Dầu tràm giúp giữ ấm cơ thể
Dầu tràm có tính ấm, do đó có thể dùng dầu tràm để giữ ấm khi trời trở lạnh. Thoa vào gan bàn tay và bàn chân. Cũng có thể pha vài giọt dầu tràm vào nước ấm để tắm.
Dầu tràm phòng cảm cúm hữu hiệu
Cơ thể người già, trẻ nhỏ, mẹ bầu, mẹ sau sinh thường rất nhạy cảm, sức đề kháng đang yếu sẽ dễ bị mắc bệnh cảm. Trước khi đi ra ngoài, nhất là vào những ngày gió lạnh, nên thoa một ít dầu tràm lên lòng bàn tay, bàn chân, cổ và vùng thái dương, có tác dụng phòng cảm cúm rất tốt.
Tắm bằng nước có pha dầu tràm cũng rất tốt cho cơ thể.
Khi bị cảm, có thể xông với dầu tràm để chữa trị cảm, sổ mũi, ngạt mũi. Lấy một thau nước nóng, nhỏ vào vài giọt tinh dầu tràm, trùm khăn xông đến khi đổ mồ hôi.
Dầu tràm giúp làm giảm đau mỏi cơ bắp
Pha loãng dầu tràm, xoa bóp trực tiếp lên vùng cơ bắp bị đâu sẽ có hiệu quả ngay tức thì. Thêm vài giọt dầu tràm vào bồn tắm và ngâm mình trong đó cũng giúp cơ bắp đỡ đau mỏi, giúp cơ thể được thư giãn và ngủ ngon hơn.
Ngoài ra, dầu tràm còn làm giảm các cơn đau ở khớp tay, chân, giảm sự cứng khớp. Trong dầu tràm có hoạt chất giúp giảm đau và kháng viêm, nên cũng có hiệu quả trong việc điều trị đau ống cổ tay, bỏng và bong gân nhẹ. Lưu ý, không nên dùng quá nhiều để tránh bị kích ứng da.
Dầu tràm có tác dụng trị nấm trên da
Pha hai giọt dầu tràm vào nước tắm, tắm bằng nước này hằng ngày sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nhiễm nấm hay vi khuẩn trên da. Nếu bị nấm bàn chân, hãy thoa dầu tràm vào những vùng bị nấm để vi khuẩn không lan ra những chỗ xung quanh.
Giảm đau ngứa khi bị côn trùng cắn
Thoa một ít dầu tràm lên vết cắn. Chú ý, không được thoa quá nhiều.
Trị nhiễm trùng tai
Nhỏ 2, 3 giọt tinh dầu tràm vào ½ chén nước, nhỏ hỗn hợp này vào tai và giữ nguyên trong 1 phút. Nghiêng đầu cho nước chảy ra, để khô. Lặp lại nhiều lần trong ngày, thoa thêm dầu tràm lên bề mặt ngoài của tai. Vài ngày sau sẽ có hiệu quả.
Trị gàu, làm đẹp tóc
Trong thành phần của tinh dầu tràm có các hoạt chất giúp giữ độ ẩm, ngăn ngừa vi khuẩn, nấm tấn công da đầu. Chỉ cần xoa dầu tràm vào da đầu, để qua đêm sẽ giải quyết các rắc rối do gàu mang lại. Nếu không sử dụng dầu gội có tinh dầu tràm sẵn, bạn có thể thêm 1,2 giọt tinh dầu tràm vào dầu gội bạn đang sử dụng, cũng có tác dụng phục hồi tóc khô và hư tổn.
Dầu tràm trị mụn và giảm nhờn trên da mặt rất hiệu quả
Dùng dầu tràm thoa trực tiếp lên đầu mụn, mỗi ngày 2 lần, trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy. Các vết mụn sẽ dần xẹp và biến mất. Bạn cũng có thể nhỏ 3, 4 giọt dầu tràm vào sữa rửa mặt và dùng hàng ngày.
Dầu tràm có tác dụng dưỡng da, giúp tái sinh tế bào, giảm sẹo, mau lành vết thương. Bạn cũng có thể nhỏ 10 giọt dầu tràm vào kem dưỡng toàn thân hoặc kem giữu ẩm và sử dụng trước khi đi ngủ.
Dầu tràm còn có khả năng giúp da mặt giảm nhờn, se da, thu nhỏ lỗ chân lông. Chỉ cần dùng bông thấm dầu tràm và thoa đều lên da, làm thường xuyên sẽ nhanh có hiệu quả.
Chống hôi miệng, viêm lợi
Nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước ấm, súc miệng 2 -3 lần một ngày, không được uống. Đánh răng bằng kem đánh răng có nhỏ dầu tràm cũng đem lại hiệu quả giảm hôi miệng, viêm lợi tương tự.
Ngoài ra, dầu tràm còn giúp giảm đau răng tạm thời. Nhỏ trực tiếp dầu tràm vào hốc răng bị đau, hoặc nhỏ lên ngón tay và dùng ngón tay chà lên răng, xung quanh nướu. Lưu ý không được nuốt dầu tràm.
Dầu tràm là loại dược liệu không hiếm, do đó, Đông y khuyến khích mỗi gia đình nên có sẵn một vài lọ để khi cần thiết có thể dùng ngay. Hơn nữa dầu tràm có nhiều tác dụng như vậy, rất thích hợp để dùng mỗi ngày.