không còn cảm thấy hạnh phúc trong cuộc sống.

Nguyên nhân do đâu?

Các nghiên cứu chứng minh rằng có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này đó là sa sút về mặt tinh thần và thay đổi về mặt thể chất.

Sa sút tinh thần: Các chuyên gia cho biết, ở độ tuổi trung niên, phụ nữ chịu sức ép cao về một chuỗi sự kiện liên tiếp, công việc riêng, chăm sóc con cái và mối lo “giữ chồng” (với nhóm phụ nữ 50 tuổi thì áp lực tuổi tác, cảm giác “thừa thãi” do con cái đã lớn cũng khiến họ bị stress). Một loạt vai trò phải đảm đương khiến chị em bị “quá tải”.

Thay đổi thể chất: Thừa cân – hệ lụy sau sinh nở bắt đầu xuất hiện với phụ nữ ở độ tuổi ngoài 35. Điều này kéo theo các rắc rối khác là suy giảm ham muốn tình dục và triệu chứng kiệt sức. Nó cũng tác động ngược lại tinh thần, khiến chị em chán nản nhiều hơn.

Hướng khắc phục

Người chồng sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng tuổi trung niên của vợ. Phụ nữ có xu hướng chán mình là cũng chán lây sang cả chồng. Theo thống kê, khoảng 30% các cặp vợ chồng ly hôn ở độ tuổi 40-60 do họ không thỏa mãn lẫn nhau. Ngoài ra lúc này, người vợ thường tập trung vào chăm sóc các bé mà lơ là chồng mình.

Như đã nói, khủng hoảng ở tuổi trung niên là điều không mấy dễ chịu nhưng vẫn có thể vượt qua được nếu biết đối diện và nhìn nhận đúng vấn đề. Lời khuyên cho các chị em là nên chủ động đối mặt với cơn khủng hoảng tâm lý của bản thân. Tính cách của bản thân không thể giống như 10 năm trước và người chồng cũng vậy. Trò chuyện với chồng vẫn là giải pháp tích cực nhất mà người vợ nên duy trì. Cho dù chồng bạn có bị shock thì anh ấy cũng sẽ hiểu được cảm giác của vợ (vì đàn ông cũng sẽ phải đối mặt với cơn khủng hoảng tuổi trung niên, tương tự phụ nữ).

Có thể ông chồng không còn thích đưa bạn ra ngoài ăn tối mà chỉ ưa “hoạt động” một mình, kèm theo vô vàn tật xấu khác, thì bản thân người phụ nữ cũng nên nhìn nhận vấn đề và tìm cách thích nghi với chồng mình.

Bên cạnh đó việc để bản thân mình tự do, buông bỏ bớt những gánh nặng từ chồng, con, gia đình cũng là cách giúp người phụ nữ vượt qua thời khủng hoảng tuổi trung niên. Tất nhiên, lúc này vai trò của người chồng, các con cũng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc khủng hoảng của người phụ nữ. Luôn yêu thương, cố gắng lắng nghe, thấu hiểu vợ, mẹ mình cũng là cách giữ gìn hạnh phúc gia đình.

Chữ lão và quy luật sinh, lão, bệnh, tử trong Phật pháp

0

Đời người và sinh, lão, bệnh, tử theo quan niệm Phật giáo

Theo Phật giáo, mỗi kiếp người đều phải trải qua chu kỳ tuần hoàn: sinh, lão, bệnh, tử. Tương ứng với nó là những cung bậc hỉ, nộ, ái, ố trong cuộc đời mỗi con người. Không ai nằm ngoài quy luật này, chính vì thế hãy trân trọng cuộc sống và cởi mở tấm lòng để thanh thản trọn một kiếp người.

Trong bốn giai đoạn sinh, lão, bệnh, tử nói trên, con người sợ hãi và lo lắng nhất là cái chết (tử). Tuy nhiên, giai đoạn này lại diễn ra vô cùng nhanh chóng, có thể chỉ trong một chớp mắt đã từ giã cõi đời. Trong khi đó, lão và bệnh lại thường kéo dài và có sự liên đới với nhau. Thông thường, tuổi già đến sẽ kèm theo nhiều bệnh tật. Khi không thể chống chọi với tuổi già, sức yếu và bệnh tật cũng là lúc ta nói lời tạm biệt với cuộc sống. Do vậy, lão mà được xúc tác bởi yếu tố bệnh sẽ dẫn đến tử nhanh nhất.

Nên hiểu chữ lão trong Phật giáo như thế nào?

Chiếu theo quy luật sinh, lão , bệnh tử nói trên, vạn vật trong đó bao gồm cả con người được sinh ra rồi lớn lên, trưởng thành, già cỗi và cuối cùng rời khỏi cuộc đời. Giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời mỗi người có lẽ chính là thời thanh xuân với bao ước mơ, hoài bão và khát khao cống hiến. Nếu quãng thời gian này, mỗi người không tranh thủ để học hỏi, tích lũy kiến thức và tạo nên những giá trị cuộc sống thì chẳng mấy chốc tuổi già sẽ ập đến. Đây chính là biểu hiện rõ nét nhất của chữ lão trong Phật giáo.

Có thể thấy rằng, chữ lão không đáng sợ như tử hay bệnh nhưng nó lại mang đi nhanh chóng thời kỳ sung sức nhất của con người về tinh thần và sức khỏe. Và kết quả là, mỗi người sẽ nhận lại những vết chân chim, nếp nhăn trên khuôn mặt; mái tóc bạc và sức khỏe ngày càng giảm sút đi… Không những thế, tuổi già khiến cho con người ta trở nên đắm đuối, hoài niệm và nuối tiếc về những thứ còn chưa làm được thời trai trẻ.

