Home Lời Hay Ý Đẹp Hơi thở có mùi sau khi ngủ dậy, làm sao để chấm...

Hơi thở có mùi sau khi ngủ dậy, làm sao để chấm dứt?

236
0

Không chải răng thường xuyên là nguyên do chính gây nên tình trạng hơi thở có mùi sau khi ngủ dậy hay thậm chí là cả trong cuộc sống hàng ngày. Vậy làm thế nào để chấm dứt điều này? Trong bài viết này Mùa gió heo may sẽ chia sẻ cùng bạn về nguyên nhân gây nên hơi thở nặng mùi cũng như cách điều trị chúng ngay tại nhà.

Tại sao hơi thở có mùi?

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng hơi thở nặng mùi hơn bạn nghĩ. Mùa gió heo may thống kê một số nguyên nhân chủ yếu gây tình trạng nặng mùi hơi thở thường gặp sau khi ngủ dậy:

– Khô miệng: Nước bọt rửa trôi vi khuẩn gây hôi miệng. Khi ngủ, chúng ta tiết ít nước bọt nên hơi thở buổi sáng dễ bốc mùi.

– Một số loại thực phẩm: Dù một số thực phẩm như hành, tỏi có lợi cho sức khỏe, chúng cũng là nguyên nhân gây ra hơi thở khó chịu vào buổi sáng.

– Tình trạng sức khỏe: Nhiều người bị trào ngược axit, gây trào ngược các chất trong dạ dày dẫn tới hôi miệng.

Làm thế nào để khắc phục tình trạng hơi thở nặng mùi sau khi ngủ dậy?

Để khắc phục tình trạng hôi miệng sau khi ngủ dậy, bạn cần phải xác định đúng nguyên nhân gây ra tình trạng. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà ta sẽ có cách khắc phục cụ thể như sau:

– Không mở miệng khi ngủ

Nhiều người trong chúng ta thở bằng miệng khi ngủ. Điều này khiến khoang miệng bị khô, vi khuẩn tích tụ lại, gây hôi miệng mạn tính.

– Thận trọng với cà phê

Nhiều người không thể thiếu một tách cà phê vào buổi sáng để có ngày làm việc tỉnh táo. Nhưng thức uống yêu thích của chúng ta có khả năng là nguyên nhân gây ra hơi thở khó chịu vào buổi sáng.

– Không quên cạo lưỡi, vệ sinh răng miệng

Giống như răng, lưỡi của bạn cũng có thể chứa vi khuẩn khiến hơi thở của bạn có mùi. Nếu bạn không chải lưỡi, vi khuẩn trong miệng sẽ sinh sôi, khiến bạn thức dậy với hơi thở hôi.

– Không hút thuốc và sử dụng các thành phần thuốc lá khác: Thuốc lá, thuốc phiện (tẩu thuốc) và hít khói thuốc khiến cho hơi thở của bạn có mùi hôi;

– Không uống rượu: Rượu có thể làm khô miệng. Uống quá nhiều bia và rượu mạnh có thể làm hơi thở của bạn có mùi hôi trong vòng 8–10 giờ sau khi bạn uống xong.

– Nhai kẹo cao su không đường: Nhai kẹo cao su 20 phút sau bữa ăn có thể giúp miệng bạn tiết ra nhiều nước bọt. Gum có trong chất xilitol có thể giúp làm giảm sâu răng, nhưng nó cũng giúp bạn được làm mát và mang đến cho bạn hơi thở thơm mát.

– Ăn thực phẩm giàu chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ giúp bạn ngăn ngừa hôi miệng. Bạn nên tránh thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế như bánh quy, bánh ngọt, kẹo và kem.

– Làm sạch miệng sau khi ăn thịt, cá hoặc các sản phẩm từ sữa: Thực hành vệ sinh răng miệng nhất quán và triệt để là một phương pháp phòng ngừa hôi miệng hiệu quả.

– Thở qua mũi thay vì miệng: Bạn nên cố gắng giải quyết thói quen ngáy ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ vì nó có thể ảnh hưởng đến hơi thở của bạn và gây khô miệng.

Tổng hợp

Previous articleTự tình tháng 6
Next articleNgười thành công biết CHỊU ĐỰNG, người nghèo giỏi CHẠY TRỐN