Hiểu tường tận chữ lão sẽ quyết định thái độ sống

Việc tìm hiểu tường tận về chữ lão nói riêng và quy luật sinh, lão, bệnh, tử trong Phật giáo nói chung có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định thái độ sống của mỗi người. Trước tiên, chúng ta phải luôn coi trọng sức khỏe, có ý thức rèn luyện sức khỏe để chống chọi với sức mạnh của thời gian và tuổi tác. Chúng ta không thể chống lại được chữ lão nhưng chúng ta có thể trong tâm thế thoải mái nhất đón chờ tuổi già đang đến.

Bên cạnh đó, hiểu biết về quy luật của tạo hóa qua sinh, lão,  bệnh, tử là động lực cho mỗi chúng ta luôn cố gắng tu tâm, tích đức để tâm hồn được nhẹ nhàng, thanh tịnh. Điều này sẽ giúp chúng ta giảm bớt những căng thẳng trong cuộc sống và cũng mang đến sự lạc quan, góp phần suy giảm bệnh tật. Và từ đó, chúng ta sẽ không còn lo lắng, sợ hãi khi nghĩ đến chữ tử.

Công dụng ít biết của bắp cải

0

Giúp hình thành các tế bào hồng cầu

Sắt là một thành phần giúp thúc đẩy quá trình hình thành của các tế bào hồng cầu, do đó tránh được các triệu chứng của bệnh thiếu máu. Tiêu thụ cải bắp kết hợp với nước cam hoặc nước bưởi có khả năng tối ưu hóa sự hấp thụ chất sắt từ bắp cải.

Ngăn ngừa ung thư

Bắp cải và các loại rau cùng họ có chứa một chất có thể chống lại tế bào ung thư trong cơ thể. Chúng là những chất kích thích các enzym để kiềm chế tốc độ tăng trưởng khối u.

Nghiên cứu ở Trung Quốc cũng chỉ ra rằng những phụ nữ tiêu thụ một số lượng nhất định các loại rau như bắp cải, bông cải xanh giảm nguy cơ của các triệu chứng ung thư vú.

Tốt cho tim mạch

Rau bắp cải có tác dụng gì khác nữa ? Hàm lượng kali trong bắp cải rất nhiều, tốt cho sức khỏe tim mạch và duy trì lưu thông máu khỏe mạnh đồng thời tránh tắc nghẽn các mạch máu đến tim. Kali cũng là một hợp chất tốt để làm giảm các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp.

Hàm lượng kali cao trong bắp cải là một trong những loại thực phẩm được khuyến cáo tốt cho bệnh tăng huyết áp.

Tăng cường miễn dịch

Không chỉ trái cây như cam, nho hoặc táo mới có nhiều vitamin C, trong bắp cải cũng có rất nhiều loại vitamin này, do đó công dụng của bắp cải còn là làm cho hệ thống miễn dịch phát triển mạnh hơn. Vitamin C cũng rất tốt cho chăm sóc sức khỏe làn da.

Giảm trọng lượng cơ thể

Bắp cải là một trong những loại rau tốp đầu được đề nghị cho những người muốn giảm cân một cách tự nhiên lành mạnh. Bắp cải có chứa rất nhiều thành phần hữu ích của vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng khác.

Bạn có thể ăn bắp cải với số lượng lớn vì nó có hàm lượng chất xơ đủ cao và ít calo, nó sẽ không làm tăng trọng lượng của bạn.

Giải độc cơ thể

Do có chứa hàm lượng vitamin C và lưu huỳnh cao, bắp cải có thể giúp loại bỏ độc tố (gốc tự do). Các gốc tự do là một trong những nguyên nhân chính của bệnh viêm khớp, bệnh ngoài da, bệnh thấp khớp và bệnh gút.

Tốt cho não

Bắp cải hoặc các loại rau họ cải là nguồn cung cấp rất nhiều vitamin K và anthocyanin có thể giúp cho sức khỏe tâm thần và sự tập trung của não bộ.

Các dưỡng chất này cũng có thể ngăn ngừa tổn thương thần kinh, giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer và chứng mất trí. Vì vậy, bắp cải rất có lợi cho sức khỏe não bộ của bạn.

Tốt cho mắt

Bắp cải là một nguồn giàu rau quả có chứa beta-carotene. Hầu hết mọi người, đặc biệt là những người có tuổi, thường xuyên ăn bắp cải cho họ khả năng ngăn chặn sự thoái hóa điểm vàng và có thể cải thiện sức khỏe mắt cũng như ngăn ngừa đục thủy tinh thể.

Chất beta carotene theo một số nghiên cứu có thể giảm ung thư tuyến tiền liệt.

Chống viêm

Bắp cải có chất chống viêm và là một nguồn chính glutamine. Glutamine là một chất chống viêm mạnh, vì vậy, ăn bắp cải có thể làm giảm tác dụng của các bệnh như viêm, kích ứng, dị ứng, đau khớp, sốt và các rối loạn về da.

 Sức khỏe xương cốt

Bắp cải chứa các khoáng chất như canxi, magiê và kali. Khoáng chất này được biết đến với khả năng duy trì sức khỏe của xương.

Đối phó với bệnh nhức đầu

Sử dụng lá bắp cải như một miếng gạc ấm có thể giúp giảm đau đầu. Hơn nữa, nghiền lá bắp cải và đặt nó trên trán cũng có thể giảm đau đầu. Đối với bệnh đau đầu mạn, uống nước ép bắp cải (25-50ml) có thể giúp xóa bỏ những cơn đau đầu.

Với những công dụng thần kì của cải bắp, bạn nhớ bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn uống của mình nhé. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn nên lựa chọn những loại cải bắp hữu cơ hoặc tự tay mình trồng.